Bồi dưỡng Tập làm văn 8 qua những bài văn hay
VĂN TỰ SỰ
A . KHÁI QUÁT
Những vấn đề khái quát về văn tự sự, chúng tôi đã trình bày trong cuốn Bồi
dưỡng Tập làm văn lớp 6 qua những bài văn hay. Trong chương trình Tập làm văn
tự sự lớp 8, học sinh đi sâu rèn luyện kĩ năng kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm.
Để các em nắm vững những kiến thức này, chúng tôi trích lại phần sau:
1. Trong văn bản tự sự, rất ít khi người kể chỉ đơn thuần kể về các sự việc,
con người mà trong quá trình kể thường đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Các
yếu tố này giúp cho việc kể chuyện được sinh động hơn, giúp chó việc thể hiện
nhân vật đựợc sâu sắc, ấn tượng hơn.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng Tập làm văn 8 qua những bài văn hay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bồi dưỡng Tập làm văn 8 qua những bài văn hay
Bồi dưỡng Tập làm văn 8 qua những bài văn hay LỜI NÓI ĐẦU Trong việc học Ngữ văn, đọc tác phẩm là điều quan trọng nếu muôn bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết văn chương và cũng qua tác phẩm mà học cách cảm, cách viết. Học sinh Trung học cơ sỏ (THCS) đang tập làm văn nên, bên cạnh việc đọc tác phẩm, các em cũng có thể làm quen với cách viết văn qua việc đọc các mẫu văn. Những bài văn. có kết quả cao của các bạn cùng trường, cùng trang lứa với các em cũng có thể coi là một loại mẫu văn như vậy. Đọc các bài viết của bạn bè, các em tìm thấy ở đó những cách giải quyết khác nhau với một đề bài; cách bố cục bài viết và cách diễn đạt phù hợp với lứa tuổi của mình. Hiểu rỗ điều đó nên chúng tôi đã biên soạn bộ sách “Bồi dưỡng Tập làm văn qua những bài văn hay". Bộ sách gồm bốn cuốn cho các lởp 6, 7, 8, 9 với nội dung bám sát chương trình của sách giáo khoa và có nâng cạo về kĩ năng cũng như mở rộng về nội dung. Chúng tôi cũng chú ý dạng đề mở để tạo điều kiện giúp các em có hứng thú với việc làm văn. Mỗi cuốn có nhiều phần, mỗi phần ứng với một nội dung phân môn Tập làm văn của sách giáo khoa. Điểm đặc biệt của bộ sách là vừa hướng dẫn kĩ năng làm bài vừa giới thiệu một số bài làm cùng đề bài và dàn bài của mỗi dạng bài. Cuốn “Bồi dưỡng Tập làm vân lớp 8 qua những bài văn hay” cố những nội dung sau: -Phần thứ nhất: Văn tự sự Phẩn này, chúng tôi giới thiệu một số đề bài, dàn ỷ và bài làm của học sinh ở các dạng bải cụ thể. - Phần thứ hai: Văn thúyết minh Thuyết minh là kiểu bài mới đối với học sinh lớp 8. Nội dung phẩn này cũng có khái quát phương pháp thuyết minh, các dạng hài: thuyết minh về loài cây, về cảnh đẹp, thuyết minh về tác phẩm văn học, giới thiệu vê' con người và các dạng bài thuyết minh khác,... Mỗi dạng bài có giới thiệu một số đề bài, dàn bài và những bại vãn của học sinh. -Phần thứ ba: Văn nghị luận Chúng tôi giới thiệu với các em những điểm khái quát, cơ bản nhất về văn nghị luận và phương pháp lầm văn nghị luận. Chúng tôi cũng giới thiệu với các em một số đê' bài, dàn bài và bài làm cụ thể để giúp các em hình dung được một cách rõ ràng nhất cách làm bài văn nghị luận. Trong cuốn sách này, chúng tôi giời thiệu 57 bài văn của học sình. Với nội dung khá phong phú, đa dạng như vậy, chúng tôi mong rằng cuốn sách sẽ có ích đối với các em học sinh. Chúng tôi cũng muốn nhắc các em rằng: những bài vãn, dù là mẫu, cũng chỉ nên dùng để tham khảo, không nên phụ thuộc vào các mẫu văn đó. Những kinh nghiệm rút ra dược khi đọc các bài tham khảo kết hợp với sự sáng tạo sẽ giúp các em làm được những bài văn hay, dộc đáo. Chúc các em đạt được kết quả tốt ở môn Ngữ, văn. Chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh đã giúp chúng tôi hoàn thành bộ sách này. NHÓM BIÊN SOẠN VĂN TỰ SỰ A . KHÁI QUÁT Những vấn đề khái quát về văn tự sự, chúng tôi đã trình bày trong cuốn Bồi dưỡng Tập làm văn lớp 6 qua những bài văn hay. Trong chương trình Tập làm văn tự sự lớp 8, học sinh đi sâu rèn luyện kĩ năng kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm. Để các em nắm vững những kiến thức này, chúng tôi trích lại phần sau: 1. Trong văn bản tự sự, rất ít khi người kể chỉ đơn thuần kể về các sự việc, con người mà trong quá trình kể thường đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Các yếu tố này giúp cho việc kể chuyện được sinh động hơn, giúp chó việc thể hiện nhân vật đựợc sâu sắc, ấn tượng hơn. Đọc đoạn văn sau: “Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sịia nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng...”. ' (Nguyên Hồng - Những ngày thơ ấù) Trong đoạn trích trên, các yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng rất nhiều; tả gương mặt của người mẹ\ đôi mắt, nước da, gò má, khuôn miệng, tả cáigiây phút nhân vật "tôi” được ngồi bên cạnh mẹ...-, thể hiện cảm giác của nhân vật “tôi” (biểu cảm): ấm áp, mơn man, êm dịu vô cùng. Tất cả đã góp phần làrh hổi bật lèn tình cảm gắn bó mẹ con thắm thiết, cảm động. 2. Trong văn bản tự sự, việc miêu tả cụ thể, chi tiết cảnh vật (không gian, thời gian, cảnh trí thiên nhiên,...), nhân vật (khuôn mặt, hình dáng, cách ăn mặc, đi đứng, nói năng..., nhất là miêu tẳ nội tâm nhân vật) và sự việc không chỉ có tác dụng làm cho càu chuyện trở nên hấp dẫn mà còn góp phần không nhỏ vào việc làm rõ ý nghĩa của các sự việc, thể hiện quan điểm, thái độ của nguời kể chuyện. Đọc đoạn văn sau: ‘‘Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hòa bằng lãng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa.cuối cùng cỏn sót lại trở nên đậm sắc hơn. ừ cũng chả phải, Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ, chính vì thời tiết đã thay đổi, đã sắp lập thu rồi, cái nóng hầm hập ở trong phòng cùng với thứ ánh sáng loa loâ vừa nhìn đã thấy chói cả mắt ở ngoài bờ sông Hồng không biết đã rút di đâu từ bao giờ. Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tỉa nẳng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cậ một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen lẫn với màu xanh non — những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hổng ngay trước cửa sổ nhà mình..:”. (Nguyễn Minh Châu, Bến quê, trong sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 100) Trong đoạn trích trên, yếu tố miêu tả cảnh vật', cảnh cuối thu với những bồng hOịi bằng lăng, ánh sáng loalọá, con sông Hồng và cái bãi bổi bên kia sông,... xen lẫn với miêu tả tâm trạng nhân vật, nhất là những cảm nhận của nhân vật về cảnh vật xung quanh: hoa như đậm sắc hơn, sông như rộng thêm ra, trời cũng như cao hơn, cái bãi bồi ở bên kia sông Hồng đang phô ra những sắc màu thân thuộc quá ; những so sánh, đối chiếu để nhận ra cái chân trời gần gũi mà lại xa lắc; tất cẫ đã góp phần không nhỏ làm nổi rõ ý nghĩa của câu chuyện. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 9. TO 11 12 13 14 15 B. MỘT SỐ ĐỂ BÀI Con đường kể chuyện. Một cây cổ thụ trên đường phố kể chuyện. Một con cá kể chuyện: Trong ngày mưá, đường phố bị ngập, nó từ hổ nước lạc lên phố. Thay lời nhân vật Giôn-xi kể lại chuyện về “chiếc lá cuối cùng”. Kể câu tíhuyện về con vật nuôi mà em yêu quý. Kể một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy (cô) giáo buồn phiền. Tưởng tượng mình được chứng kiến cảnh lão Hạc kể cho ông giáo nghe chuyện bán con chó Vàng. Hãy ghi lại câu chuyện đó. Tuổi thơ của tôi là... Một cuộc chia tay cảm động với người thân. Kể câu chuyện em trót làm mẹ buồn. , Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của em. Người thầy (người thân, người bạn,...) ấy sống mãi trong lòng tôi. Tôi thấy mình đã khôn lớn. Câu chuyện về tình mẹ con. Kể câu chuyện có ý nghĩa “ Có chí thì nên”. c. MỘT SỐ DÀN BÀI Đế 1: Người thầy (người thân, ngưởi bạn,...) ấy sống mãi trong tòng tôi. Mục đích, yêu cầu: - Đề bài không giới hạn nội dung cụ thể nên các em cần xác định rõ mục đích và nội dung kể. -Ý nghĩa của từ “sống mãi” là chỉ tình cảm sâu sắc mà “người ấy” để lại cho mình chứ không nhằm nói đến khoảng cách sống - chết hoặc xa - gần. Vói đề bài trên, em có thể trực tiếp đứng vai kể và kể về “người ấy”. Cần tạo được một câu chuyện với diễn biến hợp lí, chặt chẽ. Có thể kể theo mạch hồi tưởng. Dàn bài: Mở bài: Giới thiệu nhân vật. (Hoàn cảnh gợi nhớ nếu nhân vật và người kể xa cách). . - Tình cảm nhân vật để lại cho người kể. Thân bài: Kể câu chuyên thứ nhất về nhân vật. (Nếu dự định kể lại nhiều điều về nhân vật). Câu chuyện thứ hai... Mối quan hệ giữa người kể và nhân vật hiện nay, Những suy nghĩ về “người ấy”. Kết bài: Những ấn tượng không phai mờ về “người ấy”. Suy nghĩ về cuộc đời và con người... Đệ 2: Thay lởi nhân vật Gíôn-xi kể lại chuyện về “chiếc lá cuối cung”. Mục đích, yêu cầu: Đề bài yêu cầu đóng vai nhân vật trong tác phẩm để kể lại chuyện. Vì vậy, người kể cần nắm vững cốt truyện và mục đích kể để xác định chi tiết kể trực tiếp, chi tiết kể gián tiếp và mục đích cần làm rõ ờ mỗi chi tiết, sự việc. Đóng vai nhân vật kể không có nghĩa là chỉ thay đổi cách xưng hô mà cần miêu tả tâm trạng, diễn biến,... để làm rõ ý nghĩa của truyện. Dàn bài: Mở bài: Giôn-xi tự giới thiệu về mình và xiu. * - Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, suy nghĩ về “chiếc lá cuối cùng” và sự chăm sóc của Xiu. Thân bài: Tâm trạng Giôn-xi vào sáng đầu tiên kéo rèm và thấy chiếc lá không rụng. Tâm trạng Giôn-xi sáng hôm sau đó khi thấy “chiếc lá cuối cùng” vẫn không rụng. Những suy nghĩ và chuyển biến của Giôn-xi sau khi nhận ra quyết định của mình là sai. Tâm trạng Giôn-xi khi biết chuyện cụ Bơ-men vẽ “chiếc lá cuối cùng” đó. Kết bài: Những suy nghĩ của Giôn-xi về tình cảm của cụ Bơ-men và Xiu... Đế 3: Một cây cổ thụ trên đưởngphốkểchuyện. Mục đích, yêu cầu: — Câu chuyện tưởng tượng mà nhân vật kể là cái cây. Đừng nhầm với thuyết minh vì nhân vật cây này kể không chỉ về cuộc đời mình mà còn kể về cuộc sống và xã hội nhằm ngợi ca, chê trách hoặc mong ước,... Khi dùng nhân hoá cần chú ý sự hợp lí và tự nhiên. Dàn bài: Mở bài: Cuộc gặp giữa người và cây. Cây tự giới thiệu về tên, vị trí, tuổi tác. Thân bài: Cây kể về cuộc đời mình. Cây kể một vài câu chuyện, sự việc được chứng kiến. Chuyện liên quan đến lịch sử. Chuyện đời thường... (Cây suy nghĩ, nhận xét nhằm làm rõ ý nghĩa cuộc dời ớ nơi nó sống). Kết bài: Ước mong của cây về con người. Ước mong của cây về chính nó. D. MỘT SÓ BẦI LÀM CỦA HỌC SINH Đề 1 : Kể về một kỉ niệm đáng nhó đối với một con vật nuôi mà em yêu thích. Bài làm 1 Sáng hôm nay, tôi và mấy cô bạn thân rủ nhau ra công viên chơi. Các bạn đều là những cô bé nhát gan nên khi thấy có một chú chó chạy qua, cả lũ vội co rúm mình lại, nhảy chồm lẽn ghế đá. Còn riêng tôi, tôi chẳng hề thấy sợ. Tôi nhìn theo chú, chợt nhớ đến Bob, chú chó béc giê của tôi. Tôi còn nhớ, hai năm về trước, khi gia đình tôi mới chuyển nhà lên thành phố, bà nội tặng cho gia đình tôi một chú béc giê nhỏ xíu, khoảng một tháng tuổi. Bố tôi rất yêu động vật, đặc biệt là chó, bố bảo đó là cơn vật rất gần gũi với con người, vừa thông minh lại vừa trung thành. Còn tôi, tôi không thích động vật, thậm chí còn sợ nữa, nhất là chó, chỉ cần nghe nó sủa là tôi đã đủ bực mình. Chính vì cái tính ấy mà tôi thấy chẳng hứng thú gì với con béc giê bà tặng. Nhưng cũng phải khách quan công nhận con chó đẹp và rất dễ thương. Mắt nó to đen có viền vàng xung quanh, tai nhọn hoắt, lông vàng đen, rất mượt..'. Vào hôm sinh nhật tôi, mẹ tặng tôi một chiếc vòng cổ có hình mật trâng và những ngôi sao lóng lánh. Mẹ bảo tôi là ngôi sao, mẹ là vầng trãng che chở cho ngôi sao. Món quà của mẹ thật có ý nghĩa. Mẹ rất yêu tôi, đang đi công tác mẹ đã cố gắng về kịp để trao quà cho tôi. Thế mà, trong lúc tôi bất cẩn, thằng em nghịch ngợm đã vứt chiếc vòng vào đâu đó, tìm mãi không thấy. Tôi vừa tiếc vừa hoảng sợ. Sẽ phải nói với mẹ thế nào? Tôi không muốn phụ lòng yêu của mẹ. Trong lúc tội đang rối bời bời thì con béc giê từ đâu chạy tới, trên mồm nó ngậm chiếc vòng của tôi. Mừng quá, tôi chạy đến giật lấy chiếc vòng rồi chạy đi. Chợt tôi khựng lại khi nghe tiếng sủa của nó. Tôi quay lại, xoa đầu nổ, cuống quýt cảm ơn. Nó dụi dụi đầu vào tay tôi. Từ đó, tôi và chủ béc giê trở thành đôi bạn thân. Tôi đặt tên nó là "Bob", nhiều lúc còn âu yếm gọi nó là "Bobby". Thấm thoắt ba năm trôi qua. Giờ Bobby đã trưởng thằnh. Nó có tư thế của một chú chó dũng cảm, mạnh mẽ. Bob khoác lên mình bộ lông vàng lửa pha đen, đôi mắt đen và sâu hình hạt hạnh nhân, luôn ánh lên vẻ tinh nhanh linh hoạt. Nó có một chiếc đuôi thõng xuống, hơi cong. Đôi tai Bob dựng đứng và hơi nhô ra phía trước. Nó có một bàn chân tròn, to, đầy vẻ mạnh mẽ. Mấy bác hàng xóm sang chơi, biết là "người nhà", Bob không bao giờ sủa mà chỉ vẫy vẫy cái đuôi tỏ ý vui mừng. Ai vào nhà tôi cũng khen Bob đẹp, thông minh, nhanh nhẹn,.. . Ai cũng ước ao nhà mình có một con chó như Bob. Bob không chỉ là một người lính dũng cảmcủa gia đình mà còn là bạn thân, vệ sĩ dũng mãnh của tôi. Thỉnh thoảng rảnh, tôi đưa Bob đi dạo. Có Bob đi cùng, tôi chẳng sợ gì cả. Rồi một hôm, khi tôi và Bob đang dạo trong công viên, tôi chợt nhìn thấy một con chó mực rất dữ tợn, lông đen như cột nhà chăy với hai đốm vàng trên mắt như hai đốm lửa. Không chỉ thế, quanh mép con mực sùi ra đầy nước bọt. Tôi nghĩ chắc chắn con chó này bị dại. Tôi vội thúc Bob né sang đường, đi nhanh để về nhà. Vừa lúc đó, con mực lao đến, định cắn tôi. Tôi sợ quá, haị chân cứng đờ, mắt nhắm tịt lại. Khi đã hoàn hồn, mở mắt ra tôi thấy Bob và con chó hoang đang đánh nhau. Thì ra, khi con chó dại chưa kịp cắn tôi thì Bob đã lao lên, cắn vào nó để cứu tôi. Hai con chó giằng co, đu đẩy nhau, lộn qua lộn lại, cuối cùng, trước sự dũng mãnh của Bob, con chó hoang vừa rên ư ử vừa bỏ chạy. Hôm sau đi học, tôi rất vui vì được điểm 10 môn Ngữ văn. Tôi chạy tung tãng về nhà, muốn khoe ngay với bố mẹ, với Bob. Nhưng, bước vào cửa, tôi chẳng thấy Bob đón tôi như mọi khi, hoá ra, Bob đang nằm trong cũi. Bác sĩ thú y nói Bob bị dại, phải cách li. Tôi bần thần cả người. Tôi nhớ, vì cứu tôi mà Bọb đã bị lây bệnh dại từ con chó hoang. Liệụ Bob có trách tôi không? Tôi nhìn Bob trong con dại mà không cầm được nước mắt. Tôi thưong Bob quá nhưng không làm gì được. Bob ơi, tôi không còn được gặp Bob nữa rồi. Bob và tôi giờ đã ở hai thế giới khác nhau. Tôi nhớ Bob quá. Bob đã làm tròn nghĩa vụ của một người bạn mà tôi thì không. Bob ơi, mày có thể quay lại chơi với tao khổng? Trần Huyền Trang (Trường THCS Nguyễn Iỉuy Tưởng '1) Bài làm 2 "Gâu!... gâu...". Ôi! Cái tiếng kêu quen thuộc mà Đôn - chú chó thân yêu của tôi - chào đón cậu chủ nhỏ đi học về. Đôn là quà sinh nhật lần thứ mười của tôi do ông nội tặng. Đôn là giống chó béc gỉê, một giống chó lớn, chuyên được huấn luyện làm chó nghiệp vụ bắt cướp. Có lẽ, vì là chó đã qua thao luyện nên cu cậu khôn lắm. Thấy chủ về thì mừng quýnh lên, sủa vang, quấn quýt bên chân chủ như muốn được âu yếm vuốt ve. Càng lớn, thân hình Đôn càng vạm vỡ cân đối. Ngực nở, bụng thon, bốn chân to chắc nịch. Đôi mắt cu cậu đen láy, sáng, tỏ ra rất tinh nhanh. Cái mũi ướt của Đôn đánh hơi tài lắm. Không ít lần bố tôi và Đôn đã đập tan nhiều băng đảng Các bài làm được tuyển chọn trong sách này là của những học sinh ở Hà Nội. chuột tinh quái chỉ chực mò vào bếp ăn vụng. Đôi tai của Đôn nhọn, dựng đứng, thính lắm. Chỉ một tiếng động nhẹ như làn gió thoảng qua là cu cậu đã đứng phắt dậy, dỏng tai lên nghe ngóng. Mới thế mà Đôn đã sống với gia đình tôi gần bốn năm. Đã từ lâu, mọỉ người coi cậu như một thành viên trong gia đình. Nhất là với tôi, Đôn như một cậu em trai. Lúc nằo tôi đi học thì Đôn ở nhà nhưng khi riào tôi ở nhà là Đôn cứ quấn lấy tôi, cả hai như hình với bóng vậy. ' . « Đôn trông to khỏe như lực sĩ. Mà cậu thích đùa lắm nhá. Ngày nào man mát là cu cậu làm đỏm, diễn trò vui để vòi tôi cho cậu ra bãi cỏ sau nhà chơi. Có lầri, Đôn vật đổ tôi trong trò chơi vật nhau. Thế là từ đó, gia đình tôi thường âu yếm gọi cậu là Lí Đức. Món khoái khẩu nhất của Đôn là xương ống. Chỉ có dịp đặc biệt hay lúc Đôn bắt được chuột thì mới được ăn thôi còn bình thường, nhà có gì ăn nấy, thế mà cu cậu cũng chẳng bao giờ phàn nàn, kêu ca. Tuy còn ham chơi nhưng đến tối cu cậu như một người bảo vệ cho căn nhà. Đêm nào dậy uống nước, tỗị cũng thấy Đôn nằm trước thềm nhà, đôi tai vểnh lên để nghe ngóng, mắt nhìn chằm chằm ra cửa. Hôm nào chơi mệt, Đôn thường gác mõm lên hai chân, đôi mắt lim diih, mơ màng, ấy thế mà chẳng một tiếng động nào thoát được đôi tai của Đôn. Nhờ có Đồn mà gia đình tôi yên tâm, say giấc ngủ. Có lần, Đôn đã cứu gia đình tôi thoát khỏi một vụ trộm. Có lẽ kỉ niệm ấy đã khắc sâu vào trái tim tôi khiến tội không thể nào quên được. Hôm ấy là một ngày lạnh lẽo, âm u, Đôn bị ốm nên rất mệt. Ôi, thương Đôn quá. Mặc dù ốm nhưng Đôn vẫn quyết tâm nằm trên thềm để trông nhà. Đột nhiên, Đôn sủa ầm lên, vì hiếm khi Đôn làm ồn vào nửa đêm nên bố tôi có linh cảm xấu. Bố tôi chạy ra thì thấy tên trộm đã cắt được khoá, đang vào nhà. Bố xô ngã hắn rồỉ nhanh tay tháo xích thả Đồn ra. Tôi luống cuống đưa cho bố cái chày, còn mẹ thì cuống quýt gọi điện thoại. Đôn lao vào, dùng hết sức bình sinh nhảy chồm lên tên trộm, cắn vào tay hắn khiến máu chảy be bét xuống nền nhà. Bố cầm chày nện thật mạnh vào chân làm hắn khuy tại chỗ. Đúng lúc ấy công an ập vào. Thì ra chính hắn là tên trộm đã tung hoành bao lâu nay mà chưa bắt được. Các chú công an khen Đôn giỏi, lại còn tặng cho cu cậu huân chương danh dự dành cho chó nghiệp vụ. Đôn vui lắm. Có lẽ vì thế mà bệnh của cậu cũng khỏi sớm. Hôm sau, tôi thưởng cho CU câu một khúc xương to. Vừa cho Đôn ăn mẹ vừa âu yếm khen: - Đôn giỏi lắm! Đôn giỏi lắm! Không có chú mày thì chắc nhà cửa bị trộm khuân đi hết rồi. Con ngoan lắm, giỏi lắm! Chứng kiến Đôn bị ốm mà vẫn gắng sức xông vào bắt trộm, tôi khâm phục quá. Tình cảm của gia đình tội đối với Đôn ngày càng gắn bó, thân thiết. Đôn ơi! Cậu sẽ mãi mãi trong trái tim tôi, trong trái tim của mỗi thành viên trong gia đinh này. Vũ Đình Hoàng (Trường THCS Lê Quý Đôn) Để 2: Hãy kể lại một sự việc đà để tại trong em ấn tượng sâu sắc nhất. Bài làm Trong tâm trí mỗi học sinh, thầy cô giáo bao giờ cũng là những người tốt đẹp, giỏi giang, đáng kính nhất. Nhưng thực tế, bên cạnh những người thầy đáng kính còn có những người thầy chưa được tốt. Cô giáo dạy tôi hồi lớp 4, lớp 5 không phải là xấu nhưng cũng đủ để tôi bị dằn vặt một thời gian. Tôi vẫn nhớ như in ngày ấy, ngày mà cô đến lớp 3B đón chúng tôi vào lớp 4B do cô làm chủ nhiệm. Ấn tượng đầu tiên của tôi: cô không phải là một phụ nữ xinh đẹp. Dáng người cô nhỏ nhắn, mảnh khảnh. Nước da cô trắng hồng. Khuôn mặt cô gầy, hai gò má xương xương. Đôi mắt cộ màu nâu, sâu, toát lên vẻ buồn bã. Cũng phải, cô không buồn sao được khi người chồng thân yêu của cô đang bị căn bệnh ung thư quái ác hành hạ. Biết điều này, tôi thực sự đau xót và cảm phục cô. Một mình cô với đồng lương ít ỏi, bươn chải trong cuộc sống để nuôi hai cậu con trai nhỏ cùng người chồng đau yếu thật không dễ dàng gì. Cô quả là người phụ nữ có nghị lực. Cô là một giáo viên giỏi. Ai cũng bảo lớp tôi may mắn được cô chủ nhiệm. Cô dạy rất hay, đặc biệt là môn Toán. Cô kèm cặp chúng tôi rất kĩ nên lớp học ngày căng tiến bộ. Cô cũng là người tâm lí, luôn chia sẻ với chúng tôi nhiều chuyện trong cuộc sống. Cả lớp chúng tôi đều yêu quý cô. Tôi nhớ, dịp ấy cả trường tôi đang chuẩn bị cho cuộc thi "Hội vui học tập". Cuộc thi dành cho học sinh từ lớp một đến lớp năm. Muốn được tham dự cuộc thi phắi vượt qua vòng sơ loại. Cô đã ôn luyện cho chúng tôi rất kĩ. Cuối cùng, tôi đã vượt qua vòng thi này với sô' điểm 16/20. Tất cả chỉ còn chờ ngày thi diễn ra. Hôm đó, chúng tôi vô cùng háo hức trước những tiếng vỗ tay, reo hò cổ vũ của các cổ động viên. Cuộc thi diễn ra trong không khí hồi hộp và căng thẳng. Tôi đã vượt qua quá nửa câu hỏi của cuộc thi. Đến câu hỏi về lịch sử, vì không chắc đáp án nên tôi ghi liều, may sao lại đúng đáp án của chương trình. Trả lời xong câu hỏi, tự nhiên, tôi thấy Hải - cậu bạn thân - đi xuống băng ghế cửa các bạn bị loại. Tôihơi ngạc nhiên vì Hải rất đam mê lịch sử và có trí nhớ rất tốt, làm sao bạn có thể trả lời sai được? Tôi đi tiếp được hai câu hỏi nữa thì phải dừng cuộc chơi vì quá căng thẳng. Kết thúc cuộc thi, tôi đang ngồi ủ rũ. thất vọng thì được cô giáo gọi lên nhận giải. Tôi vỡ oà trong niềm vui miên man. Lên nhân giải mà chân tay run lẩy bẩy, tim chỉ muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Đây thực sự là một vinh hạnh, một kết quả ngoài sự mong đợi của tôi. Khệ nệ bê thùng quà về lớp, tôi cứ tưởng mình sẽ nhận được sự chúc mừng của mọi người nhưng mọi chuyện không suôn sẻ như tôi nghĩ. Một bạn nói với tôi: câu trả lời của Hải đúng, đáp án của trường sai. Nhiều bạn bất bình, một bạn trực tính đến trước mặt tôi nói toáng lên: Đã trả lời sai lại còn được đi tiếp, còn được thùng quà to thế kia đem về nữa. Vinh hạnh nhỉ? Chẳng qua là mày ăn may thôi chứ không xứng đáng nhận phần thưởng này. Tôi thật sự choáng váng và tủi thân khi ngày càng nhiều bạn xúm lại chì chiết tôi. Tôi oà khóc, cổ họng nghẹn lại. Lúc ấy, cô giáo tôi cũng biết. Tôi hi vọng cô sẽ giúp tôi làm rõ mọi chuyện nhưng cô chỉ nhìn tôi với ánh mắt lạnh lùng, vô cảm rồi lẳng lặng quay gót đi. Vài ngày sau, cô mang dến lớp một thùng vở. Cồ bảo cả lớp: Đây là phần thưởng dành cho những em không đạt giải để động viên các em cố gắng trong học tập. Các em không đạt giải là do trường, Các bạn đạt giải vừa rồi không xứng đáng, chỉ là may mắn thôi. Câu nói của cô làm tôi rất đau lòng. Những ngày qua, tôi đã tự dằn vãt bản thân, khổ sở biết bao nhiêu để quên chuyện ấy đi. Thế mà... cô đã không an ủi tôi lại còn dùng những lời lẽ không mấy dễ chịu. Liệu đó có phải là hành động đúng đắn của một nhà giáo? Lỗi do nhà trường đưa đáp án khôrig chính xác, tôi cũng chỉ là một thí sinh, nào tôi có muốn sự nhầm lẫn ấy xảy ra. Tôi có tội tình gì mà mọi ngựời nhiếc móc tôi mãi thế? Phải nói thật, tôi thấy ghét cô ghê gớm. Thời gian qua đi, chuyện ấy rồi cũng rơi vào quên lãng. Các bạn đã hiểu, tòi không có lỗi. Chúng tôi lại thân thiết như xưa. Tôi cũng không còn ghét cô nữa. Sau khi lên cấp THCS, hằng năm, vào dịp lễ hội, tôi và căc bạn đều về thăm lại cô. Tôi nghĩ, chuyện gì đã qua thì hãy để cho qua, đừng giữ lại mà thêm khổ sở. Nguyễn Cẩm Tú (TrườngTHCS Lê Quỷ Đốn) Đề 3: Người ấy (bạn bè, thầy cô, ngưdi thân,...) sống mãi trong tòng em. Bài làm 1 Đã hơn một tháng rồi tôi không nhìn thấy bố, đã ngần ấy ngày gia đình tôi Vắng tiếng nói, tiếng cười của bố - trụ cột gia đình. Vào cái ngày định mệnh ấy, người bố thân yêu của tôi đã ra đi mãi mãi. Dù không còn được nhìn thấy bố, không được nghe tiếng nói của bố... nhưng mãi mãi, trong tâm trí và trái tim bé bỏng của tôi, không gì có thể xoá nhoà được hình ảnh tuyệt vời và vĩ đại của bố. Bố tôi có khuôn mặt phúc hậu và đôi tai "Phật" rất đẹp. Điểm tôi nhớ nhất trên khuôn mặt bố chính là đôi mắt. Mỗi khi bố cười là hai mắt tít lại "không thấy gia đình đâu cả". Bố không cao nhưng chắc, khỏe. Da bố ngăm đen VI nắng mưa gió bãố, nhưng chính điều đó lại làm bố rắn rỏi hơn. Ông bà nội tôi đông con nên dù là con út nhưng từ bé, bố tôi đã phải đảm đương mọi việc trong nhà giúp gia đình. Không việc gì mà bố không làm được, từ quét nhà, nấu cơm,... đến cho lợn ăn, chăn bò,... Ngoài ra, bố còn luôn là học sinh giỏi. Tốt nghiệp đại học, bố phục vụ trong quân đội. Chính môi trường này đã giúp bố trở thành người kiên cường, mạnh mẽ và có ý chí như hiện nay. Từ khi được sinh ra tới nay, tôi luôn thấy bố là trụ cột vững chắc của gia đình, là thuyền trưởng thông minh tài năng của công ti và là người luôn hết lòng vì bạn bè, xã hội. Nhưng điều làm mẹ con tôi hạnh phúc nhất là làm gì, ở đâu bố cũrtg luôn nghĩ về gia đình. Ngày trước, khi tôi còn học cấp Tiểu học, sáng sáng, bố gọi tôi dậy đi học, chuẩn bị đồ ãn cho tôi, khi thì bát mì, cốc sữa, khi thì cái bánh ngọt,... Sau đó, bố đưa tôi đến trường. Khi tôi học cấp THCS, có thể tự đi xe đạp đến trường, bố vẫn luôn đi sau tôi, phòng xa, lỡ tôi gặp xui xẻo. Mặc dù là lãnh đạo của một công ti kinh doanh nhưng khi về đến nhà là bố giúp mẹ làm việc nhà, khi thì quét dọn nhà cửa, khi thì cùng mẹ làm cơm,... Bố bảo làm việc nhà vừa là lao động vừa là để nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc sau một ngày làm việc căng thẳng, mệt nhọc. Những hôm mẹ tôi ốm, bố nấu cháo cho mệ tôi ăn, mua thuốc cho mẹ tôi uống,... Bao giờ đi công tác về bố cũng có quà cho hai mẹ con. Cứ như vậy, bố quan tâm tùng li từng tí đến gia đình. Bao người nhìn vào gia đình tôi mà mong mỏi, ước ao. Đối với những người xung quanh, bố luôn hoà đồng, quan tâm đến mọi người. Ai cũng yêu quý bổ, thê' mà... sao ông trời lại nỡ lấy đi một người tài nãng, tốt bụng và tuyệt vời ấy. Bô' tôi từ giã cuộc đời vì một cơn đau tim đột .ngột, khi đang trên máy bay từ Đà Nẵng ra Hà Nội, trong một chuyến công tác. Lúc đó, trong va li của bô' còn mấy gói mì Quảng vă con gà bô' mua về cho hai mẹ con ăn đêm, vậy mà... Tin bố ra đi đã quật ngã cả gia đình tôi, đặc biệt là mẹ. Đến tận giờ phútnày, tôi cũng không thể nào chấp nhận được sự thật phũ phăng đó. Tôi yêu và thương bố vô cùng, không một từ ngữ nào có thể nói hết được tình cảm yêu thương, sự kính trọng của tôi dành cho bố. Bố đã phải trải qua bao khó khăn vất vả để mẹ con tôi có được cuộc sống như ngày hôm nay. Bố chưa có trọn vẹn một ngày nghỉ ngơi, cả một đời chỉ lo cho vợ con và công việc, vậy mà, đến khi "hai tay buông xuòi" cũng không được gần vợ con. Tôi nhớ mãi hôm đám tang bố, ai cũng rơi lệ đau xót vì sự ra đi đột ngột của bố, một người mà ai cũng yêu quý và nể phục. Tôi tin rằng, trong trái tim, mọi người đều dành cho bô' những tình cảm thiêng liệng tốt đẹp, như chính những gì bố tôi đã dành cho mọi người. Người ta nói "Công cha như núi Thái Sơn", quả không sai. Những gì bố đã làm cho tôi còn caỏ hơn cả núi Thái Sen. Thật tiếc, tôi chưa báo đáp được gì cho bố. Khi còn sống, bố chỉ có một tâm nguyện là gia đình ấm êm, hạnh phúc, tôi học hành giỏi giang. Giờ đây, tuy bố không còn nhưng tâm nguyện của bố lại càng thôi thúc tồi phải sống và học tập sao cho xứng đáng với công lao của bố. Giờ, dù không thể trông thấy bố hằng ngày nhưng tôi biết, từ trên cao, bố luôn dõi theo mẹ con tôi, phù hộ cho mẹ con tôi trong những năm tháng sau này. Bố ra đi không có nghĩa là kết thúc, ,chỉ là bố bắt đầu cho một CUỘC sống khác, không công việc, không vất vả, chỉ có những niềm vui và nụ cười mà thôi. Bố ơi, con yêu và nhớ bố rất nhiều! Lê Hương Trà (Trường THCS Lê Quý Đôn) Bấi làm 2 Hôm nay, khi dọn dẹp.tủ đựng đồ, tôi thấy những tấm ảnh ngày bà nội tôi mất. Lật giở từng tấm ảnh, tôi nhớ bà da diết. Tôi chợt hiểu, dù đã mất nhưng hình ảnh bà, những kỉ niệm về bà vẫn mãi sống trong lòng tôi. Tôi chỉ sống với bà một quãng thời gian ngắn ngủi, khi còn bé. Bà là người phụ nữ nhỏ nhắn, hơi gầy. Nhìn đôi vai nhòn nhọn của bà, tôi không thể hiểu hết những gánh nặng, vất vả cùng bao nỗi cực nhọc bà đã gánh trong những năm qua. Hồi nhỏ, khi còn ở với bà, tôi thấy mắt bà sâu lắm, hơi vẩn đục chứ không trong veo như mắt tôi. Đôi gò má cao của bà lốm đốm những vệt nám. Vầng trán bà nhăn nheo., khoé mắt, khoé miệng đầy những vết chân chim, miệng bà móm mém. Tôi nhận xét với mẹ là bà xấu. Mẹ tôi chỉ mỉm cười và nói: "Không, bà .không xấu đâu con ạ. Da bà không đẹp, mắt bà nhăn nheo... tức là bà là người phụ nữ đẹp, rất đẹp là đằng khác". Tất nhiên lúc đó tôi không hiểu mẹ tôi nói bà đẹp ở chỗ nào. Nhưng giờ tôi đã hiểu. Cháu đã hiểu rổi, bà ạ. Những dấu hiệu tuổi già ấy thể hiện phần nào nỗi vất vả của bà hồi trước..Tuy bà không có vẻ đẹp bên ngoài nhưng bàlà người phụ nữ có tâm hồn đẹp đẽ và cao thượng vô cùng. Bà nội tôi có dáng đi tập tễnh. Tôi không biết lí do tại sạo và tôi cũng không dám hỏi. Tồi hỏi mẹ, nhưng mẹ chỉ nói tại bà vất vả quá rồi mẹ quay đi lau nước mắt. Tôi thương bà nhiều lắm. cả gia đình tôi ai cũng thương bà. Bà đã chôn chặt tuổi thanh xuân, quêrì minh đi để tận tay lo cho nãm đứa con ăn học. Tôi nghe các bác kể, ngày xưa, nhà nghèo lắm, một mình bà thức khuya dậy sớm nuôi con. Ông nội tôi mới ngoài ba mươi tuổi đã mất khả năng lao động. Sáng bà dây sớm ra đồng, đến trưa vội vàng về, nhiều khi cơm không kịp ăn, chuẩn bị hàng hoá ra bán chợ chiều. Một mình bà tôi đã dang hai cánh tay đón lấy gánh nặng gia đình, nuôi đàn con khôn lớn, trưởng thành như ngày hôm nay. Thế rồi ông nội tôi mất. Bà đã vượt qua mọì nỗi đau và gian khổ, trở thành trụ cột của gia đình. Nhưng là phụ nữ, bà cũng có lúc yếu đuối như bao phụ nữ khác. Bác cả tôi kể rằng, có lần bác thấy bà khóc thầm trong đêm. Bà khổ quá, nỗi cực khổ đã làm bà trở nên cứng rắn. Bố tôi nhiều khi vẫn tự trách mình, khi bà còn sống, bố đã không thể giúp dược gì cho bà, để bà đỡ vất vả. Không bút nào có thể diễn tả hết nỗi khổ của bà trong những năm qua. Nghĩ đến bà, tôi lại muốn khóc. Trong mấy đứa cháu, có lẽ tôi là đứa được bà yêu chiều nhạt. Không biết sự thực như thế hay vì quá yêu bà nên tôi tưởng tượng ra vậy. Tôi không may mắn như những đứa cháu khác, luôn được ở bên bà. Tôi ở xa bà quá. Có mỗi hồi bé tí tôi mới được ở với bà. Tôi còn nhớ như in cái ngày hôm ấy, ngày mà tôi biết được bà là người mà tôi yêu thương hơn bất cứ ai. Hôm ấy vì đi dầm mưa mà lại chạy dưới trời nắng chang chang nên chiều về tôi bị cảm nặng. Bà cuống quýt xoa dầụ đánh gió, nấu cháo giải cảm chơ tôi ăn. Thỉnh thoảng, bà lại chạy vào sờ trán, đắp khãn ướt cho tôi. Thấy tôi không đỡ, bà lại lập cập bế tôi ra trạm xá. Nằm trên tay bà, tôi thấy bà thở dốc, vừa khóc vừa gọi tên tôi. Đến trạm xá thì tôi mê man không biết gì nữa. Nghe nói, đêm ấy, các cô ở trạm xá phải truyền nước cho tôi. Cả đêm, bà ngồi cạnh tôi, không cho ai thay, không chịu, đi nghỉ. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi thấy bà ngồi cạnh đang nắm tay tôi, đôi mắt đỏ ngầu, sưng húp. Tôi khẽ gọi bà, bà nhìn tôi sung sướng ứa nước mắt rồi cho tôi uống thuốc, ăn cháo. Khi cô y tá vằo tiêm, bà ngồi cạn
File đính kèm:
- boi_duong_tap_lam_van_8_qua_nhung_bai_van_hay.docx