Câu hỏi đọc-hiểu phần truyện hiện đại Ngữ văn 9

ĐỀ 1. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!.(5)”

Câu hỏi

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?

Câu 3: Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?

 

docx 60 trang phuongnguyen 38280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi đọc-hiểu phần truyện hiện đại Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi đọc-hiểu phần truyện hiện đại Ngữ văn 9

Câu hỏi đọc-hiểu phần truyện hiện đại Ngữ văn 9
CÂU HỎI ĐỌC – HIỂU PHẦN TRUYỆN HIỆN ĐẠI 
LÀNG
ĐỀ 1. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:
“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”
Câu hỏi
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2: “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
Câu 3: Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
ĐÁP ÁN
1) - Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm Làng.- Tác giả là Kim Lân.
2) - "Ông lão" trong đoạn trích trên là nhân vật ông Hai.
- "Điều nhục nhã" được nói đến là làng Chợ Dầu theo giặc.
3) - Những câu văn là lời trần thuật của tác giả: (1), (3).
- Những câu văn là lời độc thoại của nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5).
- Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng của ông Hai: băn khoăn, day dứt nhưng vẫn tin tưởng vào lòng trung thành của người dân làng Chợ Dầu với cách mạng.
ĐỀ 2: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi: 
 Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên: 
 - Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính....cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai mục đích cả. 
 ( Ngữ văn 9 – tập 1)
Câu hỏi
Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
Câu 2: Xác định từ xưng hô trong đoạn trích?
Câu 3: Tìm lời dẫn của nhân vật có trong đoạn trích. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
Câu 4: Ông Hai nói: ”Làng chợ Dầu chúng em Việt gian” tác giả sử dụng nghệ thuật gì? 
Câu 5: Nêu nội dung của đoạn trích trên?
Câu 6: Tại sao tác giả lại để ông Hai nói “sai sự mục đích”?
Câu 7: Nhân vật ông lão trong đoạn truyện trên nhà bị tây đốt thế mà lại đi thông báo với mọi người như khoe về một chiến công. Hãy nêu cảm nhận của em về hành động đó.
GỢI Ý:
1) Đoạn truyện trên nằm trong tác phẩm “Làng”. Tác giả là Kim Lân. 
Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Làng được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948
4) Nói ” Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” là cách nói hoán dụ - lấy làng để chỉ những người dân làng Chợ Dầu
6) Sai sự mục đích: dùng với nghĩa là sai sự thật. Đúng ra phải dùng từ ”mục kích” (nhìn thấy rõ ràng, tận mắt). Tác giả để ông Hai thích nói chữ nhưng dùng từ không chính xác. Điều này cho ta thấy ngôn ngữ của nhân vật trong truyện rất đặc sắc. Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, vừa mang đậm cá tính riêng của nhân vật nên rất sinh động, gần gũi với bạn đọc. 
7) Đối với người nông dân, căn nhà là cơ nghiệp của cả một cuộc đời. Vậy mà ông Hai sung sướng hể hả loan báo cho mọi người biết cái tin ”Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ” một cách tự hào như khoe về một chiến công. Hành động này không bình thường nhưng lại hoàn toàn chân thực. Cái sự việc phũ phàng kia là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Dường như ông coi đó là một đóng góp cho kháng chiến, là một niềm hạnh phúc. Trong niềm vui lớn lao ấy, sự mất mát kia chẳng thấm vào đâu. Trong sự cháy rụi của nhà ông có sự hồi sinh của làng Chợ Dầu, cái làng xứng đáng với tình yêu, niềm tự hào trong ông. Tài sản riêng bị phá huỷ nhưng danh dự của làng được bảo toàn. Làng Chợ Dầu vẫn là làng anh dũng kháng chiến. Đó là niềm vui kì lạ, thể hiện một cách đau xót và cảm động tinh thần yêu nước và cách mạng của người dân VN trong kháng chiến.
ĐỀ 3: Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi:
“Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang gian bác Thứ.
Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:
- Bác Thứ đâu rồi? bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa lên trên này cải chính, ông ấy cho biết... cải chính cái tin làng Chợ Dỗu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.
Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão lại lật đật bỏ lên nhà trên.
- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!
Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại đật bỏ đi nơi khác”.
Câu hỏi
1) Đoạn truyện trên nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu nét chính về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
2) Tại sao tác giả lại để ông Hai nói “sai sự mục đích”?
3) Nói “Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” là cách nói nào?
4) Nhân vật ông lão trong đoạn truyện trên nhà bị tây đốt thế mà lại đi thông báo với mọi người như khoe về một chiến công. Hãy nêu cảm nhận của em về hành động đó.
GỢI Ý: 
1) Đoạn truyện trên nằm trong tác phẩm “Làng” Tác giả là Kim Lân. 
Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Làng được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948( 
2) Sai sự mục đích: dùng với nghĩa là sai sự thật. Đúng ra phải dùng từ ”mục kích” (nhìn thấy rõ ràng, tận mắt). Tác giả để ông Hai thích nói chữ nhưng dùng từ không chính xác. Điều này cho ta thấy ngôn ngữ của nhân vật trong truyện rất đặc sắc. Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, vừa mang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động
3) Nói ”Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” là cách nói hoán dụ - lấy làng để chỉ những người dân làng Chợ Dầu
4) Đối với người nông dân, căn nhà là cơ nghiệp của cả một cuộc đời. Vậy mà ông Hai sung sướng hể hả loan báo cho mọi người biết cái tin ”Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ” một cách tự hào như khoe về một chiến công. Hành động này không bình thường nhưng lại hoàn toàn chân thực. Cái sự việc phũ phàng kia là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Dường như ông coi đó là một đóng góp cho kháng chiến, là một niềm hạnh phúc. Trong niềm vui lớn lao ấy, sự mất mát kia chẳng thấm vào đâu. Trong sự cháy rụi của nhà ông có sự hồi sinh của làng Chợ Dầu, cái làng xứng đáng với tình yêu, niềm tự hào trong ông. Tài sản riêng bị phá huỷ nhưng danh dự của làng được bảo toàn. Làng Chợ Dầu vẫn là làng anh dũng kháng chiến. Đó là niềm vui kì lạ, thể hiện một cách đau xót và cảm động tinh thần yêu nước và cách mạng của người dân VN trong kháng chiến 
ĐỀ 4: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi: 
 “ Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?.”
Câu hỏi
a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
b. Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật nào? Nhân vật đó đang ở trong hoàn cảnh nào? 
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn văn trên có gì đặc sắc?
d. Tìm một câu rút gọn có trong đoạn văn và chỉ rõ cách rút gọn? 
e. Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về đoạn trích trên? 
GỢI Ý:
 a. - Đoạn trích trên thuộc văn bản "Làng" do Kim Lân sáng tác. 
- Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: sáng tác năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
b. - Suy nghĩ đó là của nhân vật ông Hai.
- Ông đang trong hoàn cảnh đau khổ, nhục nhã khi nghe tin làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Tây.
c. Nghệ thuật tự sự trong đoạn trích trên rất đặc sắc trong việc khắc họa nhân vật của tác giả:
- Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm (sử dụng nhiều câu hỏi tu từ) nhằm mục đích nói lên những suy nghĩ của nhân vật.
- Làm nổi bật quá trình đấu tranh nội tâm của ông Hai sau khi nghe tin làng mình theo giặc: băn khoăn không tin, rồi bắt buộc phải tin vì có bằng chứng và rồi nhục nhã, lo lắng cho tương lai của gia đình, của người làng... 
d. – Câu rút gọn trong đoạn văn: Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao?
– Bộ phận chủ ngữ được rút gọn . 
e. Học sinh viết được đoạn văn theo yêu cầu sau:
– Về hình thức: Đảm bảo kết cấu một đoạn văn, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp
– Về nội dung: Trình bày được cảm nhận về tâm trạng của nhân vật ông Hai, đó là sự nửa tin, nửa ngờ của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Buộc phải tin đó là sự thật nên ông Hai lo sợ cho tương lai của những người làng Chợ Dầu đang tản cư ở khắp nơi.
Đề 5. Tâm trạng nhân vật ông Hai (Làng – Kim Lân) trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được tả như sau:
 Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng không thể cất lên được có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài 
 (Làng, Kim Lân) 
Câu hỏi
1. Nếu lược bỏ các dấu ba chấm và câu hỏi trong đoạn văn trên thì cách miêu tả nhân vật và giá trị biểu cảm của đoạn văn có gì thay đổi? Vì sao?
2. Trong một đoạn trích của Truyện Kiều đã học cũng có bốn câu thơ dùng câu hỏi để diễn tả tâm trạng nhân vật. Hãy chép lại những câu thơ đó (ghi rõ tên đoạn trích). 3. 
a, Viết một câu văn nhận xét tâm trạng nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên. 
b, Dùng câu đã viết làm mở đoạn, hãy viết tiếp khoảng 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn. 
c, Đoạn văn em vừa viết được trình bày theo cách nào? 
Gợi ý làm bài
1. Nếu lược bỏ các dấu ba chấm và câu hỏi trong đoạn văn trên thì cách miêu tả nhân vật vẫn không thay đổi: tâm trạng nhân vật vẫn được miêu tả qua cử chỉ, hành động và độc thoại nội tâm. Nhưng giá trị biểu cảm của đoạn văn sẽ ảnh hưởng: tâm trạng lo lắng buồn bã, sợ hãi và nghe ngóng của ông Hai không rõ nữa, tốc độ phát triển nhân vật cũng nhanh hơn. 
2. Bốn câu thơ có dùng câu hỏi diễn tả tâm trạng nhân vật trong Truyện Kiều là: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? (Kiều ở lầu Ngưng Bích) 
3.
 a, Viết một câu văn nhận xét tâm trạng nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên Tâm trạng nhân vật ông Hai (Làng – Kim Lân) lo lắng, buồn bã sau khi nghe tin làng mình theo giặc và ông phấp phỏng, âu lo nghe ngóng mụ chủ nhà, sợ bị đuổi đi.
 b, Dùng câu đã viết làm mở đoạn, hãy viết tiếp khoảng 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn. Trong đoạn văn cần làm rõ: Tình yêu làng của ông Hai khi ở nơi tản cư Tâm trạng ông Hai trước và sau khi nghe tin làng Dầu theo giặc 
c, Các em tự đánh giá lại đoạn văn của mình vừa thực hiện ở trên.
Đề 6. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. 
Hay là quay về làng? 
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì ở cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ 
Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây () 
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” 
Câu hỏi
Đoạn trích trên thuộc tác phầm nào, của tác giả nào? Ghi rõ thời gian sáng tác tác phẩm.
2) Nêu nội dung của đoạn trích?
3) Câu “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..” là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? 
4) Có bạn cho rằng đoạn trích trên đã sử dụng chủ yếu hình thức ngôn ngữ độc thoại, lại có bạn cho rằng đó là đọc thoại nội tâm. Ý kiến của em thế nào? 
5) Câu văn “Hay là quay về làng?” thuộc kiểu câu nào chia theo mục đích nói? Dấu ngoặc kép trong đoạn văn có tác dụng gì? 
6) Có ý kiến cho rằng: Thành công trong cách xây dựng tình huống truyện ngắn Làng là nhà văn đã đặt ông Hai vào những giằng xé nội tâm để buộc nhân vật phải lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu nước. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu lý giải ý kiến trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ và một câu có chứa khởi ngữ.
GỢI Ý: 
1) Đoạn trích đó nằm trong truyện Làng của nhà văn Kim Lân, truyện được viết năm 1948, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 
2) Nội dung của đoạn văn: Sự giằng xé nội tâm của nhân vật ông Hai giữa việc quay về làng hay ở lại.
3) Câu nói đó là lời dẫn trực tiếp. 
4) Đoạn văn trích này chủ yếu dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, đó là những lời nói bên trong của nhân vật, không nói ra thành tiếng.
5) Câu văn “Hay là quay về làng?” thuộc kiểu câu nghi vấn. Tác dụng dấu ngoặc kép: Đánh dấu lời thoại trực tiếp 
6. Định hướng ý: Làm rõ tình yêu làng và tình yêu nước của ông Hai trước và sau khi nghe tin làng Dầu theo giặc. 
Trước đây, tình yêu làng và tình yêu nước hòa quyện trong nhau thì lúc này; ông Hai buộc phải lựa chọn đau đớn giữa quê hương và Tổ quốc, giữa nghĩa nước với tình làng. Điều đó không đơn giản vì với ông, làng Chợ Dầu đã trở thành một phần của cuộc đời, không dễ gì vứt bỏ; còn cách mạng là cứu cánh của gia đình ông, giúp cho gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ. Một cuộc xung đột nội tâm gay gắt giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước đã diễn ra ở ông Hai. Ông đã dứt khoát lựa chọn theo cách của mình: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Đó là vẻ đẹp tâm hồn cao cả của con người Việt Nam, khi sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để sống với tình cảm chung của cả cộng đồng, của cả dân tộc và đất nước. Nhưng dù đã xác định như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê, vì thế mà ông càng xót đau, tủi hổ. 
Đề 7. Cho đoạn văn sau: 
(1) Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra.(2) Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? (3) Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? (4) Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu (5) Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: – (6) Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
 (Ngữ Văn 9 tập 1- Nhà xuất bản Giáo dục 2015) 
Câu hỏi
1. Cho biết đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? 
2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó? Xác định những câu là lời độc thoại nội tâm trong đoạn văn trên. 
3. Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
4. Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về nhân vật “ông lão” trong tác phẩm được xác định ở câu hỏi 1 (viết không quá nửa trang giấy thi). 
Gợi ý làm bài
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Làng của Kim Lân. 
2. Hoàn cảnh sáng tác: 1948 những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. 
3. Độc thoại nội tâm: câu 2, 3, 4. Thể hiện tâm trạng: nỗi đau đớn, xót xa của ông Hai, thương thân, thương con khi nghĩ đến những đứa con của mình bị hắt hủi, xa lánh vì chúng là trẻ con của làng Chợ Dầu (trong tình huống có tin làng Chợ Dầu theo giặc). 
4. Cần nêu các ý sau:
 Ông Hai – người nông dân quê ở làng Chợ Dầu – là người có tình yêu làng tha thiết, mãnh liệt. Ông luôn kể và khoe, tự hào về làng Chợ Dầu của mình. Đi sơ tán, ông nhớ không nguôi về làng mình, nhớ những ngày ở làng tích cực chuẩn bị kháng chiến: đào đường, đắp ụ Nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây, ông choáng váng, đau đớn, tủi nhục Ông đã trải qua những ngày căng thẳng, đấu tranh tư tưởng gay gắt giữa một bên là tình yêu làng, một bên là lòng trung thành với cách mạng và kháng chiến. Khi tin được cải chính, ông vô cùng vui sướng, đi khoe về làng – mặc dù nhà ông đã bị đốt nhẵn Tình yêu làng và yêu nước trong ông đã hòa làm một. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp
ĐỀ 8: Cho đoạn văn sau:
 “Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”
(Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010)
Câu hỏi
1. Hãy nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả Kim Lân? 
2. Việc tác giả sử dụng điệp từ “lại” trong đoạn trích trên nhằm mục đích gì? Chỉ ra các thành biệt lập trong đoạn trích. 
3. Câu Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày trong đoạn trích trên là kiểu câu gì (phân loại theo cấu trúc ngữ pháp)? 
4. Nhân vật ông Hai trong tác phẩm khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, đã vô cùng xấu hổ và tủi nhục. Đó là nỗi xấu hổ của một con người có lòng tự trọng và nhân cách. Bằng hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của sự tự xấu hổ trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi người (Bài viết không quá một trang giấy thi).
GỢI Ý: 
1- Nêu ngắn gọn những hiểu biết về tác giả Kim Lân: Kim Lân (1920 -2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc về cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân chủ yếu chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Năm 2001 ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. 
2- Việc tác giả sử dụng điệp từ “lại” trong đoạn trích trên nhằm mục đích nhấn mạnh việc ông Hai lúc nào cũng luôn nhớ về làng Chợ Dầu. 
- Các thành biệt lập trong đoạn trích: 
+ Thành phần tình thái: Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm.
+ Thành phần cảm thán: Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá. 
3. Câu Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày là kiểu câu rút gọn (phân loại theo cấu trúc ngữ pháp) 
4. Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu về: 
- Nội dung: Từ nỗi xấu hổ, tủi nhục của nhân vật ông Hai trong tác phẩm khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, nêu được những suy nghĩ về vai trò của sự tự xấu hổ trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi người: tự xấu hổ là dấu hiệu của việc tự nhận thức về những điều mình chưa làm được, chưa làm đúng; đó là bước đầu tiên để dẫn đến hành động sửa sai và hoàn thiện nhân cách con người 
- Hình thức: kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt rõ ý, độ dài theo quy định.
ĐỀ 9: Cho đoạn trích:
Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Câu hỏi
1. Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này. 
2. Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các từ, cụm từ nào trong đoạn trích? Trong dòng cảm xúc, suy nghĩ ấy có những kỉ niệm nào của ông với làng kháng chiến? 
3. Xét mục đich nói, câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa?” thuộc kiểu câu gì? Vì sao nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn đó lại là một biểu hiện tình cảm công dân.
4. Với hiểu biết của em về truyện ngắn trên, hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, có sử dụng câu ghép và phép thế (gạch dưới câu ghép và từ ngữ được dùng làm phép thế) để khẳng định: Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong kháng chiến .
GỢI Ý:
Câu 1:
- Đoạn văn được trích từ truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân
- Hoàn cảnh ra đười của tác phẩm: Truyện ngắn được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được đăng trên tạp chí văn nghệ năm 1948.
Câu 2:
- Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại những từ, cụm từ trong đoạn trích: nghĩ ngợi, nghĩ về, nghĩ đến, muốn, nhớ.
- Trong dòng cảm xúc ấy, có những kỉ niệm của ông Hai với làng kháng chiến: những ngày cùng làm việc với anh em, cũng hát hỏng bông phèng, cũng đào, cũng cuốc, đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá
Câu 3:
- Xét về mục đích nói, câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa?”: Thuộc kiểu câu nghi vấn.
- Nỗi trăn trở của ông lão thể hiện tình cảm công dân vì:
+ Hình ảnh cái chòi gác ở đầu làng là hình ảnh tiêu biểu, là biểu hiện sống động và thực tế không khí kháng chiến ở làng Chợ Dầu, ở nông thôn Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.
+ Nỗi trăn trở của ông lão về cái chòi gác không biết đã dựng xong chưa chính là sự quan tâm, nỗi niềm lo lắng đầy trách nhiệm của một công dân yêu nước với phong trào cách mạng của làng ông, cho cuộc kháng chiến của dân tộc.
Câu 4:
a. Về hình thức:
- Học sinh viết đúng yêu cầu của một đoạn văn nghị luận văn học: lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Cách trình bày nội dung đoạn viết theo đúng cách quy nạp.
- Diễn đạt trong sáng, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi viết câu; trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
- Độ dài đúng quy định: khoảng 12 câu.
b. Về thực hành tiếng Việt:
- Học sinh sử dụng thích hợp, chính xác, gạch chân và chú thích rõ ràng:
+ Câu ghép.
+ Sử dụng phép thế để liên kết câu.
c. Về nội dung:
- Truyện khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong kháng chiến
Học sinh có thể tham khảo dàn ý đoạn viết sau:
* Thân đoạn:
* Hình ảnh ông Hai với tình cảm yêu làng Chợ Dầu, yêu làng quê hài hòa, quyện thấm với tình yêu đất nước. Đây là vẻ đẹp đáng quý của nhân vật, cũng là điều tâm huyết nhất mà nhà văn muốn nói với người đọc.
* Hình ảnh ông Hai được miêu tả chủ yếu qua diễn biến nội tâm
 - Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ làng, theo dõi tin tức kháng chiến.
 - Tâm trạng khi nghe tin đồn làng chợ Dầu theo Tây:
+ Khi nghe tin quá đột ngột, ông Hai sững sờ, xấu hổ và uất ức. Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Ông tìm cách lảng tránh, cúi gằm mặt xuống ra về.
+ Về đến nhà ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Bao nhiêu câu hỏi dồn về xoắn xuýt, bủa vây làm tâm trạng ông rối bời trong cơn đau đớn, hụt hẫng đến mê dại, dữ dằn và gay gắt. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy.
+ Suốt mấy ngày sau, ông bị ám ảnh nặng nề, không dám đi đâu Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!.
 +  Nghe mụ chủ đánh tiếng đuổi, chính lúc này, tình cảm đẹp trong con người ông Hai lại càng được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Những đau đớn, dằn vặt, sự hổ thẹn đến tột cùng đã đẩy ông Hai vào một tình huống phải lựa chọn. Quê hương và Tổ Quốc, bên nào nặng hơn? Tình yêu quê hương và tình yêu tổ quốc xung đột dữ dội trong lòng ông. Cuối cùng ông đã quyết định: “không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu, cũng không thể mạnh hơn tình yêu đất nước.
+ Khi tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ, nghe con nói: “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”, nước mắt ông Hai cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má, giọng ông như nghẹn lại: “ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ?”. Tâm sự với đứa con, ông Hai muốn bảo con nhớ câu “Nhà ta ở làng chợ Dầu”, đồng thời ông nhắc con, cũng là tự nhắc mình “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”. Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng thật sâu nặng, bền vững và thiêng liêng.
- Niềm vui của ông Hai khi tin đồn cải chính: hả hê khoe Tây đốt nhà mình, nỗi mất mát riêng chẳng thấm vào đâu so với hạnh phúc vì đó là minh chứng làng ông theo kháng chiến, ủng hộ cách mạng. Tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước thật thiêng liêng, xúc động.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai:
- Nhà văn Kim Lân đã khá thành công khi xây dựng nhân vật ông Hai, một lão nông cần cù, chất phác, yêu mến, gắn bó với làng quê như máu thịt.
+  Nhà văn đã chọn được một tình huống khá độc đáo là sự thử thách bên trong bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
+ Tâm lý nhân vật được nhà văn miêu tả cụ thể, gợi cảm qua các diễn biến nội tâm, qua các ý nghĩ, cảm giác, hành vi, ngôn ngữ. Đặc biệt là nhà văn đã diễn tả đúng và gây được ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.
+ Các hình thức trần thuật (đối thoại, độc thoại.)     
Như vậy, từ một nông dân yêu làng, ông Hai đã trở thành một công dân nặng lòng với đất nước.
* Bên cạnh hình ảnh ông Hai, Kim Lân cũng khắc họa hình ảnh những người nông dân yêu nước, gắn bó với kháng chiến : những người tản cư từ dới xuôi lên, mụ chủ nhà Dù chỉ vài nét thoáng qua nhưng họ đều góp phần tạo nên ấn tượng về những người nông dân chất phác, yêu nước, tha thiết với cuộc kháng chiến của dân tộc.
Kết đoạn:
- Hình ảnh ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân là hình ảnh tiêu 
biểu cho những người nông dân Việt Nam yêu làng, yêu nước thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Liên hệ bản thân.
CHIẾC LƯỢC NGÀ
ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
	Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như đứa trẻ được quà.
	a. Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? 
	b. Nhân vật tôi và anh được nói đến trong đoạn trích là ai? 
	c. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn in đậm và cho biết đó là kiểu câu gì xét về mặt cấu tạo ngữ pháp? 
	d. Câu văn Mặt anh hớn hở như đứa trẻ được quà diễn tả điều gì? Dựa vào những hiểu biết của em về tác phẩm, hãy lí giải vì sao mặt anh hớn hở như vậy?
Gợi ý: 
a.Đoạn trích trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. 
b.Nhân vật tôi là bác Ba và anh là ông Sáu.
c.- Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn in đậm:
Tôi / hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa
C1 V1 phụ chú
 rừng, giọt mưa / còn đọng trên lá, rừng / sáng lấp lánh. 
 C2 V2 C3 V3 - Câu ghép. 
d- Câu văn "Mặt anh hớn hở như đứa trẻ được quà" diễn tả niềm vui của ông Sáu.
- Ông Sáu vui như vậy vì trước khi ông Sáu trở lại chiến trường, bé Thu đã dặn ông trong tiếng khóc: Ba về ba mua cho con cây lược nghe ba. Nhặt được khúc ngà, ông Sáu sẽ tự tay làm cho con cây lược bằng cả tình yêu thương và niềm mong nhớ con.
ĐỀ 2: Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng): Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:
- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2013)
Chiếc lược ngà được viết năm nào? Ghi lại từ mang màu sắc Nam bộ trong đoạn trích.
- 1966
- chén, xoi
2. Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ gì và qua đó bộc lộ tình cảm như thế nào đối với nhân vật ông Sáu? Lời kể được in nghiêng trong đoạn trích trên giúp em nhận biết mục đích nói ở câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là gì?
3. Viết một đoạn văn ( khoảng 15 câu) theo cách lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của bé Thu đối với cha trong truyện ngắn trên, ở đó sử dụng câu có thành phần biệt lập và phép lặp để liên kết ( gạch dưới phần biệt lập và từ ngữ dùng làm phép lặp).
4. Kể tên một Từ cảnh ngộ của người cha trong hai tác phẩm, em có suy ngẫm gì (không quá 5 dòng) về chiến tranh.
GỢI Ý
1. Tác phẩm “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966
Những từ mang màu sắc Nam bộ trong đoạn trích trên: Chén, xoi
2- Thái độ phản ứng quyết liệt, không chấp nhận ông Sáu là cha đẻ của mình. Điều này chứng tỏ bé Thu có cá tính mạnh mẽ, tình cảm chân thật. Em chỉ yêu cha khi tin chắc đúng là cha mình ( em thấy ông Sáu không giống tấm hình chụp chung với má). Tình yêu của bé Thu sâu sắc, đầy bản lĩnh.
- Mục đích nói ở câu văn có hình thức nghi vấn là bộc lộ cảm xúc bực tức của ông Sáu khi thấy bé Thu có hành động phản ứng quyết liệt trước sự chăm sóc của ông đối với bé. Đằng sau câu nói đó, người đọc thấy được sự khát khao của người cha mong đứa con chấp nhận mình là cha của nó.
* Học sinh đảm bảo thực hiện một số yêu cầu sau:
-Về nội dung: Học sinh có thể tham khảo mạch ý sau để làm rõ tình cảm sâu nặng của bé Thu đối với người cha trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”:
* Khi ông Sáu về đến nhà:
- Bé đang chơi ở nhà chòi, thấy người đàn ông có vết thẹo dài bên má phải đỏ ửng, giật giật trông rất sợ, bé đã “ giật mình, tròn mắt, ngơ ngác nhìn” một cách ngờ vực. Rồi bé mặt tái đi, vụt chạy, kêu thét lên. Điều này cho thấy, bé chưa chuẩn bị tâm lý từ trước rằng ba của bé sẽ về thăm nhà.
*Trong ba ngày ở nhà:
Ông Sáu luôn gần gũi, khao khát bé Thu gọi mình một tiếng “Ba”, song bé Thu đã có những hành động phản ứng ông một cách ương ngạnh, bướng bỉnh:
- Nói trổng ( nói trống không) “ vô ăn cơm”, “ “ cơm chín rồi”, “ cơm sôi rồi”, chắt nước giùm cái!” để tránh dùng từ “ Ba” vì từ “Ba” đối với bé rất thiêng liêng.
- Hành động “ hất cái trứng cá to vàng” ông sáu gắp vào chén cho nó và khi ông Sáu không kiềm chế được, đã đánh bé thì bé đã “ gắp lại trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”, bỏ về bà ngoại. Khi nhảy xuống xuồng, nó cố làm cho “ dây lòi tói kêu rổn rảng” để thể hiện phản ứng quyết liệt với ông Sáu.
* Những chi tiết trên cho thấy, sự ương ngạ

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_doc_hieu_phan_truyen_hien_dai_ngu_van_9.docx