Chuyên đề Lí luận về nhà nước và hành chính nhà nước

NỘI DUNG THU HOẠCH

Câu 1:

Phân tích nội dung các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam? Theo bạn, nguyên tắc nào quan trọng nhất? Tại sao?

Câu 2: Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?

a. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân.

b. Chủ tịch nước là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong Bộ máy nhà nước.

c. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.

d. Mọi công dân làm viêc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp đều gọi là công chức.

e. Theo quy định của luật viên chức 2010, Hiệu trưởng Trường đại học được gọi là viên chức.

 

docx 8 trang phuongnguyen 27/07/2022 7180
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Lí luận về nhà nước và hành chính nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Lí luận về nhà nước và hành chính nhà nước

Chuyên đề Lí luận về nhà nước và hành chính nhà nước
CHUYÊN ĐỀ
LÍ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: TRẦN THỊ TUYẾT THANH
Ngày tháng năm sinh: 14/03/1979 
Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Nga Vịnh- Huyện Nga Sơn- Thanh Hóa. 
Lớp học: CDNN-ĐHGD, THCS2. 
NỘI DUNG THU HOẠCH
Câu 1: 
Phân tích nội dung các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam? Theo bạn, nguyên tắc nào quan trọng nhất? Tại sao?
Câu 2: Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?
a. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân.
b. Chủ tịch nước là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong Bộ máy nhà nước.
c. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.
d. Mọi công dân làm viêc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp đều gọi là công chức.
e. Theo quy định của luật viên chức 2010, Hiệu trưởng Trường đại học được gọi là viên chức.
 BÀI LÀM
Câu 1:
A. Hệ thống các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước bao gồm:
- Một là, nguyên tắc dựa vào dân, do dân và vì dân.
- Hai là, nguyên tắc quản lí theo pháp luật.
- Ba là, nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Bốn là, nguyên tắc kết hợp chế độ làm việc tập thể với thủ trưởng.
- Năm là, nguyên tắc kết hợp giữa quản lí ngành với quản lí lãnh thổ.
- Sáu là, nguyên tắc phân định giữa quản lí nhà nước về kinh tế và quản lí kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
B. Phân tích nội dung các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam:
1. Nguyên tắc dựa vào dân, do dân và vì dân:
 Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của thể chế nhà nước xã hội chủ nghĩa: mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Việc thực hiện nguyên tắc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
 Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện ở những phương diện sau:
- Phải đảm bảo nhân dân tham gia đông đảo và tích cực vào việc tổ chức lập ra bộ máy nhà nước. Điều 27, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Công dân đủ 18 tuổi trớ lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.
- Phải đảm bảo nhân dân trực tiếp tham gia vào việc quản lí các công việc của nhà nước và quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước. Khoản Điều 28, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước”; Điều 29 quy định: “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.
- Phải có cơ chế bảo đảm cho nhân dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Khoản 1, Điều 30, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân” và Khoán 3, Điều 30 quy định: “Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”.
 Với nguyên tắc trên là nguyên tắc chung trong quản lí nhà nước, nền hành chính Việt Nam và các quy trình quản lí hành chính nhà nước cũng phải đám bảo nguyên tắc dựa vào dân, do dân và vì dân. Phải đảm bảo lấy yếu tố “phục vụ dân” đặt lên hàng đầu. Chính nguyên tắc này làm cho nền hành chính trở nên công khai, minh bạch để dân dễ làm theo, dễ thực hiện và dễ giám sát. Ví dụ, để phục vụ dân tốt nhất, việc giải quyết giấy tờ, thủ tục hành chính cho nhân dân ở các cấp chính quyền địa phương cần phải: (1) Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật; (2) Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân; (3) Nhận yêu cầu và trả kết quả tại nơi quy định và đúng thời hạn; (4) Phải phối hợp linh động, hiệu quả giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết tốt công việc cho các tổ chức và công dân; (5) Không được quan liêu, sách nhiễu, cửa quyền gây mất niềm tin của nhân dân vào bộ máy hành chính.
2. Nguyên tắc quản lí theo pháp luật:
 Bộ máy hành pháp của Việt Nam cần phải sử dụng pháp luật như là một công cụ quản lí tất yếu để điều hành, can thiệp, khuyến khích hoặc cưỡng chế đối với mọi thành viên và mọi hành vi sai phạm, trái pháp luật trong đời sống xã hội. Hành chính Việt Nam thực nguyên tắc quản lí theo pháp luật cần phải đảm bảo một số yếu tố sau:
- Thực hiện tốt chức năng lập quy: xây dựng các văn bản dưới luật một cách rõ ràng, minh bạch, hiệu quả và có tính khả thi cao. Các văn bản pháp quy của Chính phủ cùng với các điều luật và bộ luật cần phải hoàn chỉnh, đồng bộ, hệ thống để đảm bảo tính hiệu quả cao nhất trong quản lí và thực thi;
 - Các cơ quan chuyên trách trong bộ máy hành chính phải được thiết lập hoặc xoá bỏ theo yêu cầu của công việc, phải hoạt động đúng chức năng, thẩm quyền được giao trong khuôn khổ quy định của pháp luật và trên hết phải lấy hiệu quả công việc làm đầu; 
- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải là những người gương mẫu trong việc tuân thủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Chính họ vừa là người thực thi luật vừa là đối tượng, chịu sự chi phối và điều chỉnh của luật.
3. Nguyên tắc tập trung dân chủ:
 Đây là nguyên tắc cơ bản và áp dụng cho tất cả các cơ quan nhà nước và tổ chức của nhà nước trong đó có cơ quan hành chính nhà nước. Nguyên tắc này xuất phát từ hai yêu cầu khách quan của quản lí, đó là: đảm bảo tính thống nhất của hệ thống lớn (quốc gia, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, bộ phận) và đảm bảo sự phù hợp với đặc thù của hệ thống còn lệ thuộc (từng ngành, từng địa phương, từng cơ quan, đơn vị, bộ phận, cá nhân). Nguyên tắc này tạo khả năng kết hợp quản lí xã hội một cách khoa học với việc phân cấp quản lí cụ thể, hợp lí từng cấp, từng khâu, từng bộ phận.
 Tập trung trong hành chính nhà nước được thể hiện trên các nội dung:
 - Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước theo hệ thống thứ bậc; 
- Thống nhất chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển;
 - Thống nhất các quy chế quản lí; 
- Thực hiện chế độ một thủ trưởng hoặc trách nhiệm cá nhân người đứng đầu ở tất cả các cấp, đơn vị.
 Dân chủ trong hành chính nhà nước là sự phát huy trí tuệ của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị và các cá nhân tổ chức và hoạt động hành chính. Tính dân chủ được thể hiện cụ thể ở:
 - Cấp dưới được tham gia thảo luận, góp ý kiến về những vấn đề trong quản lí; 
- Cấp dưới được chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
 Hai nội dung tập trung và dân chủ liên quan hữu cơ với nhau, tác động bố trợ cho nhau. Tập trung trên cơ sở dân chủ và dân chủ trong khuôn khổ tập trung. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ở bất kì cấp nào cũng đòi hỏi sự kết họp hài hoà hai nội dung đó để tạo ra sự nhất trí giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, giữa người chỉ huy và người thừa hành.
4. Nguyên tắc kết hợp chế độ làm việc tập thể với thủ trưởng:
Ở nước ta, trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có hai loại:
+ Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung như Chính phủ, uỷ ban nhân dân các cấp hoạt động theo chế độ tập thể quyết định trong một phạm vi thẩm quyền nhất định do pháp luật quy định, đồng thời thực hiện quyền của người đứng đầu: Thủ tướng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, cũng trong một phạm vi thẩm quyền có giới hạn do pháp luật quy định.
+ Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng như các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các sở, phòng ban chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp hoạt động theo chế độ một thủ trưởng quyết định, cá nhân người đứng đầu chịu trách nhiệm chính trong các vấn đề quan trọng.
5. Nguyên tắc kết hợp giữa quản lí ngành với quản lí lãnh thô:
Quản lí thống nhất theo ngành nhằm vào yêu cầu phát triển thống nhất về các mặt: chiến lược, quy hoạch và phân bổ đầu tư; chính sách về tiến bộ khoa học - công nghệ; thể chế hoá các chính sách thành luật pháp; đào tạo và quản lí đội ngũ cán bộ, công chức khoa học kĩ thuật và quản lí đào tạo công nhân lành nghề, không phân biệt thành phần kinh tế - xã hội, lãnh thổ và các cấp quản lí.
Quản lí theo lãnh thổ là sự quản lí tập trung vào các yếu tố đặc thù riêng của từng vùng, từng địa phương cụ thể (quản lí theo lãnh thồ phải tính đến các đặc điểm riêng về kinh tế, trình độ dân trí, văn hoá, các yếu tố truyền thống lịch sử riêng của địa phương đó).
 Sự kết hợp quản lí theo ngành với quản lí theo lãnh thổ phải được kết hợp thống nhất theo luật pháp và dưới sự điều hành thống nhất của một hệ thống hành chính nhà nước thống nhất từ Trung ương tới địa phương và cơ sở, phải đảm bảo hiệu quả của công tác quản lí tới các tổ chức và công dân ở địa phương mà vẫn đảm bảo các nguyên tắc và yêu cầu trong phát triển của từng ngành.
6. Nguyên tắc phân định giữa quản lí nhà nước về kinh tế và quản lí kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước:
 Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước được trao quyền tự chủ kinh doanh theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lí của nhà nước. Vì vậy, vai trò chủ yếu của nhà nước là định hướng, dẫn dắt, hỗ trợ và điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp, không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trước đây. Do đó, cần phải phân định và kết hợp tốt chức năng quản lí nhà nước về kinh tế với chức năng quản lí kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
 Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước không can thiệp vào nghiệp vụ kinh doanh, phải tôn trọng tính độc lập và tự chủ của các đơn vị kinh doanh. Còn các đơn vị kinh doanh trong việc thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, chấp nhận cạnh tranh, mở cửa... phải tuân theo pháp luật và chịu sự điều chỉnh bằng pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước.
Tuy cần phân biệt giữa quản lí nhà nước về kinh tế và quản lí kinh doanh song cũng cần thấy hai mặt đó không tách rời nhau một cách máy móc, mà kết hợp với nhau, thống nhất với nhau trong hệ thống kinh tế và cơ chế quản lí kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
 Ðiều 6-Hiến pháp 2013 quy định: “ Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”.
Nguyên tắc quan trọng nhất là nguyên tắt tập trung dân chủ. Bởi vì:
 Theo Ðiều 6-Hiến pháp 2013 quy định: “ Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”.
 Như vậy, Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ bầu ra để thay mặt mình trực tiếp thực hiện những quyền lực đó. Ðể thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và nó luôn có sự phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
Câu 2:
a. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân à Đúng.
* Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, bởi vì nó được thể hiện ở các mặt sau đây:
Quốc hội là cơ quan nhà nước duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Bầu cử đại biểu Quốc hội là kết quả lựa chọn thống nhất của nhân dân cả nước;
Quốc hội gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Quốc hội là sự thể hiện rõ nhất khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đại diện cho trí tuệ của nhân dân cả nước;
Quốc hội có nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân và dân tộc, nói lên tiếng nói của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước;
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp và quyết định những vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia cũng như các vấn đề trọng đại của đất nước.
b. Chủ tịch nước là cơ quan có thẳm quyền cao nhất trong Bộ máy nhà nước à Sai.
Điều 4 Hiến pháp nước CH XHCN Việt Nam nêu rõ: Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền và lãnh đạo đất nước, như vậy xét về mọi góc độ Đảng Cộng Sản Việt Nam – mà đại diện là Bộ Chính Trị là cơ quan có thẩm quyền, hoạt động và điều hành đất nước theo cơ chế: Đảng lãnh đạo – Nhà nước quản lý – Nhân dân làm chủ.
♦ Chủ Tịch nước là chức danh do cá nhân đảm trách được Quốc Hội bầu ra, không phải là cơ quan nhà nước và không thuộc hệ thống cơ quan nhà nước nào hết.
c. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước CH XHCN Việt Nam à Đúng.
Theo điều 94 – Hiến pháp 2013: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
d. Mọi công dân làm viêc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp đều gọi là công chức à Đúng.
Điều 4 – Luật Cán bộ, công chức quy định:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
e. Theo quy định của luật viên chức 2010, Hiệu trưởng Trường đại học được gọi là viên chức à Sai.
a. Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
b. Căn cứ điều 2, điều 4 Luật Viên chức:
Điều 2: Viên chức:
 Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức:
 Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
 Như vậy, chỉ có Hiệu Trưởng các trường Đại Học công lập mới được gọi là viên chức, trường hợp Hiệu Trưởng các trường ngoài công lập không được xem là viên chức.

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_li_luan_ve_nha_nuoc_va_hanh_chinh_nha_nuoc.docx