Đề cương môn Lịch sử 6 (Chân trời sáng tạo)

I. LỊCH SỬ VÀ MÔN LỊCH SỬ LÀ GÌ?

- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.

- Lịch sử còn là khoa học tìm hiểu và phục dựng quá khứ.

- Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

Ví dụ : Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43) chính là lịch sử. Bởi vì đó là hoạt động của Hai Bà Trưng đã từng diễn ra trong quá khứ.

 

docx 36 trang phuongnguyen 27/07/2022 8060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương môn Lịch sử 6 (Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương môn Lịch sử 6 (Chân trời sáng tạo)

Đề cương môn Lịch sử 6 (Chân trời sáng tạo)
ĐỀ CƯƠNG MÔM LỊCH SỬ 6 ( CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
BÀI 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ ?
I. LỊCH SỬ VÀ MÔN LỊCH SỬ LÀ GÌ?
- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử còn là khoa học tìm hiểu và phục dựng quá khứ.
- Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.
Ví dụ : Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43) chính là lịch sử. Bởi vì đó là hoạt động của Hai Bà Trưng đã từng diễn ra trong quá khứ.
II. VÌ SAO CẦN PHẢI HỌC LỊCH SỬ?
Hình 1.7. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội (2-9-1945), thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
- Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay.
 - Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.
=> phải giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.
III. KHÁM PHÁ QUÁ KHỨ TỪ CÁC NGUỒN DỮ LIỆU.
- Dựa vào 4 nguồn tư liệu để biết và khôi phục lại lịch sử .
	+ Tư liệu gốc là loại tư liệu liên quan trực tiếp các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ
+ Tư liệu truyền miệng (các chuyện kể, lời truyền, truyền thuyết...) được truyền qua nhiều đời
+ Tư liệu hiện vật ( các tấm bia, nhà cửa, đồ vật cũ...) khắc hoạ tương đối đầy đủ về mọi mặt của sự kiện lịch sử đã xảy ra
+ Tư liệu chữ viết (sách vở, văn tự, bài khắc trên bia...).Nó giúp chúng ta phục dựng lịch sử và là cách để kiểm chứng tư liệu chữ viết.
IV . LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Tại sao cần thiết phải học môn Lịch sử?
2. Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
3. Em biết những di tích lịch sử nào ở địa phương em đang sống? Hãy kể cho cả lớp nghe về sự kiện lịch sử liên quan đến một trong những di tích đó?
4. Hãy viết một đoạn văn ngắn về lịch sử ngôi trường em đang học (trường được thành lập khi nào? Nó thay đổi như thế nào theo thời gian?...)
5. Cửu Bắc, một kiến trúc cổ, nằm trên phố Phan Đình Phùng, Hà Nội ngày nay. Trên tường vẫn còn nguyên dấu vết đạn pháo của thực dân Pháp khi đánh chiếm thành Hà Nội năm 1882. Có ý kiến cho rằng nên trùng tu lại mặt thành, xóa đi những vết đạn pháo đó, em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
* GỢI Ý TRẢ LỜI 
Câu 1: sgk mục 2
Câu 2: Căn cứ vào những chứng cứ lịch sử hay tư liệu lịch sử, nguồn sử liệu để biết và dựng lại lịch sử. 
Câu 3: 
- Những di tích lịch sử nào ở địa phương em đang sống (Hà Nội): Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Cột cờ Hà Nội, Đền Cổ Loa, Gò Đống Đa, Điện Kính Thiên, Nhà Hát lớn,...
- Sự kiện lịch sử liên quan đến Nhà Hát lớn: Tại Quảng trường trước Nhà hát lớn, ngày 19/8/1945, 20 vạn đồng bào Thủ đô đã mít tinh hưởng ứng lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Việt Minh, sau biến thành cuộc biểu tình vũ trang cướp chính quyền ở Hà Nội.
Câu 4: Học sinh tự tìm hiểu về ngôi trường mình học và viết 1 đoạn văn ngắn 
Câu 5: Em không đồng ý với ý kiến nên trùng tu lại mặt thành, xoá đi những vất đạn pháo đó vì những vết đạn đó là một phần của lịch sử, là nguồn sử liệu nên phải được giữ gìn và tôn trọng. 
BÀI 2 : THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
I. ÂM LỊCH, DƯƠNG LỊCH
Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã phát hiện quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời để tính thời gian và làm ra lịch.
- Có hai cách làm lịch:
Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Thời gian Mặt Trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái Đất là một tháng.
Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Thời gian Trái Đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là một năm.
II. CÁCH TÍNH THỜI GIAN. 
 +Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của dương lịch, gọi là Công lịch.
 +Công lịch lấy năm 1 là năm tương truyền Chúa Giê-xu (Jesus, người sáng lập đạo Thiên chúa) ra đời làm năm đẩu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN) 
 - Theo Công lịch: 1 năm có 12 tháng hay 365 ngày. Năm nhuận thêm 366 ngày.
 + 100 năm là 1 thế kỷ.
 + 1000 năm là 1 thiên niên kỷ. 
 III, LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG.
1. Em hãy xác định: từ thời điểm xảy ra các sự kiện ghi trên sơ đồ bên dưới đến hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ?
2. Hãy cho biết những ngày lễ quan trọng của Việt Nam sau dựa theo loại lịch nào: giỗ Tổ Hùng Vương, Tết Nguyên Đán, Ngày Quốc Khánh.
3. Theo em, vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch? Có nên chỉ ghi một loại lịch là dương lịch không?
* GỢI Ý TRẢ LỜI.
Câu 1: 
+ Tính từ năm 40 đến năm 2021 là: 1981 năm, 198 thập kỉ, hơn 19 thế kỉ. 
+ Tính từ năm 248 đến năm 2021 là: 1773 năm, hơn 177 thập kỉ, hơn 17 thế kỉ. 
+ Tính từ năm 542 đến năm 2021 là: 1479 năm, hơn 147 thập kỉ, hơn 14 thế kỉ.
+ Tính từ năm 938 đến năm 2021 là: 1083 năm, hơn 108 thập kỉ, hơn 10 thế kỉ. 
Câu 2: 
- Những ngày lễ được tính theo loại lịch dương: ngày Quốc khánh, ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Những ngày lễ được tính theo loại lịch âm: Giỗ tổ Hùng Vương, tết Nguyên đán.
Câu 3: Theo em, trên tờ lịch không nên chỉ ghi một loại lịch là dương lịch, mà cần có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch vì: việc dùng âm lịch khá phổ biến ở Việt Nam, liên quan đến văn hóa cổ truyển của dân tộc.
CHƯƠNG 2: THỜI KÌ NGUYÊN THỦY
BÀI 3: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI
 I. QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA TỪ VƯỢN THÀNH NGƯỜI
 - Quá trình tiến hóa từ vượn thành người: 
+ Cách đây khoảng từ 6 triệu đến 5 triệu năm, ở chặng đầu của quá trình tiến hoá, có một loài vượn khá giống người đã xuất hiện, được gọi là Vượn người. 
+ Trải qua quá trình tiến hoá, khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh Vượn người đã tiến hóa thành người tối cổ. 
+ Người tối cổ trải qua quá trình tiến hóa, vào khoảng 150.000 năm trước, người tinh khôn xuất hiện, đánh dấu quá trình chuyển biến từ vượn người thành người đã hoàn thành. 
Hình . Người tối cổ và người tinh khôn. Công cụ đá thô sơ của Người tối cổ (An Khê, Gia Lai), cách ngày nay khoảng 800 000 năm
- Kết quả Phiếu học tập số 1:
Vượn người
Người tối cổ
Người tinh khôn
Thời gian xuất hiện
6 – 5 triệu năm cách ngày nay
4 triệu năm cách ngày nay
150.000 năm cách ngày nay
Dấu tích (địa điểm nhìn thấy sớm nhất)
Đông Phi
Nhiều nơi trên thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á
Khắp các châu lục
Đặc điểm não
Thể tích: 650 - 1100 cm3
Thể tích: 1450 cm3
Đặc điểm vận động
Leo trèo
Thoát li khỏi leo trèo, có khả năng đứng thẳng trên mặt đất 
Có cấu tạo cơ thể như người hiện nay
Công cụ lao động
Công cụ đá được ghè đẽo (thô sơ)
Biết chế tạo công cụ tinh xảo
II. DẤU TÍCH CỦA NGƯỜI TỐI CỔ Ở ĐÔNG NAM Á.
- Người tối cổ xuất hiện sớm ở Đông Nam Á, dấu tích đầu tiên ở Gia-va (Indonesia)
- Ở Việt Nam, người tối cổ xuất hiện ở An Khê (Gia Lai), Thẩm Khuyên – Thẩm Hai (Lạng Sơn), núi Đọ (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai); sử dụng công cụ đá có ghè đẽo thô sơ. Đặc biệt phát hiện những chiếc răng Người tối cổ cách đây khoảng 400 000 năm
III. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Câu 1. Bằng chứng khoa học nào chứng tỏ Đông Nam Á là nơi có con người xuất hiện sớm ? 
 Đông Nam Á là nơi có xuất hiện con người từ sớm là vì căn cứ vào những dấu tích tìm được:
- Ở Đông Nam Á: tìm thấy nhiều dấu tích ở nhiều nơi: đảo Gia-va
- Ở Việt Nam: những dấu tích tìm thấy ở nhiều nơi như Thâm Khuyên, Thẩm Hai, đặc biệt phát hiện những chiếc răng Người tối cổ cách đây khoảng 400 000 năm
Câu 2. Lập bảng thống kê các di tích của người tối cổ ở Đông Nam Á theo bảng sau: 
Tên quốc gia
Tên địa điểm tìm thấy dấu tích
Việt Nam
Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)
An Khê (Gia Lai)
Xuân Lộc (Đồng Nai)
Núi Đọ,Quan Yên (Thanh Hóa)
Ma- lay-xi-a
Ni-a
Phi-lip-pin
Ta-bon
In-dô-ne-xia
Tri-nine (Đảo Gia-va)
Li-ang Bua (đảo Phio-rat)
Mi-an-ma
Pon-doong
Thái Lan
Tham Lót
Câu 3: Phần lớn người châu Phi có làn da đen, người châu Á có làn da vàng, người châu Âu có làn da trắng, liệu họ có chung nguồn gốc hay không?
Gợi ý trả lời
Mọi con người trên hành tinh này đều có chung tổ tiên, nguồn gốc nhưng có sự phân biệt màu sắc như thế là do môi trường sống xung quanh. Ví dụ như những người châu Phi là nơi mà các tia mặt trời là cực kỳ mãnh liệt quanh năm đã ảnh hưởng tới sắc tố da của con người khiến da có màu đen. Tương tự với người châu Á và châu Mĩ do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời mà họ có màu da khác nhau và yếu tố này có khả năng di truyền nên đây là nguyên nhân lí giải cho sự khác biệt màu da của chúng ta.
BÀI 4: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
I. CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THỦY.
+ Xã hội nguyên thủy tiến triển qua 3 giai đoạn: 
+ Bầy người nguyên thủy: Gồm vài gia đình sinh sống cùng nhau. Có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
+ Thị tộc: Gồm các gia đình có quan hệ huyết thống sinh sống cùng nhau. Đứng đầu là tộc trưởng.
+ Bộ lạc: Gồm các thị tộc sống trên cùng 1 địa bàn. Đứng đầu là tù trưởng.
- Đặc điểm căn bản trong quan hệ của con người với nhau thời kì nguyên thủy: con người ăn chung, ở chung và giúp đỡ lẫn nhau.
II. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY
1. Lao động và công cụ lao động
- Ban đầu, người tối cổ chỉ biết cầm hòn đá trên tay; về sau họ biết ghè đá tạo thành công cụ lao động, tạo ra lửa để sưởi ẩm và nướng thức ăn
- Người tinh khôn biết mài đá làm công cụ, làm cung tên nên nguồn thức ăn phong phú hơn. 
2. Từ hái lượm, săn bắt đến trồng trọt chăn nuôi
- Ban đầu, người nguyên thuỷ chủ yếu là hái lượm và săn bắt. Về sau, họ biết trồng trọt và chăn nuôi, định cư.
- Người nguyên thuỷ ở Việt Nam biết làm nông nghiệp từ thời văn hoá Hoà Bình (10.000 năm); sau đó định cư ở nhiều nơi như Cái Bèo, Hạ Long, Bàu Tró
III.ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY.
- Người nguyên thuỷ chôn người chết theo công cụ và đồ trang sức. 
- Họ biết vẽ trên các vách hang động
IV. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG.
Câu 1: Em hãy nêu sự tiến triển về công cụ lao động, cách thức lao động của người nguyên thuỷ
- Hoàn thành bảng sau:
Nội dung
Người tối cổ
Người tinh khôn
Đặc điểm cơ thể
Công cụ và phương thức lao động
Tổ chức xã hội
Câu 2: Theo em, lao động có vai trò như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội ngày nay?
Câu 3: Vân dụng kiến thức trong bài học, em hãy sắp xắp các bức vẽ minh họa đời sống lao động của người nguyên thuỷ bên dưới theo hai chủ đề:
Chủ đề 1 - Cách thức lao động của Người tối cổ.
Chủ đề 2 - Cách thức lao động của Người tinh khôn 
GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu 1. Tiến triển về công cụ lao động:
Người tối cổ
Người tinh khôn
Công cụ lao động
sử dụng hòn đá được ghè đẽo thô sơ
rìu đá mài lưỡi, cung tên, lao
Cách thức lao động
săn bắt
trồng trọt và chăn nuôi
Hoàn thành bảng như sau:
Nội dung
Người tối cổ
Người tinh khôn
Đặc điểm cơ thể
- Hầu như có thể đi, đứng bằng hai chân.
- Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô về phía trước,
- Trên cơ thể còn bao phủ bởi một lớp lông mỏng.
- Dáng đứng thẳng (như người ngày nay).
- Thể tích hộp sọ lớn hơn, trán cao, hàm không nhô về phía trước như Người tối cổ.
- Lớp lông mỏng không còn.
Công cụ và phương thức lao động
sử dụng hòn đá được ghè đẽo thô sơ để săn bắt
rùi đá mài lưỡi, cung tên, lao để trồng trọt, chăn nuôi
Tổ chức xã hội
con người sống theo bầy hay còn gọi là bầy người nguyên thủy, bao gồm vài gia đình sinh sống cùng nhau, xã hội sự phân công lao động giữa nam và nữ
xã hội được chia thành thị tộc, bộ lạc. Thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống mà đứng đầu là tộc trưởng. Bộ lạc gồm nhiều thị tộc cư trú trên cùng bản địa, người đứng đầu là tù trưởng.
Câu 2: 
Lao động giúp con người tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần xây dựng xã hội phát triển. Nó giúp con người làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của chính mình, nó đem đến cho con người niềm vui, tìm thấy được ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Lao động giúp con người tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần xây dựng xã hội phát triển. Nó giúp con người làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của chính mình, nó đem đến cho con người niềm vui, tìm thấy được ý nghĩa thực sự của cuộc sống.
Câu 3: 
Gợi ý trả lời
+ Chủ đề 1: Cách thức lao động của người tối cổ: 1, 2, 4
+ Chủ đề 2: Cách thức lao động của người tinh khôn: 2, 3, 6
Bài 5: SỰ CHUYỂN BIẾN TỪ XÃ HỘI NGUYÊN THỦY SANG XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP
I. SỰ XUẤT HIỆN CỦA CÔNG CỤ BẰNG KIM LOẠI
- Vào thiên niên kỷ V TCN, con người tìm ra kim loại đầu tiên là đồng đỏ, rồi đồng thau và sắt
- Việc chế tạo công cụ lao động giúp con người khai hoang, khai mỏ, luyện kim, làm nông nghiệp
II.SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
- Nhờ có kim loại, con người tăng năng suất lao động nên sản phẩm dư thừa thường xuyên, phân hoá giàu nghèo 
- Ở phương Tây, phân hoá giàu nghèo triệt để. Ở phương Đông, phân hoá giàu nghèo không triệt để do “tính cố kết cộng đồng” của cư dân rất mạnh mẽ.
III. VIỆT NAM CUỐI THỜI NGUYÊN THỦY
- Hơn 4.000 năm trước đây, xã hội nguyên thuỷ Việt Nam có chuyển biến trải qua văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun với thuật luyện kim, biết chế tác nhiều loại công cụ lao động bằng đồng. 
- Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại giúp cư dân làm nông nghiệp, nghề thủ công và mở rộng địa bàn cư trú để thành lập các xóm làng đầu tiên. 
IV. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Em hãy nêu các chuyển biến về kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thuỷ. Phát minh quan trọng nào của người nguyên thuỷ được tạo ra từ chuyển biến này ? 
+ Những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuối thời nguyên thủy:
- Kinh tế: khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, xuất hiện nghề luyện kim, chế tạo vũ khí,....của cải có sự dư thừa.
- Xã hội: Có sự phân hóa giàu nghèo và có sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội giai cấp.
Phát minh quan trọng của người nguyên thủy tạo nên những chuyển biến này là công cụ lao động bằng kim loại. 
2. . Quan sát công cụ lao động và những vật dụng của người nguyên thủy giai đoạn Phùng Nguyên, Đồng Đậu Gò Mun, em hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả cuộc sống của họ.
Gợi ý trả lời
Trải qua quá trình không ngừng tiến hóa, cuộc sống của người nguyên thủy ngày một phát triển hơn. Tại giai đoạn Phùng Nguyên, Đồng Đậu Gò Mun, người nguyên thủy đã phát hiện ra đồng kim loại để luyện kim, chế tạo ra những công cụ bằng sắt phục vụ cho cuộc sống thay thế những loại công cụ bằng sắt đá thô sơ như trước. Cuộc sống con người ngày càng được cải thiện, họ săn bắt, chăn nuôi, cư trú tại đồng bằng ven các con sông lớn. Con người lúc này có thể khai phá thêm đất hoang, tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa...Xã hội bắt đâu có sự phân hóa giai cấp giàu nghèo từ đây.
Câu 3: Em hãy kể tên một số vật dụng bằng kim loại mà con người ngày nay vẫn thừa hưởng từ những phát minh của người nguyên thủy.
Gợi ý trả lời
Một số vật dụng bằng kim loại mà con người ngày nay vẫn thừa hưởng từ những phát minh của người nguyên thủy như liềm, kìm, búa, cuốc, xẻng, cày, dao,...
CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI
BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.
- Ai Cập nằm ở Đông Bắc châu Phi.
- Sông Nin mang nguồn nước dồi dào phục vụ nông nghiệp, là tuyến đường giao thông quan trọng
II. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC AI CẬP CỔ ĐẠI.
- Năm 3200 TCN, vua Menes thống nhất các nome ở Thượng và Ai Cập thành nước Ai Cập thống nhất.
- Các pharaoh có quyền tối cao, cai trị theo hình thức cha truyền con nối
- Năm 30 TCN, Ai Cập bị quân La Mã thống trị
III. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU
- Chữ viết: Chữ tượng hình, viết trên giấy papyrus
- Toán học: Giỏi về hình học
- Kiến trúc : nổi bật là các Kim Tự Tháp 
- Y học: là thuật ướp xác, giỏi về giải phẩu, biết rỏ các bộ phận trên cơ thể người
IV. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Luyện tập 1. Em hiểu thế nào về câu nói của sử gia Hy lạp cổ đại Hê-rô-đốt :" Ai Cập là quà tặng của sông Nin"
Gợi ý trả lời
Câu nói ấy hoàn toàn đúng bởi sông Nin đem về cho họ:
- Nguồn nước cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt, đa dạng sinh vật
- Mùa lũ, sông Nin bồi đắp phù sa, giúp thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
- Là con đường giao thông kết nối các vùng, giúp kinh tế Ai Cập phát triển.
Luyện tập 2. Sự ra đời của nhà nước Ai Cập cổ đại dựa trên cơ sở?
Gợi ý trả lời
- Sự ra đời của nhà nước Ai Cập cổ đại xưa dựa trên cơ sở:
+Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Những con sông này cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất. Hằng năm mùa lũ, các sông bồi đắp phù sa phục vụ sản xuất. +Ngoài ra, đây còn là con đường giao thông chính kết nối các vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế Ai Cập
+Xã hội, con người:
+ Mới đầu họ chỉ là những thổ dân của châu Phi kết hợp với tộc người Ha-mít từ Tây Á xâm nhập vào vùng lưu vực sông Nin, sống theo từng công xã ( Nôm)
+Đếm khoảng năm 3200 TCN, vua Na-mơ theo huyền thoại đã thống nhất các Nôm lại thành một vương quốc
=> Ai Cập ra đời
. Vận dụng 3. Giả sử lớp học của em có chiều cao 3m, hãy cùng các bạn trong lớp tìm hiểu xem chiều cao của kim tự tháp Kê - ốp gấp bao nhiêu lần chiều cao của lớp học.
Gợi ý trả lời
Kim tự tháp Kê - ốp có chiều cao khoảng 147m,
Chiều cao lớp học: 3m
Kim tự tháp Kê - ốp gấp số lần chiều cao lớp học là: 147 : 3 = 49 (m)
Kim tự tháp Kê - ốp gấp 49 lần chiều cao của lớp học
* HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ( PHIẾU HỌC TẬP)
Lớp:......
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm 1: 
Câu hỏi: Trong các thành tựu văn hóa của người Ai Cập cổ đại, em ấn tượng nhất với thành tựu nào? Vì sao?
Trả lời:
Lớp:......
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm 2: 
Câu hỏi: Em biết từ “paper” (giấy viết trong tiếng Anh) có nguồn gốc từ từ nào?
Trả lời:
Trường THCS.....
Lớp:......
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm 3: 
Câu hỏi: Tại sao hình học ở Ai cập cổ đại lại phát triển?
Trảlời:
...
* GỢI Ý TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP
- Nhóm 1: HS trả lời bất cứ thành tựu nào em thích, giải thích được tại sao các em có ấn tượng với thành tựu đó. (GV cần định hướng cho HS về cách giải thích hướng tới ý nghĩa ứng dụng, thành tựu đó vẫn có những đóng góp cho hiện tại). Kim tự tháp và những tác phẩm nghệ thuật của Ai Cập cổ đại là một nguồn thu lớn của Ai Cập ngày nay trong ngành du lịch.
- Nhóm 2: Từ “paper” có nguồn gốc từ gốc từ "Papyrus" (pa-pi-rút). Người Ai Cập đã dùng thân cây Pa pi-rut để tạo giấy.
- Nhóm 3: Hình học ở Ai cập cổ đại lại phát triển vì hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xoá nhoà, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích.
BÀI 7: LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
- Điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà cổ đại:
- Ai Cập có địa hình đóng kín (bao quanh chủ yếu là sa mạc và nhiều địa hình khác), Lưỡng Hà có địa hình mở (đất đai bằng phẳng, không có biên giới cản trở)
* điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà.
- Địa hình của Lưỡng Hà mở nên dễ dàng để các thương nhân buôn bán, giao lưu văn hoá; nhưng mặt hại thì nơi này nhiều tài nguyên nên luôn bị các thế lực bên ngoài xâm nhập (quá dễ dàng)
- Những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên mang lại cho cư dân Lưỡng Hà cổ đại:
+ Nông nghiệp phát triển: trồng chà là, ngũ cốc, rau củ, thuần dưỡng động vật.
+ Nhiều người Lưỡng Hà trở thành thương nhân do việc đi lại dễ dàng, họ đi khắp Tây Á với những đàn lạc đà chất đầy hàng hóa trên lưng. 
II. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI 
- Năm 3500 TCN, người Sumer làm chủ vùng Lưỡng Hà
- Sau người Sumer, nhiều tộc người khác thay nhau làm chủ Lưỡng Hà
- Năm 530 TCN, Lưỡng Hà bị đế quốc Ba Tư tiêu diệt. 
III. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU.
- Chữ viết: Người Lưỡng Hà dùng chữ viết hình nêm, viết trên phiến đất sét
- Văn học: sử thi Gilgamesh
- Luật pháp: bộ luật Hammurabi
- Toán học: giỏi về số học, dùng hệ đếm 60
- Kiến trúc: thành Babylon, vườn treo Babylon
IV. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Luyện tập 1. Quan sát lược đồ 7.2 em hãy cho biết các thành thị của Lưỡng Hà cổ đại phân bố chủ yếu ở khu vực nào?
Gợi ý trả lời
- Quan sát lược đồ 7.2 em hãy cho biết các thành thị của Lưỡng Hà cổ đại phân bố chủ yếu ở khu vực ven các con sông lớn là sông Ơ-phơ-rat và sông Ti-go-ro
Vận dụng 3. Thành tựu nào của người Lưỡng Hà cổ đại còn có ảnh hưởng đến ngày nay?
Gợi ý trả lời
Thành tựu của người Lưỡng Hà cổ đại có ảnh hưởng đến ngày nay như:
- Ngày nay chúng ta vẫn sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở để chia một giờ thành 60 phút, một phút bằng 60 giây và chia một vòng tròn thành 360 độ
- Những di tích kiến trúc điêu khắc vẫn còn đến ngày nay như vườn treo Ba-bi-lon
Vận dụng 4. Kể tên những đồ vật xung quanh em có liên quan đến thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại
Gợi ý trả lời
- Những đồ vật xung quanh em có liên quan đến thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại: đồng hồ, đo độ.
* HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP QUA LÀM PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập số 1
Lớp:......
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm 1: 
Câu hỏi: Quan sát Hình 7.3, em hãy cho biết tại sao người Xu-me không dùng dụng cụ đầu hình tròn hay lông mềm để khắc chữ trên những phiến đất sắt?
Trả lời:
Lớp:......
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm 2: 
Câu hỏi: Đọc tư liệu Hình 7.4, em hãy cho biết vua Ha-mu-ra-bi ban hành bộ luật để làm gì?
Trả lời:
Trường THCS.....
Lớp:......
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm 3: 
Câu hỏi: Em ấn tượng với thành tựu nào nhất của người Lưỡng Hà cổ đại, vì sao?
Trả lời:
.
* GỢI Ý TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP
- Nhóm 1: Không thể dùng dụng cụ đầu hình tròn hay lông mềm để khắc chữ trên những phiến đất sắt vì không viết được như vậy. Người Lưỡng Hà dùng dụng cụ có đầu hình nhọn để khắc chữ viết có hình dạng giống như những chiếc đinh hay góc nhọn.
+ Nhóm 2: Vua ban hành bộ luật để phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo luật pháp, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu.
+ Nhóm 3 (tùy theo sở thích của HS, tuy nhiên HS phải đưa ra được lý do sự lựa chọn của mình): Em ấn tượng với thành tựu Vườn treo Ba-bi-lon nhất. Đây là công trình kiến trúc được liệt vào hàng kiệt tác của nhân loại, luôn luôn gắn liền với tên của một phụ nữ, đó là vườn treo Ba-bi-lon (vườn treo Se-mi-ra-mit). Vườn treo từng được coi là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đạiVườn treo là một khoảng xanh tươi mát, là niềm hi vọng và điểm định hướng cho những đoàn lạc đà hành trình trên sa mạc mênh mông và nóng bỏng.
BÀI 8: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
I.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
- Ấn Độ nằm ở khu vực Nam Á với 3 mặt giáp biển. . Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a, dãy Vin-đi-a vùng Trung Ấn chia địa hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn.
- Cội nguồn của cư dân Ấn Độ cổ đại là vùng đồng bằng sông Ấn, sông Hằng ở vùng Bắc Ấn.
II. XÃ HỘI ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI.
- Người Arya lập chế độ đẳng cấp rất khắc nghiệt với 4 đẳng cấp: Brahman (tăng lữ), Kshatriya (quý tộc), Vaisiya (thương nhân) và Shudra (nô lệ)
- Đẳng cấp Brahman (tăng lữ) có vị thế cao nhất, đẳng cấp Sudra có vị thế thấp nhất. 
III. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA CHỦ YẾU.
+ Tôn giáo: Bà-la-môn giáo, Phật giáo
+ Chữ viết và văn học: Người Ấn Độ đã có chữ viết từ sớm. Đó là chữ Phạn. Chữ Phạn dùng để viết các tác phẩm tôn giáo lớn như kinh Vê-đa (Veda) và các tác phẩm văn học, tiêu biểu là hai bộ sử thi Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta. 
+ Khoa học tự nhiên: Phát minh ra các số từ 0 đến 9; sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, thảo mộc trong chữa bệnh.
+ Kiến trúc và điều khắc: Chủ yếu là kiến trúc tôn giáo với những công trình kì vĩ. Có chùa hang Ajanta
IV. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Luyện tập 1. Tại sao dân cư Ấn Độ cổ đại lại sinh sống nhiều ở vùng Bắc Ấn?
Gợi ý trả lời
Cư dân Ấn Độ cổ đại sinh sống nhiều ở vùng Bắc Ấn là: do khu vực bắc ấn là đồng bằng sông Ấn và sông Hằng. Nơi đây hằng năm được bồi đắp phù sa, có sự tác động của gió mùa nên rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nên cư dân sống nhiều tại đây
Luyện tập 2. Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại biểu hiện như thế nào?
Gợi ý trả lời
Hiểu “phân hoá xã hội” nghĩa là: sự xuất hiện các nhóm cư dân khác nhau về địa vị xã hội và tài sản trong quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ. PHXH thường đi đôi với phân hoá giàu nghèo => thể hiện rõ ở Ấn Độ là phân chia các đẳng cấp xã hội khắc khe. 
Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại
- Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau
- Người thuộc đẳng cấp dưới phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.
Vận dụng 3. Viết đoạn văn ngắn mô tả một thành tựu văn hóa của Ấn Độ có ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam
Gợi ý trả lời
Một trong những thành tựu văn hóa của Ấn Độ ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam chính là Phật giáo. Phật giáo răn dạy chúng ta về luật nhân quả, về cách sống sao tốt, khuyên răn con người ta không làm việc xấu và chủ chương tất cả mọi người sống đều bình đẳng. Chính vì những nét đẹp trong văn hóa Phật giáo Ấn Độ mà Phật giáo được lưu hành rộng rãi trải qua hàng ngàn năm ở nước ta. Hiện nay có những di tích cho thấy rõ ràng nhất về sự tồn tại của Ấn Độ giáo là thánh địa Mỹ Sơn của quốc gia Champa cổ, một công trình kiến trúc vĩ đại còn tồn tại đến ngày nay.
* HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP QUA PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập số 1
Lớp:......
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm.: 
Câu hỏi: Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có điểm gì giống và khác nhau so với Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại? 
Trả lời:
Phiếu học tập số 2:
Lớp:......
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm: 
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về sự phân chia xã hội Ấn Độ theo đẳng cấp?
Trả lời:
GỢI Ý TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP
* Câu hỏi: Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có điểm gì giống và khác nhau so với Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại? 
- Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có giống và khác nhau so với Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:
+ Giống nhau: Đều có những dòng sông lớn (sông Nin, sông Ti-gơ-rơ, sông Ơ-phơ-rát, sông Ấn, sông Hằng) bồi tụ nên các đồng bằng rộng lớn.
+ Khác nhau: 
Lãnh thổ Ấn Độ thời cổ đại là một vùng rộng lớn.
Ấn Độ có địa hình và khí hậu khác nhau ở mỗi miền.
Ấn Độ có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông.
- Điều kiện tự nhiên của sông Ấn, sông Hằng đã đem lại thuận lợi cho Ấn Độ: cư dân cổ đại chủ yếu sinh sống ở lưu vực hai con sống, sản xuất nông nghiệp với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. 
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về sự phân chia xã hội Ấn Độ theo đẳng cấp?
- Nhận xét gì về sự phân chia xã hội Ấn Độ theo đẳng cấp:
+ Sự phân chia xã hội hết sức hà khắc, khắt khe, bất công (người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau,...) đã tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội Ấn Độ cổ đại. 
+ Việc phân chia xã hội theo đẳng cấp đã tạo thành những tập đoàn khép kín, biệt lập, làm xã hội Ấn Độ cổ đại thêm chia cắt, phức tạp và nó còn tồn tại dai dẳng tới tận ngày nay.
BÀI 9: TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỈ VII
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
- Trung Quốc thời cổ đại có hai con sông lớn: Hoàng Hà và Trường Giang
- Thời cổ đại, cư dân Trung Quốc sinh sống ban đầu ở lưu vực sông Hoàng Hà; về sau họ xuôi về phía bắc sông Trường Giang. 
II. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH THỐNG NHẤT TRUNG QUỐC VÀ SỰ XÁC LẬP CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN DƯỚI THỜI TẦN THỦY HOÀNG.
- Trong khoảng 2.000 năm từ thời Hạ đến thời Chu, các tiểu quốc gây chiến tranh nhằm thôn tính lẫn nhau
- Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, tiến hành thống nhất mọi mặt nhằm đặt nền tảng cho sự phát triển lâu dài của Trung Quốc về sau. 
- Xã hội cổ đại Trung Quốc gồm những giai cấp: Quý tộc, quan lại; nông dân công xã.
- Xã hội phong kiến Trung Quốc gồm giai cấp:
+ địa chủ và nông dân lĩnh canh; 
+ địa chủ bóc lột nông dân lĩnh canh bằng địa tô. 
III. TỪ ĐẾ CHẾ HÁN ĐẾN NAM- BẮC TRIỀU, NHÀ TÙY
- Từ sau thời nhà Tần, xã hội Trung Quốc thời kì này gắn liền với những triều đại: Hán, Tam quốc, Tần, Nam - bắc triều, Tùy. 
+ Triều đại kéo dài nhiều nhất: nhà Hán.
+ Triều đại tồn tại ngắn nhất: nhà Tùy. 
IV. THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA NỀN VĂN MINH TRUNG QUỐC.
- Tư tưởng chính là Nho gia, với câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”
- Chữ viết: chữ tượng hình (giáp cốt, kim văn) 
- Văn học là Kinh Thi, Sử ký Tư Mã Thiên
- Y học có bấm huyệt, châm cứu
- Phát minh ra giấy
- Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn, tiêu biểu là Vạn Lý trường thành
IV. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG.
Luyện tập 1. Theo em tại sao Hoàng Hà được gọi là “sông Mẹ của Trung Quốc”. Từ đó em hãy kể tên "sông Mẹ" của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ.
Gợi ý trả lời
Hoàng Hà được gọi là “ sông Mẹ của Trung Quốc” vì vai trò to lớn của con sông đem lại. Con sông hàng năng mang một lượng phù sa màu mở tạo một vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng trọt, trở thành nơi dân cư tập trung làm ăn sinh sống.
Luyện tập 2. Em hãy nêu vai trò của nhà Tần đối với Lịch sử Trung Quốc.
Gợi ý trả lời
Vai trò của nhà Tần đối với Lịch sử Trung Quốc: Nhà Tần đã thống nhất lãnh thổ Trung Quốc làm một, chấm dứt tình trạng chiến tranh liên biên giữa các tiểu quốc, thực thu nhiều chính sánh, đặt nền móng cho sự thống nhất và phát triển lâu dài của Trung Quốc.
Vận dụng 3. Theo em việc phát minh ra kĩ thuật làm giấy có vai trò gì đối với sự phát triển của xã hội hiện nay.
Gợi ý trả lời
Giấy có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội ngày nay. Giấy có rất nhiều công dụng: Giấy in báo, giấy không tráng dùng để viết, in ấm, giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy làm bìa sổ, bìa tập, giấy làm bìa carton, giấy than, giấy nỉ, giấy dán tường, giấy cuốn thuốc lá, túi giấy, Ngày nay để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa nhiều đơn vị, con người đã sáng tạo ra những vật dụng bằng giấy như ống hút giấy, tô giấy, hộp giấy,  Giấy là loại vật liệu không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay đặc biệt là tại các văn phòng, trường học chính vì thế chúng ta hãy sử dụng giấy tiết kiệm đúng cách để bảo vệ môi trường.
*HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP QUA PHIẾU HỌC TẬP.
 (Đính kèm Phiếu học tập số 1)
Phiếu học tập số 1
Lớp:......
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm 1: 
Câu hỏi: Em có đồng ý với quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn” không? Lí giải sự lựa chọn của em?
Trả lời:
Lớp:......
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm 2: 
Câu hỏi: Theo em, các triều đại Trung Quốc xây dựng Vạn lý trường thành để làm gì?
Trả lời:
Lớp:......
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm 3: 
Câu hỏi: Em ấn tượng nhất với thành tựu nào của người Trung Quốc cổ đại? Tại sao?
Trả lời:
*GỢI Ý TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP
- Nhóm 1: Em đồng ý với quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn” vì: 
+ “Tiên học lễ hậu học văn: tiên (trước), hậu (sau), lễ (lễ nghi, quy tắc,đạo đức, cách ứng xử), văn (kiến thức, tri thức, sự hiểu biết).
+ Ý 

File đính kèm:

  • docxde_cuong_mon_lich_su_6_chan_troi_sang_tao.docx