Chuyên đề : Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong dạy-học văn

1/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

Dạy văn và học văn ở trường phổ thông lâu nay là một vấn đề bức xúc mà nhiều phương tiện thông tin trong và ngoài ngành giáo dục đã đề cập tới.

Trong tình hình ấy, dạy để học sinh thích văn, yêu văn, làm văn hay là rất khó khăn và việc dạy để có học sinh giỏi văn càng trở nên nan giải. Như đã biết,một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng yêu thích bộ môn, chất lượng giảng dạy là khả năng diễn đạt của học sinh trong học văn. Vậy dạy học sinh THCS học văn không chỉ trang bị kiến thức, vốn từ, giúp học sinh biết cảm thụ, mà còn giúp các em diễn đạt chính xác tinh tế, phong phú , giúp các em trao đổi những ý kiến , cảm nhận, nhận xét của mình trên lớp một cách tinh tế , thú vị, tạo hứng thú và hiệu quả cho giờ học văn cũng như một bài làm văn cụ thể với chất lượng cao. Để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu giảng dạy bộ môn văn, cũng như phát huy tốt khả năng diễn đạt của học sinh ,tổ ngữ văn chúng tôi quyết định chọn chuyên đề : “Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho HS trong học văn ở trường THCS”

 

doc 5 trang phuongnguyen 27740
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề : Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong dạy-học văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề : Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong dạy-học văn

Chuyên đề : Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong dạy-học văn
CHUYÊN ĐỀ : RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT CHO 
 HỌC SINH TRONG DẠY- HỌC VĂN
1/ ĐẶT VẤN ĐỀ: 
Dạy văn và học văn ở trường phổ thông lâu nay là một vấn đề bức xúc mà nhiều phương tiện thông tin trong và ngoài ngành giáo dục đã đề cập tới. 
Trong tình hình ấy, dạy để học sinh thích văn, yêu văn, làm văn hay là rất khó khăn và việc dạy để có học sinh giỏi văn càng trở nên nan giải. Như đã biết,một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng yêu thích bộ môn, chất lượng giảng dạy là khả năng diễn đạt của học sinh trong học văn. Vậy dạy học sinh THCS học văn không chỉ trang bị kiến thức, vốn từ, giúp học sinh biết cảm thụ, mà còn giúp các em diễn đạt chính xác tinh tế, phong phú , giúp các em trao đổi những ý kiến , cảm nhận, nhận xét của mình trên lớp một cách tinh tế , thú vị, tạo hứng thú và hiệu quả cho giờ học văn cũng như một bài làm văn cụ thể với chất lượng cao. Để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu giảng dạy bộ môn văn, cũng như phát huy tốt khả năng diễn đạt của học sinh ,tổ ngữ văn chúng tôi quyết định chọn chuyên đề : “Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho HS trong học văn ở trường THCS”
2/ NỘI DUNG :
a/ Thực trạng :
Hầu hết trong tất cả các giờ học văn ở cả ba phân môn : đọc- hiểu văn bản, tiếng Việt, tập làm văn , khả năng diễn đạt vấn đề của học sinh còn yếu . Ở phân môn đọc –hiểu văn bản, việc phát biểu những nhận xét, ý kiến, cảm nhận, ...về chi tiết, nhân vật,nghệ thuật hay nội dung của văn bản còn nhiều hạn chế. Đôi lúc, các em có hiểu và cảm nhận được vấn đề , song diễn đạt để thấy được sự sâu sắc, thấu đáo của vấn đề , để trao đổi, trình bày thuyết phục người khác quả là rất khó khăn làm ảnh hưởng đến hiệu quả của giờ học văn. Ở phân môn tiếng Việt, kỹ năng đặt câu còn yếu , nhất là những câu với nội dung hay, sâu sắc, mang tính giáo dục , cũng như việc dùng từ thiếu chính xác . Và cả việc không đúng ngữ pháp , câu què, câu cụt không đáp ứng với yêu cầu của nội dung đặt ra. Đó là cả khi nói và khi viết .Riêng về phần tập làm văn, ngay trong giờ luyện nói, các em cũng chưa thực hiện đúng “chuẩn” theo yêu cầu của một giờ luyên nói .Bởi, như đã nói trước, các em chưa diễn đạt tốt văn nói, nói chưa lưu loát , rõ ràng... Nếu như cho các em sử dụng tài liệu chuẩn bị, thì các em lại rơi vào việc “đọc bài văn mẫu”. Và viết cũng như vậy, nhiều em diễn đạt lủng củng, luộm thuộm, khó hiểu, hành văn kém, không đảm bảo được nội dung .Tất cả những biểu hiện trên, khó có thể có được một kết quả giáo dục toàn diện.
Nguyên nhân :
- Chủ quan :
Đa số học sinh chưa thật sự hứng thú , say mê với bộ môn, hầu hết các em học sinh và cả phụ huynh chạy theo những môn học “thời thượng” , nên việc đầu tư cho bộ môn càng hạn chế; một số ít các em thật sự quan tâm đến bộ môn chỉ là cốt học cho đủ điểm để khỏi ảnh hưởng đến kết quả khống chế xếp loại học lực; một phần nữa là những học sinh yếu xem giờ học văn như là giờ “gây mê”.Hơn nữa, các em thường “ăn cắp” những bài văn mẫu để sử dụng trong làm văn, không tư duy, động não, phát huy tính tích cực của mình. Những em thật sự yêu thích bộ môn quả là rất ít.Về phía giáo viên, đôi lúc còn ôm đồm, chưa để các em nói lên tiếng nói, suy nghĩ của mình, giờ học còn đơn điệu.
-Khách quan :
Học tốt môn văn quả là không dễ, ở đó , học sinh cần phải có năng khiếu , lòng say mê, biết yêu cái đẹp, biết cảm nhận chiều sâu của cuộc sốngthật sự phải giỏi toàn diện. 
b.Cơ sở lí luận – cơ sở khoa học:
Cơ sở lí luận:
Kỹ năng diễn đạt là một yêu cầu quan trọng , nó liên quan đến giao tiếp, liên quan đến chất lượng của một bài làm văn . Thật ra , trong đời sống việc biết cách diễn đạt suy nghĩ và phát biểu ý kiến là kỹ năng cơ bản và rất cần thiết. Chính vì vậy, trong giờ ngữ văn, diễn đạt là yêu cầu càng quan trọng .Nhất là trong các giờ đọc-hiểu văn bản, yêu cầu học sinh là phải phát biểu được những chính kiến riêng của mình về nghệ thuật, nội dung, nêu cảm nhận về chi tiết, nhân vật ....để cảm thụ được tác phẩm văn học một cách sâu sắc, thấu đáo.Học sinh biết trình bày vấn đề mình hiểu, mình rung cảm .Từ đó, phát huy trí lực ở các em, bồi dưỡng cho các em những bài học tâm hồn, vun đắp tình cảm thẩm mỹ, rèn luyện kỹ năng lĩnh hội, cảm thụ tác phẩm văn chương, tạo niềm say mê với bộ môn và giờ học chính vì thế mà sôi nổi, tránh đơn điệu, nhàm chán.Diễn đạt tốt trong khi nói sẽ có đủ năng lực diễn đạt trong khi viết .Diễn đạt trong khi viết, giúp các em phân biệt rõ giữa viết lan man, bịa tạc với việc lập ý trình bày vấn đề , mở rộng vấn đề khúc chiết, rõ ràng.
Cơ sở thực tiễn:
Trên thực tế, hầu hết trong các giờ ngữ văn , các em thường trình bày vấn đề bằng các câu què, câu cụt, diễn đạt rất lúng túng, khó khăn. Rèn luyện kỹ năng diễn đạt trong nói, viết trong học văn cho học sinh cấp THCS là việc làm phải diễn ra thường xuyên tích cực.
c. Giải pháp- Quy trình thực hiện :
Trước thực trạng trên, tổ ngữ văn chúng tôi chọn “rèn luyện cách diễn đạt trong học văn cho học sinh cấp THCS” chủ yếu thử nghiệm trong các giờ đọc –hiểu văn bản để từ đó làm cơ sở cho viết bài tập làm văn.“Rèn luyện kỹ năng diễn đạt”là việc làm thường xuyên trong hầu hết tất cả các giờ học ở cả ba phân môn: đọc-hiểu văn bản, tiếng Việt và tập làm văn. Tuy nhiên, ở đây tổ ngữ văn quyết định áp dụng “rèn luyện kỹ năng diễn đạt”cho học sinh trong giờ đọc-hiểu văn bản và thực hiện bước đầu cho học sinh lớp 9 trong tất cả các bài giảng văn trong chương trình ngữ văn từ đầu đến hết năm học 2011 -2012 và làm cơ sở cho “rèn luyện kỹ năng diễn đạt” ở cả các phân môn còn lại.
+Giai đoạn 1:Từ tháng 11đến hết học kỳ I->Rút ra khinh nghiệm và phương pháp thực hiện ở giai đoạn 2.
+Giai đoạn 2:Từ đầu học kỳ II đến cuối học kỳ II->Rút ra kinh nghiệm cả thời gian dài thực hiện cho cả các khối lớp 6,7,8.
d.Tổ chức thực hiện –đánh giá kết quả:
1.Chuẩn bị : Ngoài việc giáo viên đã cảm nhận được nội dung của văn bản là điều tất yếu để chuẩn bị cho một tiết dạy, thì còn phải xây dựng hệ thống câu hỏi theo các mức đô : từ phát hiện đến tư duy để vận dụng, để học sinh nêu được những cảm nhận tinh tế, chính xác. Theo quan niệm đổi mới, học sinh là chủ thể  sáng tạo trong các giờ học. Và vì vậy, giáo viên có vai trò định hướng, tổ chức .Do đó, học sinh trước hết cũng phải đọc kỹ văn bản ở nhà để có những cảm nhận ban đầu, bên cạnh soạn bài kỹ trước khi đến lớp , chọn đọc, tìm hiểu những chi tiết trọng tâm do giáo viên yêu cầu.
2.Lên lớp 
Để giúp học sinh luyện kỹ năng diễn đạt trong đọc hiểu, nắm được nội dung và các yếu tố hình thức của bài đọc, SGK đã đưa ra một hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài sau mỗi bài. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh được thể hiện khi trả lời câu hỏi, có thể chia câu hỏi trong nội dung tìm hiểu bài thành những loại sau: câu hỏi, bài tập tái hiện, câu hỏi, bài tập suy luận và câu hỏi, bài tập đánh giá, ứng dụng
- Câu hỏi, bài tập thu thập và tái hiện thông tin là loại câu hỏi chủ yếu yêu cầu học sinh tái hiện, liệt kê, quan sát, kể lại hoặc lựa chon các chi tiết đã có trong bài học. 
VD: Trong bài “Đồng chí”,tác giả đã giới thiệu quê hương của các anh như thế nào? Chỉ ra nghệ thuật trong hai câu thơ đầu...
- Câu hỏi, bài tập suy luận là loại câu hỏi yêu cầu học phân tích, giải thích cắt nghĩa, so sánh để giúp học sinh hiểu nội dung và cảm nhận được những giá trị nổi bật, những điều tế nhị sâu sắc, đẹp đẽ của các tín hiệu nghệ thuật trong việc biểu đạt nội dung. 
VD: Nhận xét về cấu trúc nghệ thuật của hai câu thơ? Với nghệ thuật và cấu trúc đó gợi cho em điều gì?
 - Câu hỏi, bài tập đánh giá vận dụng: là loại câu hỏi yêu cầu học sinh bàn luận, phát biểu ý kiến chủ quan, sự đánh giá của mình, để trả lời được câu hỏi này đòi hỏi học sinh không chỉ suy luận mà còn phải làm việc sáng tạo. 
VD: Vì sao họ ở các miền xa lạ lại trở nên thân thiết với nhau? Hoặc nêu cảm nhận về vẻ đẹp của các câu thơ cuối trong bài. Khi dạy đọc hiểu, giáo viên cần bám sát vào hệ thống câu hỏi, bài tập trong SGK và SGV, không tự ý thay đổi câu hỏi, bài tập hoặc đảo lộn trật tự các câu hỏi để đưa ra một hệ thống câu hỏi bài tập hoàn toàn khác. Song tùy theo chất lượng câu hỏi, bài tập được biên soạn trong SGK như thế nào, khả năng tiếp nhận của học sinh trên một đối tượng cụ thể ra sao, mà giáo viên có thể sử dụng nguyên văn câu hỏi, bài tập hoặc bổ sung, chia tách, thêm bớt hoặc điều chỉnh các câu hỏi , bài tập để giúp học sinh sử dụng tốt hơn nội dung cần tìm hiểu và đọc. Khi điều chỉnh câu hỏi, giáo viên cần cân nhắc để tránh câu hỏi vượt quá yêu cầu của bài học không phù hợp với trình độ của học sinh từng lớp. Nhất là những câu hỏi về cảm thụ văn học: bằng nhiều hình thức: làm việc cá nhân, nhóm, cả lớp, trò chơi học tập giáo viên tổ chức cho học sinh tập tìm hiểu bài, trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến, thực hiện bài tập Trong qua trình tìm hiểu bài, giáo viên cũng cần rèn cho học sinh cách diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.Cả giáo viên và học sinh cùng nhau nhận xét, bổ sung uốn nắn , sửa chữa về cách dùng từ, nói đúng ngữ pháp, ...và có thể khen thưởng bằng con điểm, môt lời khen hoặc động viên bằng một tràng vỗ tay.... 
Kết quả
 Từ  thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy rằng: Ngoài việc phải theo phương pháp mới là học sinh học tập tích cực, chủ động, giáo viên là người tổ chức , thì việc để các em nói lên những chính kiến của mình, học sinh sẽ học tập với thái độ hào hứng, sôi nổi hơn và tự giác hơn. Phát biểu nhiều, diễn đạt nhiều học sinh sẽ thuần thục , biết trau truốt từ ngữ hơn. Qua kiểm tra đánh giá, điều tôi rất phẩn khởi là đa số các em có tiến bộ trong diễn đạt .Có kỹ năng vận dụng thành thạo lý thuyết vào thực hành. Tình trạng một số em lơ là, uể oải hoặc thiếu hứng thú đã được khắc phục trong các tiết học như vậy. 
e. Kết luận:
      Những điều chúng tôi đã trình bày cũng có thể là không hề xa lạ, mới mẻ với các thầy cô. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu ra những kinh nghiệm cá nhân mà mình đã từng vận dụng. Cũng như bất kỳ thầy cô giáo nào, chúng tôi cũng luôn luôn mong muốn được lên lớp trong một không khí học tập đầy hào hứng, sôi nổi, có sự cộng tác đồng bộ giữa thầy và trò. Vì lẽ đó, chúng tôi thường trăn trở và tìm hướng giảng dạy thích hợp ở một số bài học, trong đó đặc biệt chú ý đến khâu rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh . Chắc chắn, để đạt hiệu quả như ý, bản thân tôi còn phải nỗ lực rất nhiều. Tôi rất mong các đồng nghiệp cùng góp thêm kinh nghiệm để tôi học hỏi, vận dụng vào quá trình giảng dạy của mình nhằm đạt kết quả tốt hơn trong việc nâng cao trình độ của học sinh. 
 Người viết
 Hồ Thị Thiện Hạnh

File đính kèm:

  • docchuyen_de_ren_luyen_ky_nang_dien_dat_cho_hoc_sinh_trong_day.doc