Đề cương ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
ĐỀ 1:
A. Tiếng Việt:
Câu 1. Có mấy phương châm hội thoại? Nêu khái niệm các phương châm đó?
Câu 2. Những trường hợp vi phạm các phương châm hội thoại?
Câu 3. Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng cách nói như:
a. Nhân tiện đây xin hỏi
b. Cực chẳng đã tôi phải nói, biết là làm anh không vui nhưng
c. Đừng nói leo, đừng nói cái giọng đó với tôi .
B. Văn-tập làm văn:
Câu 1. Vể đẹp của câu thơ “Đầu súng trăng treo”?
Câu 2. Bình luận câu tục ngữ “An quả nhớ kẻ trồng cây”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
ĐỀ 1: A. Tiếng Việt: Câu 1. Có mấy phương châm hội thoại? Nêu khái niệm các phương châm đó? Câu 2. Những trường hợp vi phạm các phương châm hội thoại? Câu 3. Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng cách nói như: a. Nhân tiện đây xin hỏi b. Cực chẳng đã tôi phải nói, biết là làm anh không vui nhưng c. Đừng nói leo, đừng nói cái giọng đó với tôi. B. Văn-tập làm văn: Câu 1. Vể đẹp của câu thơ “Đầu súng trăng treo”? Câu 2. Bình luận câu tục ngữ “Aên quả nhớ kẻ trồng cây” HƯỚNG DẪN LÀM BÀI A.Tiếng Việt: Câu 1. Có năm phương châm hội thoại: - Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung: nội dung của cuộc giao tiếp không thiếu và cũng không thừa. - phương châm về chất: Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. - phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. - Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ .: - Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. Câu 2. . Những trường hợp vi phạm các phương châm hội thoại: a. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp ( ví dụ: anh làm rể hỏi người chặt cây) b. Người nói phải ưu tiên cho một PCHT hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn (ví dụ: Lời nói của bác sĩ) c. Người nói muốn gây một sự chú ý, hướng người nghe hiểu câu nói theo một ý nghĩa nào đó (ví dụ : tiền bạc chỉ là tiền bạc) Câu 3. Đôi khi người nói diễn đạt cách nói như vậy vì: a. Khi người nói hỏi một vấn đề không đúng vào đế tài mà hai người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ, người nói dùng cách diễn đạt như trên. b. Trong giao tiếp, đôi khi vì lí do nào đó, người nói phải nói một điều mà nói nghĩ là sẽ làm tổn thương người đối thoại. Để giảm nhẹ ảnh hưởng, tức là xuất phát từ việc chú ý phương châm lịch sự. c. Cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết lí do người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó. B. Văn-tập làm văn: Câu 1. (Văn ): “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh nhận ra từ những đêm hành quân phục kích của chính tác giả. Những hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa bieuå tượng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ. Đó là sự hài hòa của cuộc đời người lính cách mạng. Xa hơn đó có thể là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến. Nền thơ kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn. Câu 2. (Làm văn ): Bình luận câu tục ngữ “Aên quả nhớ kẻ trồng cây” * Đi từ cái chung đến cái riêng: MB: Trong kho tàng tục ngữ VN có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Một trong những câu đó lf câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Câu tục ngữ nói lên lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên những thành quả cho con người hưởng thụ. Đó là đạo lí truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. TB: Giaỉ thích: “Aên quả” là hưởng thụ thành quả lao động vật chất hoặc thành quả tinh thần do người khác tạo nên. “Kẻ trồng cây” là người cuốc đất, gieo hạt, làm cỏ, bón phânchăm sóc, làm cho cây đâm hoa kết trái- chỉ nhừng người làm ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Câu tục ngữ nhấn mạnh từ “nhớ” nhắc nhở ta ghi nhớ công ơn của kẻ4 trông cây, bao gồm: gia đình, xã hội, dân tộc và cả nền văn hóa cuảnhân loại đã để lại cho chúng ta. Lời bình: Do người trồng cây đã đổ bao mồ hôi công sức để chăm sóc, cây mới được xanh tươi, đâm chồi nảy lộc, ra hoa thơm, trái ngọt. Họ hiểu mục đích công việc của mình là tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần, văn hóa để duy trì, phát triển xã hội, lưu truyền cho con cháu mai sau. Là kẻ hưởng thụ, phải ghi nhớ công lao của người tạo ra sản phẩm, những hạt gạo ta ăn, áo ta mặc, sách vở giúp ta mở mang trí tuệ, phát triển tài năng và nhân cách. Trước mắt là cha mẹ, thầy cô, công nhân, nông dân Cuộc sống thanh bình ngày hôm nay ta được hưởng là nhờ sự hi sinh bxương máu của bao thế hệ tiền nhân để bảo vệ tổ quốc hàng ngàn năm nay Luận: Lòng biết ơn thể hiện đạo lí làm ngườ. Không những tỏ lòng biết ơn mà ta còn có cách bảo vệ thành quả của người đi trước, phải phát huy sáng tạo để nối tiếp lớp cha anh trong cộng đồng xã hội. - Trái lại những kẻ vô ơn chỉ biết hưởng thụ, không đóng góp gì cho xã hội, bị xem như “kẻ ăn cắp của xã hơị” đáng bị lên án. KB: Bằng cách nói ẩn dụ, câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Ta cần xác định thái độ, quan niệm sống của mình. ` ` ĐỀ: 2 A. Tiếng Việt: Câu 1. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp như thế nào? Câu 2. Vận dụng những phương châm đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng cách diễn đạt như: Như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thi, tôi nghe nói Như tôi trình bày, như mọi người đều biết. Câu 3. Đọc mẫu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Một cậu bé 5 tuổi chơi bóng trong phòng đọc sách của bố. Qủa bóng văng vào ngăn dưới của một kệ sách. Cậu bé tìm mãi không ra, bèn hỏi bố, ông bố đáp: - Qủa bóng nằm ngay dưới cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” kia kìa. Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm đó? B. Làm văn: Câu 1. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Truyện Kiều? Câu 2. Tục ngữ có câu: “Học thầy không tày học bạn” và câu “Không thầy đố mầy làm nên”. Hãy bình luận hai câu tục ngữ trên và nêu mối quan hệ của nó. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI A. TIẾNG VIỆT: Câu 1. Để tuân thủ các phương châm hội thoại , người nói phải nắm được các đặc điểm củatình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?) Câu 2. a. Trong trường hợp người nói muốn đưa ra một nhận định hoặc một thông tin mà không có bằng chứng chắt chắn. Để dảm bảo phương châm về chất, người nói phải dủng cách nói như trên nhằm báo cho người nghe biết là tính xác thực của nhận định hay thông tin mình đưa ra chưa được kiểm chứng. b. Khi nói một điều mà nghĩ là người nghe biết rôi thì người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng. Người nói dùng cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là việc nhắc lại nội dung đã có là do chủ ý của người nói. Câu 3. Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức: Một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, để nhờ đó mà tìm quả bóng. Cách nói của ông bố đối với cậu bé là không rõ. Cần lưu ý là đối với người khác thiø có thể là một câu nói có thông tin rõ ráng. B. LÀM VĂN Câu 1. Gía trị hiện thực và giá trị nhân đạo. - Gía trị hiện thực: “Truyện Kiều” là bức tranh về xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo thế lực xấu xa, tầng lớp thống trị và số phận con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi thảm của người phụ nữ. - Gía trị nhân đạo: Niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người. Đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính. Gía trị nghệ thuật: “Truyện Kiều” là kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên tất cả các phương diện ngôn ngữ, thể loại. + Với “Truyện Kiều” ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. + Với “Truyện Kiều” nghệ thuật tự sự có những bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuât miêu tả thiên nhiên, con người. Câu 2: Tục ngữ có câu: “Học thầy không tày học bạn” và câu “Không thầy đố mầy làm nên”. Hãy bình luận hai câu tục ngữ trên và nêu mối quan hệ của nó. MB: - Có thể nói truyền thống hiếu học của nhân dân ta từ xưa đến nay (dẫn hai câu tục ngữ) - Nên học như thế nào cho đúng. TB: - Giải thích: + “Học thầy không tày học bạn” việc học ở bạn có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người hơn là học thầy. Với bạn cùng trang lứa dễ gần gũi, trao đổi, bàn luậnnên tiếp thu nhanh, tiến bộ nhanh. + “Không thầy đố mầy làm nên” nhấn mạnh vai trò quyết định của thầy trong việc dạy ta nên người, từ nhân cách đến kiến thức. Không có thầy học sinh không thể trưởng thanh, thành đạt. + Mỗi câu có ý nghĩa khác nhau nhưng không mâu thuẫn với nhau đều khuyến khích việc học tập: học ở bạn, học ở thầy, có học mới nên người. - Bình: Mỗi câu đều nêu một nhận xét lời khuyên đúng. + Học bạn có kết quả vì bạn có thể dễ dàng bàn bạc, hướng dẫn ta một cách tận tình, gần gũi, thiết thực, để tiếp thu (D/C) + Thầy rất quan trọng vì thầy có năng lực, kiến thức, kinh nghiệm, có tính sư phạm, có nhân cách nên giúp ta học tốt nhiều điều.(DC) - Luận: + Chỉ có thầy thôi thì chưa đủ vì thời gian dạy của thầy có hạn, học bạn thôi cũng chưa đủ vì kiến thuéc của bạn còn hạn hẹp, khả năng hạn chế. + Cần phải học ở thầy và ở bạn. + Ngoài việc học ở thầy, ở bạn điều quan trọng hơn cả là sự nổ lực học tâp của bản thân, tự tìm tòi, thắc măc nâng cao kiến thức, học ở gia đình, nhà trường, xã hội + Học phải có phương pháp, học đi đôi với hành, phải biết độc lập suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo thêm, tránh việc ỷ lại vào thầy, vào bạn KB: Hai câu tục ngữ bổ sung ý nghĩa cho nhau - Cần có phương pháp học tập tốt, có mục đích rõ ràng, quyết tâm trong học tập. Từ đó học ở thầy, ở bạn mới có kết quả. ĐỀ 3: Câu 1: Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt mở đầu có đoạn viết: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.” a) Chỉ ra từ láy trong dòng thơ. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh “Bếp lửa” mà tác giả nhắc tới? b) Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. c) Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Háy kể tên hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đè tài ấy và ghi rõ tên tác giả? Câu 2: Em hãy phân tích cái hay, cái đặc sắc của chi tiết cái bóng trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ? Câu 3: Phân tích vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ? HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1: a) Từ láy trong dòng thơ đầu: “chờn vờn” Từ láy có tác dụng gợi tả ngọn lửa lúc to, lúc nhỏ; lúc cao, lúc thấp; soi tỏ hình ảnh của người và mọi vạt chung quanh. Từ láy này còn có tác dụng dựng nên một hình ảnh gần gũi, quen thuộc từ bao đời nay trong các gia đình Việt Nam, nhất là nông thôn trước đây. c) Câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mấy nắng mưa” gợi lên nhiều cảm nhận. - Một câu thơ giản dị về từ ngữ nhưng giàu sức biểu cảm. - Tình cảm thương yêu của người cháu đối với bà. - Cuộc đời vất vả, cực khổ, lam lũ, yêu thương và hi sinh của bà. - Tình cảm gia đình yêu quý (tình bà cháu). - Hình ảnh cao quý của người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh người bà. - Phản ảnh tình cảm cao đẹp của người Việt Nam trong gia đình. d) Hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước: Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm và bài Nói với con của Y Phương. Câu 2: Chiếc bóng là chi tiết đăc sắc trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ? Chi tiết chiếc bóng là chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Đó là đầu mối câu chuyện, chiếc bóng lần đầu xuất hiện mà thằng bé gọi là cha nó, để rồi Trương Sinh hiểu ra sự thực Giấu phần “Thì ra ngày thường ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản”. này xuống phần mở nút, tác giả gây bất ngờ bàng hoàng cho người đọc. Chiếc bóng ấy là vẻ đẹp tâm hồn, là cái tình của Vũ Nương. Vậy mà nó là con dao chia cắt, dẫn đến cái chết oan uổng của nàng. Nỗi ân hận muộn màng của người chồng thiếu niềm tin và trách nhiệm không thể làm vơi nhẹ nổi đau, chỉ một chutù nhỏ nhen, ích kỉ, con người đã đẩy cuộc sống tới bi kịch thảm thương. Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người. Cảm hứng nghệ thuật và cảm hứng ngợi ca của tác giả kết tinh ở chi tiết này. Đây quả là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của “Chuyện người con gái Nam Xương”. Câu 3: Phân tích vẻ đẹp và số phận người phụ nư trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ? Trên cơ sở cảm nhận về phẩm chất và số phận của nhân vật Vũ Nương trong ‘Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ khái quát lên phẩm chất và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Có thể trình bày cảm nhận và suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính sau: 1. Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và nhân vật Vũ Nương. - Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng thế kỉ XVI, học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời. - “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, có nguồn gốc từ một chuyện dân gian, là một trong số 20 truyện trong “Truyền kỳ mạn lục”- một kiệt tác văn chương cổ, từng được ca ngợi là “Thiên cổ kì bút”. - Vũ Nương là nhân vật chính của truyện. Đây là một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh nhưng chịu một số phận bi thảm. 2. Trình bày cảm nhận về phẩm chất và số phận Vũ Nương. a. Là người có phẩm chất tốt đẹp. - Ngay từ đầu đã được giới thiệu “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” - Là vợ đảm đang, biết giữ gìn khuôn phép, một lòng một dạ chung thủy với chồng (thể hiện trong những cư xử khéo léo để gia đình không lâm vào cảnh thất hòa, dù người chồng có tính đa nghi; trong lời dặn dò ân tình, đằm thắm khi tiễn chồng đi lính, chung thủy chờ chồng “cách biệt ba năm giỡ gìn một tiết” - Là một người mẹ hiền dâu thảo: vừa một mình nuôi dạy con thơ vừa làm tròn phận sự của một nàng dâu (chăm sóc, thuốc thang khi mẹ chồng đau ốm, ma chay chu tất khi bà qua đời) b. Là người có số phận bất hạnh - Nạn nhân của chế độ nam quyền, của cuộc chiến tranh phi nghĩa; cuộc hôn nhân của nàng không xuất phát từ tình yêu, phải đằng đẳng chờ chồâng khi chồng đi chiến trận. - Bị chồng nghi ngờ lòng chung thủy chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ (chú ý các lời thoại của Vũ Nương: cố phân trần với chồng, biện bạch cho mình mà không được, đau khổ tuyệt vọng khi chồng mắng nhiếc, đánh đuổi đi, bị dồn vào bước đường cùng, phải tự vẫn ở bến Hoàng Giang để bảo toàn danh dự) Đoạn kết của truyện tuy mang màu sắc cổ tích (kết thúc có hậu) nhưng vẫn không làm mờ đi bi kịch của Vũ Nương: nàng không thể trở về dương thế sống bên cạnh chồng con được nữa. 3. Từ nhân vật Vũ Nương khái quát lên phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Nguyễn Dữ đã đặt nhân vật Vũ Nương trong nhiều hoàn cảnh khác nhau để làm bật lên phẩm chất và bất hạnh của nàng. Cách dẫn dắt tình tiết sinh động, hấp dẫn, sự đan xen các yếu tố kì ảo với nhưng yếu tố thực khiến cho nhân vật vừa mang đặc điểm của nhân vật truyền kì vừa gắn với cuộc đời thực. - Vũ Nương là phụ nữ mang vẻ đẹ mẫu mưcï của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Lẽ ra nàng phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn nhưng lại phải chết oan uổng đau đớn. Phẩm chất và số phận bi thảm của nàng gợi phẩm chất tốt đẹp và số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia. - Qua nhân vật Vũ Nương Nguyễn Dữ cất lên tiếng nói thông cảm, bênh vực người phụ nữ đồng thời phản ảnh, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân đạo. ĐỀ 4: A.Tiếng Việt: Câu 1: Thuật ngữ là gì? Nêu đặc điểm của thuật ngữ? Câu 2. Đọc đoạn thơ sau; Nếu được làm hạt giống để mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối tim ta làm ngọn lửa (Tố Hữu) “Điểm tựa” là thuật ngữ trong vật lí, điểm tựa có nghĩa là gì? Vậy trong đoạn thơ trên điểm tựa có phải là một thuật ngữ không? Vì sao? B.Văn- làm văn: Câu 1: Khái quát tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu. Câu 2: Phẩm chất tốt đẹp của Lục Vân Tiên trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1: Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường dùng trong văn bản khoa hoc, công nghệ. - Đacë điểm: + Mỗi thuật ngữ biểu thị một khái niệm và ngược lại. + Thuật ngữ không có tính biểu cảm. Câu 2: Điểm tựa là một thuật ngữ vật lí, có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản. Nhưng trong đoạn trích này nó không được dùng như một thuật ngữ, ở đây “điểm tựa” chỉ là một nơi làm chỗ dựa chính (ví như điểm tựa của đòn bẩy) B. Văn- làm văn: Câu 1: Khái quát tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu. - Tác giả Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, quê Tân Thới, Gia Định (TP Hồ Chí Minh). Oâng đỗ tú tài năm 21 tuổi nhưng 6 năm sau bị mù, cuộc đời ông gặp nhiều bất hạnh: Cha bị cách chức, mẹ mắt sớm, đường công danh nghẽn lối, tình duyên trắc trở nhưng Nguyễn Đình Chiểu không gục ngã trước số phận. Oâng ngẩng đầu sống, sống có ích cho đời. Oâng tham gia phong trào kháng chiến, sáng tác văn thơ khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân, luôn nêu cao tinh thần bất khuất với kẻ thù, giữ trọn lòng trung thành với tổ quốc với nhân dân. - Oâng để lại nhiều áng văn thơ có giá trị: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc, thơ điếu Trương Định và truyện thơ dài Ngư Tiều y thuật vắn đáp Câu 2: Phẩm chất tốt đẹp của Lục Vân Tiên trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu. 1. Lục Vân Tiên đánh cướp: Lục Vân Tiên một chàng trai mười sáu tuổi, siêng năng học hành, tài kiêm văn võ. Đó cũng là một chàng trai đầy lí tưởng Nay đà gặp hội long vân Ai ai mà chẳng lập thân buổi này Chí làm bắn nhạn vén mây Danh tôi đặng rạng, tiếng thầy bay xa. Làm trai trong cõi người ta Trước lo báo bổ, sau là hiển vang - Là một thư sinh trên đường đi thi trở về, gặp bọn cướp, Vân Tiên bèn dùng cây làm gậy một mình đánh tan bọn cướp. - Hành động: “Bẻ cây xông vô.”-> Tả đột hữu xung. - Lời nói: “Kêu rằng: Bớ đảng hung đồ – Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.” - Hành động của Vân Tiên đánh cướp cứu người lương thiện được so sánh như Triệu Tử Long một mình phá vòng vây của quân Tào Tháo ở trận Đương Dương, cứu ấu chúa. Trước Vân Tiên, bọn cướp hung bạo mà người người đều sợ chỉ là ‘lũ kiến,chòm ong”. Ở đây, ta không chỉ thấy cái tài vũ dũng mà còn thấy được cái đức “vì nghĩa quên mình” của bậc anh hùng. Chiến thắng của Vân Tiên có ý nghĩa nêu cao sức mạnh của chính nghĩa khuất phục được thế lực phi nghĩa, bạo tàn. 2. Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga - Cách cư xử của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyêt Nga sau khi đánh cướp bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài lại rất từ tâm nhân hậu. Nghe tiếng khóc của hai cô gái còn đầy hãi hùng, Vân Tiên động lòng thương xót, tìm cách trấn an: Vân Tiên nghe nói động lòng Đáp rằng ta đã trừ dòng lâu la Hai cô gái muốn ra khỏi xe để lạy tạ ơn. Vân Tiên vội gạt đi Khoan khoan ngồi đó chớ ra Nàng là phận gái ta là phận trai Lễ giáo phong kiến cahs biệt nam nữ. Vân Tiên là đệ tử cử khổng sân trình nên nói ra lời chính trực có phần câu nệ lễ giáo ấy cũng là điều dễ hiểu. Nhưng điều chủ yếu là chàng không muốn nhận cái lạy tạ ơn của hai cô gái, bởi người anh hùng: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” Đối với Vân Tiên làm việc nghĩa là bổn phận của người anh hùng “Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Lục Vân Tiên là người anh hùng, trọng nghĩa, khinh tài, có khí phách – căm ghét áp bức, luôn coi trọng danh dự và bổn phận. - Đoạn thơ mang nét tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu, ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, kể tả sinh động mang phong cách dân gian. ĐỀ 5: Câu 1: Nghĩa của từ phát triển như thế nào? Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ? Câu 2: Từ nào trong các câu sau là từ nhiều nghĩa? Hãy xác định. - Câu nào từ “chân” dùng theo nghĩa gốc? - Câu nào từ “chân” dùng theo nghĩa chuyển và chuyenr theo phương thức nào? a. Đề huề lưng túi gió trăng Sau chân theo một vài thằng con con (gốc) b. Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự hội khỏe Phù Đổng.(H/D) c. Dù ai nói ngã nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân (Â/D) d. Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.(Â/D) Câu 3: Sáu câu thơ: Tà tà bóng ngã về tây Chị em thơ thẩn dang tay ra về Bước dần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang - Đoạn thơ trên nằm trong đoạn trích nào? Của ai? - Diễn xuôi sáu câu thơ gợi tả khung cảnh chi em Thúy Kiều du xuân trở về (khoảng 7,8 dòng). Câu 4: Hãy trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều và nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1: Nghĩa của từ vựng Tiếng Việt không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển của nghĩa từ ngữ là dựa trên nghĩa gốc của chúng. - Có hai phương thức chủ yếu chuyển nghĩa từ ngữ: phương thức ẩn dụ, phương thức hoán dụ. Câu 2: - Câu a: nghĩa gốc - Câu b: nghĩa chuyển (hoán dụ) - Câu c: nghĩa chuyển (ẩn dụ) - Câu d: nghĩa chuyển (ẩn dụ). Câu 3: - Đoạn thơ trên nằm trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du. - Viết đoạn văn đảm bảo những ý chính sau: + Cảnh tan hội lúc chiều tàn, không còn nhộn nhịp, rộn ràng mà nhạt dần, lặng dần, nhuốm buồn. + Những từ láy: Tà tà, thanh thanh, nao nao biểu đạt sắc thái cảnh vật, bộc lộ tâm trạng con người. + Cảm giác vui xuân đang còn mà linh cảm về điều sắp xảy ra, buồn bã đã xuất hiện (Kiều gặp Đạm Tiên, Kim Trọng) Câu 4: Hãy trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều và nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du. 1. MB: Trong kho tàng văn học Việt Nam, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác xuất sắc nhất. Tác phẩm không những nổi tiếng về cốt truyện hay, lời văn trau chuốt, giá trị tố cáo đanh thép, giả tri nhân đạo cao cả mà còn vì nhân vật trong truyện được ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du miêu tả vô cùng đẹp đẽ, sinh động. Đặc biệt Thúy Vân, Thúy Kiều trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” 2. TB: Ngay từ đầu Nguyễn Du đã khắc họa chân dung chi em Thúy Kiều một cách thành công. Đầu lòng hai ả tố nga Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười - Chỉ mấy câu thơ Thúy Vân, Thúy Kiều hiện lên vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao, trong trắng.. Câu thơ khái quát vẻ đẹp chung “ mười phân vẹn mười” và vẻ đẹp riêng “mỗi người một vẻ” của từng người. - Thúy Vân với vẻ đẹp trang trọng, một vẻ đẹp cao sang, quý phái và đoan trang của người thiếu nữ. Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngai nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. - Những biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ nhằm thể hiện vẻ đẹp trung thực, phúc hậu và quý phái của người thiếu nữ, khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như trăng rằm, lông mày sắc nét đậm như ngài, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc đen óng nhẹ như mây, làn da mịn màn hơn tuyết. - Chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hài hòa, êm đềm với chung quanh. Tất cả những từ ngữ, các hình ảnh được ông sử dụng trong các câu thơ trên đều tập trung làm cho người đọc thấy được vẻ đẹp “đoan trang, thùy mị” của Thúy Vân. Oâng cũng như dự báo số phận bình lặng, êm ả của nàng qua từ “thua”, từ “nhường” . - Vẻ đẹp Thúy Kiều hiện ra vô cùng kinh ngạc “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Nàng sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn. Với những hình tượng nghệ thuật ước le,ä tác giả giới thiệu người đọc một tuyệt thế giai nhân. Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. - Khắc họa chân dung Thúy Kiều, tác giả tập trung vào đôi mắt, đôi mắt thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Hình ảnh ước lệ “Làn thu thủy”- làn nước mùa thu dợn sóng lên thật sống động vẻ đẹp đôi mắt long lanh, trong sáng, linh hoạt.. Còn hình ảnh “nét xuân sơn”- nét núi mùa xuân gợi lên đôi hàng lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung - Dáng người tươi xanh, quyến rũ, khiến “hoa ghen, liễu hờn”. Nhan sắc ấy làm “nghiêng nước, nghiêng thành”. - Tài năng thì gấp đôi, tài của Thúy Kiều đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ của chế đọ phong kiến đủ cả: cầm, kì, thi, họa, đặc biệt là tài đàn “nghề riêng ăn đứt”, tiếng đàn “bạc mệnh” mà Kiều sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. - Chân dung Thúy Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp Thúy Kiều làm cho tạo hóa ghen ghét, các vẻ đẹp khác phải đố kị, “hoa ghen, liễu hờn” nên số phận nàng Kiều gặp sóng gió và bất hạnh trong cuộc đời. - Tác giả dùng nghệ thuật đòn bẩy, gợi tả Thúy Vân sau đó cực tả Thúy Kiều. Thúy Vân đẹp ngoại hình còn Thúy Kiều đẹp cả nhan sắc tài năng và tâm hồn. 3. KB: Nghệ thuật tả người rất đặc sắc với bút pháp truyền thống. Biện pháp nghệ thuật ước lệNguyễn Du đã khắc họa hình dáng, ngoại hình nhân vật. Từ đó người đọc hiểu sâu về tính cách, tâm hồn và cuộc sống của họ. ĐỀ 6: Câu 1: Cho đoạn trích sau: () Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình. Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. a. Phân biệt lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp? b. Đoạn văn trên rút ra từ tác phẩm nào? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy? c. Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt trong đoạn văn trện. Câu 2: Từ “ Đồng chí” có nghĩa là gì? Theo em, vì sao tác giả đặt tên bài thơ của mình là “đồng chí”? Câu 3: Tâm trạng Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích? HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1: a. Phân biệt lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp: - Dẫn trực tiếp là nhắ
File đính kèm:
- de_cuong_on_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van.doc