Đề đọc hiểu văn THCS chuẩn

ÔN TẬP KHỞI NGỮ

I. Kiến thức cơ bản

a. Khái niệm: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ (có khi đứng sau chủ ngữ và trước vị ngữ) và nêu lên đề tài liên quan tới việc được nói trong câu chứa nó.

b. Nhận diện khởi ngữ

- Về vị trí: đứng trước chủ ngữ của câu

- Về nội dung: chỉ ra đề tài chính được nói đến trong câu.

- Ngoài ra, trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với, còn.

c. Chuyển câu chưa có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ

- Cách chuyển:

 + Đọc kĩ câu đã cho để xác định từ ngữ chứa đề tài của câu.

 + Đưa những từ ngữ chứa đề tài vừa xác định lên trước chủ ngữ của câu và biến đổi phần còn lại của câu cho phù hợp. Có thể thêm các quan hệ từ : về, đối với, còn trước khởi ngữ để kiểm chứng.

Ví dụ: Bà ấy có hàng kho vàng nhưng bà ấy lại chẳng có đứa con nào.

 Vàng, bà ấy có hàng kho nhưng con thì bà ấy lại chẳng có đứa nào.

d. Tác dụng : Khởi ngữ là bộ phận nêu đề tài của câu, gây sự chú ý cho người đọc, người nghe. Sử dụng khởi ngữ cũng có thể giúp cho các câu văn trong đoạn liên kết với nhau chặt chẽ hơn, bố cục mạch lạc hơn.

 

doc 125 trang phuongnguyen 29/07/2022 3740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề đọc hiểu văn THCS chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề đọc hiểu văn THCS chuẩn

Đề đọc hiểu văn THCS chuẩn
 THAM KHẢO ĐỌC HIỂU VĂN THCS
1. Câu hỏi kiểm tra kiến thức về phương thức biểu đạt.
TT
PTBĐ
Đặc điểm
Ví dụ
1
Tự sự
Trình bày diễn biến sự việc 
“Xe chạy chầm chậmMẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.”
2
Miêu tả
Tái hiện trạng thái sự vật, con người.
“Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh”. 
3
Biểu cảm
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng.
 Cuộc đời cách mạng thật là sang.” 
4
Nghị luận
Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
 “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
 Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.” 
5
Thuyết minh
Biểu cảm
Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp
 “ Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng được Liên hợp quốc xếp vào hàng di sản văn hóa thế giới. Huế nổi tiếng với các lăng tẩm của vua Nguyễn, với chùa Thiên Mụ, chùa Trúc Lâm, với đài Vọng Cảnh, điện Hòn Chén, chợ Đông Ba”
* Lưu ý:
- Khi đề hỏi phương thức biểu đạt chính hoặc phương thức biểu đạt chủ yếu thì chỉ trả lời một phương thức biểu đạt.
- Khi đề hỏi phương thức biểu đạt chung thì trả lời tất cả các phương thức biểu đạt mà đoạn ngữ liệu có. Khi viết câu trả lời thì phương thức biểu đạt chính viết trước, phương thức biểu đạt khác viết sau. Có thể dùng từ “kết hợp” hoặc “xen lẫn” để nối giữa phương thức biểu đạt chính với các phương thức biểu đạt khác.
Ví dụ: Đoạn thơ
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay..”
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả.
- Có những phương thức biểu đạt dù chiếm đa số các câu thơ, câu văn trong ngữ liệu nhưng chỉ là phương tiện để làm nổi bật phương thức biểu đạt chính.
2. Câu hỏi kiểm tra về nội dung ngữ liệu
- Nếu đoạn ngữ liệu phương thức biểu đạt chính là tự sự thì khi viết nội dung đoạn ngữ liệu thường bắt đầu bằng cụm từ “Đoạn văn kể về (kể lại)”
- Nếu đoạn ngữ liệu phương thức biểu đạt chính là miêu tả thì khi viết nội dung đoạn ngữ liệu thường bắt đầu bằng cụm từ “Đoạn văn tả về”
- Nếu đoạn ngữ liệu phương thức biểu đạt chính là biểu cảm thì khi viết nội dung đoạn ngữ liệu thường bắt đầu bằng cụm từ “Đoạn văn bộc lộ tình cảm về”
- Nếu đoạn ngữ liệu phương thức biểu đạt chính là thuyết minh thì khi viết nội dung đoạn ngữ liệu thường bắt đầu bằng cụm từ “Đoạn văn giới thiệu (trình bày, giải thích) về”
- Nếu đoạn ngữ liệu phương thức biểu đạt chính là nghị luận thì khi viết nội dung đoạn ngữ liệu thường bắt đầu bằng cụm từ “Đoạn văn bàn luận về”
3. Các phép liên kết thường gặp:
TT
Các phép liên kết
Đặc điểm nhận diện
Ví dụ
1
Phép nối
Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta. Và chúng ta phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta. 
Phép nối: “Và”
2
Phép lặp
Là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ (từ, câu,..) để tạo ra sự liên kết giữa những câu chứa chúng.
Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống. 
Phép lặp: “văn nghệ”
3
Phép thế
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta. 
(Hồ Chí Minh)
Phép thế: “Đó” thế cho “lòng yêu nước nồng nàn”
4. Các biện pháp tu từ
a. Tu từ cú pháp (cấp độ câu)
Biện pháp
Ví dụ
Tác dụng
Lặp cú pháp
“Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”
- Tạo âm hưởng và nhịp điệu cho lời thơ, lời văn.
- Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng.
- Tăng giá trị biểu cảm.
Liệt kê
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”
- Sắp xếp các ý lần lượt theo thứ tự.
- Diễn tả cụ thể, toàn diện hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của đời sống thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
Câu hỏi tu từ
“Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ?”
Bộc lộ, xoáy sâu vào cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng định,)
Đảo ngữ
“Mọc giữa dòng sông xanh
 Một bông hoa tím biếc.”
Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm phần được đảo lên.
Đối
“Lưng mẹ cứ còng dần xuống
 Cho con ngày một thêm cao.”
- Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa
- Làm nổi bật những hình ảnh đối lập.
- Góp phần thể hiện nội dung và tư tưởng, tình cảm của tác giả.
b. Tu từ từ vựng
BPNT
Khái niệm/ Phân loại
Ví dụ
Tác dụng
So sánh
Là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng với nó.
“Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
- Làm cho câu thơ (câu văn) trở nên giàu hình ảnh, sinh động.
- Làm nổi bật đối tượng được so sánh. 
- Góp phần thể hiện tình cảm của tác giả.
Nhân hóa
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
“Suốt ba tháng hè nằm im trên giá, Bác Trống buồn lắm!”
- Làm cho câu thơ (câu văn) trở nên giàu hình ảnh, sinh động.
- Làm đối tượng được nhân hóa trở nên gần gũi với con người, biểu thị suy nghĩ tình cảm của con người.
- Góp phần thể hiện tình cảm của tác giả.
Dùng những từ vốn tả/ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm”
Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người.
“Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.”
Ẩn dụ
Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nết tương đồng với nó
Hình thức
“Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”.
- Làm cho câu thơ (câu văn) trở nên giàu hình ảnh, sinh động, hàm súc, cô đọng.
- Làm nổi bật đối tượng được ẩn dụ.
- Góp phần thể hiện tình cảm của tác giả.
Cách thức
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Phẩm chất
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
Chuyển đổi cảm giác
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai”
Hoán dụ
Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nết tương cận với nó
Lấy bộ phận để chỉ toàn thể
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.”
- Làm cho câu thơ (câu văn) trở nên giàu hình ảnh, sinh động, hàm súc, cô đọng.
- Làm nổi bật đối tượng được hoán dụ.
- Góp phần thể hiện tình cảm của tác giả.
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
“Vì sao? Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh?”
Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật
“Ngày Huế đổ máu
 Chú Hà Nội về.”
Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Tương phản
“Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng”
Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu sắc.
Nói quá
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
- Nhấn mạnh.
- Gây ấn tượng.
- Tăng sức biểu cảm.
Nói giảm, nói tránh
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
- Tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề.
- Tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Chơi chữ
“Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.”
- Tạo sắc thái dí dỏm, hóm hỉnh, hài hước, châm biếm,..
- Làm câu văn thêm thú vị, hấp dẫn.
Phân tích mẫu
 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
 “Đất nước bốn ngàn năm
 Vất vả và gian lao.
 Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước.”
Yêu cầu:
 + Biện pháp so sánh được sử dụng trong câu thơ: 
 “Đất nước // như // vì sao" 
 Vế A Từ SS Vế B
+ Tác dụng: Biện pháp so sánh trên có tác dụng:
 - Làm cho câu thơ trở nên giàu hình ảnh, sinh động.
 - Làm nổi bật vẻ đẹp của đất nước, như những vì sao trên bầu trời đất nước ta cũng ngời sáng, lung linh và trường tồn mãi mãi. (Nêu những đặc điểm của B là cái đã biết, đã rõ; qua B mà làm nổi bật A, cái chưa biết, chưa rõ, cần làm nổi bật.)
 - Thể hiện tình yêu thiết tha, niềm tự hào của tác giả về đất nước. Nếu không có tình yêu, sự gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước thì Thanh Hải không thể sáng tạo được hình ảnh so sánh đẹp và giàu ý nghĩa như vậy.
5. Các kiểu câu
a. Phân loại câu theo cấu trúc cú pháp
Kiểu câu
Nhận diện
Ví dụ
Câu đơn
Câu chỉ bao gồm một cụm C-V làm nòng cốt câu.
- Mai đang học bài.
- Con mèo rất đẹp.
Câu ghép
Câu có 2 cụm C-V trở lên và các cụm C-V không bao chứa nhau, mỗi cụm C-V là một vế câu.
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
Câu phức
Câu có 2 cụm C-V trở lên và có một cụm C-V làm nòng cốt câu, các cụm C-V còn lại là thành phần trong cụm nòng cốt.
- Chiếc đồng hồ treo trên tường rất đẹp.
- Chiếc áo mẹ mua cho em rất đẹp.
Câu rút gọn
Khi nói hoặc viết người ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
Câu đặc biệt
Câu không được cấu tạo theo kết cấu C-V.
“Quê hương! Quê hương thân yêu!”
b. Câu phân loại theo mục đích nói
Kiểu câu
Nhận diện
Ví dụ
Câu nghi vấn
- Câu có chứa những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao,) hoặc có từ “hay” nối các vế câu có quan hệ lựa chọn.
- Có chức năng chính dùng để hỏi
- Thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
“Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?”
Câu cầu khiến
- Câu có chứa những từ ngữ cầu khiến (hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,) 
- Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị,
- Thường kết thúc bằng dấu chấm than.
“Ông giáo hút trước đi.”
Câu cảm thán
- Câu có chứa những từ ngữ cảm thán (ôi, than ôi, trời ơi, thay, )
 - Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người nghe)
- Thường kết thúc bằng dấu chấm than.
“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Câu trần thuật
- Câu không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
- Dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,
- Thường kết thúc bằng dấu chấm.
“Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.”
ÔN TẬP KHỞI NGỮ
I. Kiến thức cơ bản
a. Khái niệm: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ (có khi đứng sau chủ ngữ và trước vị ngữ) và nêu lên đề tài liên quan tới việc được nói trong câu chứa nó.
b. Nhận diện khởi ngữ 
- Về vị trí: đứng trước chủ ngữ của câu
- Về nội dung: chỉ ra đề tài chính được nói đến trong câu.
- Ngoài ra, trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với, còn.
c. Chuyển câu chưa có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ
- Cách chuyển:
	+ Đọc kĩ câu đã cho để xác định từ ngữ chứa đề tài của câu.
	+ Đưa những từ ngữ chứa đề tài vừa xác định lên trước chủ ngữ của câu và biến đổi phần còn lại của câu cho phù hợp. Có thể thêm các quan hệ từ : về, đối với, còn trước khởi ngữ để kiểm chứng.
Ví dụ: Bà ấy có hàng kho vàng nhưng bà ấy lại chẳng có đứa con nào.
à Vàng, bà ấy có hàng kho nhưng con thì bà ấy lại chẳng có đứa nào.
d. Tác dụng : Khởi ngữ là bộ phận nêu đề tài của câu, gây sự chú ý cho người đọc, người nghe. Sử dụng khởi ngữ cũng có thể giúp cho các câu văn trong đoạn liên kết với nhau chặt chẽ hơn, bố cục mạch lạc hơn.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Hãy chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ.
1. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
2. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
3. Anh ấy cư xử rất chu đáo với mọi người.
4. Tôi không đi chơi được.
5. Không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được.
6. Con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.
Câu 2: Xác định khởi ngữ trong các ngữ cảnh sau:
1. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi.
2. Võ Thị Sáu, cái tên thật đáng yêu và đáng kính trọng.
3. Tôi, tôi cũng xin chịu; còn anh, anh thấy thế nào?
4. Ăn, bà không cho ăn; còn làm, bà bắt làm hết sức.
5. Nhà, bà có hàng dãy ở phố; ruộng, bà có hàng trăm mẫu ở quê.
6. Quan, người ta sợ cái uy và quyền thế; Nghị Lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Chỉ ra thành phần khởi ngữ trong các đoạn trích sau:
a. Giàu, tôi cũng giàu rồi.
b. Còn anh, anh đứng sững lại đó nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuôi như bị gãy.
c. Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác. 
Câu 2: Chuyển các câu sau thành câu có khởi ngữ. Gạch chân thành phần khởi ngữ trong các câu đã chuyển.
a. Người ta đã giữ thẻ của nó. Người ta cũng đã chụp hình của nó rồi.
b. Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay !
c. Tôi cứ ở nhà tôi, cứ làm việc của tôi.
d. Anh ấy không hút thuốc, không uống rượu.
đ. Chúng tôi chờ cô chủ nhiệm đến để giải quyết việc này.
e. Bà ấy có hàng dãy nhà ở khắp các phố. Bà ấy có hàng trăm mẫu ruộng ở nhà quê.
ÔN TẬP CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
a. Khái niệm: Là bộ phận nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu, không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc trong câu.
b. Các thành phần biệt lập
* Thành phần tình thái: dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
	Ví dụ:	Sương chùng chình qua ngõ 
	Hình như thu đã về. (Hữu Thỉnh)
- Thành phần tình thái thường sử dụng các từ ngữ chỉ độ tin cậy của người nói với sự việc được nói (Có lẽ, có thể, hình như, dường như, có vẻ như, chắc, chắc hẳn, chắc là,), hoặc những từ ngữ chỉ nguồn ý kiến của sự việc được nói trong câu (Theo tôi được biết, theo thông báo của đài).
VD: Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ vừa lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
* Thành phần cảm thán: dùng để bộc lộ tâm lí của người nói dối với sự việc được nói đến trong câu (vui, buồn, ngạc nhiên)
	Ví dụ: Ôi, quê mẹ nơi nào cũng đẹp.
- Thành phần cảm thán thường sử dụng các thán từ bộc lộ cảm xúc (ôi, chao ôi, ồ, trời ơi, hỡi ôi) thường đứng trước cấu trúc ngữ pháp của câu.
Lưu ý : Khi việc bộc lộ cảm xúc của người nói được tách thành một câu riêng thì đó không còn là thành phần biệt lập cảm thán mà trở thành câu đặc biệt.
Ví dụ: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ)
* Thành phần gọi – đáp: dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
	Ví dụ: Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn mà ăn mừng đấy! (Kim Lân)
- Thành phần gọi - đáp thường đứng trước cấu trúc cú pháp của câu hoặc cuối câu, ngăn cách với nòng cốt câu bởi dấu phẩy, thường sử dụng các từ ngữ gọi đáp (này, ừ, dạ, vâng hoặc các tên riêng).
- Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đông Ba ở đâu?
- Vâng, mời bác và cô lên chơi
Lưu ý: Khi việc gọi - đáp được tách thành một câu riêng biệt thì đó không còn là thành phần biệt lập gọi đáp mà trở thành câu đặc biệt gọi – đáp.
	Ví dụ : Vâng! Ông giáo dạy phải .(Nam Cao)
* Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Ví dụ: Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. (Nguyễn Dữ)
- Thành phần có phụ chú đứng ở giữa câu hoặc cuối câu, thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hoặc trong dấu ngoặc đơn goặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy,
- Thành phần phụ chú có tác dụng nêu điều bổ sung thêm hoặc nêu thái độ của người nói hoặc xuất xứ của lời nói, của ý kiến.
VD: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Câu 1: Chỉ ra các thành phần biệt lập của câu trong mỗi câu sau:
a. Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
b. Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa - bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.
c. Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa.
Câu 2: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây :
a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
c. Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được.
Câu 3: Xác định thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ trong các ví dụ sau:
a. Thế rồi bỗng một hôm, chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi, hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh chung tiền mở cái trường
b. Lan - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp.
c. Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như
có ai đang bóp nghẹt tim tôi.
d. Kẹo đây, con lấy mà chia cho em.
7. Câu chủ đề và cách trình bày nội dung đoạn văn
a. Câu chủ đề:
- Về nội dung: giữ nhiệm vụ chủ hướng, là ý cơ bản, mang nội dung khái quát của cả đoạn.
- Về hình thức: thường đủ chủ ngữ và vị ngữ.
- Về vị trí: đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
- Về dung lượng: yêu cầu ngắn gọn.
b. Các cách trình bày nội dung đoạn văn: thường có 5 cách trình bày nội dung đoạn văn cơ bản là: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành.
A. Đoạn văn diễn dịch (có câu chủ đề) là đoạn văn có câu chủ đề mang ý khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý câu chủ đề, bổ sung làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết.
 Ví dụ: “Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc, nhớ đồng chí đưa tiễn ven sông, nhớ lá cờ nghĩa đang tung bay phất phới. Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả trong lúc mơ.” 
B. Đoạn văn quy nạp (có câu chủ đề) là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm. Theo cách này, câu chủ đề đứng ở vị trí cuối đoạn. Ở vị trí này, câu chủ đề không làm nhiệm vụ định hướng nội dung triển khai cho toàn đoạn mà làm nhiệm vụ khép lại nội dung cho đoạn ấy. Các câu trên được trình bày bằng các thao tác lập luận, minh họa, cảm nhận,
Ví dụ: “Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. Đâu đâu cũng có trường học, nhà gửi trẻ, nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân và kho của hợp tác xã, nhà mới của xã viên. Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ.”
Có câu chủ đề
Không có câu chủ đề
Đoạn diễn dịch
Đứng
ở vị trí đầu đoạn
Đứng ở vị trí cuối đoạn
Đứng ở vị trí đầu-cuối đoạn
Đoạn quy nạp
Đoạn tổng phân hợp
Đoạn móc xích
Đoạn song hành
Đoạn văn
1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. 
Câu 1: Chỉ ra PTBĐ chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?
Câu 3: Theo anh việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?
Câu 4: Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích?
Câu 5: Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn văn sau: (1) Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. (2) Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. (3) Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng.
Câu 6. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Việc nhỏ đấy rất có thể là khởi đầu một công cuộc lớn.
Câu 7. Hãy viết đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề sau: Đọc sách là hoạt động cần có ở mỗi người.
2. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:
Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
Câu 1. Xác định PTBĐ chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Người có tính khiêm tốn có đặc điểm gì?
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”.
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của BPTT được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất?
Câu 5. Thông điệp của văn bản?
Câu 6. Viết đoạn văn diễn dịch làm sáng tỏ câu chủ đề sau: Khiêm tốn là phẩm chất cần có ở mỗi người.
8. Đọc văn bản:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước. Đặc biệt, trong nhà trường, việc rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên... Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó tiếng Việt.
1. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta phải huy động sự tham gia tích cực của những đối tượng nào? 
2. Xác định PTBĐ chính của đoạn văn.
3. Chỉ ra 2 trạng ngữ có trong đoạn trích và gọi tên? 
4. Nhiệm vụ của người học sinh trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
5. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong 2 câu văn sau: Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước.
6. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau và rút ra kết luận về kiểu câu theo cấu tạo:
Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước
9. Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới.
 Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển.
Câu 1: Xác định PTBĐ chính của đoạn trích.
Câu 2: Xác định BPTT và nêu tác dụng: Ước mơ giống như bánh lái của con tàu.
Câu 3: Em hiểu như thế nào về cách nói của tác giả: Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển.
Câu 4: Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong 2 câu văn sau: Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển.
Câu 5: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của 2 câu sau và kết luận: Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người.
11. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. 
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói: 
- Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy. 
Rồi ông nói tiếp: 
- Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.
1. Xác định PTBĐ chính của văn bản. 
2. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong 2 câu văn sau: Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. 
3. Chỉ ra 1 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản? 
4. Em hiểu như thế nào về lời của người cha: “Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy.
5. Thông điệp nào của văn bản có ý nghĩa nhất đối với em ? 
6. Phân tích cấu tạo của câu sau và kết luận: Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt.
12. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
 Tại thế vận hội đặc biệt Seatle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe thấy tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:
- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.
 Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này.”
Câu 1: Xác định PTBĐ chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2: Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong văn bản trên? 
Câu 3: Tại sao tất cả các khán giả trong sân đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt?
Câu 4: Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong 2 câu văn sau: Tại thế vận hội đặc biệt Seatle ( dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả lao đi với quyết tâm chiến thắng.
Câu 5: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau và kết luận: Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích.
13. Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi.
Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc. Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành những đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.
C1. Phần trích trên sử dụng PTBĐ chính nào? 
C2. Trong phần trích trên, theo nghiên cứu của các giáo sư tâm lí học, việc đọc sách văn học có tác dụng gì với con người? 
C3. Em có nhận xét gì về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay? 
C4. Hãy nêu tên một cuốn sách văn học, hoặc một tác phẩm văn học em đã được học.
C5. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau và rút ra kết luận: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.
C6. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong 2 câu văn sau: Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.
14. Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa. Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.
- Cháu hát hay quá, một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái b

File đính kèm:

  • docde_doc_hieu_van_thcs_chuan.doc