Đề giao lưu HSG lớp 8 cấp huyện môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

CÂU 1 (2,0 điểm)

Cho khổ thơ sau:

 Quê hương tôi có con sông xanh biếc

 Nước gương trong soi tóc những hàng tre

 Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

 Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.

 ( Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)

 a, Nêu ngắn gọn chủ đề của khổ thơ trên.

 b,Trong khổ thơ, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của từng biện pháp tu từ đó.

CÂU II (6,0 điểm)

 Trong bài “Bàn luận về phép học” ( Luận học pháp) La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã mở đầu cho bài viết của mình bằng câu châm ngôn:

 “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo.”

 Em hiểu như thế nào về câu châm ngôn trên? Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 – 15 câu , theo phương pháp tổng – phân – hợp để bàn về mục đích và tác dụng của việc học.

 

doc 7 trang phuongnguyen 23300
Bạn đang xem tài liệu "Đề giao lưu HSG lớp 8 cấp huyện môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề giao lưu HSG lớp 8 cấp huyện môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

Đề giao lưu HSG lớp 8 cấp huyện môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 HUYỆN THIỆU HOÁ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
( Đề gồm 02 trang)
 ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017- 2018
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 11 tháng 4 năm 2018
CÂU 1 (2,0 điểm) 
Cho khổ thơ sau: 
 Quê hương tôi có con sông xanh biếc
 Nước gương trong soi tóc những hàng tre
 Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
 Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.
 ( Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh) 
 a, Nêu ngắn gọn chủ đề của khổ thơ trên. 
 b,Trong khổ thơ, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của từng biện pháp tu từ đó.
CÂU II (6,0 điểm) 
 Trong bài “Bàn luận về phép học” ( Luận học pháp) La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã mở đầu cho bài viết của mình bằng câu châm ngôn: 
 “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo.”
 Em hiểu như thế nào về câu châm ngôn trên? Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 – 15 câu , theo phương pháp tổng – phân – hợp để bàn về mục đích và tác dụng của việc học. 
CÂU III (12,0 điểm)
 Vẻ đẹp tâm hồn, nghị lực phi thường, tinh thần chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ “Đi đường” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bài thơ “khi con tu hú “ của nhà thơ Tố Hữu. 
 ĐI ĐƯỜNG
 Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
 ( Bản dịch thơ của Nam Trân)
Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù; Sách Ngữ văn 8, tập hai, NXBGD, trang 39.
 KHI CON TU HÚ
 Khi con tu hú gọi bầy,
Lúa chiêm đương chín , trái cây ngọt dần.
Vườn râm dậy tiếng ve ngân,
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.
Trời xanh càng rộng càng cao,
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không...
 Ta nghe hè dậy bên lòng,
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
 ( Tố Hữu; Sách Ngữ văn 8 tập 2, NXB GD, trang 19)
- HẾT-
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 HUYỆN THIỆU HOÁ
ĐÁP ÁN 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
 (Đáp án gồm 04 trang) 
 ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
 NĂM HỌC 2017 - 2018
	 MÔN: NGỮ VĂN 
 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) 
 Ngày thi: 11 tháng 4 năm 2018 
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
a
Chủ đề của khổ thơ là: Niềm thương nhớ cháy bỏng, tự hào và tình yêu tha thiết của nhà thơ đối với con sông quê hương.
0,5 điểm
b
Tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa
+ So sánh: Nước (như) tấm gương trong. Tâm hồn tôi (là) một buổi trưa hè.
+ Nhân hóa: Soi tóc những hàng tre ( Những hàng tre soi tóc).
Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ
+ Hình ảnh con sông quê hương hiện lên trong ký ức của người con xa quê thật trong trẻo, thơ mộng và hữu tình. Dòng sông xanh biếc được so sánh như một tấm gương soi lung linh phản chiếu bầu trời, cảnh vật. Những hàng tre được nhân hóa như những cô gái duyên dáng nghiêng mình soi tóc xuống dòng sông khiến cho dòng sông bỗng đẹp hơn, sinh động hơn.
 + Biện pháp so sánh : tâm hồn là một khái niệm trừu tượng, vô hình được cụ thể hóa qua hình ảnh hữu hình buổi trưa hè tỏa ánh nắng chói chang nhất của mình để tô đẹp cho dòng sông.
+ Nhờ những biện pháp tu từ này , tác giả đã diễn tả được tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào đối với vẻ đẹp trong sáng, thơ mộng của dòng sông quê, đặc biệt là tình cảm thiết tha, mặn nồng của nhà thơ đối với quê hương.
0,5 điểm
0,25điểm
0,25điểm
1,0 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
II
1
Về hình thức: 
Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp tổng- phân – hợp, không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp. 
1,0 điểm
2
Về nội dung:
Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được các ý chính sau đây:
+Để nhấn mạnh mục đích chân chính và tầm quan trọng của việc học La Sơn Phu Tử đã dẫn câu châm ngôn vừa dễ hiểu , vừa tăng sức thuyết phục. Đây chính là một chân lý đúng đắn đã hình thành từ lâu đời . Khái niệm học được giải thích bằng hình ảnh so sánh cụ thể nên dễ hiểu. “Học” là quá trình học tập, chiếm lĩnh tri thức , tăng sự hiểu biết về tự nhiên, xã hội, cuộc sống, con người,. “Đạo” là lẽ sống đẹp trong quan hệ xã hội giữa con người với con người, tức là nhân cách, đạo đức của con người. Chỉ bằng bằng con đường học tập, con người mới có thể trưởng thành , là người có đạo chân chính. Vì học tập là một yêu cầu tất yếu , một quy luật muôn đời trong cuộc sống của con người ở mọi thời đại.
+Phải thấy được học có tác dụng thiết thực, to lớn đối với bản thân, gia đình và đất nước nên phải biết cách học: Học từ thấp lên cao, phát triển bồi dưỡng tuần tự để có kiến thức vững vàng; học kết hợp giữa rộng và sâu, học phải đi đôi với hành mới thể hiện được ý nghĩa của việc học( lấy dẫn chứng để chứng minh)
+ Phải phê phán lối học chuộng hình thức , học vì danh lợi của bản thân; lối học lệch lạc ấy sẽ sản sinh ra những con người không có tài đức , làm đảo lộn mọi giá trị đích thực trong cuộc sống, kìm hãm sự phát triển của đất nước.
5,0 điểm
1,5 điểm
2,0điểm
1,5 điểm
III
Bằng việc phân tích hai bài thơ Đi đường (Nhật kí trong tù- Hồ Chí Minh), “Khi con tu hú” ( Tố Hữu) để làm sáng tỏ vẻ đẹp tâm hồn , nghị lực phi thường, tinh thần chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ cách mạng.
Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách chọn ý thơ ở hai bài thơ để phân tích, bố cục ba phần mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng; biết cách chuyển ý, phân đoạn phù hợp; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
Yêu cầu về nội dung kiến thức:
Phân tích từng bài thơ hoặc phân tích lồng ghép ý thơ ở mỗi bài thơ để làm sáng tỏ vẻ đẹp tâm hồn , nghị lực phi thường, tinh thần chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ cách mạng. Đảm bảo các ý như sau:
* Hoàn cảnh ra đời hai bài thơ:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969), người chiến sĩ cách mạng tài ba lỗi lạc, nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới. Bài thơ “ Đi đường” trích từ tập Nhật ký trong tù , khi Bác bị chính quyền Tưởng GiớiThạch bắt giải tới giải lui từ nhà lao nọ đến nhà lao kia ở tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc
- Tố Hữu (1920-2002) là nhà thơ lớn, tiêu biểu của nền văn học cách mạng và kháng chiến. Bài thơ “Khi con tu hú” sáng tác tháng 7 năm 1939, tại nhà lao Thừa Phủ( Huế), khi tác giả bị bắt giam vào đây chưa lâu. 
àĐánh giá khái quát: hai bài thơ đều được sáng tác trong cảnh ngộ tù đày, bằng thể thơ lục bát giản dị, thiết tha thể hiện vẻ đẹp tâm hồn , nghị lực phi thường, tinh thần chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ cách mạng. 
* Bối cảnh của đất nước trong những năm 1930 – 1945 thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, nghị lực phi thường, tinh thần chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ cách mạng: Chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược dưới ánh sáng của Đảng cộng sản.
- Hồ Chủ Tịch: Người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, vị lãnh tụ của dân tộc, có vị trí ,vai trò vô cùng quan trọng trong con đường cách mạng nhưng lại bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tù đày; đường chuyển lao núi non trùng điệp, vực thẳm hun hút hiểm sâu, trong tư thế gông cùm xiềng xích, vô cùng gian lao. Bài thơ “Đi đường” ( tẩu lộ) đã toát lên một phong thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt.
- Tố Hữu, người thanh niên trẻ tuổi vừa bắt gặp lý tưởng cộng sản, đang hăng say hoạt động cách mạng với niềm hân hoan phơi phới , bỗng bị bắt giam trong nhà lao chật chội, ngột ngạt. Bởi vậy tâm trạng tác giả lúc này thấy đau khổ,bức bối, khao khát được tự do.Từ cảnh ngộ và tâm trạng cảm xúc ấy bài thơ đã thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
+ Vẻ đẹp tâm hồn tinh thần lạc quan của người chiến sĩ
- Ở bài thơ “Đi đường”: bằng nét bút và tâm hồn thơ ca phong phú, đặc sắc . Bác đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ cùng tư thế hào
 hùng, khí phách của người chiến sĩ cách mạng.
- Bài thơ “Khi con tu hú”Sáu câu thơ đầu với thể thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Tiếng chim tu hú đã thức dậy , mở ra tất cả và bắt nhịp cho tất cả: Lúa chiêm đang chín vàng trên cánh đồng, trái cây đượm ngọt dần, vườn râm dậy tiếng ve râm ran, bắp rây vàng hạt, nắng đào, trời xanh cao rộng, đôi con diều sáo... Tất cả đang tấu lên khúc nhạc mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, chan hòa ánh sáng, ngọt ngào hương vị. Mùa hè trong hoài niệm thật yên bình ấm áp, trong trẻo, khoáng đạt, tự do. Điều đó cho thấy sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời, khao khát tự do đến cháy bỏng.
+ Vẻ đẹp ý chí nghị lực phi thường của người chiến sĩ
- Đi đường: Sau những vất vả nhọc nhằn trên đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh , người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vĩ “ muôn trùng nước non”. Niềm tự hào sung sướng khi được đứng trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Vị thế của con người sánh ngang tầm nước non. Hồ Chí Minh đã có những cảm nhận lạc quan tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lý tưởng mà gược llại đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ sắt đá và niềm lạc quan tin tưởng vào cách mạng. Đó là tinh thần thép, là vẻ đẹp tâm hồn Bác. 
- Khi con tu hú: Bốn câu thơ tiếp theo trực tiếp thể hiện tâm trạng của người tù cách mạng: đau khổ, uất ức, ngột ngạt . Đoạn thơ với cách ngắt nhịp bất thường : 6/2( câu 8); 3/3 ( câu 9 ) với cách dùng những từ ngữ mạnh( đạp tan phòng, chết uất), những từ ngữ cảm thán( ôi, thôi, làm sao) tất cả như truyền đến độc giả cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do ở bên ngoài. ở câu đầu tiếng tu hú kêu đã gợi ra cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng sự sống vào hè, đến câu kết tiếng chim ấy lại khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cầm hết sức, đau khổ, bực bội.
 Tiếng chim tu hú, tiếng gọi tha thiết của tự do, bức tranh mùa hè tự do phóng khoáng - thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với nhân vật trữ tình, người tù cách mạng trẻ tuổi.Chính quyền thực dân Pháp có thể giam cầm được thân thể chứ không giam cầm được tâm hồn, tinh thần, ý chí của người tù chiến sĩ cộng sản.
* Chốt khẳng định lại ý kiến: Hai bài thơ thể hiện ánh sáng của Đảng của Bác đã soi đường cho con vượt qua được những thử thách chông gai, gian khổ để chiến đấu kiên cường vì một đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc.
*Đánh giá khái quát về nghệ thuật
- Bài thơ Khi con tu hú gồm hai đoạn: cảnh và tình hòa quện truyền cảm. Cảnh thì thật đẹp với một loạt hình ảnh vừa quen thuộc và đầy ấn tượng, tất cả đều dạt dào sức sống, rất có hồn; tình thì sôi nổi, sâu sắc da diết . Có được hiệu quả nghệ thuật đó một phần là nhờ thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt. Bài thơ liền mạch, giọng điệu tự nhiên; cảm xúc nhất quán, khi tươi sáng khoáng đạt, khi dằn vặt u uất, rất phù hợp với cảm xúc thơ.
- Bài thơ Đi đường : Nguyên tác bài thơ chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt, hàm súc cô đọng, niêm luật nghiêm ngặt nhưng tứ thơ vẫn phóng khoáng, cảm xúc dạt dào. Bản dịch theo thể thơ lục bát mềm mại uyển chuyển vẫn thể hiện được nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của bài thơ. Bằng nét bút tài hoa của người nghệ sĩ mang tâm hồn thép, bài thơ tả cảnh ngụ tình, tình lẫn vào trong cảnh, ý thơ nhẹ nhõm nhưng thầm thì triết lý, từ chuyện đi đường để nói về con đường cách mạng, một bài học nhân sinh thiết thực và bổ ích. Cuộc đời phấn đấu, hi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương chói lọi. Trên con đường cách mạng đầy chông gai, sóng gió, với trí tuệ sáng suốt, ý chí và nghị lực tuyệt vời, Người đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua mọi gian lao, thử thách để lên đến đỉnh cao vinh quang của thời đại.
1,0 điểm
11điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm

File đính kèm:

  • docde_giao_luu_hsg_lop_8_cap_huyen_mon_ngu_van_nam_hoc_2017_201.doc