Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

PHẦN I. Đọc - hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ Mụ nói cái gì vậy ? Mụ nói cái gì mà lào xào thế ? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài

Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? Cho biết hoàn cảnh ra đời tác phẩm.

Câu 2 (1.0 điểm). Xác định các câu đặc biệt và thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích. Gọi tên thành phần biệt lập đó.

 

doc 5 trang phuongnguyen 30300
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ CHÍ LINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
NĂM HỌC 2020 - 2021 
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề gồm 01 trang)
PHẦN I. Đọc - hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ Mụ nói cái gì vậy ? Mụ nói cái gì mà lào xào thế ? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài 
Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? Cho biết hoàn cảnh ra đời tác phẩm. 
Câu 2 (1.0 điểm). Xác định các câu đặc biệt và thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích. Gọi tên thành phần biệt lập đó.
Câu 3 (1.0 điểm). Cảm nhận của em về đoạn trích trên. 
PHẦN 2. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng gia đình.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:	
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ mãi về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
	 ("Nói với con", Y Phương)
.Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
...........................
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
NĂM HỌC 2020 - 2021 
MÔN: NGỮ VĂN 9
 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giáo viên chấm bài phải nắm chắc phương pháp và nội dung kiến thức của từng dạng câu trong đề để có sự đánh giá khách quan, chính xác.
- Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
B. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM CỤ THỂ
Phần I (3 điểm)
a. Về kĩ năng
- Biết cách trả lời câu hỏi đọc - hiểu.
- Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, viết câu.
b. Về kiến thức
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản như sau:
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
- Đoạn văn trích trong tác phẩm “Làng”
- Tác giả: Kim Lân
- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện được viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
0,25
0,25
0,5
Câu 2
- Các câu đặc biệt: Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ
- Thành phần biệt lập tình thái: tưởng chừng.
0,5
0,5
Câu 3
- Đoạn trích miêu tả tâm trạng của ông Hai trong đêm đầu tiên nghe tin làng Chợ Dầu của mình theo giặc. 
- Nỗi buồn khổ, phấp phỏng, lo âu vì làng theo giặc khiến ông trằn trọc không ngủ được. Ông càng lo âu, sợ hãi hơn khi nghe tiếng nói của mụ chủ, ông sợ bị đuổi đi, bị coi thường, khinh bỉ. 
- Tâm trạng của nhân vật ông Hai được hiện lên một cách chân thực, sinh động qua ngòi bút khắc họa tâm lí nhân vật tinh tế của tác giả Kim Lân.
- Tâm trạng đó chính là biểu hiện của lòng yêu làng quê, yêu đất nước tha thiết ở nhân vật ông Hai.
0,25
0,25
0,25
0,25
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
a.Về kĩ năng:
- Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội (đáp ứng đúng yêu cầu về hình thức đoạn văn, nội dung đảm bảo truyền đạt tương đối trọn vẹn một khía cạnh của vấn đề), vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Biết cách sử dụng dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ luận điểm.
- Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:
Ý
Nội dung
Điểm
1
Khái quát:
- Gia đình là nơi những người có quan hệ hôn nhân hặc huyết thống cùng chung sống gắn bó. 
- Mỗi người phải nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của gia đình, thấy rõ trách nhiệm của bản thân đối với gia đình. 
0,25
0,25
2
Trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình
- Biết yêu thương, tôn trọng các thành viên khác trong gia đình (con cháu phải kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, thờ kính tổ tiên; vợ chồng thủy chung, yêu thương; anh chị em đoàn kết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau...)
- Có ý thức vun đắp, giữ gìn những tình cảm tốt đẹp trong gia đình bằng những việc làm cụ thể: biết đặt lợi ích của gia đình lên trên lợi ích cá nhân, sống vị tha, nhường nhịn và bao dung; ứng xử có văn hóa, đảm bảo đối xử công bằng giữa các thành viên trong gia đình.
- Tự giác, gương mẫu thực hiện những nhiệm vụ, công việc theo khả năng của mình để tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần, làm giàu đẹp cho gia đình (ông bà là tấm gương sáng cho con cháu; bố mẹ tích cực lao động phát triển kinh tế gia đình; con cháu ra sức học tập, rèn luyện, làm rạng danh gia đình).
0,5
0,5
0,5
Lưu ý: 
- Đoạn văn cần có ít nhất một dẫn chứng phù hợp. Nếu bài làm không đưa được dẫn chứng, trừ 0,5 điểm.
- Đề bài chỉ yêu cầu viết một đoạn văn để triển khai một khía cạnh của vấn đề.
Giáo viên trừ 0,5 điểm trong quỹ điểm nếu học sinh viết theo mô hình bài văn thu nhỏ (tức là thực hiện hết các bước giải thích - đánh giá - bàn luận, mở rộng, lật lại vấn đề - rút ra bài học... trong bài làm).
Câu 2 (5 điểm)
a.Về kĩ năng:
- Biết cách viết bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập luận để trình bày hiểu biết, cảm nhận của bản thân về vấn đề nghị luận.
- Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung
Điểm
1
Giới thiệu:
- Bài thơ “Nói với con” của Y Phương viết năm 1980, là một sáng tác hay về đề tài tình cảm gia đình, quê hương. Bằng cách nói giản dị, ngôn từ mộc mạc, giàu ý nghĩa khái quát, nhà thơ mượn lời người cha tâm sự với con để gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương, dân tộc mình.
- Vị trí, nội dung đoạn thơ: Đoạn trích là phần một của tác phẩm, là lời người cha tâm sự với con về cội nguồn sinh dưỡng, từ đó nhắn gửi con yêu thương, trân trọng gia đình và quê hương.
0,25
0,25
2
Tình cảm gia đình
- Lời tâm sự của người cha với con được thể hiện qua giọng thơ tha thiết trìu mến; hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa khái quát, mang ý nghĩa ẩn dụ: chân phải, chân trái, một bước, hai bước, chạm tiếng nói, tới tiếng cười; 
- Đoạn thơ đầu gợi ra hình ảnh một gia đình đầm ấm, quấn quýt, đầy ắp yêu thương, hạnh phúc; từng bước đi, tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ nâng niu, chăm chút, vui mừng đón nhận; con lớn lên từng ngày trong sự chờ mong, nâng đón, trong tình yêu thương, đùm bọc, chở che của cha mẹ.
- Gia đình là nôi êm, tổ ấm hạnh phúc nuôi dưỡng con lớn khôn, là cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên của con.
0,5
0,5
0,5
3
Tình cảm quê hương
- Không chỉ lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ cha, con còn trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình sâu nặng của quê hương.
- Cuộc sống lao động cần cù, tươi vui và gắn bó của người đồng mình được gợi lên qua các hình ảnh đẹp, giàu chất thơ, từ ngữ gợi tả, giọng điệu tha thiết, trìu mến, cách biểu cảm trực tiếp: Người đồng mình yêu lắm con ơi/ Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát. Các từ “đan”, “cài”, “ken” vừa miêu tả cụ thể động tác của con người vừa nói lên tình cảm gắn bó, quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào.
- Người đồng mình - miền mình, vùng mình tinh tế, khéo léo, tâm hồn lãng mạn, bay bổng, luôn lạc quan, yêu đời. 
- Hình ảnh quê hương hiện lên thơ mộng, tươi đẹp và nghĩa tình:
+ NT: Điệp từ “cho”, phép nhân hóa “rừng cho”, “con đường cho”, hình ảnh ẩn dụ “hoa”, “tấm lòng”.
+ “Rừng cho hoa” là cho phong cảnh đẹp, những sản vật quý - những giá trị vật chất, tinh thần; “Con đường cho những tấm lòng” : con đường không chỉ nối bản với bản, thung với thung mà còn kết nối những trái tim, tấm lòng, bồi đắp những tình cảm tốt đẹp. 
- Rừng núi quê hương đã che chở, nuôi dưỡng con về cả thể chất và tâm hồn, cho con lối sống, những bài học làm người. Quê hương là cội nguồn sinh dưỡng thứ hai của mỗi con người.
Lời nhắn gửi của người cha
- Người cha nhắc với con về ngày cưới của mình qua dòng hồi tưởng. Đó là khoảnh khắc có ý nghĩa lớn, đánh dấu sự khởi nguồn hạnh phúc gia đình.
- Gia đình và quê hương là hai nguồn tình cảm lớn, cội nguồn sinh dưỡng của con, là điểm tựa tinh thần vững chắc cho con trên đường đời.
- Người cha nhắn nhủ, mong con hãy yêu quý, trân trọng gia đình và quê hương, luôn nhớ về cội nguồn. Đó là lời cha nhắn nhủ con, cũng là lời trao gửi thế hệ.
0,25
0,5
0,75
0,25
0,25
0,5
4
Khái quát:
Đoạn thơ thể hiện rõ nét phong cách thơ Y Phương: Chân thật, trong sáng, mạnh mẽ, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi; thể hiện một cách xúc động lời tâm sự của người cha với con về cội nguồn sinh dưỡng; nhắc nhở con luôn nhớ về gia đình, quê hương.
Đoạn thơ góp phần tạo nên giá trị của tác phẩm “Nói với con”, mang đến cho người đọc những rung động sâu sắc, khơi gợi, vun đắp tình cảm gia đình, quê hương trong lòng mỗi người.
0,25
0,25
Lưu ý: Giáo viên cho điểm trung bình với những học sinh chỉ dừng lại ở việc diễn xuôi đoạn thơ một cách sơ sài, không phân tích, cảm thụ chi tiết các từ ngữ, hình ảnh trong đoạn thơ.
Hết..

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2020_2021_co_da.doc