Đề khảo sát học sinh Lớp 9 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Đề số 1 (Có đáp án)
Phần I. Đọc - Hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
“Nhân dịp tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một hòa nhé!” Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn ”
(Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, tr180)
Câu 1.(1,0 điểm) Đoạn văn trên thuộc tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ rõ các phép liên kết câu, các cách dẫn trực tiếp, gián tiếp có trong đoạn trích.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát học sinh Lớp 9 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Đề số 1 (Có đáp án)
UBND HUYỆN NINH GIANG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề số 01 ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 9 NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Ngày khảo sát: 20 tháng 5 năm 2021 Phần I. Đọc - Hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: “Nhân dịp tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một hòa nhé!” Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn” (Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, tr180) Câu 1.(1,0 điểm) Đoạn văn trên thuộc tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ rõ các phép liên kết câu, các cách dẫn trực tiếp, gián tiếp có trong đoạn trích. Câu 3. (1,0 điểm) Em cảm nhận được vẻ đẹp nào của nhân vật qua lời văn sau: Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn” Phần 2. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trong bài: “Sự hy sinh thầm lặng của những “chiến sĩ áo trắng” nơi tuyến đầu chống dịch”, một tờ báo đã viết: Nếu như một số ngành nghề khác, khi có dịch bệnh nguy hiểm như SARS, Covid-19... mọi người được khuyến cáo tránh xa những nơi có nguy cơ cao lây bệnh, thậm chí được nghỉ việc. Nhưng với y bác sĩ, họ phải lao vào tâm dịch, phải trực tiếp chăm sóc và cứu chữa cho người bệnh. Biết là hiểm nguy thậm chí có thể phải đánh đổi bằng chính sinh mạng của mình, nhưng vì nhiệm vụ họ bất chấp mọi nguy hiểm, sẵn sàng lên đường chống dịch để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Từ nội dung đoạn tin trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận bàn về giá trị của đức hy sinh trong trong cuộc sống và trong việc phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 ở nước ta hiện nay. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về khoảnh khắc giao mùa qua bài thơ Sang thu: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Ngữ văn 9, tập 2, NXB GD Việt Nam) ------------Hết---------- Họ tên thí sinh. Số báo danh....... UBND HUYỆN NINH GIANG MÃ ĐỀ 01 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 9 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút Phần Đáp án Điểm Phần I (3 điểm) Câu 1 (1,0 điểm) - Đoạn văn trích trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” - Tác giả: Nguyễn Thành Long - Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được sáng tác năm 1970. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế tại Lào Cai của tác giả. 0,25 0,25 0,5 Câu 2 (1,0 điểm) Các phép liên kết câu, các cách dẫn trực tiếp, gián tiếp có trong đoạn trích: - Các phép liên kết câu: + Phép thế qua các chi tiết: Không có cháu ở đấy (ở cơ quan); Đối với cháu thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế (như thế: là phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng) + Phép nối qua từ: Nhưng (Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc) + Phép lặp qua các từ ngữ: cháu, chú, các chú * Lưu ý: Nêu được 2 đến 3 phép liên kết như trên, được 0,5 điểm, nêu được 1 phép liên kết câu, được 0,25đ) - Cách dẫn gián tiếp, thông qua chi tiết: Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. - Cách dẫn trực tiếp, qua chi tiết: Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một hòa nhé!” 0,5 0,25 0,25 Câu 3 (1 điểm) Vẻ đẹp của nhân vật: - Vẻ đẹp trong quan niệm sống, quan niệm về hạnh phúc: Hạnh phúc là cho đi, là được sống có ích, được góp sức mình cho quê hương, đất nước. - Vẻ đẹp trong cách sống khiêm tốn, khiêm nhường, âm thầm lặng lẽ (khi được họa sĩ vẽ mình, anh từ chối, giới thiệu những người khác theo anh là xứng đáng hơn) 0,5 0,5 Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) * Yêu cầu về hình thức: + Được trình bày đúng qui cách của một đoạn văn, viết lùi đầu dòng một chữ và chữ cái đầu tiên viết hoa. * Yêu cầu về nội dung: - Giới thiệu vấn đề và nêu cách hiểu về vấn đề cần nghị luận: Đức hi sinh là sự quên mình, sẵn sàng san sẻ những quyền lợi về vật chất, tinh thần, sẵn sàng cho đi, sẵn sàng xả thân vì người khác, chấp nhận phần thiệt thòi về mình mà không tính toán - Giá trị của đức hi sinh trong cuộc sống: + Sự hi sinh, cống hiến, đóng góp công sức sẽ mang lại những điều tốt đẹp, những may mắn, hạnh phúc cho mọi người, khiến mọi người có thể có cơ hội, điều kiện sống tốt đẹp hơn. + Hi sinh, cống hiến góp phần xây dựng cộng đồng, quê hương, đất nước, làm cho cuộc sống được bình yên, xã hội phát triển, giúp bảo vệ được tổ quốc, mang lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no + Là thước đo phẩm chất con người, giúp con người hoàn thiện bản thân, tôi rèn thêm nhiều phẩm chất tốt đẹp khác, đồng thời cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa vì sống có ích, được mọi người tin yêu... - Giá trị của đức hi sinh khi đại dịch Covid – 19 đang diễn ra hiện nay: + Đức hi sinh có giá trị trong cuộc sống nói chung và trong khi đại dịch Covid – 19 đang diễn ra như hiện nay thì đức hi sinh lại càng cần thiết và có giá trị hơn bao giờ hết. Đó là sự hi sinh thầm lặng không quản ngại ngày đêm, không màng đến bản thân của đội ngũ y bác sĩ cứu chữa bệnh nhân, là đội ngũ các chiến sĩ công an, quân đội, đội ngũ những người làm công tác phòng chống dịch bệnh + Sự hi sinh bản thân của những người làm công tác phòng chống dịch bệnh giúp cho dịch bệnh Covid 19 được khống chế, đẩy lùi, sức khỏe con người được đảm bảo. Sự hi sinh nhường cơm, sẻ áo của nhiều người trong cộng đồng đã cứu giúp những người gặp khó khăn qua cơn hoạn nạn do ảnh hưởng của dịch bệnh + Sự hi sinh của lực lượng phòng chống dịch bênh, của mọi người trong cuộc sống giúp đất nước ta đẩy lùi và chiến thắng nhiều đợt dịch bệnh bùng phát vừa qua, giúp củng cố tinh thần nhân dân, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. + Hãy biết lựa chọn thái độ sống phù hợp. Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của đức hi sinh Lưu ý: - Nếu bài viết không đúng yêu cầu một đoạn văn mà diễn đạt đủ ý cho tối đa 0,5 điểm. Bài viết không đi sâu được vấn đề chính là: giá trị của đức hy sinh trong cuộc sống và trong công tác phòng chống dịch bệnh, mà làm dàn trải như một bài nghị luận thu nhỏ hoặc lý giải sai sang vấn đề khác... thì không cho điểm hoặc cho không quá 0,5 điểm tùy bài cụ thể - Khuyến khích bài viết có tính sáng tạo, có cách biện luận riêng, tìm thêm được ý hay, ý đúng ngoài gợi ý trên, vẫn cho điểm nhưng không vượt quá số điểm quy định. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (5 điểm) * Yêu cầu về hình thức: + Được trình bày đúng qui cách của một bài văn, có đủ bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. + Trình bày sạch đẹp, khoa học, rõ ràng, văn viết mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt * Yêu cầu về nội dung: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, giớ thiệu khái quát nội dung bài thơ. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận là: Cảm nhận tinh tế của Hữu thỉnh về khoảnh khắc giao mùa. * Lần lượt làm rõ được các khía cạnh mà đề bài yêu cầu, cụ thể qua các ý sau: - Cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về khoảnh khắc giao mùa hạ - thu trước hết thể hiện ở những cảm nhận khi thu chớm đến (khổ thơ 1) + Tinh tế trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật: nghệ thuật dùng từ (bỗng, phả, chùng chình, hình như), chọn lọc hình ảnh (hương ổi, gió se, sương thu), nghệ thuật nhân hóa, từ láy + Cách miêu tả và cảm nhận về các dấu hiệu báo mùa rất riêng, rất tinh, mọi vật đang trong trạng thái chớm thay đổi (ổi bắt đầu thơm hơn, gió se lạnh hơn, sương chùng chình hơn..., đều là các hình ảnh đặc trưng của thu Bắc bộ) + Tinh tế trong trạng thái cảm nhận “hình như”: Lấy cảm nhận chưa chắc chắn để diễn tả chắc chắn trạng thái thu sang, là đang sang, đang mơ hồ, chỉ là dấu hiệu, chưa rõ ràng được + Tinh tế trong gửi gắm suy nghĩ của người giàu trải nghiệm: Những người giàu kinh nghiệm sống thường rất cẩn trọng, chắc chắn, không kết luận vội vàng mọi việc, nên nói hình như thu đã về chứ không phải là: thu đã về. - Cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về khoảnh khắc giao mùa hạ - thu tiếp theo hiện ở những cảm nhận trạng thái của vạn vật khi thu đến + Tác giả khi sử dụng thành công nhiều biện pháp nghệ thuât: nhân hóa, dùng từ láy, nghệ thuật đối lập, bút pháp liên tưởng tưởng tượng, trong phát hiện sự thay đổi về không gian (nghệ thuật khắc họa không gian: chiều cao, chiều rộng, không gian ở cảnh này được mở ra so với khổ thơ trên) + Tác giả đã rất tinh tế khi nắm bắt được trạng thái của vạn vật khi thu đến: Trạng thái của dòng sông, của cánh chim + Đặc biệt, cách miêu tả, cảm nhận và sử dụng hình ảnh đám mây mùa hạ để diễn tả khoảnh khắc giao mùa, cho ta thấy được rõ rệt, cụ thể, giao mùa là vạn vật đang ở trạng thái chuyển giao nửa hạ, nửa thu như thế + Tác giả còn sử dụng hình ảnh đám mây để thầm kín gửi gắm tâm sự về đồng đội của mình: đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu gợi liên tưởng về những người đồng đội, những người lính trẻ đã nằm lại chiến trường khi bao khát khao còn dang dở, họ như ám mây mùa hạ kia mãi mãi không thể về thu được nữa (theo tâm sự của Hữu Thỉnh) - Cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh thể hiện qua khổ thơ cuối, qua cách cảm nhận về sự vận động của thười gian, qua suy ngẫm về sự chuyển thu của đời người + Học sinh phân tích nghệ thuật của khổ thơ + Tiếp tục chỉ ra sự tinh tế của tác giả khi nói về trạng thái của nắng, mưa + Nhấn mạnh sự tinh tế khi tác giả mượn sự giao mùa của thiên nhiên, gửi gắm chiêm nghiệm về con người, về cuộc sống: Con người khi đã giàu trải nghiệm cuộc đời, thường vững vàng trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc sống. - Đánh giá thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ, nhấn mạnh về phong cách, tài năng, sự tìm tòi của Hữu Thỉnh khi viết về một đề tài quen thuộc nhưng lại thành công bởi những dấu ấn riêng - Đánh giá chung về nội dung: Bức tranh chuyển thu được miêu tả rất tinh tế, thấy được suy ngẫm mang tính triết lý về cuộc đời, thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương thanh bình của tác giả * Ghi chú: - Học sinh có thể có nhiều cách triển khai ý khác nhau nhưng phải biết cách làm bài, cách xây dựng luận điểm, biện luận... để phục vụ đề bài. - Với những bài làm không hiểu rõ vấn đề nghị luận, lạc đề sang phân tích bài thơ một cách thông thường, cho tối đa 1,0 điểm. Những bài chỉ chạm đến một phần của vấn đề nghị luận: cho không quá 2,0 điểm. - Khuyến khích các bài làm có tính sáng tạo cao. Tuy nhiên điểm khuyến khích sẽ không vượt qua thang điểm của đề. 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25
File đính kèm:
- de_khao_sat_hoc_sinh_lop_9_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2021_co.docx