Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021

I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Chọn câu trả lời đúng nhất và ghi lại chữ cái đầu câu trả lời vào tờ giấy kiểm tra.

Câu 1: Điền từ thích hợp dưới đây vào chỗ chấm để hoàn thành khái niệm: “Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và , gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội”.

A. pháp luật B. kỷ luật C. tôn giáo D. tín ngưỡng

Câu 2: Tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất là?

A. Cờ bạc. B. Ma túy. C. Mại dâm. D. Cả A,B,C đều đúng.

Câu 3: Ý kiến nào sau đây là ý kiến đúng khi nói về trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống tệ nạn xã hội?

A. Thấy người buôn bán ma túy lờ đi, coi như không biết.

B. Dùng thử ma túy một vài lần không thể bị nghiện được.

C. Hút thuốc lá, uống rượu không có hại vì đó không phải là ma túy.

D. Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể, sống lành mạnh, giản dị.

Câu 4: Nếu phát hiện hành vi đánh bạc ở khu dân cư em sẽ làm gì?

A. Làm ngơ, coi như không biết. B. Im lặng vì sợ bị trả thù.

C. Báo cho công an xã (phường, thị trấn). D. Bao che, tiếp tay.

 

docx 4 trang phuongnguyen 26280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021
UBND HUYỆN VIỆT YÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA
HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN THI: GDCD 8
Thời gian làm bài: 45 phút
ĐỀ BÀI
I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) 
Chọn câu trả lời đúng nhất và ghi lại chữ cái đầu câu trả lời vào tờ giấy kiểm tra.
Câu 1: Điền từ thích hợp dưới đây vào chỗ chấm để hoàn thành khái niệm: “Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và , gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội”.
A. pháp luật	B. kỷ luật	C. tôn giáo	D. tín ngưỡng
Câu 2: Tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất là?
A. Cờ bạc. 	B. Ma túy. 	C. Mại dâm. D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 3: Ý kiến nào sau đây là ý kiến đúng khi nói về trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Thấy người buôn bán ma túy lờ đi, coi như không biết.
B. Dùng thử ma túy một vài lần không thể bị nghiện được.
C. Hút thuốc lá, uống rượu không có hại vì đó không phải là ma túy.
D. Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể, sống lành mạnh, giản dị.
Câu 4: Nếu phát hiện hành vi đánh bạc ở khu dân cư em sẽ làm gì?
A. Làm ngơ, coi như không biết. B. Im lặng vì sợ bị trả thù. 
C. Báo cho công an xã (phường, thị trấn). D. Bao che, tiếp tay.
Câu 5: Loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người có tên gọi là gì?
A. HIV. B. AIDS. C. Ebola. D. Cúm gà.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây không lây nhiễm HIV/AIDS?
A. Truyền máu.
B. Tiêm chích ma túy.
C. Ho, hắt hơi.
D. Quan hệ tình dục.
Câu 7: Thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất được gọi là
A. tang vật. B. chất độc hại.
C. vũ khí. D. chất gây nghiện.
Câu 8: Những chất và loại vũ khí nào sau đây có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người ?
A. Chất độc màu da cam. B. Súng tự chế.
C. Các chất phóng xạ. D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 9: Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì?
A. Mời bạn bè mua pháo.
 B. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí.
C. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.
Câu 10: Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?
A. Cưa bom, đục bom lấy thuốc nổ.
B. Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn.
C. Cho người khác mượn vũ khí.
D. Báo cơ quan chức năng vụ cháy giả.
Câu 11: Khi đi chăn trâu tại bãi lau sậy ven rừng, M có nhặt được một quả lựu đạn chưa tháo chốt, nếu em là M em sẽ xử lí như thế nào?
A. Cầm lựu đạn lên và chạy đi khoe cả xóm .
B. Lập tức tháo chốt lựu đạn để nghịch cho vui.
C. Xúi giục bạn bè cầm lựu đạn lên để nghịch.
D. Không động đến quả lựu đạn đó và báo ngay cho chính quyền địa phương.
Câu 12: Quyền sở hữu bao gồm các quyền nào?
A. Quyền chiếm hữu. B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt. D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 13: Quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản được gọi là
A. quyền chiếm hữu. B. quyền sử dụng.
C. quyền định đoạt. D. quyền tranh chấp.
Câu 14: Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là
B. quyền định đoạt. B. quyền tranh chấp.
C. quyền chiếm hữu. D. quyền sử dụng.
Câu 15: Việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đất đứng tên mình là ông A đã thực hiện quyền nào?
A. Quyền sử dụng. B. Quyền định đoạt.
C. Quyền chiếm hữu. D. Quyền tranh chấp.
Câu 16: Bà M là chủ tịch tập đoàn TMV, bà trực tiếp nắm giữ số cổ đông và trực tiếp điều hành công ty. Bà M có những quyền nào sau đây?
 A. Quyền chiếm hữu. B. Quyền sử dụng.
 C. Quyền định đoạt. D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 17: Trong quyền sở hữu tài sản của công dân, nội dung nào dưới đây là quan trọng nhất phân biệt chủ sở hữu tài sản đó với các đối tượng khác (người mượn tài sản, người được giao trông coi...)?
A. Quyền định đoạt.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Cho, tặng, biếu.
Câu 18: Những việc làm nào sau đây học sinh trung học cơ sở có thể làm để thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?
A. Lên án, tố cáo hành vi phá hoại tài sản nhà trường.
B. Lao động vệ sinh nơi mình sinh sống, trường lớp.
C. Bảo vệ cây xanh, vườn hoa, nhà văn hóa.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 19: Em sẽ làm gì nếu thấy một bạn bẻ cành phượng trong sân trường để chụp ảnh?
A. Khuyên ngăn bạn lại. B. Bẻ cành phượng cùng bạn.
C. Im lặng vì không liên quan. D. Hò reo, cổ vũ. 
Câu 20: Giờ ra chơi, các bạn nam lớp 8B rủ nhau đá bóng trong sân trường. Đang hăng say, Hùng sút mạnh, quả bóng bay chệch về phía lớp học làm vỡ cửa kính. Thấy thế cả đám liền bỏ chạy. Em hãy nêu ý kiến của mình về việc làm của các bạn nam lớp 8B?
A. Đá bóng trong sân trường là sai với nội quy của nhà trường.
B. Các bạn nam lớp 8B phải tự kiểm điểm, nhận lỗi vì hành vi của mình.
C. Các bạn nam lớp 8B phải có trách nhiệm bồi thường cho nhà trường.
D. Tất cả A,B,C đều đúng.
II. Tự luận: (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
	Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân? Quyền sở hữu của công dân bao gồm những nội dung nào? Công dân có quyền sở hữu những gì?
Câu 2. (1,5 điểm)
	Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội?
Câu 3. (1,5 điểm)
 	 Chủ nhật được nghỉ, An đã đi mua rất nhiều hộp diêm về chế pháo nổ. An rất hài lòng và cho rằng mình rất thông minh và có óc sáng tạo. An dự định sẽ mang pháo lên trường để đốt và bán cho các bạn cùng lớp.
	a. Em hãy nhận xét việc làm của An?
	b. Nếu là bạn cùng lớp của An, em sẽ làm gì?
------------------Hết----------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Giáo dục công dân 8
I. Trắc nghiệm: (5 điểm)
 Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
A
11
D
2
D
12
D
3
B
13
A
4
C
14
D
5
A
15
B
6
C
16
D
7
C
17
A
8
D
18
D
9
B
19
A
10
B
20
D
II. Tự luận: (5 điểm)
CÂU
NỘI DUNG
Điểm
Câu 1 (2,0đ)
Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân? Quyền sở hữu của công dân bao gồm những nội dung nào? Công dân có quyền sở hữu những gì?
- Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của CD ( chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.
- Quyền sở hữu tài sản của công dân gồm:
+ Quyền chiếm hữu: trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản
+ Quyền sử dụng: Khai thác giá trị tài sản và hưởng lợi từ giá trị sử dụng tài sản
+ Quyền định đoạt: quyết định đối với tài sản như mua, tặng, cho.
- Công dân có quyền sở hữu: Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liêu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, tài sản trong doanh nghiệp và trong các tổ chức kinh tế.
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
(1,5 đ)
Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội?
- Đối với cá nhân 
+ Huỷ hoại sức khoẻ dẫn đến cái chết.
+ Suy sút tinh thần, phẩm chất đạo đức.
 - Đối với gia đình 
+ Kinh tế cạn kiệt , ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi người.
+ Gia đình tan vỡ.
- Đối với xã hội 
+ Ảnh hưởng đến kinh tế, suy giảm sức lao động của xã hội 
+ Suy thoái giống nòi.
+ Mất trật tự an toàn xã hội
0,5
0,5
0,5
Câu 3
(1,5 đ)
Chủ nhật được nghỉ, An đã đi mua rất nhiều hộp diêm về chế pháo nổ. An rất hài lòng và cho rằng mình rất thông minh và có óc sáng tạo. An dự định sẽ mang pháo lên trường để đốt và bán cho các bạn cùng lớp.
	a. Em hãy nhận xét việc làm của An?
	b. Nếu là bạn cùng lớp của An, em sẽ làm gì?
a. Việc làm của bạn An là sai, vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại. Hành vi cụ thể của An là đã chế pháo nổ và có ý định buôn bán pháo nổ.
b. Nếu là bạn cùng lớp với An em sẽ khuyên An không nên chế pháo nổ và không nên buôn bán pháo vì việc làm đó sẽ gây nguy hiểm cho chính bản thân mình và mọi người và đây cũng là việc làm vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống cháy nổ.
Nếu An không nghe lời em sẽ báo cho thầy cô giáo biết để khuyên bảo và kịp thời ngăn chặn hành vi của An.
0,5
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_on_giao_duc_cong_dan_8.docx