Đề kiểm tra cuối kì học kì II môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Thẩm
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM( 7.0 điểm)
1/ Học sinh hãy chọn đáp án đúng( mỗi câu 0,25 điểm) và ghi vào giấy bài làm
Câu 1. Niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình được gọi là?
A. Tôn giáo. B. Mê tín dị đoan. C. Công giáo. D. Tín ngưỡng.
Câu 2. Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí và những hình thức lễ nghi được gọi là ?
A. Tín ngưỡng. B. Mê tín dị đoan. C. Truyền giáo. D. Tôn giáo.
Câu 3. Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng được gọi là ?
A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì học kì II môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Thẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối kì học kì II môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Thẩm
PHÒNG GD & ĐT ĐỨC HÒA KIỂM TRA CUỐI KÌ HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS LÊ QUANG THẨM NĂM HỌC: 2020 – 2021 MÔN: GDCD 7 ( Đề thi có 3 trang) Thời gian: 45 phút không kể thời gian phát đề DUYỆT TỖ CHUYÊN MÔN BGH I.PHẦN TRẮC NGHIỆM( 7.0 điểm) 1/ Học sinh hãy chọn đáp án đúng( mỗi câu 0,25 điểm) và ghi vào giấy bài làm Câu 1. Niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình được gọi là? A. Tôn giáo. B. Mê tín dị đoan. C. Công giáo. D. Tín ngưỡng. Câu 2. Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí và những hình thức lễ nghi được gọi là ? A. Tín ngưỡng. B. Mê tín dị đoan. C. Truyền giáo. D. Tôn giáo. Câu 3. Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng được gọi là ? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo. Câu 4. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của . có thể theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở. A. lãnh đạo B. dân tộc C. công dân D. cá nhân Câu 5. Mọi người cần phải . quyền tự do tín ngưỡng của người khác như tôn trọng nơi thờ tự của các tôn giáo. A. xem trọng B. tôn trọng C. coi trọng D. tuân theo Câu 6. Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái và chính sách của nhà nước. A. đạo đức B. pháp luật C. kỉ luật D. quy luật Câu 7. Bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan nào? A. Cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương. B. Cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp huyện. C. Cơ quan nhà nước cấp huyện và cấp xã. D. Cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cấp xã. Câu 8. Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được gọi là ? A. Quốc hội. B. Chính phủ. C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Ủy ban nhân dân. Câu 9. Cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội được gọi là ? A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Hội đồng nhân dân. D. Ủy ban nhân dân. Câu 10. Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp được gọi là? A. Chính phủ. B. Tòa án nhân dân. C. Viện Kiểm sát. D. Ủy ban nhân dân. Câu 11. Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm? A. Chính phủ và Hội đồng nhân dân các cấp. B. Chính phủ và Quốc hội. C. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. D. Chính phủ và Viện kiểm sát. Câu 12. Các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân đó là? A. Chính phủ và Quốc hội. B. Chính phủ và Viện kiểm sát. C. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. D. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Câu 13. Ủy ban nhân dân xã thuộc loại cơ quan nào? A. Cơ quan hành chính. B. Cơ quan xét xử. C. Cơ quan kiểm sát. D. Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra. Câu 14. Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra: A. Nhân dân xã (phường thị trấn) bầu ra. B. Đại diện nhân dân bầu ra. C.Tòa án bầu ra. D. Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra. Câu 15. Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra: A. Nhân dân xã (phường thị trấn) bầu ra. B. Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra. C.Tòa án bầu ra. D. Đại diện nhân dân bầu ra. Câu 16. Hội đồng nhân dân xã thuộc loại cơ quan nào? A. Cơ quan hành chính. B. Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra. C. Cơ quan kiểm sát. D. Cơ quan xét xử. 2/ Học sinh hãy chọn đáp án đúng( mỗi câu 0,5 điểm) và ghi vào giấy bài làm Câu 17. Hành vi nào tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân A. Cười nói ồn ào trong khu vực trang nghiêm như chùa, nhà thờ. B. Hút thuốc lá trong đền, chùa, nhà thờ. C. Tuân theo những qui định của nhà chùa, nhà thờ. D. Ăn mặc hở hang khi vào chùa, nhà thờ. Câu 18. Các quan niệm: Không ăn trứng trước khi đi thi, không ăn lạc khi thi được gọi là? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo. Câu 19. Chủ tịch Quốc hội nước ta hiện nay là ai ? A. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân. B. Ông Vũ Đức Đam. C. Ông Trương Hòa Bình. D. Ông Vương Đình Huệ. Câu 20. Chủ tịch nước ta hiện nay là ai? A. Ông Nguyễn Phú Trọng. B. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân. C. Bà Nguyễn Kim Tiến. D. Ông Nguyễn Xuân Phúc. Câu 21. Thủ tướng chính phủ nước ta hiện nay là ai? A. Ông Phạm Minh Chính. B. Ông Nguyễn Xuân Phúc. C. Ông Trương Hòa Bình. D. Ông Vũ Đức Đam. Câu 22. Để công chứng giấy tờ như: Giấy khai sinh, giấy chứng minh thư, bảng điểm, bằng tốt nghiệp em sẽ đến đâu để công chứng? A. Công an xã. B. Ủy ban nhân dân xã. C. Công an huyện. D. Hội đồng nhân dân huyện. II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm) Câu 1. (1.0đ) Khi biết có người lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm việc xấu, tuyên truyền những tư tưởng giáo lí đi ngược lại đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước em sẽ ứng xử như thế nào? Câu2. ( 2.0đ) Huyền và Thuý tranh luận với nhau về Quốc hội và Chính phủ : - Huyền: Theo tớ, về cơ bản thì Quốc hội và Chính phủ là hai cơ quan giống nhau: đều là cơ quan nhà nước trung ương, đều là cơ quan đại diện cho nhân dân và có chung nhiệm vụ quản lí đất nước. - Thuý: Tớ thì cho rằng, tuy Quốc hội và Chính phủ đều là cơ quan nhà nước trung ương nhưng là hai cơ quan khác nhau hoàn toàn. Câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến của Huyền hay Thuý ? Vì sao ? HẾT Lớp :.. Tên học sinh :. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN GDCD 7 Năm học: 2020- 2021 ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM(7.0 điểm) Mỗi câu đúng được 0.25 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 D D C C B B A A Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 A B C D A A B B Mỗi câu đúng được 0.5 điểm. Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 22 C C D D A B HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN TỰ LUẬN MÔN GDCD 7( 3.0 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 (1.0đ) Em sẽ: - Không tham gia, không để mình bị dụ dỗ, lôi kéo. - Báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí. Lưu ý HS có thể nêu ý kiến khác 0.5 0.5 Câu 2 (2.0đ) Em đồng ý với ý kiến của Thúy. Vì: Quốc hội và Chính phủ tuy cùng là cơ quan nhà nước ở trung ương nhưng là hai loại cơ quan khác nhau : + Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước ta. + Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước ta. 0.5 0.5 0.5 0.5
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ki_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_7_nam_ho.doc