Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Khoan dung có nghĩa là rộng lòng
A. trắc ẩn. B. hối hận. C. tha thứ. D. nhân nghĩa.
Câu 2. Hành vi thể hiện tính tự trọng là
A. luôn chờ sự thương hại của người khác. C. biết giữ gìn danh dự cá nhân.
B. ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả. D. khúm núm nịnh nọt để lấy lòng cấp trên.
Câu 3. Trong những truyền thống sau, đâu là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Tảo hôn. C. Gia trưởng, độc đoán.
C. Mê tín dị đoan. D. Hiếu học.
Câu 4. Trái với đoàn kết là sự
A. chia để trị. B. chia li. C. chia tay. D. chia rẽ.
Câu 5. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ?
A. Hương chỉ chơi với các bạn có cùng hoàn cảnh giống mình.
B. Cả lớp quyên góp tiền, quần áo cũ để ủng hộ bà con ở vùng bão lũ.
C. Lôi kéo bạn bè đánh các bạn lớp khác.
D. Hùng cho Nam vay tiền để chơi game.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I Môn: Giáo dục công dân – Lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề số: 1 I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Khoan dung có nghĩa là rộng lòng A. trắc ẩn. B. hối hận. C. tha thứ. D. nhân nghĩa. Câu 2. Hành vi thể hiện tính tự trọng là A. luôn chờ sự thương hại của người khác. C. biết giữ gìn danh dự cá nhân. B. ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả. D. khúm núm nịnh nọt để lấy lòng cấp trên. Câu 3. Trong những truyền thống sau, đâu là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Tảo hôn. C. Gia trưởng, độc đoán. C. Mê tín dị đoan. D. Hiếu học. Câu 4. Trái với đoàn kết là sự A. chia để trị. B. chia li. C. chia tay. D. chia rẽ. Câu 5. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ? A. Hương chỉ chơi với các bạn có cùng hoàn cảnh giống mình. B. Cả lớp quyên góp tiền, quần áo cũ để ủng hộ bà con ở vùng bão lũ. C. Lôi kéo bạn bè đánh các bạn lớp khác. D. Hùng cho Nam vay tiền để chơi game. Câu 6. Theo em, câu tục ngữ nào sau đây nói về lòng yêu thương con người? A. Ăn cây táo rào cây sung. C. Qua cầu rút ván. B. Thương người như thể thương thân. D. Trâu buộc ghét trâu ăn. Câu 7. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa? A. Gia đình hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ. B. Gia đình giàu có, cha mẹ hay cãi nhau. C. Gia đình có đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi đua đòi. D. Anh em trong gia đình bất hòa. Câu 8. Biểu biện nào sau đây thể hiện lòng khoan dung? A. Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người. C. Đổ lỗi cho người khác. B. Hay chê bai người khác. D. Mắng người khác nặng lời khi không vừa ý. Câu 9. Hành vi nào sau đây thể hiện việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Không muốn học nghề làm bánh trưng của gia đình vì cho rằng nghề đó tầm thường. B. Mặc cảm với bàn bè vì mẹ làm giúp việc trên thành phố. C. Nghe ông bà kể chuyện về truyền thống của dòng họ mình. D. Buồn vì dòng họ mình không ai đỗ đạt cao. Câu 10. Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực? A. Quay cóp trong kiểm tra, thi cử. C. Nhận lỗi thay cho bạn. B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi. D. Che dấu hành vi quay cóp của bạn. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Trung thực là gì? Vì sao mỗi người cần rèn luyện cho mình phẩm chất trung thực? Câu 3. (3,0 điểm) Cho tình huống sau Bố mẹ Minh đều học cao. Bố là tiến sĩ, mẹ là thạc sĩ, đều giữ chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước. Điều kiện kinh tế gia đình Minh rất khá giả. Minh rất hãnh diện với các bạn và cho rằng mình chẳng cần học hành nhiều cho vất vả mà vẫn có cuộc sống đàng hoàng vì đã có bố mẹ lo cho mình. a. Em có đồng ý với suy nghĩ của Minh không? Vì sao? b. Nếu là bạn của Minh thì em sẽ nói với Minh điều gì? ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I Môn: Giáo dục công dân – Lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề số: 2 I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Trong những truyền thống sau, đâu là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Trọng nam, khinh nữ. C. Gia trưởng, độc đoán. B. Xem bói. D. Cần cù lao động. Câu 2. Hành vi nào sau đây không thể hiện lòng khoan dung? A. Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn. C. Lắng nghe bạn nói. B. Nhường nhịn bạn bè. D. Bạn xin lỗi nhưng mình không bỏ qua. Câu 3. Hành vi nào sau đây biểu hiện tính không trung thực? A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra. C. Làm sai nhưng đổ lỗi cho bạn. B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi. D. Nghiêm túc làm bài thi. Câu 4. Hành vi nào sau đây thể hiện tính tự trọng? A. Không làm được bài An quay sang cóp bài của bạn. B. Nếu có khuyết điểm, khi được nhắc nhở, Nam đều vui vẻ nhận lỗi, nhưng chẳng mấy khi sửa chữa. C. Dù khó khăn đến mấy cũng cố thực hiện bằng được lời hứa của mình. D. Đang đi chơi với bạn bè, Lan rất xấu hổ khi gặp cảnh bố mẹ mình lao động vất vả. Câu 5. Hành vi nào sau đây thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo? A. Gặp các thầy cô giáo Hoa đều không chào hỏi. B. Anh Thắng là sinh viên đại học, anh vẫn viết thư thăm hỏi cô giáo cũ. C. Thầy giáo cho bài tập về nhà, mải chơi nên Bình không làm bài tập. D. Nhận được bài thi bị điểm kém An đã vò nát và vứt vào ngăn bàn. Câu 6. Sự hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để tiến hành một công việc nào đó được gọi là A. kết hợp. B. đoàn kết. C. kết đoàn. D. giúp đỡ. Câu 7. Hành vi nào sau đây thể hiện sự yêu thương con người? A. Cười trên sự đau khổ của người khác. C. Giúp người tàn tật hòa nhập cộng đồng. B. Sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt. D. Buôn bán ma túy. Câu 8. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa? A. Việc nhà là việc của mẹ và con gái. B. Trong gia đình nhất thiết phải có con trai. C. Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc trong gia đình. D. Không cần có sự phân công chặt chẽ công việc trong gia đình. Câu 9. Hành vi nào sau đây thể hiện việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Nghe ông bà kể chuyện về truyền thống dòng họ mình. B. Mặc cảm với bàn bè vì mẹ làm giúp việc. C. Không muốn học nghề làm cốm của gia đình vì cho rằng nghề đó tầm thường. D. Buồn vì dòng họ mình không ai đỗ đạt cao. Câu 10. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện tôn sư trọng đạo? A. Lá lành đùm lá rách. C. Cây ngay không sợ chết đứng. B. Trọng thầy mới được làm thầy. D. Học đi đôi với hành. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Tự tin là gì? Vì sao mỗi người cần rèn luyện cho mình lòng tự tin? Câu 2. (3,0 điểm) Để chuẩn bị cho bài học mới “Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ”, cô giáo yêu cầu mỗi bạn trong lớp chuẩn bị một đoạn văn ngắn giới thiệu về truyền thoonggs tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. Lúc cô giáo đưa ra yêu cầu, Hợp không khỏi lo lắng vì gia đình mình cũng có nghề đúc đồng nhưng liệu nghề truyền thống này có gì để tự hào và đem ra giới thiệu với cả lớp nên Hợp xin cô giáo là không viết. a. Em có đồng ý với suy nghĩ của Hợp không? Vì sao? b. Nếu em là bạn của Hợp em sẽ nói gì với bạn? ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I Môn: Giáo dục công dân – Lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề số: 3 I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Hành vi nào sau đây biểu hiện tính không trung thực? A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra. C. Nghiêm túc làm bài thi. B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi. D. Làm sai nhưng đổ lỗi cho bạn. Câu 2. Biểu biện nào sau đây thể hiện lòng khoan dung? A. Đổ lỗi cho người khác. C. Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người. B. Hay chê bai người khác. D. Mắng người khác nặng lời khi không vừa ý. Câu 3. Hành vi nào thể hiện sự thiếu tự trọng? A. Nhờ bạn giảng bài hộ khi không hiểu. B. Nhờ người thân giúp đỡ khi gặp khó khăn. C. Xin cô giáo cho gỡ điểm vì bị điểm kém. D. Vứt vỏ kẹo sang chỗ của bạn để không bị cô giáo phê bình. Câu 4. Trong những truyền thống sau, đâu là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Trọng nam, khinh nữ. C. Hiếu thảo. B. Xem bói. D. Gia trưởng, độc đoán. Câu 5. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ? A. Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm. C. Máu chảy ruột mềm. B. Lời chào cao hơn mâm cỗ. D. Cây ngay không sợ chết đứng. Câu 6. Hành vi nào sau đây trái với đoàn kết, tương trợ? A. Tổ chức thăm, hỏi gia đình khó khăn. C. Giúp đỡ bạn học yếu hơn mình. B. Trao đổi để làm bài kiểm tra. D. Chép và giảng bài giúp bạn khi ốm, đau. Câu 7. Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người? A. Trâu buộc ghét trâu ăn. C. Lá lành đùm lá rách. B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. D. Thương người như thể thương thân. Câu 8. Biểu hiện của gia đình văn hóa là A. anh em bất hòa. C. gia đình giàu có, cha mẹ hay cãi nhau. B. gia đình hòa thuận, con vâng lời cha mẹ D. đời sống vật chất đầy đủ, con cái hỗn láo. Câu 9. Hành vi nào sau đây thể hiện việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Không muốn học nghề làm bánh trưng của gia đình vì cho rằng nghề đó tầm thường. B. Mặc cảm với bàn bè vì mẹ làm giúp việc trên thành phố. C. Nghe ông bà kể chuyện về truyền thống của dòng họ mình. D. Buồn vì dòng họ mình không ai đỗ đạt cao. Câu 10. Biết ơn công lao của thầy cô là biểu hiện của A. giúp đỡ mọi người. C. thương người. B. tôn sư trọng đạo. D. yêu quý mọi người. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Tự tin là gì? Để có thể suy nghĩ và hành động một cách tự tin, mỗi người cần phải làm gì? Câu 2. (3,0 điểm) Quê Nam là một vùng quê nghèo khó. Bao đời nay, trong dòng họ của Nam chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Nam không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Nam cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình. a. Em có đồng ý với cách nghĩ của Nam không? Vì sao? b. Nếu em là bạn của Nam em sẽ nói gì với bạn? MÃ ĐỀ 1 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I Môn: Giáo dục công dân – Lớp 7 (Hướng dẫn chấm gồm 01 trang) I. Trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi ý đúng được 0,4 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C C D D B B A A C B II. Tự luận (6 điểm) Câu ĐÁP ÁN ĐIỂM 1 (3đ) - Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. - Vì: + Là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. + Nâng cao phẩm giá con người. + Được yêu quí, kính trọng. + Làm cho xã hội lành mạnh. 2,0 1,0 2 (3đ) a. Suy nghĩ của Minh là không đúng, không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, vì: - Gia đình Minh có truyền thống của một gia đình hiếu học và thành đạt trong cuộc sống, do bố mẹ Minh đều là những người có ý chí vươn lên. - Đây là truyền thống quý báu của gia đình, Minh cần phải tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy. b. Em sẽ nói với Minh: - Minh cần trân trọng, tự hào về gia đình mình, cần biết giữ gìn truyền thống của gia đình. - Minh cần học hành chăm chỉ để trở thành học sinh giỏi, không sa đà vào tệ nạn xã hội. - Dù bố mẹ giàu có đến mấy thì mỗi học sinh phải biết sống tự lập, có ý chí, không nên ỷ lại vào bố mẹ. Có như vậy thì truyền thống gia đình sẽ ngày càng thêm rạng rỡ, tốt đẹp. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 MÃ ĐỀ 2 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I Môn: Giáo dục công dân – Lớp 7 (Hướng dẫn chấm gồm 01 trang) I. Trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi ý đúng được 0,4 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D D C C B B C C A B II. Tự luận (6 điểm) Câu ĐÁP ÁN ĐIỂM 1 (3đ) - Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám nghĩ, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. - Người tự tin là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. - Vì: +Tự tin giúp con người có thêm nghị, sức mạnh và sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn, được mọi người yêu quý. + Nếu không tự tin, con người sẽ trở nên yếu đuối, bé nhỏ và sẽ bị người khác coi thường. 1,0 1,0 1,0 2 (3đ) a. Không đồng ý. - Vì nghề đúc đồng cũng là một trong những nghề thủ công truyền thống và nổi tiếng của nước ta. - Vì thế, việc giới thiệu nghề đúc đồng của dòng họ mình là cơ hội để các bạn trong lớp hiểu hơn về những giá trị đặc sắc của nghề truyền thống này. b. Em sẽ nói với bạn: - Bạn cần trân trọng, tự hào về của mình nghề đúc đồng của dòng họ mình. - Luôn có ý thức phát huy, tiếp nối, phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy. - Sống trong sạch lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 MÃ ĐỀ 3 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Giáo dục công dân – Lớp 7 (Hướng dẫn chấm gồm 01 trang) I. Trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi ý đúng được 0,4 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D C D C A B A B C B II. Tự luận (6 điểm) Câu ĐÁP ÁN ĐIỂM 1 (3đ) - Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám nghĩ, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. - Người tự tin là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. - Rèn luyện tính tự tin bằng cách chủ động, tự giác học tập và tham gia các hoạt động của tập thể, qua đó tính tự tin của chúng ta được củng cô và nâng cao. Cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải... 1,0 1,0 1,0 2 (3đ) a. Không đồng ý. - Vì quê hương, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp. - Quê hương, dòng họ của Nam nghèo và không có ai đỗ đạt cao nhưng quê hương, dòng họ đó sẽ có những truyền thống tốt đẹp khác mà Nam chưa nhận ra như hiếu thảo, nhân nghĩa... b. Em sẽ nói với bạn: - Bạn cần trân trọng, tự hào về quê hương, dòng họ mình. - Sống trong sạch lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ. - Nam cần cố gắng học tập, vượt lên khó khăn để góp phần xây dựng dòng họ, quê hương mình thoát khỏi đói nghèo. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I Môn Giáo dục công dân – Lớp 7 Mức độ Chủ đề Nhận biết - 4đ Thông hiểu - 3đ Vận dụng - 3đ Tổng Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Chủ đề 1. Quan hệ với bản thân Nhận biết được khái niệm, ý nghĩa của chủ đề như tự trọng, trung thực, tự tin. Hiểu được biểu hiện, khái niệm, ý nghĩa của chủ đề như tự trọng, trung thực, tự tin. 2 0,8 1 3,0 0,5 2,0 2 0,8 0,5 1,0 Chủ đề 2. Quan hệ với người khác Nhận biết được khái niệm, ý nghĩa của chủ đề như yêu thương con người, tôn sư trọng đạo, khoan dung. 5 2,0 5 2,0 Chủ đề 3. Quan hệ với cộng đồng, đất nước và nhân loại Hiểu được biểu hiện, ý nghĩa của chủ đề như xây dựng gia đình văn hóa, truyền thống của gia đình, dòng họ. Vận dụng kiến thức chủ đề để giải quyết tình huống cụ thể. 3 1,2 1 3,0 3 1,2 1 3,0 Tổng 5 2,0 0,5 2,0 5 2,0 0,5 1,0 1 3,0 10 4,0 2 6,0 20% 20% 20% 10% 30% 40 % 60%
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7.doc