Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021

Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.

Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.”

(Ngữ văn 6 – tập một)

Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào?

Câu 2: (0,5 điểm) Xác định ngôi kể của văn bản đó.

Câu 3 :(0,5 điểm) Em hiểu từ “nao núng” trong đoạn văn trên có nghĩa là gì?

 

docx 5 trang phuongnguyen 02/08/2022 2680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021
 PHÒNG GD VÀ ĐT ĐÌNH LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS XÃ BẮC XA Năm học: 2020- 2021
 Môn : Ngữ văn lớp 6
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cao
Cộng
PHẦN I Đọc- hiểu 
 - Nhớ được tên văn bản, ngôi kể
 - Nhận biết chỉ từ trong câu.
- Hiểu được ý nghĩa truyện truyền thuyết
- Hiểu được nghĩa của từ trong văn cảnh cụ thể
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
4
 2
 20%
2
2
20%
6
4
40%
PHẦN II Tập
 làm văn
Viết được bài văn kể chuyện 
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
6
60%
1
6
60%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
4
2
20%
2
2
20%
1
6
60%
7
10
100%
 PHÒNG GDĐT ĐÌNH LẬP 
TRƯỜNGPTDTBT THCS XÃ BẮC XA 
ĐỀ CHÍNH THỨC
 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
 NĂM HỌC 2020 - 2021
 Môn: Ngữ văn lớp: 6
 Ngày kiểm tra: 4/11/2020
 Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.
Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.”
(Ngữ văn 6 – tập một)
Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? 
Câu 2: (0,5 điểm) Xác định ngôi kể của văn bản đó.
Câu 3 :(0,5 điểm) Em hiểu từ “nao núng” trong đoạn văn trên có nghĩa là gì?
Câu 4: (0,5 điểm) Tìm chỉ từ trong câu văn sau:
“Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.”
Câu 5: (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa hình tượng của 2 nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh? 
Câu 6 :(1,0 điểm) Trình bày ý nghĩa của truyện?
Phần II: Tập làm văn (6,0 điểm): 
 Hãy kể về người mẹ của em.
 ..............Hết.........
 PHÒNG GDĐT ĐÌNH LẬP TRƯỜNG PTDTBT THCS XÃ BẮC XA 
HDC ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪNCHẤM ĐỀ KIỂMTRAGIỮAKÌ I NĂM HỌC 2020- 2021
 Môn:Ngữ văn lớp 6 
(HDC gồm 7câu, 02 trang)
PHẦN I . Đọc -hiểu 
Câu
Nội dung
Điểm
1
Đoạn trích nằm trong văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” 
0.5
2
Ngôi kể: ngôi thứ 3
0,5
3
Giải nghĩa từ nao núng: Lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.
0,5
4
Chỉ từ: đó
0.5
5
- Các nhân vật chính trong truyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật: Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt hằng năm được hình tượng hóa; Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người Việt xưa được hình tượng hóa.
1,0
6
Ý nghĩa của truyện:
 - Giải thích hiện tượng mưa lũ hàng năm
- Thể hiện ước mơ chiến thắng, chế ngự thiên tai của người Việt cổ
1,0
PHẦN II. Tập làm văn
Hãy kể về người mẹ của em.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự:
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần mở bài biết giới thiệu đối tượng tự sự, phần Thân bài biết kể câu chuyện theo trình tự. Kết bài biết khái quát và bày tỏ cảm xúc cá nhân.
0,5
b. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,5
c. Triển khai bài viết theo trình tự hợp lí, có sự liên kết giữa các phần, đoạn, các ý cần phải rõ ràng, có thể triển khai theo định hướng:
0,5
Mở bài: 
 Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về người mẹ và những ấn tượng, cảm xúc của em khi nghĩ về mẹ.
1đ
Thân bài:
- Kể, tả về ngoại hình, tính cách, sở thích, công việc hằng ngày của mẹ. 
0,5
- Kể về vai trò của mẹ trong gia đình em:
0,25
+ Mẹ là người phụ nữ tần tảo, đảm đang: Cùng cha quán xuyến mọi công việc gia đình.
0,25
+ Mẹ thương yêu, lo lắng cho các con hết mực: Từng bữa ăn, giấc ngủ, chăm lo việc học, dạy dỗ các con nên người
0,25
+ Khi mẹ vắng nhà: thiếu đi tất cả những gì mẹ dành cho gia đình, bố con vụng về trong mọi công việc
0,25
- Kể về cách ứng xử, quan hệ của mẹ đối với mọi người:
0,25
+ Cởi mở, hoà nhã với xóm làng...
0,25
+ Thương yêu, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.
0,25
- Cảm xúc của em như thế nào khi nhắc đến mẹ. Tình cảm mà em dành cho mẹ.
0,25
Kết bài
 Cảm nghĩ của em về mẹ. Em sẽ làm gì để xứng đáng là con của mẹ.
0,5
d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt hay và độc đáo, sáng tạo (sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biểu cảm,).
0,5
 ....................... Hết ...............................

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2020_202.docx