Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn 8

Phần I: Đọc - hiểu (3 điểm)

Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

[.] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [.]

(Vũ Quần Phương)

a. (0.5 điểm) Đoạn văn trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8 kì 2?

b. (0.5 điểm) Văn bản em liên tưởng ấy được viết theo thể thơ nào?

 

docx 7 trang phuongnguyen 22540
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn 8

Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn 8
TRƯỜNG THCS XUÂN GIANG
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian: 90 phút
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình giữa kì I môn Ngữ văn 8 với ba nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn.
 + Kiến thức: Ghi nhớ thông tin về tác giả, tác phẩm, thể loại, trình bày được nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của các văn bản đã học ở chương trình Ngữ văn 8 nửa đầu học kì II. Nhớ khái niệm và đặc điểm của các kiểu câu phân chia theo mục đích nói và cho được ví dụ. Ghi nhớ yêu cầu, cách triển khai và bố cục bài văn thuyết minh về một phương pháp, cách làm.
 + Kỹ năng: Viết được một bài văn thuyết minh. Vận dụng lý thuyết về Tiếng Việt để làm được các bài tập ở SGK và các bài tập tương tự.
+ Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác khi làm bài.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
- Hình thức: Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong thời gian 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cộng
I. Đọc – hiểu
- Ngữ liệu:
 + Văn bản: ngoài sgk..
- Tiêu chí chọn ngữ liệu:
 + Một đoạn trích.
 + Một văn bản hoàn chỉnh.
 + Liên quan đến các kiến thức về Tiếng Việt: các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
- Tác giả, tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt.
- Nội dung chính của đoạn ngữ liệu.
- Tóm tắt được nội dung chính của VB. Hiểu và trình bày nghệ thuật, ý nghĩa của đoạn ngữ liệu.
- Cho được ví dụ về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
- Trình bày suy nghĩ, lý giải về vấn đề được đặt ra trong đoạn trích, văn bản.
- Tìm và nêu được công dụng khi có sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong đoạn ngữ liệu đã cho.
- Phân tích những vấn đề ở phần tìm hiểu văn bản.
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ từ vấn đề gợi ra từ đoạn trích.
- Số câu: 2
- Số điểm: 5 
- Tỉ lệ: 50%
- Số câu: 3/4
- Số điểm: 3 
- Tỉ lệ: 30%
- Số câu: 0
- Số điểm: 0 
- Tỉ lệ: 0%
- Số câu: 1/4
- Số điểm: 1 
- Tỉ lệ: 10%
- Số câu: 1
- Số điểm: 1 
- Tỉ lệ: 10%
- Số câu: 2
- Số điểm: 5 
- Tỉ lệ: 50%
II. Tập làm văn
Văn thuyết minh.
- Viết bài văn thuyết minh hoàn chỉnh với bố cục 3 phần. Đảm bảo các quy tắc về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Lời văn trong sáng, diễn đạt hay.
- Số câu: 1
- Số điểm: 5 
- Tỉ lệ: 50%
- Số câu: 1
- Số điểm: 5 
- Tỉ lệ: 50%
- Số câu: 1
- Số điểm: 5 
- Tỉ lệ: 50%
- Tổng số câu: 3
- Tổng số điểm: 10
- Tỉ lệ: 100%
- Số câu: 3/4 
- Sổ điểm: 3,0
- Tỉ lệ: 30 %
- Số câu: 0
- Sổ điểm: 0
- Tỉ lệ: 0%
- Số câu: 1/4
- Sổ điểm: 1
- Tỉ lệ: 10%
- Số câu: 2
- Sổ điểm: 6
- Tỉ lệ: 60%
- Số câu: 3
- Sổ điểm: 10
- Tỉ lệ: 100%
TRƯỜNG THCS XUÂN GIANG
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian: 90 phút
Phần I: Đọc - hiểu (3 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
[...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [...] 
(Vũ Quần Phương)
a. (0.5 điểm) Đoạn văn trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8 kì 2? 
b. (0.5 điểm) Văn bản em liên tưởng ấy được viết theo thể thơ nào?
c. (1 điểm)
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
Câu thơ cuối của đoạn thơ trên thuộc kiểu câu gì? Cho biết mục đích nói của câu đó.
d. (1 điểm) Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy? 
Câu 2 (2 điểm): Hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của mình về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
 Phần II: Tập làm văn (5 điểm)
Câu 3 (5 điểm): Hãy viết bài văn thuyết minh về cách làm bánh chưng.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
Phần
Câu 
Đáp án
Điểm
I
1a
- Đoạn văn trên khiến em liên tưởng tới văn bản: Ông đồ
0.5
1b
- Thể thơ: ngũ ngôn (5 chữ)
0.5
1c
- Câu thơ cuối của đoạn thơ trên thuộc kiểu câu nghi vấn. Mục đích nói của câu đó là bộc lộ cảm xúc
1.0
1d
- Khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên là giai đoạn Hán học suy vi, các nhà nho (ông đồ) từ vị trí trung tâm được coi trọng bị thời cuộc bỏ quên trở nên thất thế.
- Số phận ông đồ trong thời điểm ấy rất đáng thương và tội nghiệp.
0.5
0.5
2
Mở đoạn: khẳng định việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc trong xa hội ngày nay là điều quan trọng.
Ví dụ: Đứng trước một xã hội hòa nhập và phát triển như hiện nay, việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống là vô cùng quan trọng.
Thân đoạn: 
- Giải thích nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc:
Đó là những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc ta được hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.
- Biểu hiện của việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc:
+ Tu sửa những di tích lịch sử
+ Một số bạn say mê với văn hóa dân gian
+ Tìm hiểu về lịch sử truyền thông dân tộc
+ Say mê với các tác phẩm văn học dân gian, các loại hình văn hóa lễ hội
- Phê phán những thái độ không tôn trọng hoặc phá hoại những nét đẹp ấy: 
+ Một bộ phận xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Không ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc cách mạng, truyền thống. 
+ Tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc. 
+ Cuốn vào các giá trị ảo: trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập. 
+ Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.
- Nêu nhiệm vụ của bản thân.
Kết đoạn: Nêu suy nghĩ của bản thân.
Mỗi người chúng ta, cần biết tự hào về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc để trân trọng và phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy.
0.25
1.5
0.25
0.5
0.5
0.25
0.25
II
3
a. Mở bài:
- Giới thiệu về bánh chưng.
b. Thân bài: 
* Nguồn gốc bánh chưng:
- Vua Hùng thứ 6 tổ chức cúng tổ tiên, yêu cầu các con phải dâng lên tổ tiên những món ngon vật lạ.
- Lang Liêu được thần mách bảo tạo ra bánh chưng, bánh giầy để dâng vua.
- Từ đó đến nay đã hàng ngàn năm nhưng bánh chưng vẫn được lưu giữ và nhân dân thường nấu bánh chưng thờ cúng tổ tiên mỗi dịp Tết.
* Hướng dẫn cách làm bánh chưng:
 – Nguyên liệu chính: nếp, lá dong, thịt, đậu xanh
+ Nếp chọn những hạt chắc, tròn.
+ Đậu xanh nên chọn loại có màu vàng đẹp để làm nhân bánh chưng.
+ Lá dong cần phải tươi, gân chắc, không bị rách. Lá dong ảnh hưởng trực tiếp đến độ ngon của bánh chưng.
+ Thịt: chọn loại thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, thịt thường được xay nhuyễn trước khi làm nhân.
– Gói bánh
+ Thường dùng khuôn để gói bánh chưng cho đẹp.
+ Khéo léo gấp 4 góc lá dong lại, bên trong gồm có nhân (đậu, thịt, nếp).
+ Dùng dây để gói bánh chưng lại, dây giúp nhân bên trong không bị xê dịch trong quá trình nấu bánh.
– Nấu bánh chưng
+ Tùy theo số lượng mà chuẩn bị nồi to hay nhỏ.
+ Đổ nước vào nồi, cho bánh chưng vào và nấu bằng củi trong thời gian từ 6 đến 10 tiếng.
+ Phải nấu lâu để bánh chưng chín đều và ngon hơn.
– Trang trí
+ Bánh chưng sau khi chín nhẹ nhàng gỡ bánh. Cắt bánh cho ra đĩa.
+ Ăn kèm bánh chưng với nước chấm hoặc một số món khác như củ hành muối, dưa món.
– Dùng bánh chưng để làm gì?
+ Những chiếc bánh đẹp thờ cúng trên bàn thờ tổ tiên.
+ Bánh chưng đãi khách đến nhà hoặc làm quà biếu.
+ Dùng ăn trong nhà trong những ngày Tết.
* Ý nghĩa bánh chưng
- Món ăn truyền thống dân tộc, tượng trưng cho sự tròn đầy và hạnh phúc trong năm mới.
- Đề cao nền văn minh lúa nước và sự biết ơn đối với tổ tiên.
c. Kết bài: 
- Nêu cảm nghĩ của em về bánh chưng.
0.25
4.25
0.5
3.75
1.0
1.0
1.0
0.25
0.25
0.25
0,25
- Bài viết có đủ bố cục 3 phần: MB, TB, KB
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lời văn trong sáng.
0.25
Tổng điểm:
10.0
 Xuân Giang, ngày 27 tháng 22 năm 2022
Người duyệt đề
Nguyễn Văn Chuyển
Người ra đề

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_8.docx