Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 7 (Có đáp án)

C. ĐỀ KIỂM TRA

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

 “Con thường sống ngẩng cao đầu mẹ ạ

 Tính tình con hơi ngang bướng kiêu kì

 Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt

 Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi.

 Nhưng mẹ ơi, con xin thú thật

 Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào

 Đứng trước mẹ dịu dàng chân chất

 Con thấy mình bé nhỏ làm sao.”

 ( Hen-rích Hai-nơ: Thư gửi mẹ . Tế Hanh dịch)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ ?

Câu 2. (1,5 điểm): Trong đoạn thơ có sử dụng một cặp từ trái nghĩa. Hãy phát hiện và nêu tác dụng của cặp từ đó?

 

docx 4 trang phuongnguyen 47060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 7 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 7 (Có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
Bộ môn: Ngữ văn 7
A. BẢNG MÔ TẢ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Đọc – hiểu văn bản
- Nhận ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
- Chỉ ra cặp từ trái nghĩa có trong đoạn thơ.
- Hiểu được lời con muốn nói với mẹ trong đoạn thơ.
- Hiểu được tác dụng của việc sử dụng cặp từ trái nghĩa.
Vận dụng kiến thức phần đọc – hiểu văn bản để viết đoạn văn với câu chủ đề: Mẹ ơi, con yêu mẹ!
Tạo lập văn bản 
 Tạo lập văn bản miêu tả tả cảnh giờ ra chơi.
B. BẢNG MA TRẬN
 Cấp độ
Chủ đề
(Nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Chủ đề 1: Đọc – hiểu văn bản
- Nhận ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
- Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn.
- Hiểu được nội dung của đoạn văn.
Vận dụng kiến thức phần đọc – hiểu văn bản để viết đoạn văn với câu chủ đề: Mẹ ơi, con yêu mẹ!
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 
Số câu: 2 
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 1
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 4
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50 %
Chủ đề 2: Tạo lập văn bản
 Tạo lập văn bản chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: %
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 0%
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: %
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 0 %
Số câu: 1
Số điểm: 5 
Tỉ lệ: 50 %
Tổng số câu: 
Tổng số điểm:
Tỉ lệ: 
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm:1 
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50 %
Số câu: 5
Số điểm: 10 
Tỉ lệ: 100 %
C. ĐỀ KIỂM TRA
I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3 điểm) 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
 “Con thường sống ngẩng cao đầu mẹ ạ
 Tính tình con hơi ngang bướng kiêu kì
 Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt
 Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi.
 Nhưng mẹ ơi, con xin thú thật
 Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào
 Đứng trước mẹ dịu dàng chân chất
 Con thấy mình bé nhỏ làm sao.”
 ( Hen-rích Hai-nơ: Thư gửi mẹ . Tế Hanh dịch)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ ? 
Câu 2. (1,5 điểm): Trong đoạn thơ có sử dụng một cặp từ trái nghĩa. Hãy phát hiện và nêu tác dụng của cặp từ đó?
Câu 3 (1 điểm): Qua đoạn thơ, em hiểu điều tâm sự của người con muốn nói với mẹ những gì?
II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 4 (2 điểm): Từ đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn biểu cảm (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Mẹ ơi, con yêu mẹ!
Câu 5 (5 điểm): Tục ngữ có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
D. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1
(0,5 điểm)
- Phương thức biểu đạt chín: biểu cảm.
Câu 2
(1,5 điểm)
- Học sinh chỉ ra được cặp từ trái nghĩa: “ngẩng >< cúi” (0,5 điểm).
- Tác dụng: thể hiện cách sống không chịu khuất phục trước uy quyền của nhà thơ (1 điểm).
Câu 3
(1 điểm)
- Có thể nêu cách hiểu của mình về lời tâm sự của người con với mẹ. Trọng tâm cần đạt được ý cơ bản sau: Đoạn thơ là lời tâm sự của người con với mẹ: con thường sống ngẩng cao đầu, uy quyền không khuất phục được con nhưng trước mẹ dịu dàng, chân chất, bao giờ con cũng thấy mình bé nhỏ khiêm nhường.
TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 4
(2 điểm)
- Cảm nhận nội dung đoạn thơ: Đoạn thơ là lời tâm sự, là tình cảm của người con dành cho mẹ...
 - Từ tình cảm của người con dành cho mẹ trong đoạn thơ, HS bộc lộ tình cảm, cảm xúc của bản thân với mẹ.
Câu 5
(5 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết vận dụng những kiến thức về đặc điểm, cách làm bài văn văn nghị luận: xác lập luận điểm, luận cứ và cách lập luận.
- Bài văn có bố cục 3 phần, hệ thống ý sáng rõ, có sự liên kết giữa các phần, các đoạn.
* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau: 
1. Mở bài: 
- Dẫn dắt và nêu vấn đề: Lòng biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
- Trích dẫn câu tục ngữ.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
b.1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ 
* Nghĩa đen: “quả” là trái cây. Khi ăn một trái cây chín vàng, ngon ngọt, ta phải biết nhớ ơn nguời trồng cây.
* Nghĩa bóng: “quả” là thành quả lao động về vật chất và tinh thần. Được hưởng thụ thành quả lao động phải biết nhớ ơn những người - “kẻ trồng cây” đã có công tạo dựng nên.
=> Thông qua hình ảnh ẩn dụ, câu tục ngữ nêu ra một truyền thống, đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta: lòng biết ơn
b.2. Chứng minh
- Nội dung câu tục ngữ hoàn toàn đúng:
+ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống quý báu của dân tộc từ xưa đến nay.
+ Tất cả những thành quả mà chúng ta được hưởng hiện nay không tự nhiên mà có.
+ Được thừa hưởng giá trị vật chất, tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn.
+ Người sống biết ơn ý thức được trách nhiệm sống của mình. Họ sống tích cực phát huy cao độ khả năng sáng tạo dựa trên sự kế thừa phát huy những thành quả của người đi trước. Người sống biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng.
+ Khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu vốn văn hoá cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hoá truyền thống của đất nước.
- Các biểu hiện thực tế đời sống thể hiện đạo lí:
+ Lễ hội tưởng nhớ tổ tiên 10/3, Lễ hội Đống Đa (Quang Trung), Trần Hưng Đạo,
+ Những ngày lễ lớn trong năm 8/3, 27/7, 20/11,
+ Thờ cúng tổ tiên
b.3. Mở rộng
- Phê phán một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quay lưng với truyền thống, sống ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình.
- Mỗi chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa của lối sống đẹp.
- Không chỉ sống biết ơn, chúng ta phải biết sống cống hiến, như vậy mới là thái độ sống tốt nhất.
3. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề: Bài học sâu sắc về lòng biết ơn, đạo lí làm người thích hợp.
* Cách cho điểm:
 - Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên.
 - Điểm 4: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, tri thức trong bài khách quan, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 2 - 3: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 1: Trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_7_co_dap_an.docx