Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 - Đề 2 (Có đáp án)
Phần I: Đọc – hiểu (4.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm.
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ. mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
( Trích: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa- Nguyễn Duy)
Câu 1 (1.0 đ): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2 ( 2.0 đ): Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong khổ thơ đầu của đoạn trích ?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 - Đề 2 (Có đáp án)
ĐỀ 2 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC: 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút Phần I: Đọc – hiểu (4.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Bao giờ cho tới mùa thu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm bao giờ cho tới tháng năm mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao Ngân hà chảy ngược lên cao quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm... bờ ao đom đóm chập chờn trong leo lẻo những vui buồn xa xôi Mẹ ru cái lẽ ở đời sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn bà ru mẹ... mẹ ru con liệu mai sau các con còn nhớ chăng ( Trích: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa- Nguyễn Duy) Câu 1 (1.0 đ): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? Câu 2 ( 2.0 đ): Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong khổ thơ đầu của đoạn trích ? Câu 3 ( 1.0 đ): Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? Phần II: Làm văn (6.0 điểm): Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. HƯƠNG DẪN CHẤM NỘI DUNG ĐIỂM I. Đọc hiểu 4.0 Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. 1.0 Câu 2 - Biện pháp tu từ: + Điệp ngữ: Bao giờ cho tới + Nhân hóa:“trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm”. - Tác dụng: + Điệp từ “bao giờ cho tới” được điệp lại hai lần như những ước mong thiết tha, những khát vọng cháy bỏng của người mẹ về một tuổi thơ trong sáng của con. Hình ảnh tuổi thơ vì thế hiện lên đầy sống động, nên thơ. + Nhân hóa“trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm” là cách nói giàu hình ảnh, tạo nên một cái nhìn trẻ thơ, trong trẻo, hồn nhiên. 1.0 0.5 0.5 Câu 3 Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ con cái phải ghi nhớ công lao ấy. 1.0 II. Làm văn 6.0 Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn lập luận chứng minh: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 0.5 b. Xác định đúng vấn đề cần chứng minh: bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. 0.5 c Triển khai bài viết theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ. Học trình có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: *Giới thiệu vấn đề cần chứng minh: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. *Trình bày vấn đề theo các luận điểm: - Nêu những lợi ích của rừng (cung cấp không khí, ngăn lũ lụt, sạt lở đất; cung cấp các sản vật: hoa cỏ, gỗ; tạo lớp mùn cho đất) - Những tác hại của việc phá rừng (có dẫn chứng) - Giải pháp bảo vệ rừng. - Rút ra bài học, nêu trách nhiệm của bản thân. 4.0 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc vấn đề cần chứng minh 0.5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0.5
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2020_2021_de_2.doc