Giáo án Ngữ văn 7 (GVDG cấp tỉnh 2021) - Bài: Liệt kê

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức

- Biết được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê.

- Hiểu phân biệt được các kiểu liệt kê.

- Vận dụng phép liệt kê vào vào thực tiễn nói và viết.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực ngôn ngữ: Giao tiếp tiếng việt sử dụng ngôn ngữ: Trình bày một vấn đề trước tập thể, nâng cao khả năng giao tiếp. Phân tích giá trị của phép liệt kê.

- Năng lực thẩm mĩ: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của biện pháp tu từ liệt kê.

 

docx 6 trang phuongnguyen 26/07/2022 6160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (GVDG cấp tỉnh 2021) - Bài: Liệt kê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (GVDG cấp tỉnh 2021) - Bài: Liệt kê

Giáo án Ngữ văn 7 (GVDG cấp tỉnh 2021) - Bài: Liệt kê
TÊN BÀI DẠY: LIỆT KÊ
	(Thời gian thực hiện: 1 tiết)	
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức
- Biết được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê.
- Hiểu phân biệt được các kiểu liệt kê.
- Vận dụng phép liệt kê vào vào thực tiễn nói và viết.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực ngôn ngữ: Giao tiếp tiếng việt sử dụng ngôn ngữ: Trình bày một vấn đề trước tập thể, nâng cao khả năng giao tiếp. Phân tích giá trị của phép liệt kê.
- Năng lực thẩm mĩ: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của biện pháp tu từ liệt kê.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Biết sử dụng ngôn ngữ qua các hành vi giao tiếp; cảm nhận cái hay của biện pháp tu từ liệt kê.
- Trách nhiệm: Có ý thức trau dồi vốn Tiếng Việt qua việc sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ liệt kê.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị: máy tính, phiếu học tập, bảng phụ
- Học liệu: sách giáo khoa, ngữ liệu văn học
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo tình huống vào chủ đề.
b. Nội dung: 
- Học sinh trình bày bài hát xử lí tình huống trong trò chơi tìm kiếm ngôn ngữ trong lời ca 
c. Sản phẩm: 
- Những từ đồ dùng học tập liệt kê có trong bài hát .
- Dự kiến sản phẩm: bàn, ghế, sách, vở, mực, bút, phấn, bảng.
d. Tổ chức hoạt động:
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Giáo viên: tổ chức trò chơi “ ai nhanh hơn” bằng cách yêu cầu HS hát bài hát“Em yêu trường em”, một HS lên bảng ghi thật nhanh những từ chỉ đồ dùng học tập có trong bài hát.
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát
- Gọi 2 Học sinh tham gia trò chơi: vừa nghe vừa ghi tên những đồ dùng có trong bài hát.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả: 
- Học sinh lên bảng ghi
+ Bước 4: Đánh giá kết quả: 
- Học sinh khác nhận xét kết quả.
- Giáo viên đánh giá=> giới thiệu vào bài mới
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
*Hoạt động 1:Tìm hiểu thế nào là phép liệt kê
a. Mục tiêu: 
- Hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê.
b. Nội dung: 
- Tìm hiểu ví dụ SGK, ghi nhận xét vào phiếu học tập và rút ra khái niệm, tác dụng của phép liệt kê.
c. Sản phẩm:
- Phiếu học tập của học sinh thực hiện theo đúng yêu cầu của giáo viên.
- Dự kiến sản phẩm: Nhận xét VD:
- Câu 1: Là các từ và cụm từ miêu tả những đồ vật xa sỉ, đắt tiền được trưng bày xung quanh quan phụ mẫu.
- Câu 2: Tác dụng: Làm nổi bật sự giàu sang, sung sướng, hưởng lạc xa hoa của viên quan đối lập với cảnh lam lũ của nhân dân ở ngoài đê dưới trời mưa. 
 d. Tổ chức thực hiện: 
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và thảo luận nhóm bàn trong 5 phút tìm hiểu ví dụ phần 1/phần I/SGK trang 104 và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1 :
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1.Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu in đậm có gì giống nhau?
2 Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự vật tương tự bằng những kết cấu tương tự có tác dụng gì?
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi nhóm bàn, thống nhất ý kiến.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả:
- Đại diện học sinh 1 nhóm bàn trình bày kết quả.
- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
-Giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu học sinh chốt kiến thức
H? Quan sát ví dụ, ta thấy việc sử dụng hàng loạt các từ, cụm từ trong câu văn nhằm diễn tả sâu sắc, đầy đủ hơn 1 tư tưởng tình cảm thì gọi là phép liệt kê. Vậy em hiểu thế nào là phép liệt kê
GV gọi 1 HS trình bày khái niệm 
-> Giáo viên chốt ghi nhớ.
 Học sinh đọc lạị ghi nhớ 1
*Gv giao thêm nhiệm vụ cho cá nhân thực hiện:
 - Yêu cầu HS quan sát lên màn hình đọc ví dụ sau và trả lời câu hỏi : 
 Khối 7 trường em có ba lớp: 7a, 7b, 7c
H? Theo em câu văn trên có sử phép tu từ liệt kê không? Vì sao?
-Dự kiến câu trả lời của HS :
Câu văn 
“Khối 7 trường em có ba lớp: 7a, 7b, 7c”
là một cách liệt kê thông thường, mục đích thống kê số lượng, không được gọi là phép tu từ vì nó không làm cho câu văn trở lên sinh động, không hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm. 
*Gv nêu câu hỏi củng cố: 
H: Qua ví dụ đã phân tích cần chú ý điều gì khi viết ? Khi sử dụng liệt kê cần chú ý phân biệt như thế nào ?
H: Đặt 1 ví dụ có sử dụng phép liệt kê?
*GV giao nhiệm vụ luyện tập kết hợp 
- Gv yêu cầu
+ Cả lớp cùng làm bài tập 1, sgk/106, thực hiện vào vở bài tập 
+ Gọi 1 vài hs nối tiếp nhau tìm liệt kê trong văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
Dự kiến sản phẩm :
Phép liệt kê sử dụng trong văn bản : “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
+ Đoạn 1:
-Câu 3: nó kết thành.....nó lướt qua.....nó nhấn chìm=> diễn đạt đầy đủ toàn diện về sức mạnh của tinh thần yêu nước.
+ Đoạn 2:
 -Câu 2: Bà Trưng, bà Triệu,Trần Hưng Đạo,Lê Lợi ,Quang Trung...=> chứng minh đầy đủ các sự kiện lịch sử , làm nổi bật tinh thần yêu nước qua các thời đại.
+ Đoạn 3: 
- Câu 2: Từ các cụ già tóc bạc đến các nhóm nhi đồng trẻ thơ yêu nước =>Thể hiện sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên đánh Pháp.
Gv chuyển ý: Để thực hiện phép liệt kê phù hợp, ta có các kiểu liệt kê nào?
=> chuyển sang phần II: Các kiểu liệt kê.
*Hoạt động 2:Tìm hiểu các kiểu liệt kê
a. Mục tiêu: 
- Nhận biết các kiểu liệt kê .
b. Nội dung: 
- Tìm hiểu các ví dụ trong SGK, ghi lại vào bảng phụ nhận biết các phép liệt kê được dùng trong từng VD. Từ đó khai quát thành các kiểu liệt kê.
c. Sản phẩm:
- Bảng phụ của học sinh thực hiện theo đúng yêu cầu của giáo viên.
- Dự kiến sản phẩm:
VD1.a. Liệt kê từng từ.
VD1.b. Các từ được liệt kê theo từng cặp, nối với nhau bằng quan hệ từ “và”
VD2.a. Có thể thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê vì ý nghĩa không thay đổi.
VD2.b. Không thể dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê, vì các bộ phận liệt kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian (trước-sau), theo mức độ từ nhỏ đến lớn. 
 d. Tổ chức thực hiện: 
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ví dụ, nhắc lại yêu cầu Gv đã giao và thảo luận nhóm theo câu hỏi SGK (trang105) trong vòng 5 phút. ( trình bày bằng bảng phụ)
-Nhóm 1,3 báo cáo kết quả thảo luận ví dụ 1a,b
- Nhóm 2,4 báo cáo kết quả thảo luận ví dụ 2a,b 
PHIỀU HỌC TẬP SỐ 2 ( bảng phụ)
Xác định liệt kê
Nhận xét
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận nhóm theo yêu cầu được giao 
-GV quan sát hỗ trợ HS khi cần 
+ Bước 3: Báo cáo kết quả
- Đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh nhóm khác nhận xét, phản biện, bổ sung. 
+ Bước 4: Đánh giá kết quả
- HS nhôm khác nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. Nêu câu hỏi chốt kiến thức 
? Quan sát VD mà các em vừa phân tích, có mấy kiểu liệt kê? 
Cá nhân trả lời 
-> Giáo viên chốt ghi nhớ
Gọi HS đọc ghi nhớ 
 GV gọi cá nhân hs trình bày sơ đồ phân loại các kiểu liệt kê
* Dự kiến sản phẩm: Sơ đồ phân loại 
LIỆT KÊ
Xét về ý nghĩa
Xét về cấu tạo
Không theo cặp
Theo cặp
Tăng tiến
Không tăng tiến
GV gọi HS khác nhận xét sơ đồ 
GV đánh giá chốt, khuyến khích vẽ sơ đồ tư duy 
GV chuyển ý sang phần luyện tập 
I. Thế nào là phép liệt kê:
1. Ví dụ: SGK- 104
* Nhận xét:
- Cấu tạo: Các danh từ, cụm danh từ (các từ và cụm từ cùng loại) được sắp xếp nối tiếp nhau.
 - Nội dung : Miêu tả những đồ vật xa sỉ, đắt tiền được trưng bày xung quanh quan phụ mẫu.
- Tác dụng: Làm nổi bật sự giàu sang, sung sướng, hưởng lạc xa hoa của viên quan đối lập với cảnh lam lũ của nhân dân ở ngoài đê dưới trời mưa. 
2. Ghi nhớ 1: (sgk/5 ).
- Khái niệm: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại
- Tác dụng: Để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
*Chú ý:
- Khi viết : Giữa các phần liệt kê được ngăn cách nhau bởi dấu phẩy
- Phân biệt nghệ thuật tu từ liệt kê với liệt kê thông thường : Có những liệt kê không được gọi là phép tu từ.
II. Các kiểu liệt kê:
1.Ví dụ: (SGK -105)
* Nhận xét:
VD1.a. Phép liệt kê không theo từng cặp.
VD1.b. Sử dụng liệt kê theo từng cặp(với quan hệ từ và).
VD2.a. Có thể thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê.vì chúng có ý nghĩa ngang bằng nhau.
=> Liệt kê không tăng tiến
VD2.b Không thể dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê, bởi các hiện tượng liệt kê được sắp xếp theo mức độ sắp xếp theo thứ tự thời gian (trước-sau). 
=> Liệt kê tăng tiến
2. Ghi nhớ 2 (sgk - tr105)
- Xét theo cấu tạo:
 + Kiểu liệt kê theo từng cặp.
 + Kiểu liệt kê không theo từng cặp.
- Xét theo ý nghĩa: 
 + Kiểu liệt kê tăng tiến. 
 +Kiểu liệt kê không tăng tiến.
III. Luyện tập
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu: Ôn tập, củng cố, ghi nhớ kiến thức bài học.
b. Nội dung: Học sinh làm bài tập 2 theo yêu cầu của GV 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh (phiếu học tập),
- Tiêu chí chấm: Xác định được phép liệt kê (3 điểm), kiểu liệt kê (3 điểm),tác dụng ( 3 điểm), trinh bày 1 điểm.
- Dự kiến sản phẩm
Xác định phép liệt kê
Kiểu liệt kê
 Tác dụng
“Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung”
(Tố Hữu)“ 
- Liệt kê tăng tiến 
- Nhấn mạnh hành động tra tấn dã man của bọn giặc
- Làm nổi bật lên ý chí kiên cường, bất khuất không chịu khất phục trước kẻ thù của chị Lý. 
- Đồng thời thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả đối với chị.
d. Tổ chức hoạt động: 
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên phát phiếu học tập số 3 cho học sinh làm bài tập 2b trang 106 SGK
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 
 Xác định phép liệt kê
Kiểu liệt kê
 Tác dụng
- Yêu cầu học sinh đọc bài, làm bài cá nhân.
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh suy nghĩ, viết kết quả vào phiếu học tập.
- Trao đổi bài, chấm chéo.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả.
- Mời 1 HS xung phong trinh bày bài làm
- Học sinh khác nhận xét, phản biện, bổ sung. 
+ Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, cho điểm (thu phiếu học tập của học sinh).
4. Hoạt động 4: Vận dụng.
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng phép tu từ liệt kê. 
b. Nội dung: Học sinh thực hiện yêu cầu vận dụng
c. Sản phẩm: Câu văn, đoạn văn HS viết
d. Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Bài tập 3a/SGK: GV tổ chức làm bài tập dưới dạng trò chơi tiếp sức 
Yêu cầu: Lớp chia thành hai đội, đặt những câu có sử dụng phép liệt kê tả một số hoạt động trong trường học( trong giờ học, giờ ra chơi, thể dục giữa giờ )
Cả lớp cùng tham gia
Sau 5 phút GV nhận xét hai nhóm, cho điểm, trao quà.
* Thực hiện nhiệm vụ.
- Quan sát, đọc, xác định yêu cầu.
- Hình thanh đội chơi
* Báo cáo kết quả
- Tham gia đội chơi
* Đánh giá
- GV và HS dưới lớp tổng kết, cho điểm, trao thưởng cho đội đặt được nhiều câu đung yêu cầu.
IV. Hướng dẫn về nhà
- Bài cũ: + Học thuộc ghi nhớ
 + Viết đoạn (khoảng 6-8 câu) trình bày suy về tình yêu quê hương đất nước, trong đó có sử dụng phép liệt kê và nêu tác dụng. Gạch chân và chú thích.
- Chuẩn bị bài mới: “Tìm hiểu chung về văn bản hành chính”.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_gvdg_cap_tinh_2021_bai_liet_ke.docx