Bài kiểm tra tổng hợp giữa học kì II Ngữ văn 7

I. MỤC TIÊU

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giữa học kì II, môn Ngữ văn lớp 7.

Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 7 giữa học kì II theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh.

II. HÌNH THỨC

1. Hình thức : kiểm tra tự luận.

2. Cách tổ chức kiểm tra : học sinh làm tại lớp.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

1. Liệt kê và chọn các đơn vị bài học của các phân môn

1.1. Phần Văn : (8 tiết)

Văn học dân gian : (2 tiết)

Chủ đề tục ngữ (2 tiết)

 

docx 6 trang phuongnguyen 02/08/2022 5700
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra tổng hợp giữa học kì II Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài kiểm tra tổng hợp giữa học kì II Ngữ văn 7

Bài kiểm tra tổng hợp giữa học kì II Ngữ văn 7
BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP GIỮA HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài : 90 phút
--------oOo--------
I. MỤC TIÊU
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giữa học kì II, môn Ngữ văn lớp 7.
Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 7 giữa học kì II theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh.
II. HÌNH THỨC
1. Hình thức : kiểm tra tự luận.
2. Cách tổ chức kiểm tra : học sinh làm tại lớp.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
1. Liệt kê và chọn các đơn vị bài học của các phân môn
1.1. Phần Văn : (8 tiết)
Văn học dân gian : (2 tiết)
Chủ đề tục ngữ (2 tiết)
Văn bản nghị luận : (4 tiết)
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (2 tiết)
- Đức tính giản dị của Bác Hồ(1 tiết) 
- Ý nghĩa văn chương (1 tiết)
Văn học hiện đại (2 tiết)
	- Sống chết mặc bay (2 tiết)
1.2. Tiếng Việt : (6 tiết)
- Rút gọn câu(1 tiết)
- Câu đặc biệt (1 tiết) 
- Thêm trạng ngữ cho câu (2 tiết)
- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (2 tiết)
1.3. Tập làm văn : (14 tiết)
Văn bản nghị luận (5 tiết)
- Tìm hiểu chung về văn bản nghị luận (1 tiết)
- Đặc điểm văn bản nghị luận (1 tiết)
- Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn nghị luận (1 tiết)
- Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận. (1 tiết)
- Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. (1 tiết)
	 Văn bản nghị luận chứng minh
- Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh(1 tiết)
- Cách làm bài văn lập luận chứng minh (1 tiết)
- Luyện tập lập luận chứng minh (1 tiết)
- Luyện tập viết đoạn văn chứng minh (1 tiết)
2. Đề tài :
- Lợi ích của việc học tập ;
- Lợi ích của việc bảo vệ rừng (Môi trường) ;
- Chứng minh tính đúng đắn của câu ca dao hoặc tục ngữ.
- Lối sống giản dị của Bác.
- Đánh giá về tư tưởng trong các câu nói của những người nổi tiếng.
- Lời khuyên qua câu thơ, câu nói 
3. Xây dựng khung ma trận :
PHẦN ĐỌC HIỂU	
Mức độ
Chủ đề/Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Cổng trường mở ra. 
Tác giả, tác phẩm
Từ láy
Vai trò của nhà trường đối với việc giáo dục thế hệ trẻ
1
1
1
1
1
1
Số câu
Số điểm
1
1.00
2
3.00
3
4.00
PHẦN LÀM VĂN
Mức độ
Chủ đề/Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Biểu cảm về con người
1
1
Số câu
Số điểm
1
6.00
1
6.00
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ
A. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:	
“ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
 (Ngữ văn 7, tập hai, NXBGDVN 2010, trang 25)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả của văn bản đó là ai? (1.00 điểm)
2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? (0.5 điểm) 
3. Xác định câu rút gọn trong đoạn trích và cho biết đã rút gọn thành phần nào? (2.0 điểm)
4. Hãy chọn 1 trong số các câu rút gọn đã tìm được và khôi phục thành 1 câu có chủ ngữ và vị ngữ. (0.5 điểm) 
B. LÀM VĂN(6,00 điểm) 
Đề : Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam bằng một bài văn nghị luận ngắn.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
A
ĐỌC HIỂU
1
- Trích trong văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Tác giả: Hồ Chí Minh
0,50
0.50
2
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
0.50
3
Có 3 câu rút gọn: 
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. 
+ Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
Cả 3 câu đều rút gọn: chủ ngữ
0.50
0.50
0.50
0.50
4
- Khôi phục đúng 1 trong 3 câu có đầy đủ chủ ngữ , vị ngữ
0.50
 B
LÀM VĂN
6.00
Đề 
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam bằng một bài văn nghị luận ngắn.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận chứng minh
0,50
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu luận điểm cần chứng minh: giới thiệu lòng biết ơn – dẫn câu tục ngữ - khẳng định đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc VN, thân bài : nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn, kết bài: nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh
b. Xác định đúng luận điểm nghị luận
0,50
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam
c. Chứng minh luận điểm đó
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ (nghĩa đen – nghĩa bóng)
- Nêu dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ)
- Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên.
- Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
- Liên hệ bản thân.
4.00
d. Sáng tạo
0,50
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện sự hấp dẫn, các chi tiết của văn nghị luận lôi cuốn thuyết phục
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0,50
 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
ĐIỂM TOÀN BÀI : I +II = 10,00 điểm
GV ra đề 
Nguyễn Thị Ngọc Điệp
PHÒNG GD&ĐT PHÚ TÂN
TRƯỜNG THCS TÂN TRUNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI LỚP 7
Thời gian làm bài : 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
Họ và tên học sinh :.............................................................. Lớp: ...................
A. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:	
“ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
 (Ngữ văn 7, tập hai, NXBGDVN 2010, trang 25)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả của văn bản đó là ai? (1.00 điểm)
2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? (0.5 điểm) 
3. Xác định câu rút gọn trong đoạn trích và cho biết đã rút gọn thành phần nào? (2.0 điểm)
4. Hãy chọn 1 trong số các câu rút gọn đã tìm được và khôi phục thành 1 câu có chủ ngữ và vị ngữ. (0.5 điểm) 
B. LÀM VĂN(6,00 điểm) 
Đề : Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam bằng một bài văn nghị luận ngắn.
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
	MÔN: Ngữ văn 7
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
A
ĐỌC HIỂU
1
- Trích trong văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Tác giả: Hồ Chí Minh
0,50
0.50
2
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
0.50
3
Có 3 câu rút gọn: 
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. 
+ Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
Cả 3 câu đều rút gọn: chủ ngữ
0.50
0.50
0.50
0.50
4
- Khôi phục đúng 1 trong 3 câu có đầy đủ chủ ngữ , vị ngữ
0.50
 B
LÀM VĂN
6.00
Đề 
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam bằng một bài văn nghị luận ngắn.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận chứng minh
0,50
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu lòng biết ơn – dẫn câu tục ngữ - khẳng định đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc VN, thân bài : nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn, kết bài: nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh
b. Xác định đúng luận điểm nghị luận
0,50
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam
c. Chứng minh luận điểm đó
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ (nghĩa đen – nghĩa bóng)
- Nêu dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ)
- Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên.
- Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
- Liên hệ bản thân.
4.00
d. Sáng tạo
0,50
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện sự hấp dẫn, các chi tiết của văn nghị luận lôi cuốn thuyết phục
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0,50
 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
ĐIỂM TOÀN BÀI : I +II = 10,00 điểm
Hết

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_tong_hop_giua_hoc_ki_ii_ngu_van_7.docx