Đề kiểm tra học kì I môn Sử 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
Phần A.Trắc nghiệm: (2 điểm) học sinh làm bài ngay trên đề kiểm tra
Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Tính chất của cách mạng tháng Mười Nga là:
a. Cách mạng giải phóng dân tộc
b. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
c Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
d. Cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa
Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là:
a. Sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm 1924-1928 nên “cung” vượt quá “cầu”
b. Do tác động của cao trào cách mạng 1918-1923
c. Sức mua của nhân dân kém nên hàng hoá ế thừa giả tạo
d. Các nước tư bản theo nền kinh tế thị trường, nhà nước không điều tiết sản xuất.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Sử 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì I môn Sử 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học: 2020-2021 Môn: Sử 8 Thời gian 45 phút I. Mục tiêu: - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức về những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên; Phong trào công nhân và sự ra đời chủ nghĩa Mác; Công xã Pa-ri 1871.; Sự xâm lược của thực dân Phương Tây đối với các nước phương Đông; Chiến tranh thế giới thú nhất 1,2; Cách mạng tháng Mười Nga 1917; Đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa và phụ thuộc; Sự phát triển KHKT thế giới thế kỉ XVIII- XX.Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập của mình trong các nội dung tiếp theo. - Thực hiện đúng theo yêu cầu trong phân phối chương trình. - Đánh giá quá trình dạy học của giáo viên để điều chỉnh nội dung, hình thức, phương pháp, dạy học. - Về kiến thức: qua bài kiểm tra củng cố và hoàn thiện kiến thức sau: + Biết được tính chất của CMT10 Nga, nguyên nhân và thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, Chính sách mới Ru-dơ-ven, thành tựu vật lí, phong trào tiêu biểu của cách mạng Trung Quốc, cách giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế Nhật Bản, Nội dung và kết quả của chính sách kinh tế mới, Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), + Hiểu: giải thích được vì sao ở Nga năm 1917 có 2 cuộc cách mạng, + So sánh Nhật Bản và Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giói - Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng lựa chọn, trình bày vấn đề, viết bài, vận dụng kiến thức để phân tích, nhận xét, lập luận vấn đề. - Thái độ: Nhận thức đúng những vấn đề lịch sử, biết rút ra bài học bổ ích cho bản thân. Bồi dưỡng lòng yêu chuộng hòa bình và lòng yêu nước chân chính cho HS. - Định hướng phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề; nhận thức tái hiện, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá các vấn đề lịch sử. II. Hình thức kiểm tra: - Hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận. - Tỉ lệ: 20% (TNKQ) và 80% (TL). III. Ma trận đề kiểm tra: Cấp độ Nội dung Nhận biêt Thông hiểu Vận dụng Cộng Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Biết được tính chất của CMT10 Nga Giải thích được vì sao ở Nga năm 1917 có 2 cuộc cách mạng Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,25 2,5 % 1 0,25 2,5% 2 0,5 5% Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941) Nội dung và kết quả của chính sách kinh tế mới Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 3 30% 1 3 30% Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới Biết nguyên nhân và thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2 0,5 5% 2 0,5 5% Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới Chính sách mới Ru-dơ-ven Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,25 2,5% 1 0,25 2,5% Chiến tranh thế giới thứ hai, sự phát triển của văn hóa khoa học kĩ thuật Biết được thành tựu vật lí Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 025 2,5% 1 3 30% 2 3,25 32,5% Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới Biết phong trào tiêu biểu của cách mạng Trung Quốc Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,25 2,5% 1 0,25 2,5% Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới Biết cách giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế Nhật Bản So sánh Nhật Bản và Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giói Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,25 2,5% 1 2 20% 2 2,25 30% TS Câu TS điểm Tỉ lệ % 7 1.75 17,5 % 2 6 60 % 1 0.25 2,5 % 1 2 20% 11 10 100 % IV.Nội dung đề kiểm tra TRƯỜNG THCS .. KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 Môn : Lịch sử : 8 Thời gian :10 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên :.Lớp:.Số báo danh MÃ ĐỀ A Điểm (Bằng số) Điểm (Bằng chữ) Lời phê của thầy cô giáo Phần A.Trắc nghiệm: (2 điểm) học sinh làm bài ngay trên đề kiểm tra Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Tính chất của cách mạng tháng Mười Nga là: a. Cách mạng giải phóng dân tộc b. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới c Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân d. Cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là: a. Sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm 1924-1928 nên “cung” vượt quá “cầu” b. Do tác động của cao trào cách mạng 1918-1923 c. Sức mua của nhân dân kém nên hàng hoá ế thừa giả tạo d. Các nước tư bản theo nền kinh tế thị trường, nhà nước không điều tiết sản xuất. Câu 3: Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng , giới cầm quyền Nhật Bản đã lựa chọn giải pháp nào? a. Thực hiện chính sách mới b. Thi hành chính sách kinh tế mới c. Tăng cường chính sách quân sự hoá đất nước, gây chiến tranh xâm lược với nước ngoài d. Thực hiện cải cách Câu 4: Phong trào đấu tranh tiêu biểu của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939 là : a. Cách mạng Tân Hợi 1911 b. Phong trào Ngũ Tứ c. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc d. Phong trào Đông Du Câu 5: Vì sao năm 1917 ở Nga có hai cuộc cách mạng ? a. Chính phủ Nga Hoàng ngày càng trở nên bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa. b. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc gây nên những hậu quả nghiêm trọng c. Phải lật đổ chế độ Nga hoàng để tổ chức cách mạng dân chủ Nga d. Sau cách mạng tháng Hai ở Nga: hai chính quyền song song tồn tại – chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính Câu 6: Trong những năm 1929-1933 thế giới đã diễn ra sự kiện gì ? a. Cách mạng tháng Mười Nga b. Khủng hoảng kinh tế thế giới c. Chiến tranh lạnh d .Nhật đầu hàng đồng minh Câu 7: Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Ru-dơ-ven đã làm gì? a. Đưa Đảng Cộng Sản lên nắm chính quyền b. Phát xít hóa bộ máy thống trị, phát động chiến tranh để chia lại thế giới c. Thực hiện chính sách mới vào năm 1932 d. Thực hiện chính sách kinh tế mới vào năm 1921 Câu 8: Lí thuyết nguyên tử hiện đại ( lí thuyết tương đối ) là thành tựu trong lĩnh vực Vật lí của nhà khoa học nào ? a. An-be Anh-xtanh b. Ac-si-met b. Xi-ôn- côp-xki d. A.Nô-ben TRƯỜNG THCS . KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 Môn : Lịch sử : 8 Thời gian :10 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên :.Lớp:.Số báo danh MÃ ĐỀ B Điểm (Bằng số) Điểm (Bằng chữ) Lời phê của thầy cô giáo Phần A.Trắc nghiệm: (2 điểm) học sinh làm bài ngay trên đề kiểm tra Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Tính chất của cách mạng tháng Mười Nga là: a. Cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa b. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới c Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân d. Cách mạng giải phóng dân tộc Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là: a.Các nước tư bản theo nền kinh tế thị trường, nhà nước không điều tiết sản xuất. b. Do tác động của cao trào cách mạng 1918-1923 c. Sức mua của nhân dân kém nên hàng hoá ế thừa giả tạo d. Sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm 1924-1928 nên “cung” vượt quá “cầu” Câu 3: Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng , giới cầm quyền Nhật Bản đã lựa chọn giải pháp nào? a. Thực hiện chính sách mới b. Tăng cường chính sách quân sự hoá đất nước, gây chiến tranh xâm lược với nước ngoài c. Thi hành chính sách kinh tế mới d. Thực hiện cải cách Câu 4: Phong trào đấu tranh tiêu biểu của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939 là : a. Phong trào Ngũ Tứ b. Cách mạng Tân Hợi 1911 c. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc d. Phong trào Đông Du Câu 5: Vì sao năm 1917 ở Nga có hai cuộc cách mạng ? a. Chính phủ Nga Hoàng ngày càng trở nên bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa. b. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc gây nên những hậu quả nghiêm trọng c. Phải lật đổ chế độ Nga hoàng để tổ chức cách mạng dân chủ Nga d. Sau cách mạng tháng Hai ở Nga: hai chính quyền song song tồn tại – chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính Câu 6: Trong những năm 1929-1933 thế giới đã diễn ra sự kiện gì ? a. Cách mạng tháng Mười Nga b. Chiến tranh lạnh c. Khủng hoảng kinh tế thế giới d .Nhật đầu hàng đồng minh Câu 7: Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Ru-dơ-ven đã làm gì? a. Thực hiện chính sách mới vào năm 1932 b. Phát xít hóa bộ máy thống trị, phát động chiến tranh để chia lại thế giới c. Đưa Đảng Cộng Sản lên nắm chính quyền d. Thực hiện chính sách kinh tế mới vào năm 1921 Câu 8: Lí thuyết nguyên tử hiện đại ( lí thuyết tương đối ) là thành tựu trong lĩnh vực Vật lí của nhà khoa học nào ? a. A.Nô-ben b. Ac-si-met b. Xi-ôn- côp-xki d. An-be Anh-xtanh TRƯỜNG THCS .. KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 Môn : Lịch sử : 8 Thời gian : 35 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần B: TỰ LUẬN :( 8 điểm) học sinh làm bài trên giấy riêng Câu 1: Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại đã xảy ra những cuộc chiến tranh lớn nào? Nêu hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)(3 điểm) Câu 2: Nêu nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới ở Nga? Kết quả đạt được sau khi nước Nga thi hành chính sách kinh tế mới? ( 3 điểm) Câu 3: Em hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau của hai nước Mĩ và Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) ?( 2 điểm) V.Đáp án TRƯỜNG THCS . ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 NĂM HỌC : 2020-2021 – Thời gian 45 phút *.Hướng dẫn chung: 1. Nếu học sinh làm theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm kiểm tra vẫn cho điểm theo qui định 2.Việc cụ thể hóa điểm số nếu có so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và sự thống nhất trong toàn trường. 3.Sau khi cộng điểm toàn bài ( cả phần trắc nghiệm và tự luận) mới làm tròn điểm theo đúng qui định thông tư 26 Phần A.Trắc nghiệm(2 điểm): 01 đáp án đung 0,25 điểm * Đề A Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án d a c b d b c d * Đề B Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án a d b a d c a d Phần B. Tự luận (8 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 - Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại đã diễn ra hai cuộc chiến tranh lớn: + Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918) + Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939-1945 ) - Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945): 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 làn chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh 1000 năm trước cộng lại 1 1 1 2 -Nội dung của chính sách kinh tế mới : bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực . Thực hiện tự do buôn bán , mở lại các chợ , cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga - Kết quả: Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển nhanh chóng . Đời sống nhân dân được cải thiện 2 1 3 -Giống nhau: Đều chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 - Khác nhau: + Mĩ : để thoát khỏi cuộc khủng hoảng tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven thi hành chính sách mới + Nhật Bản: để đưa nước Nhật ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước , gây chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài. 0,5 0,75 0,75
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_su_8_nam_hoc_2020_2021_co_dap_an.doc