Đề kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2020-2021 - Đề 3 (Có đáp án)
ĐỀ RA
Câu 1: (2.5 điểm) Chúng ta làm gì để thực hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác?
Câu 2: (2.5 điểm) Tín ngưỡng và Tôn giáo là gì? Cho ví dụ ?
Câu 3: (3 điểm) Giải thích vì sao Nhà nước là nhà nước của dân, do dân và vì dân? Nhà nước ta do ai lãnh đạo? Bộ máy nhà nước bao gồm những cơ quan nào?
Câu 4: 2 điểm) Trách nhiệm của công dân dối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở xã (phường, thị trấn) như thế nào?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2020-2021 - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2020-2021 - Đề 3 (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT TRƯỜNG THCS .. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN GDCD LỚP 7 Năm học 2020-2021 Thời gian làm bài: 45 phút Điểm Lời phê của thầy, cô giáo bằng số bằng chữ ĐỀ RA Câu 1: (2.5 điểm) Chúng ta làm gì để thực hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác? Câu 2: (2.5 điểm) Tín ngưỡng và Tôn giáo là gì? Cho ví dụ ? Câu 3: (3 điểm) Giải thích vì sao Nhà nước là nhà nước của dân, do dân và vì dân? Nhà nước ta do ai lãnh đạo? Bộ máy nhà nước bao gồm những cơ quan nào? Câu 4: 2 điểm) Trách nhiệm của công dân dối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở xã (phường, thị trấn) như thế nào? Đáp án và hướng dẫn chấm: Câu 1: (2.5 điểm): Chúng ta làm gì để thực hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác? - Mỗi chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác: (0.75điểm) - Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền chù, miếu thờ, nhà thờ (0.75điểm) - Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo với nhau. (1điểm) Câu 2: (2.5 điểm): Tín ngưỡng và Tôn giáo là gì? Cho ví dụ ? - Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình. (0.5điểm) Ví dụ: Thần linh, thượng đế, chúa trời(0.25điểm) - Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lế nghi thể hiện sự sùng bái ấy. (1.25điểm) Ví dụ: Các tôn giáo cụ thể còn được gọi là Đạo: Đạo Phật, đạo Thiên Chúa Giáo, đạo Tin Lành (0.5điểm) Câu 3: (3 điểm): Giải thích vì sao Nhà nước là nhà nước của dân, do dân và vì dân? Nhà nước ta do ai lãnh đạo? Bộ máy nhà nước bao gồm những cơ quan nào? - Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. (1điểm) - Bởi vì: Nhà nước ta là thành quả của cách mạng nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân. (1điểm) - Nhà nước Cọng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. (1điểm) - Bộ máy nhà nước bao gồm 4 cơ quan. (1điểm) + Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra. + Cơ quan hành chính nhà nước. + Cơ quan xét xử. + Cơ quan kiểm soát. Câu 4: (2 điểm): Trách nhiệm của công dân dối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở xã (phường, thị trấn) như thế nào? - HĐND và UBND là những cơ quan nhà nước của dân, do dân, vì dân. (0.5điểm) - Vì vậy: + Mỗi chúng ta phải tôn trọng và bảo vệ các cơ quan nhà nước. (0.5điểm) + Đồng thời làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. (0.5điểm) + Đặc biệt là phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật, cũng như những quy định củ chính quyền địa phương. (0.5điểm)
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_7_nam_hoc_2020_2.doc