Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử 7 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)

ĐỀ BÀI

A. Trắc nghiệm: (3 điểm)

 Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án mà em cho là đúng nhất

Câu 1: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vào ngày, tháng, năm nào?

 A. 7-2-1418 B. 7-3-1418 C. 2-7-1418 D. 3-7-1418

Câu 2: Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chúa?

 A. Lê Ngân B. Lê Lai C. Trần Nguyên Hãn D. Lê Sát

Câu 3: Hội thề nào thể hiện tinh thần đoàn kết của các tướng lĩnh trong buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

 A. Đông Quan B. Bình Than C. Lũng Nhai D. Như Nguyệt

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc của nhân dân

B. Tinh thần đoàn kết quân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

C. Có một bộ chỉ huy tài giỏi với đường lối chính trị quân sự đúng đắn, sáng tạo

D. Nhà Minh đang bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu

 

doc 5 trang phuongnguyen 20260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử 7 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử 7 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử 7 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)
UBND HUYỆN ..
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2020- 2021
Môn: Lịch sử 7
(Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề)
 Mức độ
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
I. Đại Việt thời Lê sơ (thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI)
- Nhớ được mốc lịch sử, địa danh lịch sử, nhân vật lịch sử
- Nhớ được tên bộ luật và bộ sử tiêu biểu dưới thời Lê sơ
- Lý giải được cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào- Lý giải được vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn
Giải thích được nhiệm vụ của các đạo quân
Đánh giá về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
5(1,2,3,6,7)
1,25
12,5%
2(4,5)
0,5
5%
1
2
20%
1
1
10%
9
4,75
47,5%
II. Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII
- Nêu thời gian nổ ra khởi nghĩa Tây Sơn
- Nêu thời gian Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế
- Trình bày những sự kiện chính trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn
Trình bày được những chính sách phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã của Quang Trung
- Giải thích vì sao Nguyễn Nhạc lại tạm hòa với quân Trịnh
- Giải thích vì sao chính quyền Tây Sơn suy yếu sau khi vua Quang Trung mất
Nhận xét được Hội An là thành phố cảng
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ: 
3(8,9,12)
0,75
7,5%
1
3
30%
2(10,11)
0,5
5%
1
1
10%
7
5,25
52,5%
TS câu
TS điểm 
Tỉ lệ
9
5
50%
5
3
30%
1
1
10%
1
1
10%
16
10
100%
ĐỀ BÀI
A. Trắc nghiệm: (3 điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án mà em cho là đúng nhất
Câu 1: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vào ngày, tháng, năm nào?
 A. 7-2-1418 B. 7-3-1418 C. 2-7-1418 D. 3-7-1418 
Câu 2: Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chúa? 
 A. Lê Ngân B. Lê Lai C. Trần Nguyên Hãn D. Lê Sát
Câu 3: Hội thề nào thể hiện tinh thần đoàn kết của các tướng lĩnh trong buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? 
 A. Đông Quan B. Bình Than C. Lũng Nhai D. Như Nguyệt
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây? 
A. Tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc của nhân dân 
B. Tinh thần đoàn kết quân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 
C. Có một bộ chỉ huy tài giỏi với đường lối chính trị quân sự đúng đắn, sáng tạo 
D. Nhà Minh đang bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu
Câu 5: Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?
	A. Bí mật liên lạc với các hoà kiệt, xây dựng lực lượng
	B. Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn
	C. Lê Lợi đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ
	D. Nhân dân căm thù quân đô hộ
Câu 6: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?
 A. Lê Thái Tổ B. Lê Nhân Tông C. Lê Thái Tông D. Lê Thánh Tông 
Câu 7: Ngô Sĩ Liên là sử thần thời Lê sơ, ông đã biên soạn bộ sử nào?
A. Đại Việt sử kí	 B. Đại Việt sử kí toàn thư	
C.Sử kí tục biên	 D. Khâm định Việt sử thông giám cương mục
Câu 8: Nghĩa quân Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa vào thời gian nào?
	 A. Mùa xuân 1771 B. Mùa xuân 1772
	 C. Mùa xuân 1773 D. Mùa xuân 1774
Câu 9: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào?
 A. 1786 B. 1787 C. 1788 D. 1789 
Câu 10: Tại Sao Nguyễn Nhạc phải tạm hoà với quân Trịnh?
A. Mục đích khởi nghĩa Tây Sơn là chống chính quyền họ Nguyễn
B. Nguyễn Nhạc hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn
C. Bảo toàn lực lượng
D. Quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi
Câu 11: Sau khi vua Quang Trung mất, chính quyền Tây Sơn suy yếu vì:
A. vua mới, còn quá nhỏ tuổi
B. vua và hoàng hậu không đủ năng lực và uy tín
C. vua mới không đủ năng lực và uy tín, nội bộ triều đình nảy sinh mâu thuẫn
D. nội bộ triều đình tranh giành quyền lực
Câu 12: Cho bảng dữ liệu sau:
(A) Thời gian
(B) Sự kiện
1) 1773
a) Tây Sơn kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn
2) 1777
b) Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh
3) 1785
c) Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong
4) 1789
d) Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút
Hãy chọn đáp án đúng về mối quan hệ giữa thời gian ở cột (A) với sự kiện ở cột (B)
A. 1-d; 2-b; 3-a; 4-c B. 1-c; 2-d; 3-b; 4-c
C. 1-b; 2-c; 3-d; 4-a D. 1-a; 2-c; 3-d; 4-b
B.Tự luận (7 điểm)
Câu 1(2 điểm) Khi tiến quân ra Bắc, Lê Lợi chia thành ba đạo quân. Hãy điền nhiệm vụ của mỗi đạo quân theo yêu cầu sau đây?
Đạo quân
Nhiệm vụ
Đạo quân thứ nhất
Đạo quân thứ hai
Đạo quân thứ ba
Câu 2(3 điểm) Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc ?
Câu 3(1 điểm) Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong ?
Câu 4(1 điểm) Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học ở thế kỉ XV ?
Đáp án - biểu điểm:
A. Trắc nghiệm (3 điểm)
 (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
B
C
D
B
D
B
A
C
B
C
D
B. Tự luận (7 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Đạo quân thứ nhất : tiến quân giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang. 
- Đạo quân thứ hai: giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây sang.
- Đạo quân thứ ba: tiến thẳng ra Đông Quan. 
0,75
1
0,25
2
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhiều loại thuế, nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố “Chiếu lập học”, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.
- Dùng chữ Nôm làm chữ viết thức của nhà nước.   
0,25
1
0,75
0,75
0,25
3
- Lái buôn Nhật Bản cùng cư dân địa phương đã dựng nên thành phố cảng vào khoảng cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII. 
- Hội An trở thành đô thị đẹp, sầm uất Đàng Trong. Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang... đều hướng đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An,hải cảng đẹp nhất, nơi thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.
0,25
0,75
4
- Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái.
- Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc.
- Ông sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh uyển cửu ca, Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập, Châu cơ thắng thưởng
0,25
0,25
0,5

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_lich_su_7_nam_hoc_2020_2021_de_1_c.doc