Đế kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021 - Đề 3 (Có đáp án)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“. Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của Đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình.”
(Ngữ văn 6, Tập hai)
Câu 1. (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn.
Bạn đang xem tài liệu "Đế kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021 - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đế kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021 - Đề 3 (Có đáp án)
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO .. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút Đề gồm có 01 trang I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “... Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của Đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình...” (Ngữ văn 6, Tập hai) Câu 1. (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn. Câu 3. (1,0 điểm): Tìm các câu văn sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn văn trên và phân tích cấu tạo của các phép so sánh đó. Câu 4. (1,0 điểm):Ý nghĩa của lời nhắn gửi: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của Đất.”? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Qua văn bản “Cây tre Việt Nam” (Thép Mới), em hãy lí giải vì sao cây tre được coi là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam? (viết một đoạn văn khoảng 100 chữ). Câu 2. (5,0 điểm) Tả một người thân mà em yêu quý, cảm phục. --------- Hết --------- PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Hướng dẫn chấm gồm 05 trang Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3,0 1 a. Yêu cầu trả lời - Đoạn văn trên trích từ văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”. - Tác giả: Xi-át-tơn. b. Hướng dẫn chấm * Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời đúng câu hỏi. *Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Trả lời được ½ yêu cầu. *Mức không đạt (0 điểm):Trả lời không đúng hoặc không trả lời. 0,25 0,25 2 a. Yêu cầu trả lời - Nội dung đoạn trích:Khẳng định tầm quan trọng và mối quan hệ gắn bó của đất đai với đời sống con người. b. Hướng dẫn chấm * Mức tối đa (0,5 điểm):Trả lời đúng câu hỏi. * Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Trả lời được ½ yêu cầu. * Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời. 0,5 3 a. Yêu cầu trả lời - Phép tu từ so sánh: + Đất là Mẹ + con người là một sợi tơ trong cái tổ sống -Cấu tạo của phép so sánh: Vế A Từ so sánh Vế B Đất là Mẹ con người là một sợi tơ trong cái tổ sống b. Hướng dẫn chấm * Mức tối đa (1,0 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. *Mức chưa tối đa (0,25 đến 0,75 điểm): Trả lời được 1/3-> 2/3 yêu cầu. * Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời 0,5 0,5 4 a. Yêu cầu trả lời * Về hình thức: - Học sinh trình bày sạch sẽ, rõ ràng, không nhất thiết viết thành đoạn văn. * Về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Lời nhắn gửi của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn trong “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là một thông điệp có ý nghĩa sâu sắc. - Bằng cách sử dụng hình ảnh so sánh“Đất là Mẹ”, tác giảđã nhấn mạnh vai trò vô cùng quan trọngcủa đất đai đối với đời sống con người: Đất đai đem đến nguồn sống nuôi dưỡng con người như người mẹ thân yêu nuôi dưỡng chúng ta. - Lời nhắn gửi: “Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất” khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa đất đai và con người. Bởi vậy con người có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn đất đai như bảo vệ chính cuộc sống mình => Lời nhắn gửi của vị thủ lĩnh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn, sự trân trọng của con người với đất mẹ, với thiên nhiên... b. Hướng dẫn chấm *Mức tối đa (1,0 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. *Mức chưa tối đa (0,25 đến 0,75 điểm): Câu trả lời chưa đủ ý, còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả. *Mứckhông đạt (0 điểm):Trả lời không đúng hoặc khôngtrả lời. 0,25 0,75 II Làm văn 7,0 1 2,0 a.Đảm bảo cấu trúc đoạn văn Đảm bảo trình bày thành đoạn văn hoàn chỉnh. *Mức tối đa (0,25 điểm): Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, đúng hình thức đoạn văn. * Mức không đạt (0 điểm): Không trình bày theo hình thức đoạn văn, chỉ gạch các ý. 0,25 b.Xác định đúng vấn đề cần trình bày. Cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam * Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. * Mức không đạt (0 điểm): Xác định sai đối tượng, trình bày sai lạc sang đối tượng khác. 0,25 c.Trình bày nội dung một cách hệ thống. Học sinh có nhiều cách trình bày nhưng về cơ bản đảm bảo các ý: - Cây tre mang đầy đủ những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam: giản dị, thanh cao, ngay thẳng, thuỷ chung, cần cù, dũng cảm và kiên cường, bất khuất. - Cây tre gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam, giúp ích cho con người trong đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. - Trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai, tre vẫn là biểu tượng thân thuộc, anh hùng, bất khuất của con người, của dân tộc Việt Nam. * Mức tối đa (1,0 điểm): Trả lời được các yêu cầu trên. *Mức chưa tối đa (0,25 đến0,75 điểm): Trả lời được song còn thiếu ý, còn mắc lỗi diễn đạt. * Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời. 1,0 d.Chính tả, ngữ pháp. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. * Mức tối đa (0,25 điểm): Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Mức không đạt (0 điểm): Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 e.Sáng tạo. Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề được nói đến; có cách diễn đạt mới mẻ *Mức tối đa (0,25 điểm): Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và bộc lộ tình cảm, cảm xúc tự nhiên) * Mức không đạt (0 điểm): Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thiếu cảm xúc. 0,25 2 Viếtmột bài văn miêu tả người thân. 5,0 a.Đảm bảo cấu trúc bài văn:Mở bài, Thân bài, Kết bài. *Mức tối đa (0,25 điểm): Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và giới thiệu được đối tượng miêutả; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm nổi bật đối tượng miêu tả; phần kết bài thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân về đối tượng. * Mức không đạt (0 điểm): Thiếu mở bài hoặc kết bài, thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn. 0,25 b. Xác định đúng đối tượng miêu tả: Người thân mà em yêu quý, cảm phục. * Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. * Mức không đạt (0 điểm): Xác định sai đối tượng miêu tả, trình bày sai lạc sang đối tượng khác. 0,25 c.Miêu tả đối tượng một cách hệ thống. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung : c1. Mở bài: - Giới thiệu người thân được tả. - Ấn tượng, cảm xúc chung. c2. Thân bài: * Tả khái quát ngoại hình của người thân: + Tuổi tác, vóc dáng, trang phục, gương mặt, ánh mắt, giọng nói, bàn tay... + Nhấn mạnh điểm nổi bật, đặc biệt nhất ở người thân.(Cần lưu ý đặc tả những đặc điểm liên quan đến công việc của người thân) * Tả hình ảnh người thân trong dáng vẻ hàng ngày,trong mối quan hệ với mọi người. + Thái độ, cử chỉ, lời răn dạy, tình cảm, sự quan tâm của người được tả với mọi người. * Đặc tả người thân trong hoạt động, công việc yêu thích: + Giới thiệu công việc yêu thích của người thân. + Tả chi tiết cử chỉ, hoạt động,... của người thân khi làm việc. + Tả thành quả công việcmà người thân đạt được và thái độ khi hoàn thành công việc yêu thích. * Tình cảm, thái độ của em và mọi người đối với người được tả. c3. Kết bài: - Cảm nghĩ về người thân: yêu quý, mong ước, hứa hẹn... * Lưu ý: Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhưng phải hợp lí; linh hoạt trong cách miêu tả; vừa tả vừa bộc lộ được cảm xúc, thể hiện được tình cảm với đối tượng miêu tả; tránh kể chuyện. * Mức tối đa (4,0 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên. * Mức chưa tối đa: + Điểm 3,0 đến 3,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng còn thiếu sót một vài vấn đề nhỏ hoặc một vài nội dung đề cập chưa sâu, tính liên kết chưa thật sự chặt chẽ. + Điểm 2,0 đến 2,75: Đáp ứng được 2/4 đến 3/4 các yêu cầu trên. + Điểm 0,25 đến 1,75: Đáp ứng được khoảng 1/4 các yêu cầu trên. * Mức không đạt (0 điểm): Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 4,0 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Mức tối đa (0,25 điểm): Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Mức không đạt (0 điểm): Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 e.Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng, có cách diễn đạt giàu hình ảnh, mới mẻ, hấp dẫn. - Mức tối đa (0,25 điểm): Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (giới thiệu đối tượng, viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh độc đáo, linh hoạt và bộc lộ tình cảm, cảm xúc tự nhiên,) - Mức không đạt (0 điểm): Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, thiếu cảm xúc,... 0,25 --------- Hết ---------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2020_2021_de_3_c.doc