Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021

B. ĐỀ BÀI

Phần I: Đọc – hiểu (5,0 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điềuhọc mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước như thế mà vững yên. Đó thực mới là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người.”

 (Trích Ngữ văn 8, tập hai)

Câu 1.(1 điểm):Đoạn trích trên được trích từ đâu, của ai? Nêu thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

 

docx 5 trang phuongnguyen 25/07/2022 3540
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021
UBND HUYỆN KIẾN THỤY
TRƯỜNG THCS TÂN PHONG
V8– CKII –2021
Thời gian làm bài: 90 phút
Họ tên người ra đề: Đỗ Thị Thắm.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II -LỚP 8
Năm học 2020-2021
MÔN NGỮ VĂN 
A. MA TRẬN 
 Mức độ
Chủ đề 
Nhận biết - 1.0đ
Thông hiểu – 2.0đ
Vận dụng – 7.0đ
Tổng
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Chủ đề 1:
 Văn bản nghị luận trung đại.
Chỉ ra xuất xứ, thể loại, phương thức biểu đạtcủa đoạn trích (hoặc văn bản chứa đoạn trích đó)
Hiểu được tác dụng/hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn trích
Viết đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề được đặt ra trong đoạn trích.
3
5.0
1
1.0
1
2.0
1
2.0
Chủ đề 2: 
Làm văn nghị luận
Viết bài văn nghị luận.
1
5.0
1
5.0
Tổng
1
1.0
1
2.0
2
7.0
4
10
10%
20%
70%
100%
B. ĐỀ BÀI
Phần I: Đọc – hiểu (5,0 điểm)
	Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi 
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điềuhọc mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước như thế mà vững yên. Đó thực mới là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người.” 
                                                  (Trích Ngữ văn 8, tập hai)
Câu 1.(1 điểm):Đoạn trích trên được trích từ đâu, của ai? Nêu thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2.(2điểm)
a.Khái quát nội dung chính của đoạn trích trên?
b.Hãy chỉ ra một nét nghệ thuật đặc sắc có trong câu văn sau và nêu hiệu quả diễn đạt của nét nghệ thuật đó “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.”
Câu 3 ( 2 điểm): Từ việc lý giải mục đích chân chính của việc học qua đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về việc học tập của bản thân. 
Phần II: Làm văn ( 5 điểm):
Câu 5: 
 Hiện nay, một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết một bài nghị luận thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.
 -------------Hết---------------
C. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I: Đọc – hiểu (5,0 điểm)
Yêu cầu cần đạt
Điểm
Câu 1
- Đoạn trích trên trích trong văn bản“Bàn luận về phép học” (Nguyễn Thiếp)
- Thể loại: Tấu (Nghị luận trung đại)
- PTBĐ chính: Nghị luận
0, 5
0,25
0,2 5
Câu 2
a- Nội dung chính của đoạn văn bản trên: Nêu mục đích chân chính của việc học và các phép học.
b.Học sinh chỉ cần nêu một biện pháp nghệ thuật nổi bật và phân tích tác dụng.
VD:
- Nghệ thuật nổi bật trong câu văn trên là điệp ngữ: không
- Hiệu quả diễn đạt: 
+ Nhằm làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
+ Tạo ngữ điệu nhịp nhàng cho câu văn, dùng từ ngữ phủ định nhưng lại giúp tác giả nhấn mạnh, khẳng định và làm nổi bật tầm quan trọng, vai trò ý nghĩa to lớn của việc học đối vớicon người.
+ Qua đó thấy rõ thái độ của tác giả mong muốn mọi người hiểu rõ và quan tâm tới việc học. Khuyên nhủ mọi người đầu tư cho việc học để thành người, thành tài.
0,5
0,5
1.0
Câu 3
* Hình thức: Viết đúng yêu cầu và dung lượng của đoạn văn, trình bày sạch đẹp, ngôn ngữ lưu loát, không sai lỗi chính tả.
* Nội dungHS trình bày được các ý sau:
- Giới thiệu đoạn trích, văn bản, nội dung chính của đoạn trích.
- Gợi dẫn và vào vấn đề: Việc học là việc vô cùng cần thiết và quan trọng đối với bản thân người học sinh.
- Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Đó là hành trang để giúp chúng ta vào đời.
- Ta cần rèn sự chủ động học tập, tự nghiên cứu các kiên thức và biết áp dụng kiến thức đó vào thực tế.
- Không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi tri thức, tận dụng mọi cơ hội để học tập, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay.
- Phê phán những tư tưởng bảo thủ không coi trọng việc học và những bạn thanh thiếu niên lười nhác thiếu trí tiến thủ, thiếu trách nhiệm với việc học.
=> Kết luận: Chỉ có học tập mới giúp ta đạt được mục tiêu, có tương lai tươi sáng và trở thành người có ích trong cuộc sống.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Phần II: Làm văn ( 5 điểm):
Yêu cầu cần đạt
Điểm
Câu 5
a. Mở bài 
- Giới thiệu khái quát về vấn đề trang phục thể hiện văn hóa trong đó có trang phục của học sinh.
- Có thể trích dẫn câu nói có liên quan.
b. Thân bài 
* Giải thích:
- Trang phục: bao gồm các loại quần áo và một số vật dụng khác đi kèm như mũ, khăn, giầy dép trong đó quần áo là những vật dụng quan trọng nhất giúp bảo vệ cơ thể và góp phần thể hiện tính cách con người.
- Văn hóa ở đây được hiểu theo nghĩa là cái đẹp.
- Trang phục của học sinh:
+ Thông thường là đồng phục của nhà trường.
+ Ở những nơi hoàn cảnh khó khăn không thực hiện được đồng phục thì trang phục phải sạch sẽ, gọn gàng, nghiêm túc.
-> Ý nghĩa của trang phục phù hợp văn hóa: 
+ Tăng tính thẩm mĩ , là biểu hiện của đạo đức con người; ăn mặc phù hợp, đúng và đẹp được nhiều người tôn trọng và yêu quý.
+ Thể hiện ý thức của người học sinh hiểu biết, có văn hóa.
* Bàn bạc – khẳng định vấn đề:
- Thực trạng:
+ Đa số học sinh sử dụng trang phục phù hợp.
+ Một số ít học sinh lựa chọn trang phục chưa phù hợp hoàn cảnh, lứa tuổi
- Nguyên nhân:
+ Tâm lí thích nổi trội, sành điệu.
+ Thiếu hiểu biết về trang phục và văn hóa.
+ A dua, đua đòi
- Tác hại:
+ Gây phản cảm, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của bản thân và tập thể.
+ Ảnh hưởng đến lối sống, quan niệm, đạo đức.
+ Lãng phí kinh tế
- Hướng khắc phục:
+ Có hiểu biết về trang phục và văn hóa để sử dụng trang phục phù hợp.
+ Có lập trường tư tưởng vững vàng, không a dua, đua đòi..
* Đánh giá – liên hệ – vận dụng :
- Bản thân cần làm thế nào để sử dụng trang phục thể hiện văn hóa?
- Việc nên làm với những người xung quanh
c. Kết bài 
- Khẳng định lại trang phục là một biểu hiện của văn hóa, của lối sống đẹp. 
0,5
4,0
1,0
2,0
0,5
0,5
 Tân Phong , ngày 28 tháng 04 năm 2021
TỔ CHUYÊN MÔN THẨM ĐỊNH
NGƯỜI RA ĐỀ
 Đỗ Thị Thắm
KÍ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2020_2021.docx