Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
II. ĐỀ BÀI:
Phần I. Đọc- hiểu: Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
“Chú bé loắt choắt
Cái sắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca nô đội lệch.
Câu 1: (1điểm)
Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện hai khổ thơ đầu trong một bài thơ em đã học, và cho biết đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?
Câu 2: ( 1,5 điểm)
Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? Tìm một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ đó và cho biết việc sử dụng biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nhân vật
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
KIỂM TRA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2020-2021 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 I. MA TRẬN: Mức độ Năng lực Đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Vận dụng thấp Vận dụng cao Phần I. Đọc- hiểu - Ngữ liệu: đoạn văn ( thơ) - Chỉ ra tên tác giả, tác phẩm. - Chép thuộc lòng hoàn thiện khổ thơ. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật - Xác định đúng kiểu câu. - Hiểu và xác định đúng nội dung đoạn văn bản. - Tác dụng của biện pháp nghệ thuật. - Liên hệ từ thông điệp của văn bản Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1,0 1,5 15% 1,0 1,5 15% 1 2 20% 3 5 50% Phần II. Tạo lập văn bản Viết bài văn theo yêu cầu Viết một bài văn miêu tả cảnh Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 5 50 % 1 5 50% Tổng số câu Số điểm toàn bài Tỉ lệ % điểm toàn bài 1,0 1,5 15% 1,0 1,5 15% 1 2 20% 1 5 50% 4 10 100% II. ĐỀ BÀI: Phần I. Đọc- hiểu: Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: “Chú bé loắt choắt Cái sắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca nô đội lệch... ......................... .... .... . ................ ..........................” Câu 1: (1điểm) Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện hai khổ thơ đầu trong một bài thơ em đã học, và cho biết đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai? Câu 2: ( 1,5 điểm) Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? Tìm một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ đó và cho biết việc sử dụng biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nhân vật. Câu 3: (2,5 điểm) Từ bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu, em hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) để tả về hình ảnh Lượm . Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một kiểu câu trần thuật đã học (gạch chân và chỉ rõ). Phần II. Tạo lập văn bản ( 5.0 điểm) Hàng ngày đến trường, em vẫn đi trên con đường quen thuộc. Hãy tả lại con đường từ nhà đến trường vào một buổi sáng đẹp trời. III. Đáp án, biểu điểm: ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung Điểm Câu 1 (1 điểm) - Chép tiếp 3 câu thơ trong bài thơ "Lượm" để hoàn thiện khổ thơ thứ 2. - Đoạn thơ trên trích trong văn bản “Lượm” - Tác giả: Tố Hữu. 0,5 0,5 Câu 2 (1,5 điểm) - Nội dung chính: Đoạn thơ nói về Lượm, một cậu bé liên lạc thông minh, dũng cảm, nhanh nhẹn nhưng cũng rất tinh nghịch và hồn nhiên, yêu đời. - BPTT được sử dụng: so sánh- Như con chim chích. - Tác dụng của BPTT so sánh: So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tung tăng tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. 0,5 0,25 0,75 Câu 3 (2,5 điểm) - Viết được đoạn văn từ 5 đến 7 câu tả về hình ảnh Lượm dựa vào bài thơ đã học có bố cục mạch lạc, liên kết chặt chẽ, đảm bảo nội dung. -Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một kiểu câu trần thuật đã học VD: Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh với chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, miệng huýt sáo, dáng vẻ đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói hồn nhiên, giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước - Gạch chân và chỉ rõ được kiểu câu đã sử dụng trong đoạn văn. 1,5 0,5 0,5 Phần II 6 điểm Hàng ngày đến trường, em vẫn đi trên con đường quen thuộc. Hãy tả lại con đường từ nhà đến trường vào một buổi sáng đẹp trời. 5điểm 1.Hình thức: - Đúng bài văn miêu tả cảnh - Trình bày sạch đẹp. Bố cục cân đối, hài hòa. - Không sai lỗi chính tả - Có sử dụng biện một trong những biện pháp tu từ đã học. 2.Nội dung: Dàn ý * Mở bài: Giới thiệu chung con đường từ nhà đến trường, vị trí của con đường trong cảm nhận của em. * Thân bài: a. Tả bao quát - Tên con đường là gì? (Tên đường- đường quốc lộ...). Dài bao nhiêu cây số? b. Tả chi tiết con đường vào buổi sáng sớm - Lòng đường: Rộng hẹp ra sao? Đá đỏ hay rải nhựa. - Lề đường: Cây cối, thảm cỏ, sân bóng, sân chơi - Nét riêng biệt của con đường vào lúc sáng sớm (không khí buổi sáng, lượng người, xe cộ) + Không khí trong lành, bầu trời xanh trong, cao vời vợi, chim chóc hót líu lo, rộn ràng. + Cảnh hai bên đường: những ngôi nhà tầng hiện đại xen kẽ những ngôi nhà sàn xinh xắn mang đậm bản sắc dân tộc, phố xá, cửa hàng, cơ quan, nhà xưởng ( xưởng gỗ) như thế nào. Các quán ăn sáng, quán cà phê, quán nước mở cửa; xe cộ dập dìu người lại qua tấp nập. + Cảnh học sinh đi học: từng nhóm nhỏ đi bộ hay bố mẹ chở đi, cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ. + Cảnh người đi làm: hối hả, vội vã hay thong dong, bình tĩnh; cách ăn mặc, dáng điệu, lời nói. - Càng gần đến cổng trường đường càng đông vui, ngập tràn sắc trắng đồng phục từ các đường làng, ngõ xóm kéo về. *Kết bài - Tình cảm của em đối với con đường. - Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. ( VD: - Em rất yêu con đường quê em. - Em luôn nhắc nhở mình phải có ý thức giữ gìn, chăm sóc cho con đường quê của em luôn sạch đẹp, xinh tươi). 0,5 0,5 0.5 0.5 0,5 2.0 0.5
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2020_2021_co.docx