Đề kiểm tra học kì II Văn 7 (Có đáp án)

I. Đọc – hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

 Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”

1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

2. Các Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên?

 

docx 3 trang phuongnguyen 21760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Văn 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II Văn 7 (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì II Văn 7 (Có đáp án)
KIỂM TRA HỌC KÌ II VĂN 7
ĐỀ BÀI.
I. Đọc – hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 	Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
 Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”
1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
2. Các Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên?
3. Tác phẩm trên thuộc thể loại nào?
4. Chỉ ra câu đặc biệt có trong đoạn trích trên?
5. Nêu nội dung chính của đoạn văn?
 (Trích Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) 
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1: Viết đoạn văn 5-7 câu giới thiệu về ca Huế trên sông Hương (2 điểm)
Câu 2: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”.( 5điểm)
C.HƯỚNG DẪN CHẤM.
 Phần I (3,0 điểm) 
Câu
Gợi ý/ Đáp án
Điểm
1
- Văn bản: sống chết mặc bay 
- Tác giả: Phạm Duy Tốn
0,25
0,25
2
- PTBĐ: Tự sự, Miêu tả, biểu cảm.
0,5
3
Truyện ngắn
0,5
4
Chỉ ra được 2/3 câu : Than ôi!, Lo thay! Nguy thay!
0,5
5
HS trình bày được đại ý là: Không khí căng thẳng hỗn loạn và tình thế nguy cấp cùng sự lo lắng của tác giả trước nguy cơ đê vỡ
1,0
Phần II (7 điểm)
Câu 
Gợi ý/ Đáp án
Điểm
1
Viết doạn văn đảm bảo các ý sau:
+ giới thiệu Ca Huế là loại hình nghệ thuật dành cho du khách đến Huế
+ Nguồn gốc: Xưa vua du ngoạn, hóng mát
+ Ca Huế Trình diễn trong không gian nào? ở đâu, thời diểm nào?
+ Nam công, nữ công. Các dụng cụ, các làn điệu dân ca
+ Cái hay của ca Huế và ý nghĩa: mang vẻ đẹp tâm hồn phong phú của con người xứ Huế.
Câu 2
a. Mở bài:
- Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích.
- Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?
- Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.
b. Thân bài:
1/Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào?
- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập.
Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:
+ Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.
+ Học nữa: Vế trước đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa.
+ Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội.
2/Tại sao phải Học, học nữa, học mãi.
- Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.
- Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.
- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.
3/ Học ở đâu và học như thế nào?
- Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống...
- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc....
- Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi...
4/ Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao (không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...)
c. Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.
- “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.
0,5
1,0
1,0
1,0
1,0
0,5

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_van_7_co_dap_an.docx