Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 86: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh (Tiết 1) - Phạm Trâm Anh

I. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH

1. Chứng minh trong đời sống

Tình huống 1: Cô giáo chưa tin em đã tìm ra cách giải của một bài toán khó.

Tình huống 2: Bố mẹ nghĩ rằng, em đã không tự giác học bài theo lời bố mẹ dặn.

Tình huống 3: Trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp do virut SARS-COV-2 gây ra, một bộ phận người dân còn hoang mang, lo lắng. Em sẽ thuyết phục họ như thế nào để họ thấy rằng: Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch.

 

pptx 31 trang phuongnguyen 02/08/2022 3200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 86: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh (Tiết 1) - Phạm Trâm Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 86: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh (Tiết 1) - Phạm Trâm Anh

Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 86: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh (Tiết 1) - Phạm Trâm Anh
Tiết 86: TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH (Tiết 1) 
GIÁO VIÊN: PHẠM TRÂM ANH 
MÔN : NGỮ VĂN 7 
TRƯỜNG : THCS HOÀNG VĂN THỤ - QUẬN HOÀNG MAI 
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Về kiến thức 
- Nắm được mục đích, phương pháp chứng minh trong đời sống. 
- Nắm được đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận. 
- Hiểu rõ yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh. 
2. Về kĩ năng 
- Nhận biết cách chứng minh trong đời sống. 
- Nhận biết phương pháp luận lập chứng minh trong văn bản nghị luận. 
- Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận. 
3. Về thái độ 
- Có ý thức sử dụng phép lập luận chứng minh khi viết văn nghị luận 
1. Chứng minh trong đời sống 
I. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH 
- Mục đích chứng minh: Chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin . 
1. Chứng minh trong đời sống 
I. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH 
Tình huống 1: Cô giáo chưa tin em đã tìm ra cách giải của một bài toán khó. 
Tình huống 2: Bố mẹ nghĩ rằng, em đã không tự giác học bài theo lời bố mẹ dặn. 
Tình huống 3: Trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp do virut SARS-COV-2 gây ra, một bộ phận người dân còn hoang mang, lo lắng. Em sẽ thuyết phục họ như thế nào để họ thấy rằng: Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch. 
Tình huống 1 : Cô giáo chưa tin em đã tìm ra cách giải của một bài toán khó. 
Em có thể tự trình bày cách giải bài Toán mà không cần phụ thuộc vào vở ghi hay bất cứ tài liệu nào. 
Em có thể nhờ các bạn trong nhóm học tập của em làm chứng khi cô giáo hỏi. 
Tình huống 2 : Bố mẹ nghĩ rằng, em đã không tự giác học bài theo lời bố mẹ dặn. 
Em có thể đưa các phiếu bài tập em đã hoàn thành cho bố mẹ kiểm tra. 
Em có thể nhờ ông bà hoặc anh chị em làm chứng. 
Tình huống 3 : Trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp do virut SARS-COV-2 gây ra, một bộ phận người dân còn hoang mang, lo lắng. Em sẽ thuyết phục họ như thế nào để họ thấy rằng: Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch. 
Những con số cụ thể: 
Những việc làm cụ thể mà bất kì người dân Việt Nam nào cũng có thể nhận thấy 
Nêu gương tốt 
⚫ 198 quốc gia, vùng lãnh thổ 
Ca nhiễm: 531.615 
⚫ Tử vong: trên 24.000 
+ Sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị 
+ Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành 
+ Sự đồng lòng nhất trí của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân 
+ Kiểm soát tốt tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng 
+ Ngăn chặn, cách li triệt để; chăm sóc và điều trị tốt; phát hiện sớm và truyền thông hiệu quả; người dân thực hiện khá tốt quy định đeo khẩu trang 
+ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sát sao chỉ đạo phòng dịch. 
+ Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thường xuyên nắm bắt tình hình. 
+ Cán bộ ở sân bay, cửa khẩu, chiến sĩ bộ đội ở các chốt kiểm soát trên biên giới, trong khu cách ly làm việc không nghỉ. 
+ Những y, bác sĩ nơi tuyến đầu không quản hiểm nguy điều trị cho các bệnh nhân. 
⚫ Ca nhiễm:153 
 Tử vong: 0 
 Khỏi bệnh: 20 
Tình huống 
Cách chứng minh 
Nhận xét 
1. Cô giáo chưa tin em đã tìm ra cách giải của một bài toán khó. 
 Tự giải lại bài tập 
- Nhờ các bạn làm chứng 
 Việc làm cụ thể 
- Dùng nhân chứng 
2. Bố mẹ nghĩ rằng, em đã không tự giác học bài theo lời bố mẹ dặn. 
 Đưa bố mẹ xem phiếu bài tập mình đã hoàn thành 
- Nhờ ông bà hoặc anh chị em làm chứng 
- Dùng vật chứng 
- Dùng nhân chứng 
3. Trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp do virut SARS-COV-2 gây ra, một bộ phận người dân còn hoang mang, lo lắng. Em sẽ thuyết phục họ như thế nào để họ thấy rằng: Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch. 
- Số liệu cụ thể 
 Việc làm cụ thể 
- Gương tốt cụ thể 
 Số liệu chính xác 
 Việc thật 
- Người thật 
CHỨNG CỨ XÁC THỰC 
1. Chứng minh trong đời sống 
I. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH  
- Mục đích chứng minh: Thuyết phục mọi người tin lời mình nói là sự thật . 
- Phương pháp chứng minh: Đưa ra những chứng cứ xác thực . 
Ghi nhớ 1 
Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin. 
2. Chứng minh trong văn bản nghị luận 
I. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH 
- Mục đích chứng minh: Làm cho luận điểm trong văn bản trở nên đáng tin cậy 
ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ 
 Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên đánh bóng bàn bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì 
 Oan Đi-xnây từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. 
 Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp. 
 Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình , bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”. 
 Hen-ri Pho thất bại và cháy túi đến năm lần trước khi thành công. 
 Ca sĩ ô-pe-ra nổi tiếng En-ri-co Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. 
 Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. 
 (Theo Trái tim có điều kì d iệu) 
LUẬN ĐIỂM: ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ 
Luận cứ 1: 
Vấp ngã là lẽ thường 
Luận cứ 2: 
Những người nổi tiếng cũng từng vấp ngã nhưng vấp ngã không gây trở ngại cho họ trở thành nổi tiếng. 
Lần đầu tiên 
chập chững 
 biết đi 
 bạn đã 
bị ngã. 
Lần đầu tiên 
tập bơi 
bạn uống 
nước và 
suýt chết 
đuối. 
Lần đầu tiên 
chơi bóng 
bàn bạn 
có đánh 
trúng bóng 
không? 
Oan Đi-xnây 
Lu- i Pa-xtơ 
Lép Tôn- xtôi 
Hen- ri Pho 
En-ri-cô Ca-ru-xô 
Kết luận: Vấp ngã không đáng sợ, đáng sợ là thiếu cố gắng vươn lên. 
Oan Đi-xnây là nhà làm phim hoạt hình Mĩ nổi tiếng, người sáng lập Đi-xnây-len, công viên giải trí khổng lồ tại Ca-li-phooc-ni-a Mĩ. 
Oan Đi-xnây 
(1901-1966) 
Là nhà khoa học Pháp, người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại. 
Lu-i Pa-xtơ 
(1822-1895) 
Lép Tôn- xtôi 
(1828-1910) 
Lép Tôn- xtôi - Nhà văn Nga vĩ đại, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình”. 
Nhà tư bản, người sáng lập một tập đoàn lớn ở Mĩ. Tập đoàn Ford Motor, chuyên sản xuất các loại ô tô danh tiếng 
Hen- ri Pho 
(1863-1947) 
En-ri-cô Ca-ru-xô 
(1873-1921) 
Là một danh ca người I-ta-li-a. 
Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len 
Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp. 
Lép Tôn- xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình” bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”. 
Hen- ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công. 
Ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. 
 Lí lẽ chính xác, sát với vấn đề chứng minh, định hướng cho dẫn chứng xuất hiện 
 Dẫn chứng nổi bật vừa tiêu biểu, vừa cụ thể, vừa xác đáng, vừa chân thực, được mọi người thừa nhận, dẫn chứng đóng vai trò chính trong bài văn này. 
 Cách lập luận theo hướng quy nạp. Trình tự các luận cứ, dẫn chứng hợp lí. Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, lôgic khiến cho luận điểm trở nên đáng tin cậy. 
2. Chứng minh trong văn bản nghị luận 
I. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH  
- Mục đích chứng minh: Làm cho luận điểm trong văn bản trở nên đáng tin cậy 
Phương pháp chứng minh: Lập luận, đưa ra luận cứ bằng lí lẽ, dẫn chứng chính xác, tiêu biểu, chân thực, đã được thừa nhận . 
Ghi nhớ 2 
Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy. 
Ghi nhớ 3 
Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục. 
Đức tính giản dị của Bác Hồ 
 -Phạm Văn Đồng- 
Bữa cơm 
 Vài ba món đơn giản 
 Lúc ăn không để rơi vãi một hột cơm 
 Ăn xong: cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn được sắp xếp tươm tất 
Ngôi nhà 
 Chỉ có vài ba phòng 
 Luôn luôn lộng gió và ánh sáng 
 Phảng phất hương thơm của hoa vườn 
Công việc và quan hệ với mọi người 
 Suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc 
+ Việc lớn: cứu nước, cứu dân 
+ Việc rất nhỏ: 
 Trồng cây trong vườn 
⚫ Viết một bức thư cho một đồng chí 
 Nói chuyện với các cháu miền Nam 
 Đi thăm nhà tập thể của công nhân 
- Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cần ít người giúp việc 
Dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chân thực, giàu sức thuyết phục 
CHỨNG MINH 
Trong đời sống: người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin . 
Trong văn nghị luận: chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực , đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm là đáng tin cậy . 
Yêu cầu : Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục. 
THỜI GIAN LÀ VÀNG 
 Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. 
 Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm thì chết. 
 Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. 
 Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. 
 Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. 
 Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp. 
(Theo Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục ) 
II. LUYỆN TẬP 
Bài tập 1 
THỜI GIAN LÀ VÀNG 
 Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được. Thế mới 
biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. 
 Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm thì chết. 
 Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng 
lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. 
 Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. 
 Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu 
kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. 
 Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí 
thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp. 
 (Theo Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục ) 
II. LUYỆN TẬP 
Câu 1: Văn bản nêu lên luận điểm chính gì? Luận điểm chính được cụ thể hóa bằng các luận điểm phụ nào? Tìm những câu văn mang luận điểm? 
- Luận điểm chính : Thời gian là vô giá 
- Luận điểm phụ: 
+ Thời gian là sự sống 
+ Thời gian là thắng lợi 
+ Thời gian là tiền 
+ Thời gian là tri thức 
THỜI GIAN LÀ VÀNG 
 Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được. Thế mới 
biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. 
 Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm thì chết. 
 Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng 
lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. 
 Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. 
 Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu 
kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. 
 Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí 
thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp. 
(Theo Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục) 
II. LUYỆN TẬP 
Câu 2: Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những dẫn chứng nào? Nhận xét cách nêu dẫn chứng của tác giả? 
+ Thời gian là sự sống: 
+ Thời gian là thắng lợi: 
+ Thời gian là tiền: 
+ Thời gian là tri thức: 
 vào bệnh viện người bệnh nặng nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm thì chết. 
 trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. 
 học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. 
 trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. 
=> Nhận xét: Dẫn chứng chân thực, hiển nhiên được mọi người thừa nhận. 
THỜI GIAN LÀ VÀNG 
 Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được. Thế mới 
biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. 
 Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm thì chết. 
 Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng 
lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. 
 Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. 
 Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu 
kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. 
 Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí 
thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp. 
 (Theo Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục ) 
II. LUYỆN TẬP 
Câu 3: Nhận xét về cách lập luận của văn bản? 
 Cách lập luận chứng minh: 
- Đi từ nhận định khái quát đến phân tích cụ thể rồi chốt ý tổng hợp. 
 Sau mỗi luận điểm là dẫn chứng thực tế, được mọi người thừa nhận. Dẫn chứng đóng vai trò quan trọng. 
 Đoạn cuối là lí lẽ, bình luận nhằm khẳng định lại giá trị của thời gian và khuyên chúng ta phải biết quý trọng thời gian để có được một cuộc sống có ích, có ý nghĩa. 
=> Tăng sức thuyết phục, chứng tỏ luận điểm đưa ra là đáng tin cậy 
Bài tập 2: Em hãy chọn những dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ nhận định sau: Đến với tục ngữ, ca dao, ta có thể tìm thấy lời khuyên quý báu về phẩm chất, về lối sống mà con người cần phải có. 
Gợi ý : 
 Về lòng nhân ái, tình yêu thương, sự gắn bó, sẻ chia, đùm bọc nhau: 
+ Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng. 
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. 
- Về tinh thần đoàn kết: 
+ Một cây làm chẳng nên non 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. 
 Về lòng hiếu thảo, sự biết ơn: 
+ Công cha như núi ngất trời 
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông 
 Núi cao biển rộng mênh mông 
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi. 
- . 
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ  
BÀI TẬP 1:VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY 
HỆ THỐNG KIẾN THỨC BÀI HỌC 
Gợi ý: 
- Cần xác định kiến thức trọng tâm. 
- Xác định từ khóa quan trọng. 
- Thể hiện kiến thức bằng sơ đồ với các cấp độ từ khái quát đến cụ thể. Giữa các cấp độ kiến thức phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. 
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ  
BÀI TẬP 2 (SGK/43) 
 Đọc văn bản “Không sợ sai lầm” và trả lời câu hỏi: 
a. Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó. 
b. Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không? 
c. Cách lập luận chứng minh của văn bản này có gì khác so với bài “Đừng sợ vấp ngã” 
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ 
BÀI TẬP 2 (SGK/43): 
Gợi ý: 
a. Đọc kĩ văn bản, chú ý nhan đề để rút ra được luận điểm chính cũng như các câu văn thể hiện luận điểm. 
b. Đọc kĩ văn bản, chú ý những ý kiến đánh giá có lí, lẽ phải đã được kiểm nghiệm trong cuộc sống để xác định lí lẽ và chú ý sự thật để xác định dẫn chứng được tác giả sử dụng. 
c Đối chiếu với cách lập luận đưa dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu của văn bản “Đừng sợ vấp ngã” để tìm ra điểm khác trong cách lập luận chứng minh của văn bản “Không sợ sai lầm”. 
CHỨNG MINH 
Trong đời sống : dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin . 
Trong văn nghị luận : 
- Chứng minh là một phép lập luận 
- Dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm là đáng tin cậy. 
Yêu cầu : Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_tiet_86_tim_hieu_chung_ve_phep_lap_luan.pptx