Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn 7, 8, 9 (Có đáp án)

I. Đọc hiểu văn bản:

 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

 “Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của con sông Hương dùng dằng chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh. Nhìn từ phía ngược lại, những công trình kiến trúc ở đây hòa lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiết tấu diệu kỳ khiến người ta quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó.”

 (Theo dulichvietnam.org – Giới thiệu du lịch Huế).

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và đối tượng biểu đạt của đoạn văn.

Câu 2: Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn và tìm các từ ngữ thể hiện BPNT đó.

Câu 3: Em ấn tượng với hình ảnh nào trong đoạn văn trên? Vì sao?

 

doc 13 trang phuongnguyen 22/07/2022 24640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn 7, 8, 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn 7, 8, 9 (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn 7, 8, 9 (Có đáp án)
KIỂM TRA HỌC KỲ I - NV 7
(Thời gian: 90 phút) 
====================
I. Mục đích:
1. Kiến thức:
 Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 7 với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. Phần kiến thức căn bản đã học trong học kì 1.
2. Kĩ năng và năng lực:
- Đọc - hiểu văn bản.
- Tạo lập văn bản (viết đoạn nghị luận và viết bài văn biểu cảm).
- Rèn luyện và phát huy năng lực cảm thụ văn học của HS.
3. Thái độ:
- Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất.
- Nhận thức được vai trò của rừng đối với đời sống.
- Biết trân trọng vẻ đẹp và giá trị của tình mẫu tử, tình cảm gia đình.
II. Hình thức: Tự luận.
III. Ma trận.
 Mức độ
NLĐG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
I. Đọc- hiểu
Ngữ liệu: văn bản tự sự.
Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
Một văn bản dài khoảng 250 chữ tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình.
- Nhận biết các từ ngữ, hình ảnh trong ngữ liệu.
- Hiểu và xác định đúng nghĩa của từ.
- Đặt câu .
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1,5
1,5
15%
1.5
1.5
15%
0.5
0.5
5%
4
3.0
30%
II. Tạo lập văn bản
Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu
Viết 1 đoạn văn NLXH
Viết bài văn viểu cảm.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2,0
20%
1
5
50%
2
7
70%
Tổng số câu
Số điểm toàn bài
Tỉ lệ % điểm toàn bài
1
1
10%
1
1
10%
2
3
30%
1
5
50%
5
10
100%
Đề bài:
 ( - Giáo viên giao đề bài cho học sinh, yêu cầu học sinh đọc kĩ đề, xác định rõ yêu cầu của đề bài.
-HS nhận đề, đọc, nghiên cứu đề , nghiêm túc làm bài.)
I. ĐỌC HIỂU 
 	Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
 Ai còn Mẹ đó là điều may mắn
Được đợi mong khi đêm vắng chưa về.
Được ngợi khen dù người khác trách, chê.
Được an ủi, cận kề chia khó nhọc.
Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc
Hiểu và thương bao khó nhọc nặng mang
Hiểu và đau những giọt lệ tuôn tràn
Hiểu thông cảm lỗi lầm đang mắc phải.
Ai còn mẹ trọng phút giây còn lại
Sẽ có một ngày Người vĩnh viễn rời xa
Sẽ có một ngày ta nức nở vỡ òa
Sẽ nuối tiếc khôn nguôi... luôn khổ đau vì nhớ! 
 (Ngày của mẹ - Nguyễn Thị Đức) 
Câu 1: Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào đã học trong ngữ văn 7, tác giả của văn bản đó?
Câu 2: Xác định và phân loại từ láy có trong khổ thơ cuối.
Câu 3: Tìm một từ trái nghĩa với từ “khổ đau” và đặt câu với từ vừa tìm được.
Câu 4: Qua đoạn thơ trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với người mẹ của mình? (Trả lời khoảng 3 đến 5 câu văn).
II. LÀM VĂN:
Câu 1. 
Viết một đoạn văn nghị luận chứng minh vai trò của rừng đối với đời sống con người. 
Câu 2.
Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,...).
 ĐÁP ÁN 
I. ĐỌC HIỂU 
Câu 1: Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ đến văn bản: Mẹ tôi; tác giả: E. A- mi- xi
Câu 2:
Từ láy: nức nở
Phân loại: Từ láy bộ phận 
Câu 3: - Từ trái nghĩa với “khổ đau” : VD: sung sướng, hạnh phúc...
HS tự đặt một câu với từ vừa tìm được.
Câu 4: HS diễn đạt theo cách của mình nhưng phải làm nổi bật được tình cảm của tác giả: yêu thương, biết ơn, kính trọng người mẹ của mình.Trong đó có sử dụng 3-5 câu văn.
II. LÀM VĂN:
( -GV yêu cầu học sinh nhắc lại yêu cầu về hình thức của đoạn văn; xác định nội dung ( luận điểm) đoạn văn.
-HS nhắc lại kiến thức
- HS khác nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bồ sung -> chốt
Gv gọi một số học sinh đọc đọc văn đã làm, nhận xét ( khuyến khích những hs viết tốt)
Câu 1:
* Hình thức: Viết một đoạn văn nghị luận chứng minh 
* Nội dung: Yêu cầu học sinh phải có câu nêu luận điểm
HS lấy dẫn chứng làm sáng tỏ vai trò của rừng đối với đời sống con người: 
- Rừng cung cấp nhiều lâm sản, sản vật quý .
- Rừng còn có tác dụng điều hòa khí hậu, bảo vệ sự sống. 
- Bên cạnh đó, rừng còn là một địa điểm du lịch lí thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt vời.............
Câu 2:
a.Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm, có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng nội dung biểu cảm: người thân
c. Nội dung biểu cảm đảm bảo một số yêu cầu sau
- Mở bài : Giới thiệu được người thân và lí do em yêu người đó
- Thân bài:
 + Cảm xúc về đặc điểm nổi bật về ngoại hình, tính cách...
 + Cảm xúc về vai trò của người thân với mọi người và với em...
 + Cảm xúc về kỷ niệm sâu sắc nhất với người thân..;
 + Việc làm của mình cho người thân trong hiện tại và tương lai..
- Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc với người thân, lời hứa hẹn...
=====================================
KIỂM TRA HỌC KỲ I - NV 8
(Thời gian: 90 phút) 
====================
I. Mục đích:
1. Kiến thức:
 Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 8 với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. Phần kiến thức căn bản về đoạn văn; bài văn tự sự.
2. Kĩ năng và năng lực:
- Đọc - hiểu văn bản.
- Tạo lập văn bản (viết đoạn nghị luận và viết bài văn thuyết minh).
- Rèn luyện và phát huy năng lực cảm thụ văn học của HS.
3. Thái độ:
- Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất.
- Biết trân trọng vẻ đẹp và giá trị của quê hương.
- Nhận thức được vai trò của vật nuôi trong gia đình.
II. Hình thức: Tự luận.
III. Ma trận.
 Mức độ
NLĐG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
I. Đọc- hiểu
Ngữ liệu: văn bản tự sự.
Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
Một văn bản dài khoảng 250 chữ tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình.
- Nhận biết các từ ngữ, hình ảnh thể hiện chủ đề.
- Hiểu và xác định đúng cách triển khai đoạn văn, tìm được câu chủ đề.
- Trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề/ chi tiết trong văn bản.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1
10%
1
1
10%
1
1
10%
3
3
30%
II. Tạo lập văn bản
Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu
Viết 1 đoạn văn NLXH
Viết bài văn thuyết minh.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2,0
20%
1
5
50%
2
7
70%
Tổng số câu
Số điểm toàn bài
Tỉ lệ % điểm toàn bài
1
1
10%
1
1
10%
2
3
30%
1
5
50%
5
10
100%
Đề bài:
I. Đọc hiểu văn bản:
 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
 “Thanh Tịnh đã mang vào truyện ngắn chất trữ tình sâu lắng. Một chất thơ bàng bạc, thấm đẫm trên những trang văn xuôi của nhà thơ Thanh Tịnh. Tập Quê mẹ man mác tình quê hương, tình người. Từng trang viết của ông thấm đượm hương vị làng quê, một làng quê miền Trung với những vẻ đẹp thanh bình êm ả nhưng cũng không hiếm những cảnh đời khổ đau, ngang trái. Những trang văn đã làm sống dậy trước mắt người đọc khung cảnh êm đềm, thơ mộng của một làng quê. Làng Mỹ Lý nhỏ bé, nằm kế bên một dòng sông đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, một biểu trưng nghệ thuật của tình yêu quê hương... Cái tên Mỹ Lý được xuất hiện nhiều lần trong các truyện ngắn khác nhau của nhà văn Thanh Tịnh. Quê hương, tình yêu quê hương như là sự nối dài thành tình yêu đất nước. Đọc truyện ngắn của Thanh Tịnh, chúng ta cảm nhận rất rõ điều này. Một làng quê nhỏ bé đã là cái nôi tâm hồn nuôi dưỡng những tác phẩm của ông. Ở đó chúng ta gặp gỡ và đồng cảm với tác giả trong mối tình quê hương rung rinh, lai láng trong khung cảnh sông nước ruộng đồng. Dường như tâm hồn ông gần gũi và ưa thích với những vẻ đẹp nhè nhẹ, những nét buồn lặng lặng...” 
 (Theo Lưu Khánh Thơ, Thanh Tịnh và những trang viết nặng tình quê mẹ, 
 Tạp chí sông Hương, Số 141 – tháng 11/2000).
Câu 1: Hình ảnh quê hương nhà văn Thanh Tịnh được tái hiện qua các từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 2: Đoạn văn trên được triển khai theo cách nào? Tìm câu chủ đề của đoạn văn trên.
Câu 3: HS chọn một trong hai câu hỏi sau:
Theo em, ý nghĩa lớn nhất của quê hương và tình yêu quê hương đối với nhà văn Thanh Tịnh là gì? Vì sao?
Đọc đoạn văn, em thấy mình “gặp gỡ và đồng cảm” với nhà văn Thanh Tịnh điều gì nhất?
II. Tạo lập văn bản:
Câu 1: Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) nêu suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với mỗi người.
Câu 2: Em hãy viết bài văn thuyết minh về một giống vật nuôi.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Đọc - hiểu
1
Vẻ đẹp thanh bình êm ả; không hiếm những cảnh đời khổ đau, ngang trái; khung cảnh êm đềm, thơ mộng; Làng Mỹ Lý nhỏ bé, nằm kế bên một dòng sông; Một làng quê nhỏ bé khung cảnh sông nước ruộng đồng.
HS nêu đúng, nêu đủ chấm 1 điểm; nêu được trên 1 nửa số từ ngữ, hình ảnh cho 0,5; Nêu dưới 1 nửa cho 0,25. Nêu sai hoặc không nêu gì cả cho 0 điểm.
1
2
- Diễn dịch.
- Câu 1: Thanh Tịnh đã mang vào truyện ngắn chất trữ tình sâu lắng.
0,5
0,5
3
Học sinh nêu suy nghĩ của bản thân, có lí giải hợp lí. Có thể nêu 1 số ý sau:
a. Gợi ý:
- Là niềm cảm hứng sáng tác của nhà văn Thanh Tịnh.
- Là cái nôi tâm hồn nuôi dưỡng cho các tác phẩm của Thanh Tịnh.
- Là đối tượng để nhà văn gửi gắm tình yêu đất nước sâu nặng.
b. Gợi ý:
- Tình quê, tình người lai láng trong sáng tác.
- Cách thể hiện vẻ đẹp của quê hương thanh bình, yên ả.
- Quê hương, tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu nước.
- Vẻ buồn man mác, lặng lặng trong các sáng tác.
1
Phần Tạo lập văn bản
1.
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn một số gợi ý/ hướng sau:
+ Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng.
+ Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm, tình cảm quê hương, gia đình sâu nặng...).
+ Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người.
+ Tình yêu quê hương cũng đồng nhất với tình yêu đất nước, Tổ quốc.
+ Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mổi con người.
+ Là học sinh, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng, tích lũy kiến thức để sau này xây dựng, bảo vệ quê hương.
d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.
(Trong khoảng 20 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm).
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
2
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. 
0,25
b. Xác định đúng vấn đề tự sự (những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học).
0,25
c. Triển khai vấn đề: 
- Giới thiệu về con vật nuôi.
- Nguồn gốc: Tổ tiên của vật nuôi là gì, được con người thuần hóa ntn.
- Phân loại: Sự đa dạng về giống loài, chủng loại ra sao,
- Đặc điểm: Ngoại hình thông thường như thế nào, có đặc điểm gì đặc biệt. (Chú ý đặc tả con vật nuôi ở nhà mình). Đặc điểm sinh sản, quá trình trưởng thành, thói quen
- Vai trò: Lợi ích đối với gia đình, làm cảnh hay phục vụ sản xuất, lấy thịt
- Tình cảm, sự đánh giá của bản thân đối với con vật nuôi.
4.0
d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.
0,25
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.
0,25
==================================
KIỂM TRA KIỂM TRA HỌC KỲ I - NV 9
(Thời gian: 90 phút) 
===================
I. Mục đích:
1. Kiến thức:
 Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 9 với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. Phần kiến thức căn bản về văn thuyết minh.
2. Kĩ năng và năng lực:
- Đọc - hiểu văn bản.
- Tạo lập văn bản (viết đoạn nghị luận và viết bài văn thuyết minh).
- Rèn luyện và phát huy năng lực cảm thụ văn học của HS.
3. Thái độ:
- Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất.
- Biết trân trọng vẻ đẹp và giá trị của danh lam thắng cảnh.
- Yêu quý loài vật.
II. Hình thức: Tự luận.
III. Ma trận.
 Mức độ
NLĐG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
I. Đọc- hiểu
Ngữ liệu: văn bản tự sự.
Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
Một văn bản dài khoảng 200 chữ tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình.
Xác định phương thức biểu đạt và đối tượng biểu đạt của đoạn văn
Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn và tìm các từ ngữ thể hiện BPNT đó.
Lí giải được ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh trong VB.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1
10%
1
1
10%
1
1
10%
3
3
30%
II. Tạo lập văn bản
Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu
Viết 1 đoạn văn NLXH
Viết bài văn thuyết minh.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2,0
20%
1
5
50%
2
7
70%
Tổng số câu
Số điểm toàn bài
Tỉ lệ % điểm toàn bài
1
1
10%
1
1
10%
2
3
30%
1
5
50%
5
10
100%
Đề bài:
I. Đọc hiểu văn bản:
 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
 “Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của con sông Hương dùng dằng chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... Nhìn từ phía ngược lại, những công trình kiến trúc ở đây hòa lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiết tấu diệu kỳ khiến người ta quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó.” 
 (Theo dulichvietnam.org – Giới thiệu du lịch Huế).
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và đối tượng biểu đạt của đoạn văn.
Câu 2: Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn và tìm các từ ngữ thể hiện BPNT đó.
Câu 3: Em ấn tượng với hình ảnh nào trong đoạn văn trên? Vì sao?
II. Tạo lập văn bản:
Câu 1: Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm bảo tồn, phát huy giá trị của các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa.
Câu 2: Em hãy viết bài văn thuyết minh về một giống vật nuôi.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Đọc - hiểu
1
- PTBĐ: Thuyết minh.
- Đối tượng: Cảnh sắc, vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và kiến trúc kinh thành Huế.
0,5
0,5
2
- BPNT: Miêu tả.
- con sông Hương dùng dằng chảy xuyên qua từ Tây sang Đông; ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc; đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú; những công trình kiến trúc ở đây hòa lẫn vào thiên nhiên.
0,5
0,5
3
Học sinh nêu suy nghĩ của bản thân, có lí giải hợp lí. Có thể nêu như sau:
- con sông Hương dùng dằng chảy xuyên qua từ Tây sang Đông: Là hình ảnh của thiên nhiên thơ mộng, quen thuộc với mỗi người, mỗi vùng miền của quê hương đất nước.
- ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc: thể hiện quy mô hoành tráng của kiến trúc kinh thành Huế, thể hiện sự tài hoa của cha ông ta
- những công trình kiến trúc ở đây hòa lẫn vào thiên nhiên: Sự kết hợp hài hòa giữa không gian kiến trúc với yếu tố tự nhiên, phù hợp với xu hướng hiện đại.
1
Phần Tạo lập văn bản
1.
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn một số gợi ý/ hướng sau:
- DLTC và DTLS VH là nguồn tài nguyên vô giá cho việc khai thác du lịch bền vững; có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc; chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn không đơn thuần là tài sản vật chất, mà còn là những giá trị tinh thần lớn lao. 
- Là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nước và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước đang rất cần phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển.
- Cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, giá trị của di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ; 
- Cần được xếp hạng, bảo vệ, chăm sóc và tu bổ bảo đảm khả năng tồn tại lâu dài cho DTLSVH và DLTC
- Bảo vệ và phát huy giá trị của DTLSVH và DLTC là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và của cả cộng đồng..
d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.
(Trong khoảng 20 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm).
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
2
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. 
0,25
b. Xác định đúng vấn đề thuyết minh. 
0,25
c. Triển khai vấn đề: 
- Giới thiệu về con vật nuôi.
- Nguồn gốc: Tổ tiên của vật nuôi là gì, được con người thuần hóa ntn.
- Phân loại: Sự đa dạng về giống loài, chủng loại ra sao,
- Đặc điểm: Ngoại hình thông thường như thế nào, có đặc điểm gì đặc biệt. (Chú ý đặc tả con vật nuôi ở nhà mình). Đặc điểm sinh sản, quá trình trưởng thành, thói quen
- Vai trò: Lợi ích đối với gia đình, làm cảnh hay phục vụ sản xuất, lấy thịt
- Tình cảm, sự đánh giá của bản thân đối với con vật nuôi.
4.0
d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.
0,25
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.
0,25
======================================
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
THỜI GIAN: 90 PHÚT
(Không kể thời gian giao đề)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6 
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội lên trong tâm trí ông. 
Hay là quay về làng?...
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ...
Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoát ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng nó lai dong ra dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ có dám liếc trộm vào rồi cắm đầu xuống mà lủi đi. Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng...
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể trở về làng ấy được nữa. Về bây giờ ông chịu mất hết à?
Không thể được. Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
	(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1)
1. Đoạn văn trên được kể theo ngôi kể nào? Việc chọn ngôi kể đó có tác dụng gì với việc thể hiện nội dung? (0,5 điểm)
2. Điểm đặc sắc nhất về nghệ thuật trong đoạn văn trên là gì? (0, 5 điểm)
3. Câu văn dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào ?
“Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng...” Hãy ghi lại các từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ đó? (0,5 điểm)
4. Nêu tác dụng của dấu “...” cuối câu văn trên? (0, 5 điểm)
5. Hãy chép lại câu đặc biệt có trong đoạn văn trên và cho biết thế nào là câu đặc biệt? (0,5 điểm)
6. Chép lại 1 câu văn có yếu tố miêu tả trong đoạn trích trên và cho biết yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản tự sự ? (0,5 điểm)
7. Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đồng chí”. (1 điểm)
8. Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. (6.0 điểm)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Câu 1 :
- Nhận ra ngôi kể trong đoạn văn: nhân vật ông Hai. (0,25 điểm) 
- Hiểu tác dụng của việc chọn ngôi kể: tạo được cái nhìn nhiều chiều và giữ thái độ khách quan khi tái hiện diễn biến nội tâm nhân vật ông Hai trong tình huống nghe tin làng mình theo Tây. (0,25 điểm)
Câu 2 : 
- Hiểu nét đặc sắc nhất về nghệ thuật trong đoạn văn trên là nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật (0,5 điểm)
Câu 3 : 
- Nhận ra biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn. (0,25 điểm)
- Chép đúng các từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn: “Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng...”. (0,25 điểm)
Câu 4 : Hiểu tác dụng của dấu “...” cuối câu văn trên: thể hiện sự liệt kê chưa hết. (0,25 điểm)
Câu 5 : 
- Chép đúng câu đặc biệt: Không thể được. (0,25 điểm)
- Trình bày được định nghĩa về câu đặc biệt : là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ ; vị ngữ. (0,25 điểm)
Câu 6 : 
- Chép lại được 1 câu văn có yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên. (0,25 điểm)
Thí dụ: “Nước mắt ông lão giàn ra.” 
hoặc “Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ có dám liếc trộm vào rồi cắm đầu xuống mà lủi đi.” 
- Trình bày được vai trò của yêu tố miêu tả trong văn bản tự sự: làm rõ hơn sự vật, hiện tượng được nói đến trong văn bản. (0,25 điểm)
Câu 7 : (1 điểm)
Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đồng chí
Nội dung : Vẻ đẹp chân thực, giản dị và tình đồng chí thắm thiết giữa những người lính trong kháng chiến chống Pháp. (0,5 điểm)
Nghệ thuật : chi tiết và hình ảnh tự nhiên, bình dị, cô đọng, giàu biểu cảm. (0,5 điểm)
Câu 8 : (6,0 điểm)
Biết làm bài văn nghị luận văn học về một nhân vật trong tác phẩm văn học. Kết cấu bài viết chặt chẽ, biết dùng từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát, thuyết phục. 
Cụ thể :
- Giới thiệu được nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng là nhân vật chính trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh thanh niên chỉ xuất hiện trong giây lát qua cuộc gặp gỡ thú vị với các nhân vật ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và người lái xe nhưng đã để lại một kí hoạ chân dung gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc về một người thanh niên đang cần mẫn làm việc hết mình cho đất nước trong một hoàn cảnh đặc biệt - 1 mình trên vùng núi cao Sa Pa lặng lẽ, vắng vẻ. (0,5 điểm)
- Trình bày được những suy nghĩ, đánh giá cá nhân về nhân vật anh thanh niên và công việc của anh:
 + Hoàn cảnh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao với công việc tưởng chừng như giản đơn, lặng lẽ nhưng lại vô cùng quan trọng đối với đất nước: đo gió, đo mưa, đo chấn động địa chất phục vụ dự báo thời tiết hàng ngày. (1 điểm)
+ Những phẩm chất đáng quý giúp anh vượt qua cuộc sống cô độc: Yêu nghề, có trách nhiệm và ý thức được công việc của mình; Biết tổ chức sắp xếp cuộc sống chủ động và khoa học: nhà cửa ngăn nắp, trồng hoa, nuôi gà, đọc sách và tự học; Qúy trọng tình cảm của mọi người, biết quan tâm đến người khác, thích giao tiếp; Khiêm tốn, thành thực nhận thấy những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)
- Biết liên hệ về trách nhiệm và những đóng góp của cá nhân đối với đất nước. (0,5 điểm)
Lưu ý: 
 - Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn nghị luận là 2 điểm.
 - Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 1 điểm.
 - Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, chính tả: 1 điểm.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_7_8_9_co_dap_an.doc