Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 5 (Có đáp án)

I. Trắc nghiệm:

Hãy khoanh tròn chỉ một đáp án em cho là đúng nhất (mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm).

Câu 1: Người mẹ trong bài “Cổng trường mở ra” (Lí Lan) không trò chuyện trực tiếp với con mà tâm sự như những dòng nhật kí tâm tình. Cách viết này có tác dụng gì?

A. Thể hiện tình cảm một cách tinh tế, dễ đi vào lòng người.

B. Thể hiện một cách trực tiếp, ấn tượng tình yêu mẹ dành cho con.

C. Thể hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn tình cảm mẹ dành cho con.

D. Dễ dàng bày tỏ những tình cảm, suy nghĩ sâu kín, chân thành.

Câu 2: Bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh." (Tĩnh dạ tứ) là của tác giả nào?

A. Lý Bạch. C. Đỗ Phủ.

B.Tác giả dân gian. D. Nguyễn Trãi.

Câu 3: Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang”, nghệ thuật miêu tả nổi bật trong hai câu thơ “Lom khom dưới núi tiều vài chú. Lác đác bên sông chợ mấy nhà” là:

A. So sánh B. Nhân hoá C. Đảo ngữ D. Điệp ngữ

 

doc 4 trang phuongnguyen 20/07/2022 4620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 5 (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 5 (Có đáp án)
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM 2021 - 2022
KHUNG MA TRẬN ĐỂ KIỂM TRA (dùng chung cho cả hai đề bài)
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Néi dung
Nhận biết
Thông hiễu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
 Nội dung văn bản Cổng trường mở ra.
Câu 1
0,5
1
(0,5)
 Tác giả của bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
Câu 2
0,5
1
(0,5)
 Nghệ thuật trong bài Qua đèo ngang.
Câu 3
0,5
1
(0,5)
Dịch nghĩa trong câu thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
Câu 4
0,5
1
(0,5)
Ý nghĩa của văn bản “ Sông núi nước Nam”
Câu 5
0,5
1
 (0,5)
 Ý nghĩa của văn bản “Bánh trôi nước”.
Cảm nhận về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa..
Câu 6
 0,5
1
(5,0)
2
(5,5)
 Hiểu biết về thể thơ Tứ tuyệt đường luật và Bát cú đường luật.
1
2,0
1
(2,0)
Tổng
2
(1,0)
 4
(2,0 )
2
(7,0)
8
(10)
ĐỀ BÀI
ĐỀ KIỂM TRA VĂN BẢN 7 – HỌC KÌ I
 	 THỜI GIAN: 45 PHÚT
I. Trắc nghiệm: 	
Hãy khoanh tròn chỉ một đáp án em cho là đúng nhất (mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm).
Câu 1: Người mẹ trong bài “Cổng trường mở ra” (Lí Lan) không trò chuyện trực tiếp với con mà tâm sự như những dòng nhật kí tâm tình. Cách viết này có tác dụng gì? 
A. Thể hiện tình cảm một cách tinh tế, dễ đi vào lòng người. 
B. Thể hiện một cách trực tiếp, ấn tượng tình yêu mẹ dành cho con. 
C. Thể hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn tình cảm mẹ dành cho con. 
D. Dễ dàng bày tỏ những tình cảm, suy nghĩ sâu kín, chân thành. 
Câu 2: Bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh." (Tĩnh dạ tứ) là của tác giả nào?
A. Lý Bạch. 	C. Đỗ Phủ.
B.Tác giả dân gian. 	D. Nguyễn Trãi.
Câu 3: Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang”, nghệ thuật miêu tả nổi bật trong hai câu thơ “Lom khom dưới núi tiều vài chú. Lác đác bên sông chợ mấy nhà” là: 
A. So sánh 	B. Nhân hoá 	C. Đảo ngữ 	 	D. Điệp ngữ 
Câu 4: Nội dung cảm xúc chủ yếu nào được thể hiện ở hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”? 
A. Lòng yêu nước, hào khí chiến thắng giặc ngoại xâm và khát vọng hoà bình. 
B. Niềm tự hào dân tộc và niềm tin dựng xây đất nước bền vững muôn đời. 
C. Lời khẳng định về chủ quyền dân tộc và ý chí chiến thắng giặc ngoại xâm. 
D. Khí phách hào hùng, ý chí chiến thắng giặc ngoại xâm và lòng tự hào dân tộc. 
Câu 5: Điều gì không thay đổi sau nhiều năm nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (Hạ Tri Chương) trở về quê? 
A. Mái tóc. B. Giọng nói. 	 C. Quần áo. 	D. Tiếng cười. 
Câu 6: Hai bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (Hạ Tri Chương) và “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Lí Bạch) có điểm gì chung về nội dung: 
A. Có nỗi buồn vì sống xa quê, không thể về thăm quê. 
B. Niềm vui trở về quê hương, thấy vẫn giữ được bản sắc quê. 
C. Nỗi day dứt, ân hận vì sống xa quê hương. 
D. Có tình yêu quê hương thắm thiết, bền chặt. 
Phần II: Tự luận( 7điểm)
Câu 1 (2 điểm)
 Em hiểu gì về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ? Kể tên 2 bài thơ được các nhà thơ Việt Nam đã viết theo thể thơ này, ghi rõ tên tác giả của từng bài?
Câu 2 (5 điểm)
 Viết bài văn ngắn có độ dài từ 8 đến 10 câu bày tỏ tình cảm, cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Qua bài viết trên em hiểu gì về vai trò của người phụ nữ ngày nay?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI
Phần II. Tự luận
Câu 
ý
Nội dung cần đạt
Điểm.
 1
(2,0 đ)
a.
( 1,0đ)
b. 
( 1,0đ)
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường:
 + Nguồn gốc có từ đời Đường - Trung Quốc.
 + 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
 + Ngắt nhịp: 4/3; 2/2/3
 + Hiệp vần chân: tiếng cuối câu 1, câu 2 và câu 4 cùng vần với nhau.
- Nêu tên chính xác bài thơ của tác giả Việt Nam làm theo thể thơ này.
- Nêu chính xác tên tác giả.
0, 25 đ
0, 25 đ
0, 25 đ
0, 25 đ
0,25 đ/ 1 bài
0,25 đ/ 1 tác giả.
 2
(5,0đ)
 a.
b.
- Yêu cầu cần đạt:
 + Hình thức:
 Bài văn ngắn, bố cục 3 phần.
 Mạch lạc, rõ ràng; trình bày sạch sẽ.
 + Kiểu bài: Phát biểu cảm nghĩ.
 + Nội dung: Cảm nhận được vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ: xinh đẹp duyên dáng.
- Số phận long đong, lận đận, không có quyền làm chủ, không quyết định số phận, hạnh phúc của mình
- Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp trong trắng, phẩm chất thủy chung, son sắt của người phụ nữ luôn mạnh mẽ, cá tính, có ý thức vươn lên hoàn cảnh éo le.
- Cảm thông, chia sẻ cho số phận của người phụ nữ đồng thời phê phán, tố cáo xã hội cũ.
- Vai trò của người phụ nữ ngày nay đã được đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ hiện diện ở nhiều vị trí trong đời sống và để lại nhiều hình ảnh đẹp.
- Biểu điểm:
 + Bài viết đi đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu cần đạt trên, văn viết có cảm xúc chân thật, tự nhiên. Các câu trong đoạn có sự liên kết về mặt hình thức và nội dung.
 + Bài viết đi đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu cần đạt trên, văn viết có cảm xúc chân thật, tự nhiên. Các câu trong đoạn có sự liên kết về mặt hình thức và nội dung. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về mặt diễn đạt.
 + Bài đi đúng hướng, nhưng nội dung sơ sài, đoạn văn dài quá so với yêu cầu, văn chưa mạch lạc, lỗi nhiều.
 + Lạc đề.
5,0 đ.
3,0 -> 4,5 đ.
1,0-> 2,5đ
 0 đ.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_de.doc