Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“ Quê hương mỗi người đều có
Vừa khi mở mắt chào đời
Quê hương là dòng sữa mẹ
Thơm thơm giọt xuống bên nôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
(Đỗ Trung Quân, trong Thơ Việt Nam thế kỉ XX (thơ trữ tình), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004 )
Câu1. (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2. (1,5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ có trong đoạn thơ.
Câu 3. (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)
ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Quê hương mỗi người đều có Vừa khi mở mắt chào đời Quê hương là dòng sữa mẹ Thơm thơm giọt xuống bên nôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.” (Đỗ Trung Quân, trong Thơ Việt Nam thế kỉ XX (thơ trữ tình), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004 ) Câu1. (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2. (1,5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ có trong đoạn thơ. Câu 3. (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm). Từ nội dung phần Đọc hiểu, theo em, bản thân mỗi người học sinh cần làm gì để góp phần xây dựng quê hương, đất nước? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 6 - 8 câu. Câu 2. (5,0 điểm). Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. --------------Hết--------------- Họ và tên học sinh....................................................;SBD:............;Phòng:........... (Học sinh không sử dụng tài liệu; Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Câu1. (0,5 điểm) - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (0.5 điểm) Câu 2. (1,5 điểm) - HS chỉ ra được điệp ngữ “quê hương” được lặp lại 4 lần. (0.5 điểm) - Tác dụng: + Nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. (0.5 điểm) + Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết. (0.5 điểm) Câu 3. (1,0 điểm). HS nêu được nội dung chính của đoạn thơ trên: - Thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó tha thiết, sâu nặng với quê hương của tác giả. (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm). 1. Yêu cầu về kĩ năng: (0.25 điểm) Viết đúng hình thức một đoạn văn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc; đoạn văn đảm bảo dung lượng khoảng 6 - 8 câu; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về kiến thức: (1.75 điểm) Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần tập trung làm rõ các ý cơ bản sau: - Cố gắng chăm chỉ học tập và rèn luyện, trở thành một công dân tốt, cống hiến sức lực xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh. - Yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh. Lên án tố cáo các hành vi xấu, vi phạm pháp luật. - Tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm, tổ dân cư để có môi trường sống trong lành. - Vận động mọi người thực hiện tốt các đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước Câu 2. (5,0 điểm). * Yêu cầu chung: (0.5 điểm) - Học sinh biết cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. - Bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và diễn đạt. * Yêu cầu cụ thể: (4.5 điểm) 1/ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. (0.5 điểm) + Bài thơ Cảnh khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc + Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình. 2/ Thân bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên. (3.5 điểm) * Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc (2 câu đầu) Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa - Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ấm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa. - Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ. - Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sáng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo, - Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,tạo nên bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người. * Tâm trạng của nhà thơ (2 câu cuối) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà - Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ “Cảnh khuya như vẽ”. - Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước. - Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con người thi sĩ đa cảm và con người chiến sĩ kiên cường trong Bác. 3/ Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm (0.5 điểm) ( Trên đây chỉ là đính hướng chấm bài. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt trong quá trình đánh giá kết quả của học sinh).
File đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_7_co_dap_an.doc