Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021

Câu 1. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

 (1) Tình yêu thương là điều đầu tiên và cũng là điều sau cùng còn lại trên thế giới này. Tình yêu thương nuôi dưỡng trong chúng ta một tâm hồn trẻ trung đầy sức sống, một điểm tựa tinh thần vững chắc không gì phá nổi, và hơn cả là đưa con người gần lại nhau hơn trong vòng tay thân thiết.

(2) Cuộc sống có lẽ sẽ không còn tồn tại nếu không có sự yêu thương, những tâm hồn héo úa hư hao sẽ chết dần trong cô độc. Bạn có biết bao nhiêu điều kỳ diệu trong cuộc sống mang tên “Tình yêu thương” không? Hãy mở lòng ra với mọi người, dù đó chỉ là một người qua đường, bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc mênh mang trong tâm hồn mình.

(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Mac Anderson,

NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2008, trang 47)

 Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

2. Theo tác giả nếu không có tình yêu thương thì cuộc sống sẽ như thế nào?

3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong phần (1) của đoạn trích.

 

doc 4 trang phuongnguyen 02/08/2022 24780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021

Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
....
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 
NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn thi: NGỮ VĂN - BẢNG B
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. Đọc hiểu (4,0 điểm) 
Đọc đoạn trích:
 	(1) Tình yêu thương là điều đầu tiên và cũng là điều sau cùng còn lại trên thế giới này. Tình yêu thương nuôi dưỡng trong chúng ta một tâm hồn trẻ trung đầy sức sống, một điểm tựa tinh thần vững chắc không gì phá nổi, và hơn cả là đưa con người gần lại nhau hơn trong vòng tay thân thiết.
(2) Cuộc sống có lẽ sẽ không còn tồn tại nếu không có sự yêu thương, những tâm hồn héo úa hư hao sẽ chết dần trong cô độc. Bạn có biết bao nhiêu điều kỳ diệu trong cuộc sống mang tên “Tình yêu thương” không? Hãy mở lòng ra với mọi người, dù đó chỉ là một người qua đường, bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc mênh mang trong tâm hồn mình.
(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Mac Anderson, 
NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2008, trang 47)
 Thực hiện các yêu cầu sau:
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Theo tác giả nếu không có tình yêu thương thì cuộc sống sẽ như thế nào?
3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong phần (1) của đoạn trích.
4. Em có đồng tình với thông điệp Hãy mở lòng ra với mọi người, dù đó chỉ là một người qua đường, bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc mênh mang trong tâm hồn mình không? Vì sao? 
Câu 2. Nghị luận xã hội (6,0 điểm)
Em hãy viết bài luận với nhan đề: 
Tình yêu thương là chỗ dựa tinh thần của con người.
Câu 3. Nghị luận văn học (10,0 điểm)
Hình tượng người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
- - - Hết - - -
Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinhSố báo danh
CÁC BẠN ĐĂNG KÍ THEO DÕI FANPAGE GIÁO ÁN NGỮ VĂN THCS https://www.facebook.com/groups/3530076860340041
 LẤY TÀI LIỆU THƯỜNG XUYÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
........
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 
NĂM HỌC 2020 – 2021
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: NGỮ VĂN – BẢNG B
(Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết; đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, phát hiện những bài có ý kiến và giọng điệu riêng; chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
2. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1.
Đọc hiểu
4,0
1
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận
1,0
2
Theo quan điểm của tác giả: Nếu không có tình yêu thương thì cuộc sống sẽ không tồn tại, tâm hồn con người sẽ chết dần trong cô độc.
1,0
3
- Biện pháp tu từ: điệp ngữ (tình yêu thương...), ...
- Tác dụng: 
 +Nhấn mạnh vị trí, vai trò của tình yêu thương đối với mỗi người trong cuộc sống.
 + Tạo cho lời văn giàu nhạc điệu, hấp dẫn...
1,0
4
Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình với thông điệp của tác giả; có lí lẽ, lập luận thuyết phục, tích cực.
1,0
2.
Viết bài văn nghị luận xã hội 
6,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình yêu thương là chỗ dựa tinh thần của con người.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động; dưới đây là một số gợi ý:
4,0
* Giới thiệu vấn đề nghị luận
0,5
* Giải thích: 
- Tình yêu thương: tình cảm tốt đẹp, thương mến giữa con người với con người. 
- Chỗ dựa: nơi mang lại cho con người sức mạnh tinh thần, niềm tin yêu, sự chở che, cảm giác bình yên.
-> Tình yêu thương mang lại cho con người điểm tựa tinh thần vững chắc. 
0,5
* Bàn luận:
- Tình yêu thương giúp con người chia sẻ nỗi buồn, niềm vui; giúp con người có nghị lực để vượt lên những khó khăn, lầm lạc trong cuộc sống...
- Tình yêu thương làm cho con người sống đẹp hơn: cao thượng, vị tha, xích lại gần nhau...; góp phần tạo ra một xã hội nhân ái, có văn hóa
- Nếu không có tình yêu thương con người sẽ trở nên cô đơn, bi quan, vị kỷ, dễ đầu hàng trước những trở ngại, thách thức...
2,0
* Liên hệ, rút ra bài học:
- Tình yêu thương là chỗ dựa, động lực cho mỗi người nhưng cũng là điểm yếu khi yêu thương không đúng cách (bao che khuyết điểm, nuông chiều mù quáng...).
- Trao yêu thương không chỉ tạo ra chỗ dựa cho người, mà còn tạo chỗ dựa cho chính mình.
1,0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,5
3.
Viết bài văn nghị luận văn học 
10,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình tượng người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.
8,0
* Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hình tượng người lính.
1,0
* Vài nét về hình tượng nghệ thuật (có thể nêu một số ý sau):
- Hình tượng là hiện thực đời sống được tái hiện một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật.
- Hình tượng tác phẩm văn học đa dạng, phong phú: có thể là con người, thiên nhiên, đồ vật...
- Hình tượng giúp nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhận thức, tài năng nghệ thuật của mình. 
1,0
* Hình tượng người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính:
- Người lính có tư thế hiên ngang, tinh thần và ý chí lạc quan, dũng cảm...
- Người lính giàu tình đồng chí, đồng đội...
- Hình tượng được thể hiện bằng nghệ thuật đặc sắc: chất liệu hiện thực sinh động, ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn...
5,0
* Đánh giá, mở rộng:
- Đây là hình tượng trung tâm làm nên sức hấp dẫn cho bài thơ. 
- Là sự kết tinh tài năng thơ của Phạm Tiến Duật, góp phần làm mới mẻ cho đề tài người lính trong kháng chiến.
1,0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,5
- - - Hết - - -

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_202.doc