Đề thi học kì 1 môn Vật lý 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 1 (Có đáp án)

Câu 1: Hiện tượng bóng tối và bóng nửa tối là do ánh sáng .và bị vật cản chắn lại :

 A. truyền thẳng B. truyền cong C. tán xạ D. phản xạ

Câu 2: Khi nhật thực xảy ra, (1) . là vật cản, người trên trái đất (trong vùng bóng tối hoặc bóng nửa tối) không nhìn thấy được (2) .

 A.(1)mặt trăng – (2)mặt trăng B. (1) mặt trời – (2) mặt trăng

 C.(1)mặt trăng – (2) mặt trời D. (1) mặt trời – (2) mặt trời

Câu 3: Chiếu một tia sáng tới gương.Tia sáng bị gương hắt trở lại gọi là:

A.tia tới B.tia phản xạ C.góc tới D.pháp tuyến

Câu 4: Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc phản xạ . góc tới

 A.lớn hơn B. Nhỏ hơn C.bằng D. Khác

Câu 5: Ảnh tạo bởi gương phẳng là :

 A.ảnh thật vì hứng được trên màn chắn

B.ảnh thật vì không hứng được trên màn chắn

C.ảnh ảo vì hứng được trên màn chắn

D.ảnh ảo vì không hứng được trên màn chắn

 

doc 5 trang phuongnguyen 18560
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Vật lý 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học kì 1 môn Vật lý 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 1 (Có đáp án)

Đề thi học kì 1 môn Vật lý 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 1 (Có đáp án)
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I MÔN VẬT LÍ 7 NĂM 2021 - 2022
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 17 theo PPCT 
- Hệ thống hoá kiến thức, kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức.
2. Kỹ năng: Biết cách vận dụng kiến thức để làm tốt bài kiểm tra.
3. Thái độ: Rèn thái độ làm việc nghiêm túc, cẩn thận; tính trung thực trong kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. GV: Đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm.
2. HS: Chuẩn bị kiến thức để làm bài kiểm tra
III. PHƯƠNG ÁN KIỂM TRA: 
Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ; 70% TL)
Ma trận đề kiểm tra :
TT
Nội dung kiến thức
Biết
Hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Số câu
Số điểm
1
 Định luật truyền thẳng ánh sáng và ĐL pản xạ ánh sáng
2câu 0,5đ
1câu 2đ
3
câu
2,5đ
2
Ứng dụng của định luật truyền thẳng ảnh sáng
2câu 0,5đ
2
câu
0,5đ
3
Tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng
2câu
0,5đ
2 câu
0,5đ
4
Tính chất ảnh tạo bởi gương cầu lồi
2câu
0,5đ
2 câu
0,5đ
5
Ứng dụng của gương cầu lõm
1câu
1,5đ
1 câu
1,5đ
6
Âm cao, âm thấp- Âm to, âm nhỏ
2câu
0,5đ
2 câu
0,5đ
7
Phản xạ âm – Môi trường truyền âm
2câu
0,5đ
1câu
2đ
3 câu
2,5đ
8
Ô nhiễm tiếng ồn
1câu
1,5đ
1 câu
1,5đ
Cộng
12câu
3đ
1câu
2đ
2câu
3đ
1câu
2đ
16 câu
10đ
Tỉ lệ
50%
30%
20%
	PHÒNG GD&ĐT ..
TRƯỜNG THCS .
Họ tên:	
Lớp:	
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ I
Môn: Vật lý 7
Thời gian: 45 phút
Năm học: 2021 – 2022 
Điểm
Lời phê của giáo viên
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 ĐIỂM) Chọn và điền đáp án vào bảng sau:
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
Câu 1: Hiện tượng bóng tối và bóng nửa tối là do ánh sáng ..............và bị vật cản chắn lại : 
	A. truyền thẳng B. truyền cong C. tán xạ 	 D. phản xạ 
Câu 2: Khi nhật thực xảy ra, (1) ................... là vật cản, người trên trái đất (trong vùng bóng tối hoặc bóng nửa tối) không nhìn thấy được (2) .......................
	A.(1)mặt trăng – (2)mặt trăng 	B. (1) mặt trời – (2) mặt trăng
	C.(1)mặt trăng – (2) mặt trời 	D. (1) mặt trời – (2) mặt trời
Câu 3: Chiếu một tia sáng tới gương.Tia sáng bị gương hắt trở lại gọi là:
A.tia tới	B.tia phản xạ	C.góc tới 	D.pháp tuyến
Câu 4: Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc phản xạ ............. góc tới
	A.lớn hơn	B. Nhỏ hơn	C.bằng	D. Khác
Câu 5: Ảnh tạo bởi gương phẳng là :
	A.ảnh thật vì hứng được trên màn chắn 	
B.ảnh thật vì không hứng được trên màn chắn 	
C.ảnh ảo vì hứng được trên màn chắn 	
D.ảnh ảo vì không hứng được trên màn chắn
Câu 6: Ảnh tạo bởi gương phẳng luôn ............. vật
	A.nhỏ hơn 	B. lớn hơn 	C.ngược 	D. Bằng
Câu 7: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi luôn ............. vật
	A.nhỏ hơn 	B. lớn hơn 	C.ngược 	D. Bằng
Câu 8: Ở những đoạn đường cong, để giúp dễ quan sát người ta cho đặt tại đó vật gì?
 	A.Gương phẳng 	 B.Gương cầu lồi	 C.Gương cầu lõm 	D. Gương dị dạng
Câu 9: Tần số dao động càng lớn khi:
	A.Vật dao động càng mạnh 	B.Vật dao động càng yếu
 	C.Vật dao động càng nhanh 	D.Vật dao động càng chậm 
Câu 10: Siêu âm là những âm có tần số
	A. Lớn hơn 20 Hz 	B.Lớn hơn 20.000 Hz	
	C. Nhỏ hơn 20 Hz 	D.Nhỏ hơn 20.000 Hz 
Câu 11: Khi nói trong phòng nhỏ ta không nghe tiếng vang nhưng nói trong phòng lớn thì ta nghe được tiếng vang, hỏi trong phòng nào có âm phản xạ:
	A.Phòng nhỏ B.Phòng lớn C.Cả hai phòng 	D.Không có phòng nào
Câu 12: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần vận tốc truyền âm trong các môi trường:
	A.rắn, lỏng, khí. B. khí, lỏng, rắn. C.lỏng, khí, rắn. D. rắn, khi, lỏng.
II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 13 (2,0đ) : Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng và định luật phản xạ ánh sáng?
Câu 14 ( 1,5đ): Gương cầu lõm có những tác dụng gì? ứng dụng để làm gì?
Câu 15 (1,5đ): Âm truyền dược trong môi trường nào? Không truyền được trong môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường?
Câu 16 (2,0đ) : Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
--------------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: 
I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
C
B
C
D
D
A
B
C
B
C
B
II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 13.
- ĐL truyền thẳng của ánh sáng:Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng (1 điểm)
- ĐL phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. Góc phản xạ bằng góc tới.(1điểm)
Câu 14: Gương cầu lõm có tác dụng:
- Biến đổi chùm tia tới // thành chùm tia phản xạ hội tụ trước gương. Nên ứng dụng để nung nóng các vật, nấu chín thức ăn. (0,75 điểm)
- Biến đổi chùm tia tới phân kì ở vị trí thích hợp thành chùm tia phản xạ // nên ứng dụng đểv làm các đèn chiếu xa trên oto xe máy. (0,75 điểm)
Câu 15: 
- Âm truyền dược trong các môi trường rắn, lỏng và khí. Âm không truyền được trong môi trường chân không? 0,75đ
-Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn chất khí. 0,75đ
Câu 16: 
Thời gian ngắn nhất để nghe được tiếng vang là 1/15 giây. ( 0,5đ)
Quảng đường âm truyền đi từ người nói đến bức tường và phản xạ trở lại là:
S = 340. 1/15 = 22,66 m. ( 1đ )
Vậy khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang là:
11,33 m ( 0,5 đ)

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_1_mon_vat_ly_7_nam_hoc_2021_2022_de_1_co_dap_a.doc