Đề thi học kỳ II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm).

Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

Câu 1. Thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ bắt đầu từ ngày tháng năm nào?

A. 2/9/1945 C. Đêm 22 rạng 23/9/1945

B. 6/9/1945 D. 5/10/1945

Câu 2. Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta mở đầu là cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở đâu?

A. Sài Gòn - Chợ Lớn. C. Trung Bộ.

B. Nam Bộ. D. Bến Tre.

Câu 3. Việc kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 chứng tỏ:

A. Sự mềm dẻo của ta trong việc phân hoá kẻ thù.

B. Sự lùi bước tạm thời của ta.

C. Sự thoả hiệp của Đảng ta và chính phủ ta.

D. Sự non yếu trong lãnh đạo của ta.

 

doc 7 trang phuongnguyen 23/07/2022 22620
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học kỳ II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề thi học kỳ II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
MA TRẬN ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021
 Mức độ 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Cộng
TN
TL
TN
TL
VD
VDC
Chủ đề 1
Việt nam từ sau cách mạng tháng tám đến toàn quốc kháng chiến
- Xác đinh được thời gian Pháp quay trở lại xâm lược Nam Bộ và cuộc đấu tranh của quân và dân ta trong trận mở đầu.
- Hiểu được việc đảng chính phủ ta kí hiệp đinh sơ bộ và những điều khoản trong hiệp định.
- Hiểu và giải thích được vì sao Đảng và Chính phủ ta phát động cuộc kháng chiến toàn quốc vào ngày 19/12/1946
Số câu:
Số điểm: 
Tỉ lệ: % 
2
0,5
5%
2
0,5
5%
1
2
20%
5
3
30%
Chủ đề 2
Việt Nam từ cuối năm 1946 đến 1954
- Biết được kế hoạch Na và âm mưu của thực dân Pháp khi thực hiện kế hoạch.
- Xác định được nơi ta tấn công đầu tiên trong chiến dich Điện Biên Phủ
Lý giải được chiến thắng Điên Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương.
Số câu:
Số điểm: 
Tỉ lệ: % 
4
1,0
10%
1
1,0
10%
5
2
20%
Chủ đề 3
 Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
- Biết được thời gian và khẩu hiệu của quân và dân ta trong việc đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước .
- Nêu được nội dung của hiệp định Pa ri năm 1973
- Hiểu được mục đích và ý nghĩa của việc đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước .
- Phân tích được hoàn cảnh dẫn tới việc ký kết hiệp định Pa- ri
Số câu:
Số điểm: 
Tỉ lệ: % 
2
0,5
5%
½
2
20%
2
0,5
5%
½
2
20%
5
5
50%
Tổng câu
Tổng điểm
Tổng tỉ lệ%
8
2
20%
½
2
20%
4
1
10%
1
2
20%
½
2
20%
1
1
10%
15
10
100%
ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021
Thời gian: 45phút (không kể thời gian giao đề)
I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm). 
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
Câu 1. Thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ bắt đầu từ ngày tháng năm nào?
A. 2/9/1945 C. Đêm 22 rạng 23/9/1945
B. 6/9/1945 D. 5/10/1945
Câu 2. Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta mở đầu là cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở đâu?
A. Sài Gòn - Chợ Lớn. C. Trung Bộ.
B. Nam Bộ. D. Bến Tre.
Câu 3. Việc kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 chứng tỏ:
A. Sự mềm dẻo của ta trong việc phân hoá kẻ thù.
B. Sự lùi bước tạm thời của ta.
C. Sự thoả hiệp của Đảng ta và chính phủ ta.
D. Sự non yếu trong lãnh đạo của ta.
Câu 4. Điều khoản nào trong Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 có lợi thực tế cho ta?
A. Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do.
B. Pháp công nhận ta có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
C. Chính phủ Việt Nam thoả thuận cho 15000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng.
D. Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.
Câu 5: Kế hoạch Na-va của Pháp gồm mấy bước?
 	 A. 1bước 	 C. 3 bước
 B. 2 bước D. 4 bước
Câu 6: Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã tập trung ở Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh lên đến bao nhiêu tiểu đoàn?
A. 40 tiểu đoàn. C. 46 tiểu đoàn.
B. 44 tiểu đoàn, D. 84 tiểu đoàn.
Câu 7: Âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc vạch ra kế hoạch quân sự Na-va:
A. Lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
B. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng,
C. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh theo ý muốn.
D. Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương trong 18 tháng hi vọng “kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Câu 8: Mở đầu Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta tấn công vào đâu?
A. Phía Đông phân khu trung tâm C. Phân khu Bắc
B. Phân khu trung tâm D. Phân khu Na
Câu 9. Câu nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do” được Bác Hồ nói trong thời gian nào?
Hội nghị Chính trị đặc biệt (3/1964)
B. Văn kiện Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 (12/1965)
C. Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa III (4/1965).
D. Lời kêu gọi kháng chiến chống Mĩ (17/7 /1966)
Câu 10. Khẩu hiệu “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” là của ai?
A. Nguyễn Văn Trỗi. C. Tự vệ mỏ than Quảng Ninh.
B. Nguyễn Viết Xuân, D. 12 cô gái Đồng Lộc.
Câu 11. Thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến, miền Bắc sẵn sàng với tinh thần gì?
A. Tất cả vì tiền tuyến. 
B Tất cả để chiến thắng.
C. Mỗi người làm việc bằng hai.
D. Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người.
Câu 12. Ý nghĩa lớn nhất của việc miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ là gì?
A. Thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ của quân dân ta.
B. Làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ.
C. Bảo vệ miền Bắc.
D. Đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, miền Bắc tiếp tục làm nhiệm vụ của hậu phương lớn.
II. TỰ LUẬN (7 điểm): 
 Câu 13: (2điểm)
 	Bằng kiến thức đã học trong bài “ Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)” Hãy giải thích vì sao Đảng và Chính phủ ta phát động cuộc kháng chiến toàn quốc vào ngày 19/12/1946? 
Câu 14: ( 1 điểm)
Tại sao lại khẳng định chiến thắng Điên Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương? 
Câu 15: (4 điểm)
 Phân tích hoàn cảnh dẫn tới việc ký hiệp định Pa-ri năm 1973? Trình bày nội dung hiệp định Pa- ri?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) mỗi câu đúng được 0,25 đ.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
A
A
D
B
B
D
C
D
B
D
Đ
II. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
13
 - Sau hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước (14/9/1946 ) thực dân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích.Tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, ở Hải Phòng, Lạng Sơn, nhất là Hà Nội (12/1946). 
- Ngày 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu  Nếu không chúng sẽ hành động vào sáng ngày 20/12/1946. 
- Trước đó Ban thường vụ Trung ương Đảng họp (ngày 18 và 19/12/1946), quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. 
- Tối 19/12/1946, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
0,5
0,5
0,5
0,5
14
- Vì chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va và mọi mưu đồ chiến lược của Pháp-Mĩ, xoay chuyển cục diện chiến tranh. 
-Tạo thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta, buộc Pháp-Mĩ phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
0, 5
0,5
15
- Ta giành được những thắng lợi quan trọng, đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ", "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh". 
- Mĩ âm mưu kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược (Hội nghị Pa-ri kéo dài 4 năm 9 tháng do lập trường của các bên khác nhau),
 - Nhưng thất bại liên tiếp của Mĩ ở Việt Nam, đặc biệt là thất bại trong cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52
cuối năm 1972 đã buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pa-ri.
* Nội dung:
- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
 - Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt. Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.
0,5
0,75
0,75
0, 5
0, 5
0, 5
0, 5

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2020_2021_co_dap.doc