Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Phần I - Đọc hiểu (2,0 điểm):

 Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Anh dắt em vào cõi Bác xưa

Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa

Có hồ nước lặng sôi tăm cá

Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.

 Có rào râm bụt đỏ hoa quê

 Như cổng nhà xưa Bác trở về

 Có bốn mùa rau tươi tốt lá

 Như những ngày cháo bẹ măng tre.

 Nhà gác đơn sơ, một góc vườn

 Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn

 Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối

 Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.

 (Trích Thăm cõi Bác xưa - Tố Hữu - nguồn Internet)

a. Xác định thể thơ.

b. Tìm trong khổ thơ thứ nhất những từ cùng trường từ vựng cây ăn quả.

c. Tìm một cụm động từ trong khổ thơ cuối.

d. Câu thơ Như những ngày cháo bẹ măng tre. gợi cho em liên tưởng đến bài thơ nào của tác giả Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn THCS?

 

docx 4 trang phuongnguyen 44910
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT NGHĨA ĐÀN
Đề chính thức
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn thi: Ngữ văn 
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I - Đọc hiểu (2,0 điểm):
 Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tăm cá
Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.
 Có rào râm bụt đỏ hoa quê
 Như cổng nhà xưa Bác trở về
 Có bốn mùa rau tươi tốt lá
 Như những ngày cháo bẹ măng tre...
 Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
 Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
 Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối
 Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn...
 (Trích Thăm cõi Bác xưa - Tố Hữu - nguồn Internet)
a. Xác định thể thơ.
b. Tìm trong khổ thơ thứ nhất những từ cùng trường từ vựng cây ăn quả.
c. Tìm một cụm động từ trong khổ thơ cuối.
d. Câu thơ Như những ngày cháo bẹ măng tre... gợi cho em liên tưởng đến bài thơ nào của tác giả Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn THCS?
Phần II - Làm văn: 
Câu 1. (3,0 điểm)
 Tự học là một thói quen tốt mà học sinh nào cũng cần rèn luyện để học tập và thành công. Em hãy viết bài văn bàn về tinh thần tự học.
Câu 2. (5,0 điểm)
 Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương qua đoạn truyện sau:
Vũ Nương nhân đó cũng gửi một chiếc hoa vàng mà dặn:
Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một
đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về. 
 Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với họ Trương
 Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. 
 Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: 
Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề 
sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình
chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. 
 Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mãi. 
 (Trích Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ - SGK Ngữ văn 9, tập 1)
 ----- Hết -----
 Họ và tên thí sinh..... SBD ..
PHÒNG GD&ĐT NGHĨA ĐÀN
KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2020 – 2021
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM 
Môn thi: Ngữ văn 
(Hướng dẫn chấm và biểu điểm có 03 trang)
HƯỚNG DẪN CHUNG:
 	 Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh; cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng hoặc có những cảm nhận riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đề bài thì vẫn cho đủ điểm theo hướng dẫn chấm.
 	Chỉ cho điểm tối đa nếu đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Những bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, có sáng tạo cần được khuyến khích. Chiết điểm đến 0,25đ.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Phần I - Đọc hiểu (2,0 điểm): 
Câu
 Đáp án
Điểm
a
Thể thơ 7 chữ
0,5
b
HS tìm được các từ: xoài, bưởi, cam, dừa
0,5
c
Cụm động từ: vừa treo mấy áo sờn / treo mấy áo sờn
0,5
d
Bài thơ Tức cảnh Pác bó
0,5
 Phần II. Làm văn
Câu 1 (3,0 điểm): 
* Yêu cầu về kĩ năng: 
Hs biết thiết lập bài văn nghị luận xã hội
Trình bày vấn đề rõ ràng, mạch lạc, lập luân chặt chẽ ; diễn đạt rõ ràng lưu loát, không mắc lỗi chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: HS có thể có nhiều ý khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:
1. Giải thích:: 
- Tự học là quá trình bản thân chủ động tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội và tích luỹ tri thức. 
- Quá trình tự học diễn ra thường xuyên và liên tục và bằng nhiều cách khác nhau. 
- Biểu hiện tự học rõ nét nhất là tự giác học tập, chủ động học tập và sáng tạo trong quá trình học
2. Bàn luận: 
a. Vai trò, ý nghĩa của tự học: Tự học giúp người học sinh: 
- Lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, có hứng thú hơn
- Nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn.
- Trở nên năng động, sáng tạo, độc lập hơn; tự tin về bản thân hơn, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. 
- Rèn luyện khả năng kiên trì, cần mẫn, sự tự giác và sức chịu đựng của bản thân. 
- Có ý thức bổ sung những khiếm khuyết để hoàn thiện chính mình. 
-> Tự học là chìa khoá hữu hiệu để chinh phục kho tàng kiến thức nhân loại, là con đường ngắn nhất để biến ước mơ thành hiện thực
b. Cách tự học có hiệu quả:
- Có tinh thần ham học hỏi 
- Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập: cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sang tạo nhằm rút ra những cái cần thiết cho bản than. 
- Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo
- Tự học ở trường, ở nhà, ngoài xã hội (qua bạn bè, qua sách vở, phương tiện thông tin đại chúng, học những người xung quanh)
- Luôn luôn đặt ra câu hỏi để được trả lời hoặc hướng dẫn tìm hiểu; luôn tìm cách vận dụng kiến thức đã có vào thực tế cuộc sống
 -> Tự học là quá trình gian khổ, không hề dễ dàng, đòi hỏi mỗi người phải chịu khó, có ý chí và nghị lực 
3. Mở rộng: 
- Phê phán thói quen thụ động, ỷ lại, lười biếng trong học tập: không ghi bài, không ôn bài, copy bài của bạn; chờ ăn may; phê phán kiểu học tủ, học vẹt, học theo lối mòn (phụ thuộc tài liệu) 
- Phân biệt tinh thần tự học với tự cao, tự đại, một mình một kiểu, coi mình là nhất: không biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp từ mọi người
4. Liên hệ việc tự học của bản thân:
- Xác định mục đích đúng đắn của việc học tập
- Đề ra phương hướng và mục tiêu học tập phù hợp khả năng của bản thân. 
- Lựa chọn cách học phù hợp hoàn cảnh
* Cách chấm điểm: 
Phương án
Yêu cầu cần đạt
Điểm
1
- Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên.
3,0
2
- Kỹ năng viết bài, dựng đoạn chưa thật tốt; đạt khoảng hơn một phần hai số ý.
2,0 -> 2,75
3
- Trình bày nội dung sơ sài; kỹ năng viết bài, dựng đoạn, diễn đạt còn hạn chế.
1,0 -> 1,75
4
Làm lạc đề, kĩ năng viết kém
Dưới 1,0
 Câu 2 (5,0 điểm): 
* Yêu cầu về kỹ năng: 
- Biết cách làm bài văn nghị luận về nhân vật qua một đoạn truyện.
- Bài làm có bố cục 3 phần, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ; phân tích được dẫn chứng; diễn đạt lưu loát, đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:
1. Cảm nhận về số phận của nhân vật Vũ Nương: 
- Khi sống đau khổ, bất hạnh bị chồng nghi oan, ruồng rẫy, phải tự tìm đến cái chết (gieo mình xuống sông tự vẫn)
- Khao khát hạnh phúc nhưng không thể trở về cuộc sống dương thế. Chỉ được bình an, tôn trọng khi ở thuỷ cung (khi chết đi rồi)
2. Cảm nhận về vẻ đẹp của Vũ Nương: 
- Dung nhan tươi đẹp (xuất hiện trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ, lúc ẩn lúc hiện...)
- Thương yêu, vị tha: không oán hận Trương Sinh, vẫn mong muốn trở về (nhưng chẳng thể trở về), vẫn nói những lời từ biệt tình nghĩa (đa tạ tình chàng)...
- Tự trọng và thuỷ chung: khao khát được giải oan (nhắn chồng lập đàn), nhớ ơn đức của Linh Phi...)
3. Cảm nhận về nghệ thuật xây dựng nhân vật và ý nghĩa của nhân vật:
- Nghệ thuật: Nhân vật hiện lên qua hành động, cử chỉ, lời nói..; qua việc xây dựng đoạn kết truyện vừa cảm động vừa hấp dẫn, lung linh màu sắc hoang đường kì ảo (yếu tố truyền kì)...
- Ý nghĩa: phản ánh số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bày tỏ tinh thần nhân đạo (đồng cảm và ngợi ca) của nhà văn Nguyễn Dữ. 
* Cách chấm điểm: 
Phương án
Yêu cầu cần đạt
Điểm
1
- Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên. Bài viết có thể thể hiện quan điểm riêng, có cảm xúc hoặc có cách diễn đạt mới mẻ.
5,0
2
- Đảm bảo kỹ năng viết bài, dựng đoạn và đạt khoảng hai phần ba số ý.
4,0 -> 4,75
3
- Kỹ năng viết bài, dựng đoạn chưa thật tốt; đạt khoảng một phần hai số ý.
3,0 -> 3,75
4
- Trình bày nội dung sơ sài; kỹ năng viết bài, dựng đoạn, diễn đạt còn hạn chế.
2,0 -> 2,75
5
-Làm lạc đề, kĩ năng viết kém
Dưới 2,0
Lưu ý: - Các mức điểm khác giám khảo linh động chiết điểm phù hợp.
 - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau hoặc có cách cảm nhận riêng miễn là hợp lí, thuyết phục.

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_20.docx