Đề thi thử vào lớp 10 cho học sinh lớp 9 THCS môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022
Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
(1)“Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.(2) Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. (3) Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. (4) Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. (5)Để trân trọng. (6) Không phải để mặc cảm. (7) Để bình thản tiến bước. (8) Không phải để tự ti. (9) Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? (10) Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? (11) Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? (12) Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? (13) Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. (14) Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.”
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn , 2012)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra hai hai phép liên kết câu trong đoạn văn trên?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử vào lớp 10 cho học sinh lớp 9 THCS môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022
ĐỀ THI THAM KHẢO SỞ GD ĐT THÁI NGUYÊN PHÒNG GD ĐT ĐỒNG HỶ (Đề thi có 01 trang) ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 CHO HỌC SINH LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2021-2022 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề MỨC ĐỘ NỘI DUNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng Bậc thấp Bậc cao Phần I: Đọc hiểu Xác định phương thức biểu đạt; Chỉ ra phép liên kết Nêu tác dụng của hình thức diễn đạt Giải thích một ý kiến Số câu: 2 Số điểm: 1điểm Số câu: 1 Số điểm: 1 Số câu: 1 Số điểm: 1 Số câu:4 Số điểm: 3 Phần II: Làm văn Trình bày suy nghĩ về một vấn đề Số câu: 1 Số điểm: 2 Số câu: 1 Số điểm: 2 Tổng cộng Số câu: 02 Số điểm: 1điểm Tỉ lệ : 10 % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ:10% Số câu: 5 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% ĐỀ BÀI Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau: (1)“Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.(2) Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. (3) Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. (4) Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. (5)Để trân trọng. (6) Không phải để mặc cảm. (7) Để bình thản tiến bước. (8) Không phải để tự ti. (9) Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? (10) Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? (11) Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? (12) Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? (13) Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. (14) Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.” (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn , 2012) Câu 1 (0,5 điểm): Xác phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra hai hai phép liên kết câu trong đoạn văn trên? Câu 3 (1,0 điểm): Nêu tác dụng của cấu trúc “Nếu thì” trong đoạn văn sau: “Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?” Câu 4 (1,0 điểm): Em có đồng ý với ý kiến:“Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày” không? Vì sao? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 15 đến 20 dòng) bàn về sự cần thiết của tinh thần vươn lên trong học tập ở mỗi học sinh. ----------HẾT----------- HƯỚNG DẪN CHẤM Phần/Câu Đáp án Điểm Phần Đọc hiểu Câu 1 Phương thức biểu đạt: Nghị luận 0,5 Câu 2 - Học sinh có thể chỉ ra 2 trong số các phép liên kết sau: + Phép thế: câu 1-2 + Phép lặp: câu 2-3; 9-10-11-12; 3-13 + Phép nối: câu 3-4; 4-5; 13-14 + Phép trái ngĩa: Câu 5-6; 7-8 0,5 Câu 3 Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lý; giám khảo tham khảo gợi ý sau để đánh giá câu trả lời: Việc sử dụng cấu trúc nhằm nhấn mạnh: Bất cứ một công việc nào, con người nào cũng đều có những vai trò nhất định để góp phần giúp ích cho cuộc sống và xây dựng xã hội 1 Câu 4 Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục. Giám khảo tham khảo những gợi ý sau để đánh giá câu trả lời: - Chúng ta cần vươn lên từng ngày vì: Cuộc sống luôn vận động và phát triển đòi hỏi con người phải có ý thức sống tích cực để khẳng định giá trị sống của bản thân, hoàn thành vai trò trách nhiệm công dân trong việc xây dựng và phát triển đất nước. 1 Phần Làm văn Câu 1 1. Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. Đảm bảo thể thức đoạn văn, có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, diễn đạt trôi chảy bằng ngôn ngữ của mình, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2.Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo thể thức đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c. Chia vấn đê nghị luận thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai ý - Học sinh nêu được tầm quan trọng của tinh thần vươn lên trong học tập. Câu trả lời phải hợp lí và có sức thuyết phục. Gợi ý: +Khẳng định tinh thần vươn lên trong học tập là vấn đề đúng đắn và vô cùng cần thiết. + Giúp học sinh phát triển, tiến bộ hơn từng ngày +Vượt qua và chiến thắng được chính mình, chinh phục đỉnh cao tri thức mới 0,25 0,25 1 d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0,25
File đính kèm:
- de_thi_thu_vao_lop_10_cho_hoc_sinh_lop_9_thcs_mon_ngu_van_na.doc