Đề thi vào 10 môn Ngữ văn các tỉnh - Năm học 2019-2020

THANH HÓA 2019-2020

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.

(1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây".

(2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi.

(3) Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên.

(4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích nhưng chàng không thể im lặng được nữa.

- Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ?

- Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình.

(3) Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá:

- Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!

- Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói.

(Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai?

Câu 3. Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm được gợi ra từ phần đọc hiểu "tự học là cách học tập hiệu quả nhất" không? Vì sao? (Trình bày từ 5đến 7 câu)

 

doc 153 trang phuongnguyen 27/07/2022 22580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi vào 10 môn Ngữ văn các tỉnh - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi vào 10 môn Ngữ văn các tỉnh - Năm học 2019-2020

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn các tỉnh - Năm học 2019-2020
VÀO 10 VĂN CÁC TỈNH 2019-2020
THANH HÓA 2019-2020
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
(1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây".
(2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi.
(3) Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên.
(4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích nhưng chàng không thể im lặng được nữa.
- Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ?
- Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình.
(3) Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá:
- Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!
- Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói. 
(Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai? 
Câu 3. Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp. 
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm được gợi ra từ phần đọc hiểu "tự học là cách học tập hiệu quả nhất" không? Vì sao? (Trình bày từ 5đến 7 câu) 
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm) 
Từ nội dung của văn bản trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng kiên nhẫn( kiên trì) trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm) Anh/chị hãy cảm nhận đoạn thơ sau:
                                                                          Ta làm con chim hót 
                                                                          Ta làm một cành hoa 
                                                                          Ta nhập vào hòa ca 
                                                                          Một nốt trầm xao xuyến
                                                                          Một mùa xuân nho nhỏ
                                                                          Lặng lẽ dâng cho đời 
                                                                          Dù là tuổi hai tươi
                                                                          Dù là khi tóc bạc... 
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai. NXBGD Việt Nam, 2015) 
Từ đó, liên hệ tới trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước trong cuộc sống hôm nay
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 Thanh Hóa
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: tự sự
Câu 2. Ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học.
Câu 3. Lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1): "Ngày mai hãy đến đây".
Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: 
Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai hãy đến đây vào ngày mai.
Câu 4. Tự học là cách học tập hiệu quả nhất là quan điểm đúng đắn bởi:
- Tự học giúp ta chủ động tiếp thu kiến thức thoải mái hơn, có sự cầu tiến
- Thúc đẩy con người tự chủ hơn trong mọi công việc, có động lực tìm kiếm đam mê của mình
- Giúp kiến thức nhớ lâu hơn, khắc ghi trong suy nghĩ để áp dụng vào thực tế.
.......
Phần II. Tạo lập văn bản
Câu 1.
Nêu vấn đề: Dẫn dắt, giới thiệu về lòng Kiên nhẫn. Nêu khái quát nhận định, suy nghĩ của em về lòng Kiên nhẫn và vai trò của nó đối với mỗi người (quan trọng, cần thiết,...).
Bàn luận vấn đề
Giải thích
-Kiên nhẫn là gì? Sự nhẫn nại, bền bỉ, vững vàng, không cúi đầu trước thất bại, không buông bỏ cho đến khi đạt được mục tiêu đặt ra.
-Người có lòng kiên nhẫn là người như thế nào? Người biết cố gắn phấn đấu, không ngại khó khăn, thất bại trên con đường dẫn đến thành công.
-Tầm quan trọng của lòng kiên nhẫn:
+Giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực từ đó không dễ dàng bị vấp ngã.
+Làm cho con người trở nên bản lĩnh hơn, không sợ hãi hay lùi bước trước những khó khăn có thể xảy đến trong cuộc sống.
+Trang bị cho con người những phẩm chất đẹp, là chìa khóa dẫn đến sự thành công trong nhiều lĩnh vực.
-Người có lòng kiên nhẫn tích góp được cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá và sự dẻo dai.
-Người không có lòng kiên nhẫn thường chán nản, bỏ dở mọi việc giữa chừng, khó thành công trong mọi việc.
Dẫn chứng cụ thể một vài tấm tấm gương về lòng kiên nhẫn mà em biết:ông cha ta có câu “Có công mài săt có ngày nên kim”, tấm gương Bác Hồ , tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Kí;,
- Lòng Kiên nhẫn được thể hiện qua điều gì?
+Nó giúp đối tượng đạt được những thành công như thế nào?
-Qua đó, nêu cảm nghĩ của em về tầm quan trọng của lòng Kiên nhẫn đối với sự thành công của một con người. (là yếu tố quan trọng, cần thiết, không thể thiếu,...)
Kết thúc vấn đề:
- Khẳng định lại quan điểm, nhận định về lòng Kiên nhẫn. 
- Liên hệ bản thân, đúc kết kinh nghiệm và đưa ra lời khuyên.
Đoạn văn tham khảo
 Kiễn trì ( kiên nhẫn) là đức tính quý báu của con người trong cuộc sống.. Vậy lòng kiên nhẫn là là thái độ kiên trì,nhẫn nhại trước mọi việc, không sốt sắng ,bực bội, không nản chí mỗi khi thất bại, luôn tập trung,tin tưởng vào mỗi việc mình làm, biết tự lấy lại dũng khí cho mình mỗi lúc gục ngã. Chúng ta cần có lòng kiên nhẫn vì nó sẽ giúp ta thành công trong công việc và học tập Nó giúp chúng ta luôn phải cố gắng,quyết đấu đến cùng với những khó khăn phía trước.Có lòng kiên nhẫn,ta sẽ có ý thức đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã.Không những thế,nó sẽ cho ta những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống,kinh nghiệm sau những cú trượt dài trên đường đời.Đừng nên quá nóng vội và háu thắng,sẽ chẳng được gì khi ta tự phụ,nóng nãy.Hãy biết nhẫn lại một chút,đôi lúc nhẫn lại sẽ giúp ta tránh khỏi những rắc rối và tìm ra nhữnh bài học cho chính mình .Thành công sẽ chỉ đến với những người biết nhẫn nhục và Kiên nhẫn bởi không có con đường nào bước đến thành công trải đầy hoa hồng cho ta bước êm nhẹ,tất cả đều có cái giá của nó. Có rất nhiều tấm gương về lòng kiên nhẫn đáng để ta học tập:như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay nhưng thầy vẫn Kiên nhẫn luyện viết bằng chân,có lúc chân bị chuột rút đau điếng,thầy ngã vật ra chiếu nhưng thầy vẫn khôg bỏ cuộc,điều gì đã giúp thầy làm được như thế.Đó chính là lòng kiên nhẫn,thầy luôn tin tưởng vào năng lực của mình,quyết tâm theo đuổi nó cho dù điều đó là quá khó khăn.Rốt cuộc,thầy đã thắng(......).Và còn rất nhiều những tấm gương khác khiến ta nể phục và học hỏi Bên cạnh đó,ta phê phán những kẻ xốc nổi,tự phụ,sĩ diện,hễ có chút thất bại trong cuộc sống là buông xuôi tất cả.Những người như thế sẽ chỉ chìm vào những góc tối tăm của số phận mà thôi.Họ chợt nhỏ nhoi,tầm thường,có khi là ích kỉ.Chúng ta nên bài trừ những lối sống không tốt đó và tự đặt cho mình những hướng phấn đấu mới ,nên tin tưởng vào quyết định của mình.Hãy xuất phát từ những việc tưởng chừng nhỏ nhặt đơn giản nhất đến những điều lớn lao hơn.Hãy biết khắc phục những điểm yếu,những thứ thiếu sót của bản thân để có được những kết quả tốt trong cuộc sống. Nói tóm lại,trong từ điển của sự thành công không thể thiếu lòng kiên nhẫn.Mỗi người hãy bắt đầu tạo lập cho mình đức tính tốt đẹp này.nó sẽ làm cho cuộc sống của bạn tăng thêm hương vị và tươi đẹp hơn.
Câu 2
+ Mở bài:
– Giới thiệu qua về tác giả và tác phẩm:
– Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ hay nó chính là nỗi lòng của tác giả, nói lên ước mơ, khát khao của tác giả Thanh Hải muốn cống hiến sức lực, trí tuệ của mình để xây dựng đất nước.
– Đây là bài thơ cuối được tác giả viết năm 1980 khi đang nằm trên giường bệnh trước khi qua đời không lâu.
Ta làm con chim hót
.............
Dù là khi tóc bạc
– Phân tích tựa đề của bài thơ là “Mùa xuân nho nhỏ” tác giả cũng đã gửi gắm rất nhiều tình cảm vào đó. Mùa xuân chúng ta sẽ nghĩ nhiều tới những cành lộc non đâm chồi xanh biếc, nhiều sức sống, phơi phới niềm tin. Nhưng đi bên cạnh hai từ “mùa xuân” lại là hai từ “nho nhỏ” gợi cho ta những cái gì đó nhỏ bé, giản dị.
– Ước mơ được cống hiến, mãi cống hiến, được thấy mình còn có ích, giúp ích cho cuộc đời dù chỉ là một cái gì đó “nho nhỏ”. Dù là tuổi hai mươi trẻ trung, phơi phới, tràn trề năng lượng, nhiệt huyết hay là khi tóc đã điểm hoa râm, đôi chiếc bạc, thân thể đã yếu ớt, cơ bắp và thớ thịt đã không còn cứng chắc, thì ước muốn được cống hiến vẫn còn vẹn nguyên trong tim tác giả.
– Tác giả chỉ muốn như “một nốt trầm xao xuyến” hòa nhập cùng mọi người, hòa ca vào bản nhạc mùa xuân của cuộc đời, của đất nước.
– Tác giả nói tới quy luật của cuộc đời của con người là sinh- lão-bệnh-tử. Ai cũng có lúc trẻ trung, rồi già đi “dù là tuổi hai mươi” hay là khi “tóc bạc” thì khát khao cống hiến, cảm thấy mình sống có ích vẫn luôn cháy bỏng trong tim tác giả.
– Tác giả hy vọng những ước mơ giản dị, những dâng hiến nhỏ nhoi của mình sẽ được hòa vào biển người rộng lớn ngoài kia cùng chung tay xây dựng vào sự phát triển của tổ quốc, một tổ quốc thiêng liêng.
Liên hệ:
*  Thực tế đã chứng minh, việc học tập của tuổi trẻ tác động lớn đến tương lai đất nước. 
–  Những người có sự chăm chỉ học tập, rèn luyện khi còn trẻ thì sau này đều có những cống hiến quan trọng cho đất nước:
+  Ngày xưa: những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước.
+  Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, 
–  Từ xưa đến nay, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại gian khó, hi sinh.
* Làm thế nào để phát huy được vai trò của tuổi trẻ?
–  Đảng và nhà nước cần có những chính sách ưu tiên hơn nữa cho việc đào tạo thế hệ trẻ.
–  Nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức.
–  Mỗi người trẻ cần ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước, phải chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức
+ Kết
- Khẳng định lại một lần nữa những khát khao, ước muốn trong con tim tác giả gửi tới cuộc đời, một khát khao được sống cống hiến sức mình cho việc xây dựng quê hương đất nước “dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc”
-  Khẳng định tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước.
VÀO 10 CHUYÊN SƠN LA 2019-2020
PHẦN I- ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia lìa, mất mát.
... Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.
(Trích Tư duy tích cực, Theo Tony Buổi sáng, trên đường băng, NXB Trẻ, 2015)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích 
Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, “người tích cực, lạc quan" sẽ có những biểu hiện như thế nào?
Câu 3. (1,0 điểm) Hãy cho biết nghĩa của từ "cháy" trong câu văn cuối đoạn trích. Từ "cháy" được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Câu 4. (1,0 điểm) Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? 
PHẦN II- LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của cách suy nghĩ tích cực trong cuộc sống
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
                                                                 Ta làm con chim hót 
                                                                 Ta làm một cành hoa 
                                                                 Ta nhập vào hòa ca 
                                                                 Một nốt trầm xao xuyến
                                                                 Một mùa xuân nho nhỏ
                                                                 Lặng lẽ dâng cho đời
                                                                 Dù là tuổi hai mươi
                                                                 Dù là khi tóc bạc
(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
- Hết -
ĐÁP ÁN
ĐỌC HIỂU 3.0
1 - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0.5
II LÀM VĂN
- Thái độ sống tích cực có vai trò quan trọng quyết định sự thành công trong cuộc sống của mỗi người. 
- Vậy Thái độ sống tích cực: là sự chủ động trước cuộc sống, được biểu hiện thông qua cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động.
2. Bàn luận về thái độ sống tích cực
a. Biểu hiện của thái độ sống tích cực
- Có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội.
- Luôn chủ động trước cuộc sống:
+ Xác định được mục tiêu sống, có ước mơ, hoài bão, dám phấn đấu cho ước mơ, hoài bão dù phải đối diện với nhiều thử thách khó khăn.
+ Luôn có khát vọng vươn lên khẳng định bản thân và hoàn thiện mình, luôn phấn đấu sống tốt, cho mình và cho mọi người.
+ Có năng lực sống, năng lực tinh thần mạnh mẽ, không buông xuôi đầu hàng trước khó khăn, không dựa dẫm ỷ lại vào người khác.
- Thái độ sống tích cực là phẩm chất đáng quý của con người, là lối sống đẹp.
b. Những giá trị mà thái độ sống tích cực mang lại
* Với cá nhân:
- Người có thái độ sống tích cực cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình.
+ Những giá trị vật chất sẽ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của cá nhân, góp phần giúp đỡ người thân, cộng đồng.
+ Những giá trị tinh thần đem lại cho con người nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc khi thấy cuộc sống của mình có ích, có nghĩa, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống.
* Với xã hội:
- Thái độ sống tích cực của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ.
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của thái độ sống tích cực nhất là trong xu thế hội nhập của đất nước.
- Tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Thái độ sống tích cực chính là tài sản có giá trị nhất mà mỗi người đang có.
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học kinh nghiệm
THÁI BÌNH 2019-2020
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
" ...Người đồng mình thô sơ da thịt 
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con 
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương 
Còn quê hương thì làm phong tục 
Con ơi tuy thô sơ da thịt 
Lên đường 
Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con."
(SGK Ngữ văn 9 – Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017).
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào, của ai?
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 3. (1,0 điểm) Giải thích nghĩa của cụm từ "Người đồng mình"?
Câu 4. (1,0 điểm) Trong đoạn thơ trên, tác giả đã nói đến những phẩm chất nào của “Người đồng mình”?
Câu 5. (1,0 điểm) Từ những phẩm chất của "Người đồng mình", người cha mong muốn và dặn dò con điều gì?
PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự sáng tạo của con người trong cuộc sống.
Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong phần trích sau:
“... Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:
- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thể là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trồng liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cảnh không bay bổng.
Nàng nói đến đây, mọi người đều tựa hai hàng lệ. Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san!
Bấy giờ, nàng đương có mang, sau khi xa chồng vừa đẩy tuần thì sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Đản. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được, Bà mẹ cũng vì nhớ con mà dân sinh ổm. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn, Song bệnh tình mỗi ngày một trầm trọng, bà biết không sống được, bèn trối lại với nàng rằng:
- Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. (...) Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chăng pha lệ.
Bà cụ nói xong thì mất, Nàng hết lời thương xót, phàm việc và cay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình."
(Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, SGK Ngữ văn 9. Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam - 2017)
Gợi ý đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 Thái Bình
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm Nói với con của Y Phương
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên: biểu cảm
Câu 3. (1,0 điểm) Giải thích nghĩa của cụm từ "Người đồng mình"
- Người đồng mình: Người vùng mình, người miền mình; người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.
- Người đồng mình mộc mạc (thô sơ da thịt) nhưng ai cũng giàu chí khí, niềm tin (chẳng mấy ai nhỏ bé) xây dựng quê hương. Sự lao động cần cù của họ đã xây dựng nên quê hương với truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp.
Câu 4. (1,0 điểm) Trong đoạn thơ trên, tác giả đã nói đến những phẩm chất của “Người đồng mình”:
- “Ngườiđồng mình thô sơ da thịt”: ăn mặc sơ sài, áo chàm, khăn piêu,cuộc sống mộc mạc thiếu thốn nhưng “Chẳngmấy ai nhỏ bé đâu con”: không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương.
- “Người đồngmình tự đục đá kê cao quê hương” ; “Còn quê hương thì làm phong tục.” => Tữ ngữ gởi tả người đồng mình xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình, sáng tạo, lưu truyền và bảovệ phong tục tốt đẹp của mình, biết tự hào với truyền thống quê hương.
Câu 5. (1,0 điểm) Từ những phẩm chất của "Người đồng mình", người cha mong muốn và dặn dò con điều gì?
Qua đoạn thơ, người cha dặn dò con về tình yêu quê hương, dân tộc, về ý chínghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương.
PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự sáng tạo của con người trong cuộc sống.
- Hình thức: Đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng
- Nội dung: Làm rõ luận điểm: "Ý nghĩa của sự sáng tạo trong cuộc sống".
Học sinh có thể nêu một số ý:
*Thế nào là sự sáng tạo: Sáng tạo chính là khả năng tạo ra những điều mới, hiệu quả và tiên tiến hơn những gì đã có. Người mang trong mình khả năng sáng tạo luôn không ngừng nỗ lực, tìm tòi để cải tiến phương thức lao động hay tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, giàu giá trị.
*Giá trị của sự sáng tạo trong cuộc sống:
- Sáng tạo là tạo ra sự khác biệt với những thứ bạn đang có.
- Sáng tạo sinh ra những con người sáng tạo và làm việc một cách có sáng tạo.
- Sự sáng tạo giúp chúng ta có 1 tư duy logic, 1 cái nhìn thấu đáo về sự vật, hiện tượng con người.
- Một con người có trí óc sáng tạo là một người có trí tiến thủ và là 1 hạt nhân tốt đẹp cho xã hội.
- Tuy nhiên, sáng tạo cũng cần phù hợp, đôi khi sự sáng tạo thái quá lại làm rối ren sự việc và không đạt được kết quả mong muốn.
- Để có được 1 tư duy sáng tạo, lối sống sáng tạo, mỗi con người không chỉ học kiến thức trong trường học mà còn phải học kiến thức ngoài xã hội, ngoài cuộc sống.
- Sáng tạo đúng mục đích sẽ rất tích cực và ngược lại.
- Mỗi con người cần hiểu được vai trò quan trọng của sự sáng tạo, từ đó trau dồi và phát huy khả năng vốn có cũng như học tập thêm những khả năng chưa hoàn thiện của mình.
*Bàn luận - Mở rộng: Nếu cứ mãi neo mình theo lối mòn đã cũ, chẳng những đánh mất cơ hội của bản thân mà ta còn kéo lùi sự phát triển của văn minh nhân loại.
Vậy nhưng, hiện nay vẫn còn đâu đó trong xã hội có những kẻ thụ động, lười suy nghĩ, thích hưởng thụ, họ đang dần trở thành gánh nặng cho xã hội.
Chính vì vậy, giới trẻ ngày nay cần nghiêm túc học tập và làm việc, đánh thức khả năng sáng tạo bằng những suy nghĩ, hành động cụ thể. Có như vậy, chúng ta mới có thể sống một cuộc đời có ý nghĩa, phát triển khả năng của chính mình cũng như đóng góp tích cực cho quê hương, đất nước.
*Suy nghĩ, hành động của bản thân.
Tham khảo đoạn văn sau đây:
Sáng tạo là yếu tố quyết định trực tiếp tới thành công của con người thời nay. Vậy sáng tạo là gì? Tại sao con người lại cần nó đến vậy? Sáng tạo chính là khả năng tạo ra những điều mới, hiệu quả và tiên tiến hơn những gì đã có. Người mang trong mình khả năng sáng tạo luôn không ngừng nỗ lực, tìm tòi để cải tiến phương thức lao động hay tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, giàu giá trị. Như chúng ta đã biết, cuộc sống hiện đại luôn biến đổi không ngừng, đòi hỏi con người phải thích ứng, thay đổi. Nếu cứ mãi neo mình theo lối mòn đã cũ, chẳng những đánh mất cơ hội của bản thân mà ta còn kéo lùi sự phát triển của văn minh nhân loại. Thử hỏi, không có sáng tạo, liệu những con người như Edison, Picasso, Mark Zukerberg có ghi được tên tuổi mình vào lịch sử nhân loại; chúng ta có có được những kiệt tác nghệ thuật để chiêm ngưỡng, những đồ vật, ứng dụng tiện ích để sử dụng hay không? Vậy nhưng, hiện nay vẫn còn đâu đó trong xã hội có những kẻ thụ động, lười suy nghĩ, thích hưởng thụ, họ đang dần trở thành gánh nặng cho xã hội. Chính vì vậy, giới trẻ ngày nay cần nghiêm túc học tập và làm việc, đánh thức khả năng sáng tạo bằng những suy nghĩ, hành động cụ thể. Có như vậy, chúng ta mới có thể sống một cuộc đời có ý nghĩa, phát triển khả năng của chính mình cũng như đóng góp tích cực cho quê hương, đất nước.
Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong phần trích
Dàn ý tham khảo
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: nhân vật Vũ Nương người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, người vợ hiền con thảo nhưng bị hàm oan phải tự tử để bảo vệ danh tiết.
II. Thân bài
- Hoàn cảnh sống của Vũ Nương thể hiện qua đoạn trích
+ Xã hội: chiến tranh phong kiến xảy ra, xã hội trọng nam khinh nữ
+ Gia đình: Hôn nhân không có sự bình đẳng về giai cấp, vợ chồng vì chiến tranh mà phải sống xa nhau, tính cách vợ chồng trái ngược nhau.
- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
+ Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp
+ Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng
- Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu
+ Chồng đi lính, một mình phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già.
-. Cảm nhận vẻ đẹp của Vũ Nương khi tiễn chồng đi lính
+ Vũ Nương cảm thông cho công việc của chồng
+ Vũ Nương không màn vinh hoa phú quý mà chỉ mong chồng bình yên trở về
+ Nàng thương chồng và buồn tủi
*Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại... kết hợp với yếu tố kì ảo có thực
II. Kết bài
Nhân vật Vũ Nương là biểu tượng cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa.
HƯNG YÊN 2019-2020
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới (1). Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót (2). Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (3)(...). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, đâu về đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành (4). Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ (5). Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non (6). Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt (7)”.
(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang) 
Câu 1 (0,5 điểm). Viết lại hai từ láy có trong đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: “Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới". Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn vừa phân tích thuộc kiểu câu nào?
Câu 3 (1,0 điểm). Câu văn số (7) được liên kết với câu văn số (6) bằng phép liên kết nào? Chỉ ra từ ngữ làm phương tiện cho phép liên kết ấy.
Câu 4 (1,0 điểm). Câu văn số (4) đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 5 (0,5 điểm). Mưa mùa xuân đã có tác động như thế nào đến vạn vật?
Câu 6 (0,5 điểm). Câu văn số (7) gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào có nói về truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? 
II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn diễn dịch (8 đến 10 câu), trong đó có sử dụng thành phần biệt lập phụ chú (gạch chân thành phần phụ chú) với câu chủ đề:
“Học sinh cần nâng cao nhận thức về giá trị sống góp phần đẩy lùi bạo lực học đường” 
Câu 2 (4,0 điểm).
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác 
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ...
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...”
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2012)
Em hãy cảm nhận hai khổ thơ trên để thấy được tình cảm thành kính, xúc động của Viễn Phương dành cho Bác.
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 Hưng Yên
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1:  Viết lại 2 từ láy có trong đoạn trích trên: xôn xao, phơi phới
Câu 2: 
- Mưa mùa xuân (CN) xôn xao, phơi phới (VN).
- Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn vừa phân tích thuộc kiểu câu đơn
Câu 3: Câu văn số (7) được liên kết với câu văn số (6) bằng phép liên kết:
Phép thế: "mưa - mưa mùa xuân" 
Phép lặp: "mưa"
Phép nối: Và
Câu 4. Biện pháp tu từ nhân hóa: mặt đất đã "kiệt sức" bỗng "thức dậy".
Tác dụng: làm cho cảnh vật, yếu tố thiên nhiên (ở đây là mặt đất) trở nên có sinh khí, có tâm hồn, gần gũi với con người.
Câu 5: Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non
Câu 6: Câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn hoặc Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1:
Các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu: Nghị luận xã hội về vấn đề bạo lực học đường hiện nay
Câu 2:
Dàn ý tham khảo:
I. Mở bài
- Viễn Phương là một nhà thơ tiêu biểu của miền Nam. Tháng 4/1976 sau một năm giải phóng đất nước. Khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, nhà thơ cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thăm Hà Nội vào lăng viếng Bác.
- Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương viết với tất cả tấm lòng thành kính biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của một người con từ miền Nam ra viếng Bác lần đầu.
II. Thân bài
1. Khổ thơ thứ nhất
- Tác giả đã mở đầu bằng câu thơ tự sự: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
+ Con và Bác là cách xưng hô ngọt ngào thân thương rất Nam Bộ. Nó thể hiện sự gần gũi, kính yêu đối với Bác.
+ Con ở miền Nam xa xôi nghìn trùng, ra đây mong được gặp Bác. Nào ngờ đất nước đã thống nhất, Nam Bắc đã sum họp một nhà, vậy mà Bác không còn nữa.
+ Nhà thơ đã cố tình thay từ viếng bằng từ thăm để giảm nhẹ nỗi đau thương mà vẫn không che giấu được nỗi xúc động của cảnh từ biệt sinh li.
+ Đây còn là nỗi xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác.
- Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là một dấu ấn đậm nét là hàng tre quanh lăng Bác: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
+ Hình ảnh hàng tre trong sương đã khiến câu thơ vừa thực vừa ảo. Đến lăng Bác, nhà thơ lại gặp một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê đất Việt: là cây tre. Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
+ Bão táp mưa sa là một thành ngữ mang tính ẩn dụ để chỉ sự khó khăn gian khổ. Nhưng dù khó khăn gian khổ đến mấy cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Đây là một ẩn dụ mang tính khẳng định tinh thần hiên ngang bất khuất, sức sống bền bỉ của dân tộc.
2. Khổ thơ thứ hai
- Hai câu thơ đầu:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.
+ Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đ

File đính kèm:

  • docde_thi_vao_10_mon_ngu_van_cac_tinh_nam_hoc_2019_2020.doc