Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 - Bộ 2

Buổi 1

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6

SƠ LƯỢC VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Có được cái nhìn tổng quan về chương trình để từ đó có được phương

pháp học tập hiệu quả đối với bộ môn Ngữ văn.

- Nắm được những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tìm và tóm tắt ý chính trong bài, tìm và phân tích dẫn

chứng cho các ý

3. Thái độ, phẩm chất

- Yêu thích bộ môn Ngữ văn

- Ý thức tự giác, chủ động học tập

- Giáo dục học sinh thái độ trân trọng đối với Văn học dân gian, di sản

văn hóa của dân tộc

pdf 50 trang phuongnguyen 01/08/2022 6820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 - Bộ 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 - Bộ 2

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 - Bộ 2
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
1 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Buổi 1 
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6 
SƠ LƯỢC VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN 
I. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức: 
- Có được cái nhìn tổng quan về chương trình để từ đó có được phương 
pháp học tập hiệu quả đối với bộ môn Ngữ văn. 
- Nắm được những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian 
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng tìm và tóm tắt ý chính trong bài, tìm và phân tích dẫn 
chứng cho các ý 
3. Thái độ, phẩm chất 
- Yêu thích bộ môn Ngữ văn 
- Ý thức tự giác, chủ động học tập 
- Giáo dục học sinh thái độ trân trọng đối với Văn học dân gian, di sản 
văn hóa của dân tộc 
4. Năng lực 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
- Năng lực hợp tác: hoạt động nhóm 
- Năng lực tự học 
- Năng lực giải quyết vấn đề 
II. Tiến trình lên lớp 
Tiết 1: 
A. Nhắc lại kiến thức đã học 
Hoạt động của GV-HS Kiến thức cần đạt 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhắc lại kiến thức đã học 
Mục tiêu: Học sinh kể tên được các phân môn đã học. 
Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình 
Phát triển năng lực: hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, thuyết trình. 
Hướng dẫn học sinh gợi nhớ lại toàn 
bộ các phân môn trong chương trình 
Tiếng việt 5 
? Em hãy kể tên các phân môn trong 
chương trình Tiếng việt 5? 
I. Cấu trúc chương trình môn 
Văn 
1. Tiểu học 
- Tiếng Việt 5: 
+ Luyện từ và câu: Cấu tạo từ, ý nghĩa 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
2 
HS: trả lời 
- Có 3 phân môn trong chương 
trình Tiếng việt 5 
+ Luyện từ và câu 
+ Tập đọc 
+Tập làm văn 
từ, các kiểu câu, phân loại câu theo 
nhiều tiêu chí khác nhau 
+ Tập đọc: tiếp cận các bài thơ, đoạn 
thơ, đoạn văn, bài văn.. 
+ Tập làm văn: Văn miêu tả, văn kể 
chuyện, viết thư. 
2. THCS ( từ lớp 6- lớp 9) 
- Tiếng việt 
- Đọc –hiểu văn bản 
- Tập làm văn 
B. Giới thiệu khái quát chương trình Ngữ văn 6 
GV đưa ra hệ thống kiến thức của toàn bộ chương trình Ngữ văn 6 để học 
sinh có một cái nhìn cụ thể, tổng quan . 
Hoạt động của GV-HS Kiến thức cần đạt 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS khái quát toàn bộ chương trình Ngữ văn 6. 
Mục tiêu: Học sinh nắm được: 
- Yêu cầu đặc điểm của các phân môn trong chương trình Ngữ văn 6 
Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm 
Phát triển năng lực: sử dụng ngôn ngữ, thuyết trình. 
-Gv giới thiệu chương trình Ngữ 
văn 6. 
II. Chương trình Ngữ văn 6 
Tiếng Việt Đọc-hiểu văn bản Tập làm văn 
1. Từ: ( sâu hơn, tỉ 
mỉ hơn) 
- Từ loại: 
+ Danh từ, động từ, 
tính từ ( cụm từ) 
+ Phó từ, chỉ từ, lượng 
từ. 
- Ý nghĩa của từ 
2. Câu: 
- Thành phần 
chính của câu 
1. Đọc hiểu văn 
bản 
- Hiểu nội dung 
văn bản 
- Đặc trưng thể 
loại 
- Chỉ ra và phân 
tích những nét 
đặc sắc nghệ 
thuật 
2. Văn bản 
1. Tự sự 
- Kể chuyện dân 
gian 
- Kể chuyện đời 
thường 
- Kể chuyện 
tưởng tượng 
2. Văn miêu tả 
- Văn tả cảnh 
- Văn tả người 
- Văn miêu tả 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
3 
- Câu trần thuật 
đơn: 
+ Không có từ “là” 
+ Có từ “là” 
3. Các biện pháp tu 
từ 
- So sánh 
- Nhân hóa 
- Ẩn dụ 
- Hoán dụ 
- Văn học dân 
gian: 
+ Truyền thuyết 
+ Truyện cổ tích 
+Truyện ngụ ngôn 
+ Truyện cười 
 Truyện dân gian 
- Văn học viết 
+ Văn học trung đại 
+ Văn học hiện đại 
- Văn bản nhật 
dụng 
sáng tạo 
3. Viết đơn 
Tiết 2 : Giới thiệu sơ lược về VHDG 
A. Hệ thống khái quát kiến thức 
Hoạt động của GV-HS Kiến thức cần đạt 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm khái quát về văn học dân 
gian. 
Mục tiêu: 
- Nêu được KN, hoàn cảnh ra đời của văn học dân gian. 
Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình 
Phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, thuyết trình. 
GV : Em hiểu thế nào là văn học dân 
gian ? Do ai sáng tác ? 
HS: trả lời 
GV : Văn học dân gian ra đời khi 
nào ? 
HS: trả lời 
I. Định nghĩa về văn học dân gian 
1. Khái niệm : Là những sáng tạo 
nghệ thuật truyền miệng của nhân 
dân, do nhân dân sáng tác, được nhân 
dân tiếp nhận, lưu truyền và gìn giữ. 
2. Hoàn cảnh ra đời : Văn học ra đời 
khi chưa có chữ viết, xã hội chưa có 
sự phân chia giai cấp cũng như việc 
chưa xuất hiện các đảng phái. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết về văn học dân gian 
Mục tiêu: 
- Biết được đặc trưng của văn học dân gian 
- Hiểu rõ sự hệ thống thể loại của văn học dân gian 
- Thấy được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đặc sắc của VHDG 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
4 
Phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tư duy. 
GV : Văn học dân gian gồm có những 
đặc trưng nào ? 
HS: Trả lời 
GV lưu ý : 
-Các tác phẩm VHDG được sáng tác 
và lưu truyền bằng miệng, về sau, các 
tác phẩm đã được ghi chép lại. 
- Văn học dân gian thường là tác 
phẩm của nhiều người, vì trong quá 
trình truyền miệng, những người 
tham gia vẫn có quyền thêm, bớt và 
sáng tạo khiến cho tác phẩm có phong 
cách tập thể, phán ánh rõ rệt với các 
tác phẩm văn học viết (có phong cách 
cá nhân). 
-Các tác phẩm văn học dân gian đều 
mang tính tập thể, là sản phẩm sáng 
tác của tập thể, không mang dấu ấn 
phong cách cá nhân. 
GV:Em hãy nêu những hiểu biết của 
mình về các giá trị cơ bản của 
II. Đặc trưng – hệ thống thể loại 
của văn học dân gian 
1. Đặc trưng cơ bản của VHDG 
a.Tính truyền miệng: Là đặc điểm 
phương tiện sáng tác, ngôn ngữ nói 
khác hẳn với văn học viết (sử dụng 
ngôn ngữ viết). 
b. Tính tập thể: Một người sáng tạo 
nhưng không coi đó là sản phẩm của 
cá nhân mà là của tập thể vì khi ra đời 
nó được bổ sung, lưu truyền và sử 
dụng 
c. Tính thực hành: Phục vụ trực tiếp 
cho những sinh hoạt trong cuộc sống 
của cộng đồng. 
2.Hệ thống thể loại của VHDG 
Truyện 
cổ dân 
gian 
Thơ ca dân 
gian 
Sân 
khấu 
dân 
gian 
- Thần 
thoại 
- Truyện 
cổ tích 
-Truyền 
thuyết 
-Sử thi 
- Truyện 
ngụ 
ngôn 
-Truyện 
cười 
- Ca dao 
- Tục ngữ 
-Câu đố 
 Chèo 
III. Giá trị cơ bản của VHDG 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
5 
VHDG? 
GV: Dẫn dắt, đưa ra những dẫn 
chứng tiêu biểu cho từng giá trị cơ 
bản của VHDG: 
1. Văn học dân gian là kho tri thức vô 
cùng phong phú về đời sống các dân 
tộc. 
- Văn học dân gian là tri thức về mọi 
lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội 
và con người. 
- Tri thức dân gian thường được trình 
bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật hấp 
dẫn, dễ phổ biến, có sức sống lâu bền 
với thời gian. 
- Văn học dân gian thể hiện trình độ 
nhận thức và quan điểm tư tưởng của 
nhân dân lao động nên khác biệt và 
thậm chí đối lập với quan điểm của 
giai cấp thống trị cùng thời, đặc biệt 
là các vấn đề lịch sử, xã hội. 
- Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân 
tộc có một kho tàng văn học dân gian 
riêng nên vốn tri thức của toàn dân 
tộc rất phong phú, đa dạng. 
2. Văn học dân gian có giá trị giáo 
dục sâu sắc về đạo lí làm người. 
- Văn học dân gian giáo dục con 
người tinh thần nhân đạo và lạc quan. 
Đó là tình yêu thương đồng loại, đấu 
tranh không ngừng để bảo vệ, giải 
phóng con người khỏi bất công, niềm 
tin bất diệt vào chính nghĩa. 
- Văn học dân gian góp phần hình 
thành những phẩm chất truyền thống 
tốt đẹp như tình yêu quê hương, đất 
nước; lòng vị tha, đức kiên trung; tính 
cần kiệm, óc thực tiễn 
3. Văn học dân gian có giá trị thẩm 
mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo 
nên bản sắc riêng cho nền văn học 
dân tộc. 
- Văn học dân gian được chắt lọc, mài 
1. Văn học dân gian là kho tri thức vô 
cùng phong phú về đời sống các dân 
tộc. 
2. Văn học dân gian có giá trị giáo 
dục sâu sắc về đạo lí làm người. 
3. Văn học dân gian có giá trị thẩm 
mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo 
nên bản sắc riêng cho nền văn học 
dân tộc. 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
6 
Tiết 3 
B. Luyện tập 
Hoạt động của GV-HS Kiến thức cần đạt 
-Giáo viên phát phiếu học tập trắc nghiệm cho học 
sinh củng cố lại bài học. 
-Học sinh làm bài và trả lời câu hỏi 
Phần câu hỏi trắc nghiệm 
Câu 1: Trong những câu sau câu nào nêu khái niệm 
đúng nhất về văn học dân gian? 
a. Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, truyền 
miệng, lưu truyền trong nhân dân. 
b. Văn học dân gian là những sáng tác cá nhân, truyền 
miệng, lưu truyền trong nhân dân. 
c. Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, mang 
tính sáng tạo của cá nhân cao. 
d. Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, lưu 
truyền trong nhân dân, mang dấu ấn cá nhân. 
Câu 2: Câu nào không đúng khi nói về văn học dân 
gian? 
a. Văn học dân gian là văn học của quần chúng lao 
động. 
b. Văn học dân gian Việt Nam là văn học của nhiều 
dân tộc. 
c. Văn học dân gian mang đậm dấu ấn cá nhân của tác 
giả. 
d. Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, truyền 
miệng. 
Câu 3: Điền khuyết: “Văn học dân gian gắn bó với 
A. Phần câu hỏi 
trắc nghiệm 
Đáp án: 
1. a 
2. c 
3. a 
4. c 
5. a 
giũa, trở thành mẫu mực nghệ thuật 
để mọi người học tập. 
- Khi văn học viết chưa phát triển, 
văn học dân gian đóng vai trò chủ 
đạo. 
- Khi văn học viết phát triển, văn học 
dân gian là nguồn nuôi dưỡng, là cơ 
sở của văn học viết, phát triển song 
song cùng văn học viết, góp phần làm 
cho văn học viết trở nên phong phú, 
đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
7 
đời sống và của quần chúng lao động đông đảo 
trong xã hội.” 
a. Tư tưởng, tình cảm. b. Lao động, sinh hoạt. 
c. Trí tuệ, kinh nghiệm. d. Tư tưởng, triết lí. 
Câu 4: Văn học dân gian được đánh giá như 
a. Bộ tiểu thuyết về cuộc sống. 
b. Kho tàng triết lí về cuộc sống. 
c. Sách giáo khoa về cuộc sống. 
d. Pho kinh nghiệm về cuộc sống. 
Câu 5: Đặc trưng nào không phải của văn học dân 
gian? 
a. Tính cá thể. b. Tính truyền miệng. 
c. Tính tập thể. d. Tính dị bản. 
Phần câu hỏi tự luận 
Bài tập 1. 
Trình bày từng đặc trưng cơ bản của văn học dân 
gian? 
- Học sinh làm việc độc lập và trả lời câu hỏi 
- Giáo viên đưa ra đáp án ( giải thích cụ thể hơn 
về 3 đặc trưng cơ bản) 
Ba đặc trưng cơ bản của văn học dân gian là: 
a. Tính truyền miệng 
- Đây là đặc trưng của quá trình sáng tác và lưu 
truyền từ người này sang người khác không bằng chữ 
viết mà bằng lờii qua sự nhập tâm ghi nhớ. 
- Nhân dân lao động sáng tác bằng ngôn ngữ nói, 
ngay từ khi chưa có chữ viết. Quá trình lưu truyền tiếp 
tục bổ sung bằng ngôn ngữ nói. Về sau, người ta sưu 
tầm và ghi chép lại, ấy là khi tác phẩm đã hoàn thành 
và lưu hành, thậm chí qua hàng trăm năm. 
b. Tính tập thể 
- Quá trình sáng tác lúc đầu do một cá nhân khởi 
xướng, nhưng được nhiều người tham gia sửa chữa, 
thêm bớt, cuối cùng đã trở thành sản phẩm chung, có 
tính tập thể. 
- Mọi người có quyền tham gia bổ sung sửa chữa 
sáng tác dân gian. 
C. Tính thực hành 
- Tính truyền miệng còn biểu hiện trong diễn xướng 
B. Phần câu hỏi 
tự luận 
Bài tập 1. 
Đáp án: 
Ba đặc trưng cơ bản 
của văn học dân gian 
là: 
a. Tính truyền miệng 
b. Tính tập thể 
C. Tính thực hành 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
8 
dân gian (Ca hát chèo, tuồng, cải lương...) Tính truyền 
miệng làm nên sự phong phú, đa dạng nhiều vẻ của 
văn học dân gian. Tính truyền miệng làm lên nhiều 
bản kể gọi là dị bản. 
=> Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc 
trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo 
và lưu truyền tác phẩm văn học của dân gian, thể hiện 
sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh 
hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. 
Bài tập 2: 
Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Ví 
dụ cho mỗi thể loại. 
- Học sinh làm việc theo nhóm: 
-Giáo viên nhận xét đưa ra đáp án 
Đáp án: 
-Văn học dân gian bao gồm 12 thể loại chính. 
+Thần thoại: Thần trụ trời, Ông trời, Thần mặt trăng... 
+ Sử thi: Đăm Săn, Đẻ đất đẻ nước... 
+Truyền thuyết: Sự tích Hồ Gươm,Bánh trưng bánh 
giầy, Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng... 
+Truyện cổ tích: Tấm Cám, Sọ Dừa Thạch Sanh... 
+Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem 
voi.. 
+Truyện cười: Treo biển, Lợn cưới áo mới... 
+Tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng 
+Câu đố: 
Một đàn cò trắng phau phau, 
Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm. 
( Chén, bát) 
Có chân mà chẳng biết đi 
Quanh năm suốt tháng đứng ì một nơi 
( Cái giường) 
+Ca dao : 
 Làm trai cho đáng nên trai, 
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng. 
 Lời nói chẳng mất tiền mua, 
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. 
Bài tập 2 
Đáp án: 
-Văn học dân gian 
bao gồm 12 thể loại 
chính. 
+Thần thoại 
+ Sử thi 
+Truyền thuyết 
+Truyện cổ tích 
+Truyện ngụ ngôn 
+Truyện cười 
+Tục ngữ 
+Câu đố 
+Ca dao 
+Vè 
+ Truyện thơ 
+Chèo. 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
9 
+Vè 
Dung dăng dung dẻ, 
Dắt trẻ đi chơi. 
Đến cổng nhà trời, 
Lạy cậu lạy mợ. 
Cho cháu về quê, 
Cho dê đi học. 
Cho cóc ở nhà, 
Cho gà bới bếp. 
Xì xì xì xụp, 
Ngồi thụp xuống đây. 
+ Truyện thơ: Tiễn dặn người yêu ( dân tộc Thái) 
+Chèo: Quan Âm Thị Kính, Xúy Vân giả dại. 
* Củng cố - Dặn dò 
 *Thảo luận nhóm: Hoàn thành sơ đồ tư duy về văn học dân gian 
 ( Giáo viên chuẩn bị sẵn) 
 - GV chốt nội dung bài học. 
- BTVN: Tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian? 
Gợi ý chi tiết: 
- Văn học dân gian là kho tàng tri thức vô cùng phong phú về đời sống các 
dân tộc: những tri thức về tự nhiên và xã hội, vừa mang những giá trị nhân 
văn của các dân tộc - là kho tri thức phong phú về đời sông của dân tộc. 
- Văn học dân gian có tác dụng giáo dục tốt, là nhân tố quan trọng trong việc 
hình thành tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam. Giáo dục tinh thần nhân 
đạo, tôn vinh những giá trị con người, yêu thương con người và đấu tranh 
không mệt mỏi để giải phóng con người khỏi áp bức bất công. 
- Văn học dân gian có giá trị về mặt nghệ thuật, là nơi lưu giữ và phát triển 
nghệ thuật truyền thống vô giá của dân tộc. 
+ VHDG là những bài học, kinh nghiệm quý giá được chắt lọc, mài giũa qua 
không gian và thời gian, trở thành những mẫu mực xứng đáng để học tập. 
+ Giúp thế hệ sau hiểu biết thêm về đời sống tinh thần phong phú của cha 
ông. 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
10 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BUỔI 2: TRUYỀN THUYẾT VIỆT NAM 
(Ba văn bản đầu: Con Rồng Cháu Tiên, Bánh chưng - bánh giầy, Thánh 
Gióng) 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Học sinh nắm vững thêm về nội dung của các truyền thuyết Con Rồng Cháu 
Tiên, Bánh chưng-bánh giầy, Thánh Gióng. 
- Biết kể lại các truyền thuyết bằng lời văn của mình. 
- Vận dụng những kiến thức đã học về văn bản để viết thành một đoạn văn 
trình bày những cảm nhận của mình về các nhân vật, các chi tiết trong các 
truyền thuyết. 
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng thâu tóm các sự việc theo trình tự nhất định. 
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự, bài văn tự sự dựa trên các câu chuyện đã 
học. 
3. Thái độ, phẩm chất: 
- Giáo dục niềm tự hào về nguồn gốc, tổ tiên của dân tộc Việt. 
- Tự hào về các anh hùng dân tộc có công khai sinh mở nước, chống giặc 
ngoại xâm giữu nước. 
- Giáo dục HS lòng biết ơn trời đất, tổ tiên. Biết xây dựng cho mình lòng yêu 
quý những con người lao động chân chính, tự hào về văn hóa dân tộc. 
4. Năng lực: 
- Các năng lực chung : 
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, năng lực giải 
quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản bản thân. 
+ Năng lực xã hội: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. 
+ Năng lực công cụ: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực ứng dụng công 
nghệ thông tin. 
- Các năng lực chuyên biệt: năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng 
thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ. 
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
A. CỦNG CỐ LÝ THUYẾT 15 - 20 PHÚT 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ 
TRÒ 
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT 
1 Ôn lại các thể loại truyện dân 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
11 
gian: 
? Theo các em thế nào là truyện dân 
gian? 
GV chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn 
HS hoàn thành phiếu học tập sau: 
TRUYỆN 
DÂN 
GIAN 
Tác giả: do ai sáng 
tác? 
Hình thức lưu truyền: 
Các thể loại chính: 
Hs hoàn thành phiếu học tập, trình 
bày trước lớp → GV nhận xét chốt ý: 
+ Là loại truyện do nhân dân lao động 
sáng tác. 
+ Được lưu truyền bằng phương thức 
truyền miệng. 
+ Thường có tính dị bản. 
+ Các thể loại chính: truyện cổ tích, 
truyền thuyết, thần thoại, truyện ngụ 
ngôn, truyện cười. 
2. Ôn lại khái niệm Truyện truyền 
thuyết 
- GV HD học sinh hoàn thành phiếu 
học tập sau để ghi nhớ về khái niệm 
truyền thuyết. 
Truyền 
thuyết là 
một thế 
loại văn 
học dân 
gian 
Tác giả: 
Nội dung: 
Cơ sở: 
Nghệ thuật 
Ý nghĩa: 
? Kể tên các truyền thuyết đã học? 
- HS: kể tên. 
- Các HS khác nhận xét bổ sung. 
1. Thể loại truyện dân gian 
TRUYỆN 
DÂN 
GIAN 
Tác giả: do nhân dân 
lao động sáng tác. 
Hình thức lưu truyền: 
truyền miệng, nên 
thường có tính dị bản 
Các thể loại chính: 
Truyện truyền thuyết, 
Truyện cổ tích, 
Truyện ngụ ngôn, 
Truyện cười. 
2. Truyện truyền thuyết: 
Truyền 
thuyết là 
một thế 
loại văn 
học dân 
gian 
Tác giả: do nhân dân 
lao động sáng tác 
Nội dung: kể về các 
nhân vật và sự kiện liên 
quan đến lịch sử thời 
quá khứ. 
Cơ sở: Có cơ sở lịch sử, 
cốt lõi sự thật lịch sử 
Nghệ thuật: Có nhiều 
chi tiết tưởng tượng, kì 
ảo. 
Ý nghĩa: Thể hiện thái 
độ và cách đánh giá của 
nhân dân đối với các 
nhân vật và sự kiện lịch 
sử. 
- Các văn bản truyện truyền thuyết 
đã học: Con Rồng Cháu Tiên; Bánh 
chưng bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
12 
 ? Theo em, các truyền thuyết Con 
Rồng Cháu Tiên; Thánh Gióng; Sơn 
Tinh Thủy Tinh; đó học thuộc thời 
đại nào? 
- HS: trả lời. 
* GV nhấn mạnh: 
+ 4 truyền thuyết đầu là truyền thuyết 
về thời đại Hùng Vương. 
+ Truyền thuyết cuối là truyền thuyết 
về thời Hậu Lê. 
GV: Chúng ta sẽ ôn tập 3 truyền 
thuyết đầu - truyền thuyết thời đại 
Hùng Vương - thời đại dựng nước. 
 3. Ý nghĩa của các truyền thuyết 
Nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Con 
Rồng, cháu Tiên”? 
? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết 
“Bánh chưng bánh giầy”? 
? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết 
“Thánh Gióng”? 
? Những sự kiện và nhân vật lịch sử 
nào liên quan đến truyền thuyết “Con 
Rồng, cháu Tiên”? 
Tinh Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm. 
- Truyền thuyết liên quan đến các 
thời đại: 
+ Thời đại Hùng Vương: Con Rồng 
Cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; 
Thánh Gióng; Sơn Tinh Thủy Tinh. 
+ Thời Hậu Lê: Sự tích Hồ Gươm. 
3. Ý nghĩa của các truyền thuyết: 
* Truyền thuyết Con Rồng cháu 
Tiên: 
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống 
nòi. 
- Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống 
nhất của cộng đồng người Việt. 
* Truyền thuyết Bánh chưng bánh 
giầy 
- Giải thích nguồn gốc của bánh 
chưng bánh giầy. 
- Phản ánh thành tựu của văn minh 
nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước. 
- Đề cao lao động, nghề nông và sự 
thờ kính Đất, Trời, Tổ tiên 
* Truyền thuyết Thánh Gióng: 
- Thể hiện sức mạnh và ý thức bảo vệ 
đất nước. 
- Thể hiện quan niệm và ước mơ của 
nhân dân ta về người anh hùng cứu 
nước chống ngoại xâm. 
* Cốt lõi sự thực lịch sử của các 
truyền thuyết: 
Truyền thuyết Con Rồng, cháu 
Tiên: 
- Sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
13 
? Những sự kiện và nhân vật lịch sử 
nào liên quan đến truyền thuyết 
“Thánh Gióng”? 
? Những sự kiện và truyền thống lịch 
sử nào liên quan đến truyền thuyết 
“Bánh chưng bánh giầy”? 
với Âu Lạc và nguồn gốc chung của 
cư dân Lạc Việt. 
- Đền thờ Âu Cơ. 
- Đền Hùng Vương. 
- Vùng đất Phong Châu. 
Truyền thuyết Thánh Gióng : 
- Đền thờ Thánh Gióng ( ở Sóc Sơn). 
- Tre đằng ngà; ao hồ liên tiếp. 
- Làng Cháy. 
Truyền thuyết Bánh chưng bánh 
giầy: 
- Phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên 
- Tục làm bánh ngày Tết 
B. LUYỆN TẬP 20 - 25 PHÚT 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ 
TRÒ 
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT 
Bài tập 1 
? Em hãy kể lại tóm tắt các sự việc 
chính ba truyền thuyết trên? 
Gv chia lớp thành 3 tổ theo 3 dãy 
bàn 
Tổ 1: Truyền thuyết Con Rồng cháu 
Tiên 
Tổ 2: Truyền thuyết Thánh Gióng 
Tổ 3: Truyền thuyết Bánh chưng 
bánh giầy 
Đại diện các tổ trình bày → các tổ 
còn lại nhận xét → GV nhận xét. 
HS ghi nhớ các ý chính của truyện 
Bài tập 1: Tóm tắt các truyền thuyết 
CON RỒNG CHÁU TIÊN 
Lạc Long Quân là con trai thần Long 
Nữ, Âu Cơ là con gái Thần Nông. Hai 
người gặp nhau, kết duyên chồng vợ. 
Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, 
nở trăm con, các con không cần bú 
mớm đều lớn nhanh như thổi. Long 
Quân là nòi Rồng, ở lâu trên cạn thấy 
không tiện bèn trở về biển. Âu Cơ một 
mình vò võ nuôi con, thấy buồn phiền 
liền gọi Long Quân lên. Hai người bàn 
nhau chia con: 50 theo cha về biển, 50 
theo mẹ lên núi, cai quản bốn phương, 
khi nào khó khăn thì giúp đỡ nhau. 
Người con cả theo mẹ,được suy tôn lên 
làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt 
tên nước là Văn Lang. Đây chính là tổ 
tiên của người Việt, khi nhắc về cội 
nguồn, người Việt đều tự hào mình là 
con Rồng cháu Tiên" 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
14 
THÁNH GIÓNG 
 Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng 
Gióng có hai vợ chồng già mãi không 
có con. Một hôm, bà vợ ra đồng thấy 
dấu chân to, bà đặt chân ướm thử. Về 
nhà bà mang thai và 12 tháng sau sinh 
ra Gióng. Gióng khôi ngô, tuấn tú 
nhưng lên ba vẫn chưa biết nói cười. 
Bấy giờ giặc Ân xâm lược nước ta, thế 
nước nguy cấp. Khi nghe sứ giả loan 
tin tìm người giúp nước, Gióng cất 
tiếng nói đầu tiên - tiếng nói đánh giặc. 
Gióng yêu cầu rèn cho anh một con 
ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo 
giáp sắt. 
 Sau khi gặp sứ giả, gióng lớn nhanh 
như thổi, cơm ăn mấy cũng không no. 
Cả làng góp gạo nuôi Gióng. Lúc thế 
nước rất nguy cấp cũng là lúc sứ giả 
mang đồ tới. Gióng vươn vai trở thành 
tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm 
roi sắt, nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun 
lửa. Thánh Gióng một mình một ngựa 
xông thẳng vào quân địch, đánh hết 
lớp này đến lớp khác. Roi sắt gãy, 
Gióng nhổ luôn bụi tre bên đường 
đánh giặc. Giặc tan rã, đến chân núi 
Sóc Sơn, Gióng lên đỉnh núi, cởi giáp 
sắt bỏ lại, cả người cả ngựa bay về 
trời. Vua nhớ công ơn, phong làm Phù 
Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ở làng 
Gióng. 
BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY 
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm 
trong số hai mươi người con trai một 
người thật tài đức để nối ngôi nên đã 
ra điều kiện: không nhất thiết là con 
trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ 
Tiên vương sẽ được truyền ngôi. 
Các Lang đua nhau sắm lễ thật hậu, 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
15 
thật ngon. Lang Liêu, người con trai 
thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, 
chỉ quen với việc trồng khoai trồng 
lúa, không biết lấy đâu ra của ngon 
vật lạ làm lễ như những lang khác. 
Sau một đêm nằm mộng, được một vị 
thần mách nước, chàng bèn lấy gạo 
nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành 
hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình 
vuông dâng lên vua cha. Vua thấy 
bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa 
sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ 
Trời, Đất và lễ Tiên Vương, đặt tên 
bánh hình tròn là bánh giầy, bánh 
hình vuông là bánh chưng và truyền 
ngôi cho Lang Liêu. 
Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh 
giầy cúng lễ Tổ tiên trở thành phong 
tục không thể thiếu trong ngày Tết của 
người Việt Nam. 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
16 
Tiết 2: Luyện tập 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ 
TRÒ 
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT 
Bài tập 2 
Thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ 
ảo? 
Hãy chỉ ra yếu tố kỳ ảo trong truyền 
thuyết Con Rồng cháu Tiên, Bánh 
chưng bánh giầy, Thánh Gióng? 
Cho HS thảo luận nhóm, viết ra giấy 
và đại diện nhóm trình bày. 
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
GV chốt ý. 
? Nêu rõ vai trò của yếu tố này trong 
truyền thuyết CRCT và Thánh 
Gióng? 
Hs làm việc nhóm → đại diện nhóm 
trình bày 
Gv nhận xét 
Bài tập 2: 
* Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo là những 
chi tiết không có thật. Các chi tiết này 
khiến cho các nhân vật lịch sử mang 
màu sắc thần thoại. 
* Các yếu tố kỳ ảo trong các truyền 
thuyết: 
- Con Rồng cháu Tiên: 
+ Lạc Long Quân và Âu Cơ đều có 
dòng dõi Rồng ,Tiên. 
+ Lạc Long Quân có sức khỏe vô địch, 
có nhiều phép lạ. 
+ Sinh ra bọc trứng, nở ra 100 người 
con trai, không cần ăn uống, bú mớm 
vẫn lớn nhanh như thổi. 
- Thanh Gióng: 
+ Mẹ Gióng ướm thử vào bàn chân lạ 
ngoài đông, về mang thai, 12 tháng 
mới sinh. 
+ Gióng ba tuổi không biết nói, biết 
cười. 
+ Khi nghe sứ giả đi loan tin tìm người 
giúp nước, Gióng kêu mẹ mời sứ giả 
vào. 
+ Sau khi gặp sứ giả, gióng lớn nhanh 
như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, 
áo vừa may xong đã chật. 
+ Vươn vai trở thành tráng sĩ. 
+ Ngựa sắt thét ra lửa, một mình dánh 
bại toàn bộ quân địch. 
+ Gióng cưỡi ngựa bay về trời. 
- Bánh chưng bánh giầy: 
- Lang Liệu gặp thần báo mộng chỉ các 
nguyên liệu làm bánh. 
* Vai trò của các yếu tố kỳ ảo trong 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
17 
BÀI TẬP 3 
 ? Trong các truyền thuyết trên 
em thích chi tiết nào nhất, hãy viết 
một đoạn văn ngắn (5-7 câu) kể về 
chi tiết đó. Lí giải xem vì sao em 
thích chi tiết đó? 
1. Hướng dẫn học sinh viết đoạn 
văn: 
- Xác định nội dung đoạn văn: Về 
một chi tiết trong truyện. 
- Xác định bố cục: 
+ Câu 1: Nêu chi tiết mà mình thích. 
+ Câu 2->6. Lí giải vì sao mình 
thích chi tiết đó? Chi tiết đó có tác 
dụng như thế nào 
+ Câu 7. Khẳng định và đánh giá. 
- Xác định hình thức. 
Một đoạn văn ngắn (5-7 câu), hành 
văn trong sáng, mạch lạc, không 
mắc lỗi chính tả, dùng từ. 
- Gợi ý: 
+ Em hãy nêu chi tết trong truyện 
mà em thích? 
+ Em nêu bố cục đoạn văn định 
viết? (mở đoạn: câu 1.....) 
+ Em thích chi tiết đó bởi lí do gì. 
- Em cần lưu ý điều gì về hình thức 
của đoạn văn? 
2. Sau khi học sinh viết đoạn, GV 
cho hoạt động nhóm 4, đọc và sửa 
đoạn văn của bạn, GV sửa cho HS 
(căn cứ vào hình thức, nội dung, 
cách dùng từ, bố cục... như hướng 
các truyền thuyết: 
- Con Rồng cháu Tiên: 
 Tô đậm tính chất kỳ lạ, đẹp đẽ của các 
nhân vật đồng thời chứng tỏ người Việt 
có nguồn gốc khác thường, rất cao quý, 
đẹp đẽ. Qua đó nhân dân ta muốn nhắn 
nhủ thế hệ sau phải biết tự hào, tôn 
kính tổ tiên mình. 
- Thánh Gióng: 
Tô đậm tính chất kỳ lạ, đẹp đẽ của 
nhân vật, đồng thời thể hiện lòng yêu 
nước sâu sắc, khát vọng về những 
người anh hùng mang sức mạnh phi 
thường, đánh đuổi giặc ngoại xâm. 
Bài tập 3: 
Đoạn văn tham khảo: 
 Trong truyền thuyết Thánh Gióng có 
rất nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo, 
nhiều hình ảnh mang ý nghĩa sâu sắc. 
Trong đó, em thích nhất là chi tiết 
Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời. Chi 
tiết ấy gợi trước mắt người đọc một 
bức tranh thật đẹp, thật kì vĩ và thần 
thái biết bao. Mặc dù đây là một chi 
tiết không có thật nhưng đó là mơ ước 
về hình mẫu một vị anh hùng của nhân 
dân - một người anh hùng sẵn sàng xả 
thân vì dân vì nước không màng đến 
danh lợi. Sau khi đất nước đã sạch 
bóng quân thù, chàng bỏ lại áo giáp 
sắt, cưỡi ngựa bay về trời. Chàng trở 
về với nơi bất diệt, bất tử. Chàng 
không còn là một nhân vật trong truyền 
thuyết nữa mà đã trở thành một người 
anh hùng bất tử, sống mãi trong lòng 
nhân dân. 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
18 
dẫn trên). GV chữa cụ thể trong vở, 
cho điểm một vài học sinh. 
GV trình chiếu đoạn văn mẫu, cho 
học sinh đọc đoạn văn 
TIẾT 3 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ 
TRÒ 
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT 
Bài tập 4 
? Hãy hóa thân vào một nhân vật 
trong ba truyền thuyết mà em thích, 
kể lại câu chuyện đó bằng lời kể của 
em? 
- GV hướng dẫn hs chọn một trong ba 
truyền thuyết. 
- Chọn một nhân vật sẽ hóa thân, kể 
lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất. 
- Bố cục 3 phần, đảm bảo những sự 
việc chính của truyện. Lời kể sáng 
tạo, hay, hấp dẫn. 
Hs làm việc cá nhân → trình bày → 
hs khác nhận xét→ gv nhận xét. 
GV cho HS đọc bài tham khảo. 
Bài tập 4: 
Bài làm tham khảo 
CON RỒNG CHÁU TIÊN 
Trong vai Lạc Long Quân, hãy kể lại câu chuyện Con Rồng cháu 
Tiên. 
Thuở ấy, đã lâu lắm rồi, có lẽ đến hơn 4000 năm về trước, lúc đất nước ta vẫn 
còn hoang sơ lắm. Trên đất chủ yếu là núi đồi, cỏ cây hoa lá chứ chưa có con 
người đông đúc như bây giờ. Trên trời, dưới nước, mỗi vùng đất đều do các vị 
thần tiên cai quản, trông nom. Là con trai của thần Long Nữ, vị thần được 
thần trời giao cho cai quản vùng sông nước Lạc Việt, cha mẹ đặt tên cho ta là 
Lạc Long Quân. Được cha mẹ chỉ dạy đủ điều từ thủa ấu thơ, lại thêm sức lực 
vốn có của giống rồng, ta đã luyện được rất nhiều phép lạ. 
Thủa ấy, khi ta còn trẻ, ta thường hay xin phép Đức Long Vương lên 
trần gian thăm thú, giúp dân tiễu trừ bọn yêu tinh, dạy dân cách trồng trọt, 
chăn nuôi, cách ăn ở. Trần gian nhiều cảnh đẹp khiến ta gắn bó như đang 
sống dưới thủy cung. Một hôm, đang thoả chí ngao du sơn thuỷ, ta say hứng 
Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 6 
19 
quá chân lên tận vùng núi cao phương Bắc. Bỗngh ta gặp một thiếu nữ xinh 
đẹp tuyệt trần. Hỏi ra mới biết nàng là Âu Cơ, con gái Thần Nông. Nghe nói 
vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm, cỏ lạ, nàng xin phép cha dạo bước đến 
thăm. Ta cùng Âu Cơ mến cảnh hợp người, đem lòng yêu thương rồi thề ước 
nguyện cùng chung sống trọn đời. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kỳ lạ thay! Đến 
ngày sinh nở, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng. Rồi trăm trứng nở ra trăm 
con đều đẹp đẽ, hồng hào chẳng cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi. Vợ 
chồng ta hết sức vui mừng, hết lòng chăm chút cho đàn con nhỏ. Sống ở trần 
thế đã lâu, ta cũng thấy nóng lòng, ở thuỷ cung, cha mẹ đã già, công việc 
không biết ai gánh vác. Trăn trở nhiều lần, ta nghĩ: "Âu Cơ vốn thuộc dòng 
tiên hợp với non cao, ta lại là giống rồng quen sông nơi biển cả; tính tình, tập 
quán hẳn có nhiều cái khác nhau nên một cuộc biệt ly trong nay mai khó là 
tránh khỏi. Ta bèn gọi trăm con cùng Âu Cơ và nói: 
- Ta và vàng tuy sống chưa lâu nhưng nghĩa tình đến sông cạn đá mòn 
cũng không thay đổi. Ta nghĩ, ta là giống rồng, nàng là giống tiên, vậy khó 
mà tính kế dài lâu được. Nay vì đại nghiệp và vì sự mưu sinh của trăm con, ta 
sẽ đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên núi, chia nhau ra mà cai quản 
các phương hễ có việc gì thì báo cho nhau để mà tương trợ. 
Âu Cơ nghe thấy hợp tình cũng đành nghe theo, cuộc chia ly ngậm ngùi, 
da diết. 
Ta đưa 50 con xuống vùng đồng thấp dạy các con nghề biển mà an cư 
lập nghiệp. Âu Cơ đưa các con lên núi cao, lập con trưởng làm vua, lấy hiệu 
là Hùng Vương, đóng đô ở đất 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_boi_duong_ngu_van_6_bo_2.pdf