Giáo án cả năm môn Mĩ thuật Lớp 2 - Nguyễn Thanh Quang

- Kiến thức: Học sinh nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt; có kiến thức đơn giản về màu sắc.

- Kĩ năng: Học sinh biết tạo ra những sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh; phân biệt được đậm nhạt của màu sắc khi sử dụng trong trang trí; vận dụng được vào trang trí khung ảnh, bưu thiếp.

 

doc 58 trang Phương Mai 29/11/2023 19980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án cả năm môn Mĩ thuật Lớp 2 - Nguyễn Thanh Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án cả năm môn Mĩ thuật Lớp 2 - Nguyễn Thanh Quang

Giáo án cả năm môn Mĩ thuật Lớp 2 - Nguyễn Thanh Quang
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp các bài 1; bài 6; bài 11 và bài 14 (4 tiết)
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt; có kiến thức đơn giản về màu sắc.
- Kĩ năng: Học sinh biết tạo ra những sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh; phân biệt được đậm nhạt của màu sắc khi sử dụng trong trang trí; vận dụng được vào trang trí khung ảnh, bưu thiếp...
- Thái độ: Học sinh phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo và năng lực diễn đạt bằng lời nói.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Đoạn nhạc, tranh, ảnh, phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp chì màu, 
	- Học sinh: bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở Mĩ thuật, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Giáo viên giới thiệu chủ đề “Hộp màu của em”.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
- Học sinh lắng nghe, cảm nhận.
2. Các hoạt động chính:
2.1. Hoạt động 1: Trải nghiệm (3 phút)
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết được 3 độ đậm, nhạt của màu sắc qua tranh vẽ.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi ý để học sinh nêu tên các màu mà mình biết.
- Giáo viên trình chiếu (hoặc gắn lên bảng) các tranh chỉ những sắc màu khác nhau như đậm, đậm vừa, nhạt để học sinh quan sát và yêu cầu các em nhận xét về độ đậm nhạt của màu sắc.
- Học sinh luân phiên kể tên các màu mà mình biết như xanh, đỏ, vàng, tím, 
- Học sinh quan sát và nhận xét.
2.2. Hoạt động 2: Kĩ năng sáng tạo (25-28 ph)
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết và tạo ra được 3 độ đậm, nhạt của màu sắc.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm 01 bức tranh, yêu cầu các nhóm thảo luận, chỉ ra những chỗ có màu đậm, đậm vừa và nhạt.
- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng các màu sẵn có để tạo ra 3 độ đậm nhạt của màu.
- Học sinh thảo luận, chỉ cho nhau những chỗ có màu đậm, đậm vừa và nhạt.
- Đại diện nhóm trình bày và chỉ trước lớp.
- Học sinh tạo ra 3 độ đậm nhạt của màu theo yêu cầu, trình bày trước lớp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng vở thực hành Mĩ thuật để thực hiện các yêu cầu của các bài 1; bài 6; bài 11 và bài 14.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên:
+ Các nhóm học sinh trung bình, yếu: thực hiện bài 1 hoặc bài 6.
+ Các nhóm học sinh khá: thực hiện bài 6 và bài 11.
+ Các nhóm học sinh giỏi: thực hiện bài 11 và bài 14.
- Giáo viên nhận xét.
- Lớp nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Nếu các nhóm chưa làm kịp, giáo viên yêu cầu thực hiện tiếp vào tiết sau.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm  ; Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp các bài 1; bài 6; bài 11 và bài 14 (4 tiết)
(Tiết 2 + 3)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt; có kiến thức đơn giản về màu sắc.
- Kĩ năng: Học sinh biết tạo ra những sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh; phân biệt được đậm nhạt của màu sắc khi sử dụng trong trang trí; vận dụng được vào trang trí khung ảnh, bưu thiếp...
- Thái độ: Học sinh phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo và năng lực diễn đạt bằng lời nói.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Đoạn nhạc, tranh, ảnh, phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp chì màu, 
	- Học sinh: bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở Mĩ thuật, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
2. Các hoạt động chính (tiếp theo):
2.3. Hoạt động 3: Vẽ theo nhạc (60 phút)
* Mục tiêu: Học sinh sáng tạo ra màu các sắc độ của màu, vận dụng vào trang trí.
* Cách tiến hành:
E Bước 1. Nghe nhạc và vẽ theo tiếng nhạc:
- Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm (theo nhóm cùng trình độ), phát giấy khổ to cho mỗi nhóm.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm nghe nhịp điệu, tiết tấu nhanh, chậm; mạnh, nhẹ của tiếng nhạc và vẽ theo cảm xúc riêng của mình. 
- Giáo viên mở nhạc, yêu cầu học sinh vẽ theo động lệnh của giáo viên (về đậm nhạt; vẽ nét cong, thẳng, hay chấm màu).
- Học sinh lập nhóm, chuẩn bị bút màu cá nhân.
- Học sinh nắm yêu cầu.
- Học sinh vừa di chuyển xung quanh bàn của nhóm, vừa vẽ ngẫu hứng vào vị trí bất kỳ trên giấy vẽ (có thể vẽ chồng chéo lên các nét màu đã có).
- Khi tờ giấy đã hết chỗ trống, giáo viên yêu cầu dừng lại và tắt nhạc.
- Học sinh dừng vẽ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh cảm nhận và trao đổi thể hiện cảm xúc về bức tranh của nhóm.
- Học sinh cảm nhận và trao đổi thể hiện cảm xúc về bức tranh của nhóm.
E Bước 2. Sử dụng hình vẽ trừu tượng vào trang trí:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm cảm nhận, thưởng thức vẻ đẹp của các ô hình và nghĩ về một nội dung theo trí tưởng tượng của cá nhân.
- Mỗi cá nhân trong nhóm cảm nhận, thưởng thức vẻ đẹp của các ô hình và nghĩ về một nội dung theo trí tưởng tượng của riêng mình.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm dùng khung giấy, lựa chọn hoạ tiết trang trí có đủ 3 sắc màu đậm, đậm vừa, nhạt từ bức vẽ trừu tượng của nhóm vừa hoàn thành
- Các nhóm dùng khung giấy, lựa chọn hoạ tiết trang trí có đủ 3 sắc màu đậm, đậm vừa, nhạt từ bức vẽ trừu tượng của nhóm vừa hoàn thành
E Bước 3. Trang trí cho một sản phẩm:
{ Nhóm trung bình, yếu: 
- Vẽ một hình vuông bất kì (dùng giấy nháp, giấy vở cũ hay vở thực hành Mĩ thuật).
- Dùng ô hình vừa cắt (hoặc xé), trang trí vào hình vuông đó.
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
{ Nhóm khá: 
- Vẽ một khung ảnh (dùng giấy nháp, giấy vở cũ hay vở thực hành Mĩ thuật).
- Dùng ô hình vừa cắt (hoặc xé) để vận dụng vào trang trí khung ảnh.
{ Nhóm giỏi:
- Vẽ và viết một bưu thiếp (dùng giấy nháp, giấy vở cũ hay vở thực hành Mĩ thuật).
- Dùng ô hình vừa cắt (hoặc xé) để vận dụng vào trang trí bưu thiếp. Chọn nền và các mảng chữ, kiểu chữ, màu sắc tương thích với hình trang trí.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Nếu các nhóm chưa làm kịp, giáo viên yêu cầu thực hiện tiếp vào tiết sau.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp các bài 1; bài 6; bài 11 và bài 14 (4 tiết)
(Tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt; có kiến thức đơn giản về màu sắc.
- Kĩ năng: Học sinh biết tạo ra những sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh; phân biệt được đậm nhạt của màu sắc khi sử dụng trong trang trí; vận dụng được vào trang trí khung ảnh, bưu thiếp...
- Thái độ: Học sinh phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo và năng lực diễn đạt bằng lời nói.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Đoạn nhạc, tranh, ảnh, phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp chì màu, 
	- Học sinh: bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở Mĩ thuật, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
2. Các hoạt động chính:
2.4. Hoạt động 4: Phân tích, diễn giải (10 ph)
* Mục tiêu: Học sinh biết thảo luận, đánh giá về sản phẩm của bạn.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi ý để học sinh sắp xếp, trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Học sinh sắp xếp, trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát sản phẩm của nhóm bạn, thảo luận về kiến thức, kỹ năng trang trí cơ bản trong khi hoàn thiện sản phẩm về: cách xen kẽ, đối xứng, họa tiết, màu sắc, đậm nhạt ... từ đơn giản đến phức tạp.
- Các nhóm chọn sản phẩm của nhóm bạn để thảo luận, nhận xét, đánh giá.
2.5. Hoạt động 5: Giao tiếp, đánh giá (20 ph)
* Mục tiêu: Học sinh biết nhận xét, tự đánh giá và đánh giá bài bạn.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.
- Giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
õ Lưu ý: Giáo viên chú ý đến việc sử dụng những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ mĩ thuật khi điều hành hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá kết quả học tập để học sinh phát triển thêm về kiến thức, kĩ năng mĩ thuật.
- Học sinh các nhóm lần lượt thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.
- Học sinh nhóm khác đặt câu hỏi như: Làm thế nào? Vì sao chọn mảng màu đó? Vì sao trang trí như vậy,  cho nhóm bạn.
- Giáo viên khuyến khích học sinh sử dụng kết quả hoạt động vào trang trí nhiều loại sản phẩm có trang trí đường diềm như: nhãn vở, sổ tay, túi xách, váy áo...
- Học sinh suy nghĩ, vận dụng khi ở nhà.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Dẫn dắt từ chủ đề “Hộp màu của em” sang chủ đề “Em và những người thân yêu”.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp bài 10 và bài 23 (2 tiết)
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh biết cách quan sát, hình dung các bộ phận trên khuôn mặt để vẽ tranh chân dung theo cảm nhận.
- Kĩ năng: Học sinh vẽ được chân dung của bản thân hoặc người mình yêu thích.
- Thái độ: Học sinh phát huy được khả năng diễn đạt cảm xúc của bản thân đối với người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, 
	- Học sinh: bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở Mĩ thuật, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Giáo viên giới thiệu chủ đề “Em và những người thân yêu”.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
- Học sinh lắng nghe, cảm nhận.
2. Các hoạt động chính:
2.1. Hoạt động 1: Trải nghiệm (3 phút)
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết sự khác nhau về nét mặt của mỗi người.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét: Trong lớp mình có rất nhiều bạn. Có bao nhiêu bạn nhỉ? Chúng ta có giống nhau không? Hãy đứng dậy và quan sát xem nào!
- Học sinh quan sát và nhận xét.
2.2. Hoạt động 2: Vẽ biểu cảm (25-30 ph)
* Mục tiêu: Học sinh biết cách quan sát, hình dung các bộ phận trên khuôn mặt để vẽ tranh chân dung theo cảm nhận.
* Cách tiến hành:
E Bước 1. Vẽ mù (không nhìn giấy):
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự mình nhớ lại và vẽ bạn mình theo trí nhớ, không nhìn giấy và cũng không nhìn bạn.
- Học sinh vẽ tập trung trong vòng 10-15 phút. Mắt của các em nhìn tới đâu thì tay cầm bút vẽ trên giấy theo các bộ phận mắt quan sát. Học sinh cố gắng không nhìn vào giấy và đưa nét vẽ liền mạch khi vẽ. Học sinh vẽ từ 3- 4 tờ với một mẫu.
- Giáo viên duy trì không khí tập trung và hỗ trợ các em khi gặp khó khăn bằng một số câu gợi mở:
+ Em đang nhớ đường nét của bộ phận nào? Miệng, mắt, mũi, cằm hay má? 
+ Em có nhận thấy đường nét của mái tóc không? Đường nét bắt đầu từ đâu và đi theo hướng nào? 
+ Đường nét của cổ gặp đường nét khuôn mặt ở chỗ nào?
+ Cổ, vai ngực nối với nhau ra sao? 
+ Các em nhận thấy đường nét quần áo quanh cổ và vai không?
E Bước 2. Thảo luận về các đường nét biểu cảm:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đính các bức vẽ của mình trên tường.
- Giáo viên yêu cầu các em cùng nhau xem tranh, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm vẽ tranh qua hoạt động “Vẽ không nhìn giấy” hoặc vẽ cách điệu.
- Học sinh đính các bức vẽ của mình trên tường.
- Học sinh cùng nhau xem tranh, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm vẽ tranh qua hoạt động “Vẽ không nhìn giấy” hoặc vẽ cách điệu.
- Giáo viên gợi ý bằng một số câu hỏi:
+ Chúng ta vừa làm gì? Các em có thích bài tập này không? Tại sao?
+ Các em vẽ có giống mẫu không?
+ Bức tranh nào vẽ chi tiết nhất? Hiệu quả của những chi tiết này là gì?
+ Có ai “gian lận” trong quá trình vẽ không? Làm thế nào em nhận ra điều đó? 
+ Qua hoạt động này, chúng ta đã được hình thành kĩ năng nào?
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Nếu các nhóm chưa làm kịp, giáo viên yêu cầu thực hiện tiếp vào tiết sau.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp bài 10 và bài 23 (2 tiết)
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh biết cách quan sát, hình dung các bộ phận trên khuôn mặt để vẽ tranh chân dung theo cảm nhận.
- Kĩ năng: Học sinh vẽ được chân dung của bản thân hoặc người mình yêu thích.
- Thái độ: Học sinh phát huy được khả năng diễn đạt cảm xúc của bản thân đối với người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, 
	- Học sinh: bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở Mĩ thuật, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
2. Các hoạt động chính (tiếp theo):
2.2. Hoạt động 2: Vẽ biểu cảm (15-20 ph)
* Mục tiêu: Học sinh biết lựa chọn, điều chỉnh và vẽ màu vào tranh biểu cảm.
* Cách tiến hành:
E Bước 3. Thể hiện tranh biểu đạt bằng màu sắc:
- Giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn, điều chỉnh các tranh đã vẽ cho phù hợp với biểu cảm mà các em muốn thể hiện.
- Học sinh lựa chọn, điều chỉnh các tranh đã vẽ cho phù hợp với biểu cảm mà mình muốn thể hiện.
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ màu vào bức vẽ đã chọn.
- Giáo viên khuyến khích học sinh lựa chọn chất liệu, màu sắc phù hợp để vẽ nhằm tăng tính biểu cảm. 
- Giáo viên đi và quan sát cả lớp, giúp học sinh yếu.
- Giáo viên đặt câu hỏi để giúp các em lựa chọn được màu sắc và nội dung đạt chất lượng:
- Học sinh vẽ màu vào bức vẽ đã chọn.
+ Em muốn thể hiện điều gì và em thể hiện nội dung đó như thế nào trong bức tranh này?
+ Tại sao em sử dụng những mầu đó ở chỗ này?
+ Hình ảnh trong tranh của em có theo những gì em muốn thể hiện không? 
+ Trong bức “Vẽ không nhìn giấy” của mình, em muốn thêm hay bỏ chi tiết nào? Lí do?
+ Nhân vật trong bức vẽ thể hiện trạng thái tình cảm gì? Biểu hiện ở điểm nào?
- Giáo viên giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật của các hoạ sĩ trong nước và nước ngoài giúp học sinh tự tin hơn, có ấn tượng và hiểu rõ những phong cách biểu cảm khác nhau khi vẽ chân dung.
- Học sinh quan sát, cảm nhận.
2.3. Hoạt động 3: Giao tiếp, đánh giá (10 ph)
* Mục tiêu: Học sinh biết nhận xét, tự đánh giá và đánh giá bài bạn.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày theo nhóm, trang trí góc sản phẩm của nhóm mình.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.
- Giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
- Học sinh trình bày theo nhóm, trang trí góc sản phẩm của nhóm mình.
- Học sinh các nhóm lần lượt thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.
- Học sinh nhóm khác đặt câu hỏi để tìm hiểu cách vẽ của bạn.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, dẫn dắt từ chủ đề “Em và những người thân yêu” sang chủ đề “Trường em”.
- Giáo viên khuyến khích học sinh sử dụng phương pháp này để vẽ biểu cảm các đối tượng khác trong các bối cảnh khác nhau khi ở nhà.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh ghi nhận.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp các bài 2, bài 7, bài 19 và bài 21 (4 tiết)
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh phát triển được những hiểu biết cơ bản về các hoạt động ở trường; hiểu được hình dáng đơn giản của con người trong cac hoạt động để tạo hình dáng bằng cách vẽ, nặn hoặc xé dán.
- Kĩ năng: Học sinh phát triển được khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện của chính các em ở trường; phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.
- Thái độ: Yêu thích trường, lớp; kính trọng thầy cô; thân thiện với bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, 
	- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở Mĩ thuật, một số bức hình hoặc đồ vật có hình tranh trí 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Giáo viên giới thiệu chủ đề “Trường em”.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
- Học sinh lắng nghe, cảm nhận.
2. Các hoạt động chính:
2.1. Hoạt động 1: Trải nghiệm (3 phút)
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết về trang trí và cách trang trí.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đưa ra ví dụ về trang trí, trình chiếu (hoặc gắn lên bảng) các hình ảnh về trang trí.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm kiếm những khu vực được trang trí xung quanh trường, từ nhà đến trường, ở nhà các em.
- Học sinh quan sát, cảm nhận.
- Học sinh nêu và nhận xét.
2.2. Hoạt động 2: Kĩ năng sáng tạo (25-28 ph)
* Mục tiêu: Học sinh có được những hiểu biết cơ bản về các hoạt động ở trường; hiểu được hình dáng đơn giản của con người trong cac hoạt động.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng vở thực hành Mĩ thuật để thực hiện các yêu cầu của các bài 2; bài 7; bài 19 và bài 21.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên:
+ Các nhóm học sinh trung bình, yếu: thực hiện bài 2 hoặc bài 7.
+ Các nhóm học sinh khá: thực hiện bài 7 và bài 19.
+ Các nhóm học sinh giỏi: thực hiện bài 19 và bài 21.
- Giáo viên trình chiếu (hoặc gắn bảng) tranh thiếu nhi.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận về các bức tranh trên theo các gợi ý:
- Học sinh quan sát.
- Các nhóm thảo luận.
+ Mô tả các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc truyện tranh.
+ (Nhóm khá, giỏi) Mô tả các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh, nêu cảm nhận về vẻ đẹp của tranh.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét.
- Giáo viên chốt nội dung.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị tiết sau.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm  ; Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp các bài 2, bài 7, bài 19 và bài 21 (4 tiết)
(Tiết 2 + 3)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh phát triển được những hiểu biết cơ bản về các hoạt động ở trường; hiểu được hình dáng đơn giản của con người trong cac hoạt động để tạo hình dáng bằng cách vẽ, nặn hoặc xé dán.
- Kĩ năng: Học sinh phát triển được khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện của chính các em ở trường; phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.
- Thái độ: Yêu thích trường, lớp; kính trọng thầy cô; thân thiện với bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, 
	- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở Mĩ thuật, một số bức hình hoặc đồ vật có hình tranh trí 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
2. Các hoạt động chính (tiếp theo):
2.3. Hoạt động 3: Vẽ cùng nhau; tạo hình nhân vật biểu cảm (60-70 ph)
* Mục tiêu: Học sinh vẽ (xé, dán; nặn; uốn dây thép hoặc giấy bồi) được hình dáng đơn giản của con người trong cac hoạt động; phát triển được khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện của chính các em ở trường; phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm theo trình độ.
- Giao việc cho mỗi nhóm thực hiện:
- Học sinh lập nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ.
{ Các nhóm học sinh yếu:
- Vẽ tranh tùy ý về đề tài “Em đi học”.
- Tô màu vào tranh đã vẽ.
- Học sinh hiểu nội dung đề tài để vẽ tranh Đề tài em đi học
{ Các nhóm học sinh trung bình:
- Vẽ tranh về ngôi trường của em trong giờ ra chơi.
- Tô màu vào tranh đã vẽ.
- Học sinh hiểu đề tài giờ ra chơi ở sân trường để vẽ tranh theo ý thích, sắp xếp phù hợp với chủ đề.
{ Các nhóm học sinh khá:
- Xé, dán để tạo dáng người đang hoạt động.
- Học sinh hiểu các bộ phận chính và hình dáng hoạt động của con người để xé, dán thành dáng người đang hoạt động.
- Sắp xếp các sản phẩm của nhóm để tạo thành một nhóm người.
{ Các nhóm học sinh giỏi:
- Nặn hoặc uốn dây thép thành dáng người đang hoạt động.
- Sắp xếp các sản phẩm của nhóm để tạo thành một nhóm người.
- Học sinh hiểu các bộ phận chính và hình dáng hoạt động của con người để nặn hoặc uốn dây thép thành dáng người đang hoạt động.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Nếu các nhóm chưa làm xong thì sẽ thực hiện tiếp ở tiết sau.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp các bài 2, bài 7, bài 19 và bài 21 (4 tiết)
(Tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh phát triển được những hiểu biết cơ bản về các hoạt động ở trường; hiểu được hình dáng đơn giản của con người trong cac hoạt động để tạo hình dáng bằng cách vẽ, nặn hoặc xé dán.
- Kĩ năng: Học sinh phát triển được khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện của chính các em ở trường; phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.
- Thái độ: Yêu thích trường, lớp; kính trọng thầy cô; thân thiện với bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, 
	- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở Mĩ thuật, một số bức hình hoặc đồ vật có hình tranh trí 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
2. Các hoạt động chính (tiếp theo):
2.4. Hoạt động 4: Phân tích, diễn giải (10 ph)
* Mục tiêu: Học sinh biết thảo luận, đánh giá về sản phẩm của bạn.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi ý để học sinh sắp xếp, trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Học sinh sắp xếp, trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát sản phẩm của nhóm bạn, thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
- Các nhóm chọn sản phẩm của nhóm bạn để thảo luận, nhận xét, đánh giá.
+ Những hình ảnh chồng chéo ở những vị trí xa, gần khác nhau tạo ra không gian ba chiều ?
+ Không gian trong tranh gần hay xa? 
+ Các dáng hoạt động của các nhân vật trong bức vẽ như thế nào?
2.5. Hoạt động 5: Giao tiếp, đánh giá (20 ph)
* Mục tiêu: Học sinh biết nhận xét, tự đánh giá và đánh giá bài bạn.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.
- Giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
õ Lưu ý: Giáo viên chú ý đến việc sử dụng những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ mĩ thuật như không gian ba chiều, gần, xa, ...
- Các nhóm thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.
- Học sinh đặt câu hỏi cho nhóm bạn:
+ Hình ảnh này thể hiện điều gì?
+ Mối quan hệ giữa những nhân vật trong hình ảnh là gì? 
+ Các hoạt động trong tranh là hoạt động gì? Trong bối cảnh không gian nào?
- Giáo viên khuyến khích mỗi nhóm học sinh trình bày câu chuyện của mình giống như một vở kịch ngắn. Từ một vị trí, hình dáng cố định trong tranh, các em sẽ tự tìm ra cách biểu cảm, hành động khác và thay đổi vị trí nhân vật tạo cách sắp đặt bố cục khác để thể hiện xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
- Học sinh suy nghĩ, vận dụng khi ở nhà.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Dẫn dắt từ chủ đề “Trường em” sang chủ đề “Thiên nhiên quanh em”.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp các bài 3, bài 4, bài 13 và bài 28 (4 tiết)
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh tich cực, chủ động kham phá, hiểu được vẻ đẹp, sự phong phú đa dạng của thiên nhiên.
- Kĩ năng: Học sinh tạo được các hình dáng đơn giản về cây cối, hoa lá, ...; biết sắp xếp các hình đơn lẻ từ ngân hang hình ảnh để tạo được bức tranh về thiên nhiên.
- Thái độ: Học sinh phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, một số tranh, ảnh về thiên nhiên, cây, lá, 
	- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở Mĩ thuật, các bức tranh về thiên nhiên mà các em sưu tầm được
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Giáo viên giới thiệu chủ đề “Thiên nhiên quanh em”.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
- Học sinh lắng nghe, cảm nhận.
2. Các hoạt động chính:
2.1. Hoạt động 1: Trải nghiệm (3 phút)
* Mục tiêu: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp, sự phong phú đa dạng của thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên trình chiếu (hoặc gắn lên bảng) các hình ảnh về lá, cây, hoa, thiên nhiên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày và giải thích thêm về những bức hình mà các em sưu tầm được về thiên nhiên.
- Học sinh quan sát, cảm nhận.
- Học sinh nêu và nhận xét.
2.2. Hoạt động 2: Kĩ năng sáng tạo (28 ph)
* Mục tiêu: Học sinh tạo được các hình dáng đơn giản về cây cối, hoa lá, ...
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng vở thực hành Mĩ thuật để thực hiện các yêu cầu của các bài 3; bài 4; bài 13 và bài 28.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên:
+ Các nhóm học sinh trung bình, yếu: thực hiện bài 3 và bài 4.
- Học sinh cần vẽ được vài lá cây và cây đơn giản. Tô màu làm tăng thêm nét sống động cho cây.
+ Các nhóm học sinh khá: thực hiện bài 4 và bài 13.
- Học sinh cần vẽ được vườn hoa hay công viên với một số loài cây. Tô màu làm tăng thêm nét sống động cho vườn hoa hay công viên.
+ Các nhóm học sinh giỏi: thực hiện bài 13 và bài 28.
- Học sinh cần vẽ được vườn hoa hay công viên với một số loài cây. Tô màu làm tăng thêm nét sống động cho vườn hoa hay công viên. Yêu cầu tô màu đều, gọn.
- Giáo viên chốt nội dung.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị tiết sau.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
..
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm  ; Thứ ., ngày . tháng  năm 
Tích hợp các bài 3, bài 4, bài 13 và bài 28 (4 tiết)
(Tiết 2 + 3)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh tich cực, chủ động kham phá, hiểu được vẻ đẹp, sự phong phú đa dạng của thiên nhiên.
- Kĩ năng: Học sinh tạo được các hình dáng đơn giản về cây cối, hoa lá, ...; biết sắp xếp các hình đơn lẻ từ ngân hang hình ảnh để tạo được bức tranh về thiên nhiên.
- Thái độ: Học sinh phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, một số tranh, ảnh về thiên nhiên, cây, lá, 
	- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở Mĩ thuật, các bức tranh về thiên nhiên mà các em sưu tầm được
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
2. Các hoạt động chính (tiếp theo):
2.3. Hoạt động 3: Vẽ qua quan sát; tạo hình nhân vật biểu cảm (60-70 phút)
* Mục tiêu: Học sinh vẽ (xé, dán; nặn; uốn dây thép hoặc giấy bồi) được các hình dáng đơn giản về cây cối, hoa lá, ...; biết sắp xếp các hình đơn lẻ từ ngân hang hình ảnh để tạo được bức tranh về thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
E Bước 1. Tạo vườn cây, công viên:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm theo trình độ.
- Giao việc cho mỗi nhóm thực hiện:
- Học sinh lập nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ.
{ Các nhóm học sinh yếu:
Vẽ vài cành lá và cây; tô màu vào tranh đã vẽ.
{ Các nhóm học sinh trung bình:
Vẽ tranh về vườn hoa hay công viên; tô màu vào tranh đã vẽ.
{ Các nhóm học sinh khá:
Xé, dán để tạo một số cây, sắp xếp thành vườn cây hay công viên.
{ Các nhóm học sinh giỏi:
Nặn hoặc uốn dây thép được một số cây; sắp xếp các sản phẩm của nhóm để tạo thành một vườn cây hay công viên.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Nếu các nhóm chưa làm xong thì sẽ thực hiện tiếp ở tiết sau.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
..
..
..
..
..
..
..
Ngày dạy: Thứ ., ngày . tháng  năm  
Tích hợp các bài 3, bài 4, bài 13 và bài 28 (4 tiết)
(Tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh tich cực, chủ động kham phá, hiểu được vẻ đẹp, sự phong phú đa dạng của thiên nhiên.
- Kĩ năng: Học sinh tạo được các hình dáng đơn giản về cây cối, hoa lá, ...; biết sắp xếp cá

File đính kèm:

  • docgiao_an_ca_nam_mon_mi_thuat_lop_2_nguyen_thanh_quang.doc