Giáo án Công nghệ 6 - Bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng (Tiết 2+3) - Đào Minh Đông

1. Về kiến thức, kĩ năng

 - Kể tên được một số nhóm thực phẩm chính, nêu được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm chính đối với sức khỏe con người, yêu cầu của chế độ dinh dưỡng hợp lí.

 - Xây dựng được bữa ăn dinh dưỡng hợp lí, ước tính được chi phí tài chính dành cho một bữa ăn gia đình.

 - Hình thành thói quen ăn uống khoa học để giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.

2. Về năng lực

 a. Năng lực đặc thù

 - Nhận thức công nghệ: Nhận biết được chức năng của từng nhóm thực phẩm chủ yếu đối với cơ thể con người, chế độ dinh dưỡng hợp lí và các bước xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.

 - Giao tiếp công nghệ: Sử dụng được thuật ngữ về các nhóm thực phẩm, thuật ngữ mô tả món ăn để trình bày về bữa ăn thường ngày của gia đình và chế độ dinh dưỡng hợp lí.

 - Sử dụng công nghệ: Sử dụng các món ăn từ thực phẩm giàu dinh dưỡng để phối hợp thành bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.

 - Đánh giá công nghệ: Nhận xét, đánh giá nhu cầu dinh dưỡng của từng nhóm người khác nhau, nhận xét đánh giá bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.

 - Thiết kế công nghệ: Đề xuất bữa ăn dinh dưỡng hợp lí cho gia đình.

 b. Năng lực chung

 - Tự chủ và tự học, chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề trong tình huống mới.

 - Giao tiếp và hợp tác: Biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.

 - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề về dinh dưỡng hợp lí, đề xuất được giải pháp cho bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.

 

docx 9 trang quyettran 31563
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng (Tiết 2+3) - Đào Minh Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ 6 - Bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng (Tiết 2+3) - Đào Minh Đông

Giáo án Công nghệ 6 - Bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng (Tiết 2+3) - Đào Minh Đông
Ngày soạn:
Ngạy dạy:
Bài 4: THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG (tiết 2, 3)
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức, kĩ năng
	- Kể tên được một số nhóm thực phẩm chính, nêu được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm chính đối với sức khỏe con người, yêu cầu của chế độ dinh dưỡng hợp lí.
	- Xây dựng được bữa ăn dinh dưỡng hợp lí, ước tính được chi phí tài chính dành cho một bữa ăn gia đình.
	- Hình thành thói quen ăn uống khoa học để giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.
2. Về năng lực
 a. Năng lực đặc thù
	- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được chức năng của từng nhóm thực phẩm chủ yếu đối với cơ thể con người, chế độ dinh dưỡng hợp lí và các bước xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.
	- Giao tiếp công nghệ: Sử dụng được thuật ngữ về các nhóm thực phẩm, thuật ngữ mô tả món ăn để trình bày về bữa ăn thường ngày của gia đình và chế độ dinh dưỡng hợp lí.
	- Sử dụng công nghệ: Sử dụng các món ăn từ thực phẩm giàu dinh dưỡng để phối hợp thành bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.
	- Đánh giá công nghệ: Nhận xét, đánh giá nhu cầu dinh dưỡng của từng nhóm người khác nhau, nhận xét đánh giá bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.
	- Thiết kế công nghệ: Đề xuất bữa ăn dinh dưỡng hợp lí cho gia đình.
 b. Năng lực chung
	- Tự chủ và tự học, chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề trong tình huống mới.
	- Giao tiếp và hợp tác: Biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.
	- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề về dinh dưỡng hợp lí, đề xuất được giải pháp cho bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.
3. Về phẩm chất
	- Nhân ái, yêu quý, quan tâm đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
	- Chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được ở nhà trường trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hàng ngày.
	- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, ý thức rèn luyện, chăm sóc sức khỏe bản thân.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên
- Tìm hiểu mục tiêu bài.
- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: SGK, SGV, SBTvà tài liệu về các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia về chế độ dinh dưỡng hợp lí.
- Hình ảnh thực phẩm trong từng nhóm, các món ăn thường ngày trong gia đình, trẻ em với nhiều thể trạng khác nhau.
- Các phiếu học tập, giấy A1 (đánh dấu vị trí ghi bài của cá nhân, nhóm), bút dạ
	2. Chuẩn bị của học sinh
	- Đọc trước bài 
	- Tìm hiểu các món ăn thường ngày của gia đình và những loại thực phẩm thường dùng và đơn giá của chúng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú tìm hiểu về các nhóm thực phẩm và chức năng của chúng đối với cơ thể
 * Tổ chức hoạt động:
	+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
 - GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi trả lời câu hỏi:
	? Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một món mình ưa thích ( VD trứng tráng) thì có được không? 
	? Vì sao hàng ngày chúng ta phải sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau?
	+ Thực hiện nhiệm vụ học tập:
 Hs trao đổi cặp đôi, thống nhất câu trả lời
	+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
 GV gọi một số đại diện báo cáo và phân tích
* Sản phẩm học tập: 
 Câu trả lời của các cặp đôi
* Phương án đánh giá
 HS nghe và nhận xét chéo cặp
 GV bổ sung và giới thiệu bài, yêu cầu HS đọc mục tiêu bài trong SGK.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
3. Chế độ ăn uống khoa học. 
 a. Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.
* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết yêu cầu của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí 
 * Tổ chức hoạt động:
	+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu:
 - Hs hoạt động cá nhân:
	Quan sát bữa ăn dinh dưỡng hợp lí Hình 7.3 SGK/47.
 	? Nêu nhận xét về loại món ăn và thành phần các nhóm thực phẩm chính được sử dụng trong bữa ăn.
 	Ghi câu trả lời vào vị trí của mình được đánh dấu trên giấy A1. 
 - HS hoạt động nhóm:
	Sau khi các bạn trong nhóm hoạt động cá nhân xong nhóm trưởng điều hành thảo luận nhóm thống nhát câu trẩ lời, cử thư kí ghi lại vào khu vực đã được đánh dấu cho nhóm.
GV phát giấy A1 và bút dạ cho các nhóm
	+ Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Nhóm trưởng điều hành các bạn hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm theo hướng dẫn của GV
	+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV nghe báo cáo tại nhóm, nhận xét bổ sung hoàn thiện kiến thức cho các HS trong nhóm sau đó cử các đại diện của nhóm đến nhóm khác nghe trình bày kết quả, giải đáp thắc mắc nếu có.
* Sản phẩm học tập: 
Bảng báo cáo kết quả làm việc của nhóm
* Phương án đánh giá
Cá nhân đại diện được GV cử đến nghe báo cáo đánh giá, nhận xét nhóm được phân công
* GV đưa ra nhận xét về những nhóm thực phẩm được sử dụng trong bữa ăn: 
	Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất được sử dụng với lượng nhiều nhất.
	Nhóm thực phẩm giàu chất đạm và chất đường bột được sử dụng với lượng vừa phải. 
	Nhóm thực phẩm giàu chất béo được sử dụng với lượng ít nhất.
GV giúp HS đưa ra kết luận:
KÊT LUẬN
	Chế độ ăn uống khoa học trước hết cần có bữa ăn dinh dưỡng hợp lí. Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí phải có đủ các nhóm thực phẩm chính với tỉ lệ thích hợp và nên có đủ các loại món ăn chính ( canh, xào hoặc luộc, món mặn)
* GV cũng lưu ý HS: Có nhiều cách sử dụng thực phẩm trong 4 nhóm chính để chế biến thành những món ăn cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình để lựa chọn thực phẩm theo mùa, phối hợp thực phẩm trong 4 nhóm để chế biến thành những bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.
b. Phân chia số bữa ăn hợp lí.
* Mục tiêu: Giới thiệu cách phân chia số bữa ăn trong ngày hợp lí 
 * Tổ chức hoạt động:
	+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Đọc thông tin phần 3.2 SGK/47,48 kết hợp quan sát nghiên cứu tranh vẽ Hình 7.4 trả lời câu hỏi: 
 ? Thời gian phân chia các bữa ăn của gia đình trong hình vẽ như thế nào? Có hợp lí không? Tại sao.
 ? Hai bữa ăn chính ăn quá gần hoặc quá xa nhau điều gì sẽ xảy ra.
 ? Theo em các bữa ăn chính cách nhau tối thiểu bao nhiêu giờ là hợp lí? Lưu ý gì khi ăn.
	+ Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS hoạt động cá nhân thực hiện yêu cầu của giáo viên
	+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
Cá nhân báo cáo trước lớp
* Sản phẩm học tập: 
Câu trả lời của HS
* Phương án đánh giá
HS tự nhận xét kết quả trả lời của mình.
* GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung vừa tìm được để hoàn thiện kiến thức
KÊT LUẬN
	Để có chế độ dinh dưỡng hợp lí phải ăn đúng bữa, đúng cách để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng.
* GV cung cấp thông tin bổ sung:
+ Bữa sáng:sau khi ngủ dậy bụng đói, nên ăn đủ năng lượng cho lao động và học tập.
+ Bữa trưa:sau buổi lao động và học tập, cần ăn bổ sung đủ chất để có năng lượng cho các hoạt động buổi chiều.
+ Bữa tối: sau một ngày làm việc vất vả, cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng để bù đắp năng lượng đã mất đi.
Ngoài ra còn có các bữa phụ, bữa xế để phù hợp với thời gian học tập, làm việc
4. Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
 a. Các yếu tố của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.
* Mục tiêu: Ôn lại kiến thức về các yếu tố của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí.
 * Tổ chức hoạt động:
	+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV đưa ra nhiệm vụ như sau:
	Cá nhân chia sẻ với các bạn trong nhóm về các món mình đã ăn trong bữa sáng hoặc bữa trưa hoặc tối. 
	Nhóm nhận xét xem bữa ăn của bạn mình đã hợp lí chưa? Nếu chưa hợp lí hãy góp ý để bạn điều chỉnh lại cho hợp lí.
	Chọn ra một bữa ăn được cho là hợp lí nhất? Giải thích tại sao lại chọn như vậy. 
 	+ Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Cá nhân và nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV
	+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
Đại diện nhóm báo cáo bài làm cá nhân và bài làm chung của nhóm
* Sản phẩm học tập: 
Bài làm cá nhân và bài làm chung của nhóm
* Phương án đánh giá
Tự đánh giá bài làm của cá nhân và của nhóm
* GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi để hoàn thiện kiến thức
? Một bữa ăn dinh dưỡng hợp lí cần đảm bảo yếu tố nào
KÊT LUẬN
	Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí có yếu tố sau: Đầy đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm chính với tỉ lệ thích hợp. Nên có đủ 3 loại món ăn chính.
 b. Chi phí của bữa ăn
* Mục tiêu: Hướng dẫn cách tính chi phí cho một bữa ăn
 * Tổ chức hoạt động:
	+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin phần 4.2, trao đổi cặp đôi để hoàn thành phiếu học tập số 2:
GV phát phiếu cho các cặp đôi.
	+ Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
	+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
Trao đổi phiếu học tập cho cặp đôi bên cạnh
* Sản phẩm học tập: 
Phiếu học tập của cặp đôi
* Phương án đánh giá
Đánh giá chéo bài làm của cặp đôi theo đáp án của GV
* GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi để hoàn thiện kiến thức
? Cách tính chi phí cho một bữa ăn.
KÊT LUẬN
	Chi phí của một bữa ăn = Tổng chi phí của các món ăn.
	Chi phí của một món ăn = Tổng số tiền mua các loại thực phẩm để chế biến món ăn 	 
 c. Các bước xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
* Mục tiêu: Hướng dẫn quy trình xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí và tính chi phí của bữa ăn
 * Tổ chức hoạt động:
	+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập và thực hiện nhiệm vụ học tập:
 - GV cho HS nghiên cứu thông tin phần 4.3 SGK/48,49 trả lời câu hỏi
? Quy trình xây dựng bữa ăn hợp lí và cách tính chi phí cho một bữa ăn
? Nêu yêu cầu của một bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
HS trả lời
GV thống nhất trước lớp quy trình xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí và cách tính chi phí cho một bữa ăn.
 - Yêu cầu các nhóm trao đổi để xây dựng một bữa ăn dinh dưỡng hợp lí và cách tính chi phí cho bữa ăn đó ra phiếu học tập số 3 ( Giấy A0) 
Lưu ý: Có thể thay thế các thực phẩm trong cùng nhóm để bữa ăn dạt yêu cầu về mức độ dinh dưỡng, tránh trùng lặp về màu sắc và mùi vị
HS trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu
GV theo dõi hỗ trợ nếu cần
	+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
Các nhóm treo phiếu học tập số 3 của nhóm về khu vực làm việc của nhóm
* Sản phẩm học tập: 
Phiếu học tập số 3
* Phương án đánh giá
- GV phân công đánh giá như sau: Nhóm 1 à Nhóm 2 àNhóm 3 à Nhóm 4 à Nhóm 1.
 - GV thông báo tiêu chí đánh giá kết quả thực hành ( Bảng đánh giá thực hành) được đặt tại mỗi nhóm.
	+ Tiêu chí đánh giá quy trình thực hành 
	+ Tiêu chí đánh giá sản phẩm thực hành
 - Các nhóm di chuyển xem sản phẩm của nhóm bạn, nhận xét, chấm điểm vào bảng đánh giá đặt tại nhóm đó, đề xuất cách khắc phục. Sau đó về chỗ tự đánh giá nhóm mình.
- Sau khi HS ổn định về vị trí GV yêu cầu các nhóm giải thích thắc mắc của nhóm bạn, sửa lại nều chưa hợp lí.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí và cách tính chi phí cho một bữa ăn. HS ghi vở 
KÊT LUẬN
Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
1
Lập danh sách các món ăn theo từng loại
2
Chọn món ăn chính
3
Chon thêm món ăn kèm
4
Hoàn thiện bữa ăn
Tính toán chi phí cho bữa ăn
5
Ước tính số lượng mỗi loại thực phẩm cần dùng
6
Tính chi phí cho mỗi loại thực phẩm cần dùng
7
Tính chi phí cho mỗi món ăn
8
Tính chi phí cho bữa ăn
Hoạt động 3: Luyện tập
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố khắc sâu kiến thức về các nhóm thực phẩm. Từ đó, đánh giá giá trị dinh dưỡng của những món ăn thường dùng trong gia đình. 
 * Tổ chức hoạt động:
	Bài tâp 1, 2:
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập 1,2 phần luyện tập sau đó trao đổi với các bạn trong nhóm về kết quả làm được. Nhóm nhận xét, bổ sung, thống nhất cử đại diện báo cáo trước lớp. 
GV nhận xét chung, đánh giá 
	Bài tập 3
GV yêu cầu trao đổi cặp đôi để hoàn thành 
Báo cáo trước lớp
 Các nhóm nhận xét, đưa ra ý kiến kết luận
 GV phân tích nhu cầu dinh dưỡng của từng nhóm người để HS thấy được sự khác nhau ở mỗi nhóm, vai trò của bữa ăn hàng ngày đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho mọi thành viên trong gia đình.
	Bài tập 4
GV yêu câu HS trả lời câu hỏi đặt ra phần khởi động
HS khác nhận xét, bổ sung
GV chốt: Ăn uống phải đầy đủ các chất dinh dưỡng (đủ các nhóm thực phẩm chính)
	Bài tập 5, 6
 GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 4. 
Cử đại diện trình bày trước lớp
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV kết luận
Hoạt động 4. Vận dụng
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố và vận dụng kiến thức, kĩ năngđã học vào thực tiễn trong việc ăn uống của bản thân và gia đình
 * Tổ chức hoạt động:
	+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần vận dụng suy nghĩ để hoàn thành ra vở.
	+ Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoạt động cá nhân làm bài 
	+ Báo cáo kết quả thục hiện nhiệm vụ học tập: Báo cáo trực tiếp với GV
* Sản phẩm học tập: 
	Bài làm trong vở của HS
* Phương án đánh giá:
	GV đánh giá, HS tự đánh giá
* GV giao về nhà cho HS hoàn thành nốt bài trên lớp ( nếu chưa hoàn thành) và bài tập trong SBT.	
Hoạt động 5. Mở rộng 
	GV hướng dẫn HS nghiên cứu phần thế giới trong em từ đó điều chỉnh để có chế độ ăn uống khoa học và vận động hợp lí.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Kể tên các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người?
2. Dựa vào Hình 7.1 (SGK/45), hoàn thiện thông tin trong bảng sau
Tên nhóm thực phẩm
Tên một số thực phẩm
Vai trò đối với cơ thể con người
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Món ăn
Thực phẩm
SL
Đơn giá
Thành tiền (đồng) 
Canh cua 
Cua
0,2 kg
15 000 đ/kg
Rau muống
1 mớ
3000đ/bó (mớ)
Đỗ xào thịt
Đỗ
0,4kg
15 000 đ/kg
Thịt nạc
0,2kg
150 000 đ/kg
Đậu xốt cà chua
Đậu
4 bìa
20 000đ/kg
Cà chua
0,2kg
15 000 đ/kg
TỔNG CHI PHÍ CHO BỮA ĂN
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Món ăn
Thực phẩm
SL
Đơn giá
Thành tiền (đồng) 
Canh cua 
Cua
0,2 kg
15 000 đ/kg
30000 (1đ)
33 000
(1đ)
Rau muống
1 mớ
3000đ/mớ
3 000 (1đ)
Đỗ xào thịt
Đỗ
0,4kg
15 000 đ/kg
6 000 (1đ)
36 000
(1đ)
Thịt nạc
0,2kg
150 000 đ/kg
30000 (1đ)
Đậu xốt cà chua
Đậu
4 bìa
1500 đ/bìa
6 000 (1đ)
10 000
(1đ)
Cà chua
0,2kg
20 000đ/kg
4 000 (1đ)
TỔNG CHI PHÍ CHO BỮA ĂN
79 000
(1đ)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
STT
Các bước trong quy trình
Chi tiết minh họa
Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
1
Lập danh sách các món ăn theo từng loại
2
Chọn món ăn chính
3
Chon thêm món ăn kèm
4
Hoàn thiện bữa ăn
Tính toán chi phí cho bữa ăn
5
Ước tính số lượng mỗi loại thực phẩm cần dùng
6
Tính chi phí cho mỗi loại thực phẩm cần dùng
7
Tính chi phí cho mỗi món ăn
8
Tính chi phí cho bữa ăn
BẢNG ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH
Tiêu chí đánh giá quy trình thực hành
STT
Các bước trong quy trình
Có
Không
1
Lập danh sách các món ăn theo từng loại
2
Chọn món ăn chính
3
Chon thêm món ăn kèm
4
Hoàn thiện bữa ăn
5
Ước tính số lượng mỗi loại thực phẩm cần dùng
6
Tính chi phí cho mỗi loại thực phẩm cần dùng
7
Tính chi phí cho mỗi món ăn
8
Tính chi phí cho bữa ăn
Tiêu chí đánh giá sản phẩm thực hành
STT
Tiêu chí đánh giá
Mức1
Mức 2
Mức 3
1
Mức độ hoàn thành bài thực hành
2
Dinh dưỡng của bữa ăn
+ Có đủ các món chính
+ Có đủ 4 nhóm thức phẩm
+ Tỷ lệ các chất dinh dưỡng hợp lí
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1. Chọn bữa ăn có thành phần các nhóm thực phẩm hợp lí. Vì sao?
STT
Bữa ăn số 1
Bữa ăn số 2
Bữa ăn số 3
1
2
3
4
Cơm trắng
Thịt kho trứng
Cá rán
Canh mướp đắng
Cơm trắng
Su su cà rốt xào
Gía hẹ xào
Canh cà chua nấu thịt băm
Cơm trắng
Cá rô kho tộ
Canh chua nấu cá
Đậu cove xào thịt
 KL
2. Bạn nào có thời gian phân chia bữa ăn hợp lí nhất. Điều chỉnh bữa ăn chưa hợp lí?
Bữa sáng
Bữa phụ
Bữa trưa
Bữa xế
Bữa tối
Bạn A
6h
9h
10h
18h
Bạn B
6h
11h
18h
Bạn C
6h
10h30
14h30
18h
KL

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_6_bai_4_thuc_pham_va_dinh_duong_tiet_23_da.docx