Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 7: Trang phục (Tiết 1) - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

•Trình bày được khái niệm của trang phục

• Kể tên được các vật dụng và loại trang phục thông dụng trong cuộc sống

• Trình bày được vai trò và sự đa dạng của trang phục trong cuộc sống

• Mô tả được các loại trang phục phù hợp với hoàn cảnh và công việc

2. Năng lực

a) Năng lực công nghệ

•Nhận biết được các vật dụng khác nhau trong trang phục

•Phân biệt được các loại trang phục khác nhau

• Hình thành ý tưởng thiết kế trang phục phù hợp với hoàn cảnh thực tế

•Đọc và phân biệt được một số thuật ngữ về kiểu trang phục, vật dụng đi kèm với trang phục

b) Năng lực chung

• Tự chủ và tự học:Chủ đông và tích cực học tập, vận dụng linh họa t kiến thức vào việc phân biệt và lựa chọn trang phục phù hợp với các tình huống thực tế

• Giao tiếp và hợp tác: Biết vận dụng linh hoạt, biết trình bày ý tưởng, thảo luận vấn đề của bài học. Thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.

3. Phẩm chất

• Chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về trang phục vào đời sống hàng ngày

 •Trách nhiệm: có ý thức về việc bảo quản, giữ gìn và lựa chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

•Tài liệu giảng dạy: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính

•Đồ dùng, phương tiện dạy học: tranh ảnh các loại trang phục khác nhau và các vật dụng đi kèm theo trang phục, tranh ảnh hoặc video clip về thời trang và các cách phối hợp trang phục tương ứng với hoàn cảnh thực tế

2. Đối với học sinh:

•Đọc trước bài học trong SHS

•Quan sát và tìm hiểu về các loại trang phục, vật dụng đi kèm với trang phục thông dụng

•Tìm hiểu về những vai trò của trang phục đối với đời sống con người

 

docx 11 trang quyettran 14/07/2022 6902
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 7: Trang phục (Tiết 1) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 7: Trang phục (Tiết 1) - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 7: Trang phục (Tiết 1) - Năm học 2021-2022
Ngày soạn: .//
Ngày dạy: //
CHƯƠNG III: TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG
BÀI 7: TRANG PHỤC (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
•Trình bày được khái niệm của trang phục 
• Kể tên được các vật dụng và loại trang phục thông dụng trong cuộc sống
• Trình bày được vai trò và sự đa dạng của trang phục trong cuộc sống
• Mô tả được các loại trang phục phù hợp với hoàn cảnh và công việc
2. Năng lực
a) Năng lực công nghệ
•Nhận biết được các vật dụng khác nhau trong trang phục
•Phân biệt được các loại trang phục khác nhau 
• Hình thành ý tưởng thiết kế trang phục phù hợp với hoàn cảnh thực tế
•Đọc và phân biệt được một số thuật ngữ về kiểu trang phục, vật dụng đi kèm với trang phục 
b) Năng lực chung
• Tự chủ và tự học:Chủ đông và tích cực học tập, vận dụng linh họa t kiến thức vào việc phân biệt và lựa chọn trang phục phù hợp với các tình huống thực tế
• Giao tiếp và hợp tác: Biết vận dụng linh hoạt, biết trình bày ý tưởng, thảo luận vấn đề của bài học. Thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.
3. Phẩm chất
• Chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về trang phục vào đời sống hàng ngày
 •Trách nhiệm: có ý thức về việc bảo quản, giữ gìn và lựa chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
•Tài liệu giảng dạy: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính
•Đồ dùng, phương tiện dạy học: tranh ảnh các loại trang phục khác nhau và các vật dụng đi kèm theo trang phục, tranh ảnh hoặc video clip về thời trang và các cách phối hợp trang phục tương ứng với hoàn cảnh thực tế
2. Đối với học sinh: 
•Đọc trước bài học trong SHS
•Quan sát và tìm hiểu về các loại trang phục, vật dụng đi kèm với trang phục thông dụng
•Tìm hiểu về những vai trò của trang phục đối với đời sống con người
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích hứng thú tìm hiểu về trang phục, vai trò và các loại trang phục phổ biến hiện nay trong đời sống hàng ngày
b. Nội dung: Hình thành khái niệm ban đầu về trang phục cho học sinh. Giải thích câu nói: 
c. Sản phẩm học tập: Nhu cầu tìm hiểu về trang phục và các loại trang phục của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình chiếu một số bức ảnh + video về các người mẫu mặc các loại trang phục và vật dụng khác nhau đi kèm với trang phục, và yêu cầu HS vận dụng kiến thức hiểu biết của mình để xác định tên của các vật dụng có trong đoạn video và hình ảnh?
- HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và tìm ra câu trả lời. 
Nhận xét các câu trả lời của nhau
- GV đặt vấn đề bằng cách nêu câu hỏi tình huống: Tại sao nói: Người đẹp vì lụa? Trang phục giúp ích như thế nào cho con người?
Như chúng ta đã biết, cuộc sống ngày càng phát triển, yêu cầu về cái đẹp trong mắt con người lại càng được nâng cao hơn. Đẹp không chỉ thể hiện ở khuôn mặt, nụ cười, hàm răng, mái tóc, mà còn cả ở trong cách ăn mặc, trong trang phục thường ngày, và cả trong lối sống, cách ứng xử, cách giao tiếp, văn hóa. Vì vậy, với tầm quan trọng của trang phục hiện nay, để tìm hiểu kĩ hơn về nó chúng ta cùng đi đến bài 7: Trang phục ( Tiết 1).
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trang phục và vai trò của trang phục
a. Mục tiêu: Giới thiệu: Trang phục là gì? Và vai trò của trang phục đối với đời sống con người?
b. Nội dung: 
- Một số bộ trang phục hoàn chỉnh về áo quần và các vật dụng đi kèm
- Một số bộ trang phục phù hợp với thời tiết (nóng/ lạnh), và trong một số hoàn cảnh khác nhau
c. Sản phẩm học tập: Khái niệm của trang phục và vai trò của trang phục đối với đời sống con người.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS xem Hình 7.1 hoặc video clip về các bộ trang phục hoàn chỉnh khác nhau ( từ 2-3 bộ)
- GV yêu cầu hs hoạt động nhóm nhỏ (2hs/ nhóm) trả lời câu hỏi:
+ Em hãy kể tên những vật dụng trong các bộ trang phục người mẫu mặc và mang trên người?
 - GV tiếp tục đặt câu hỏi mở rộng kiến thức.
+ Em hãy kể thêm một số vật dụng thường xuyên được mang hay mặc trên người trong các hoàn cảnh khác nhau mà chưa được thể hiện trên hình ảnh trên?
 - GV nhận xét và đưa tới kết luận khẳng định, tất cả những vật dụng trên đều là trang phục đưa ra kết luận về khái niệm trang phục hoàn chỉnh
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 7.2. Hoạt động nhóm 2hs – Trả lời câu hỏi.
+Em hãy nêu một số nhận xét về hình ảnh 7.2. Tác dụng của các loại trang phục trên mỗi hình là gì?
- GV bổ sung gợi ý thêm các vai trò khác của trang phục theo câu trả lời của học sinh
- GV cung cấp thêm nhiều hình ảnh dẫn chứng của các bộ trang phục bám sát vào những vai trò cụ thể để khai thác và dẫn dắt học sinh tiếp cận kiến thức( Trang phục đi mưa, trang phục chống bụi, trang phục ngày cưới, trang phục ngày Tết,...)
- Giáo viên kết luận tổng hợp vai trò của trang phục theo 2 nhóm: Bảo vệ và làm đẹp
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận nhóm.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS đại diện trình bày kết quả thảo luận nhóm
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung
Yêu cầu các nhóm tự nhận xét nhau
+ Hs bổ sung và tổng hợp câu trả lời
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
+ GV kết luận chốt kết thức
+ GV ghi bảng
+ Hs ghi chép bài vào vở 
1.Trang phục và vai trò của trang phục
Trang phục là gì?
- Trang phục là các loại quần áo và một số vật dụng khác đi kèm như: mũ, giày, tất ( vớ), khăn choàng,... Trong đó quần áo là những vật dụng quan trọng nhất
- Trang phục thay đổi theo sự phát triển của xã hội, ngày càng đa dạng và phong phú về kiểu dáng, mẫu mã để phục vụ cho nhu cầu may mặc của con người
Vai trò của trang phục
-Bảo vệ cơ thể chống lại những tác hại của môi trường như: nắng nóng, mưa bão, tuyết lạnh, không khí ô nhiễm...
- Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động
Hoạt động 2: Các loại trang phục
a. Mục tiêu: giúp HS biết được sự đa dạng và phong phú của các loại trang phục trong cuộc sống
b. Nội dung: các loại trang phục cho nhiều lứa tuổi, tình huống khác nhau
c. Sản phẩm học tập: Sự đa dạng của trang phục trong cuộc sống
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 7.3 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Các trang phục trên đây được sử dụng trong hoàn cảnh nào? 
+ Hãy kể tên các loại trang phục khác mà em biết?
-GV trình chiếu một số mẫu trang phục khác nhau có sẵn, yêu cầu hs thảo luận nhóm (4-5hs/ nhóm) phân chia các loại trang phục theo những nhóm khác nhau.
- GV yêu cầu hs nhận xét về cách thức phân nhóm trang phục lẫn nhau.
- GV đưa kết luận: về mức độ đa dạng của trang phục. Yêu cầu hs tổng hợp và đúc kết thành kiến thức bài học
- GV yêu cầu các nhóm HS kể thêm một vài trang phục khác theo từng cách phân loại trang phục đã được học. ( Phiếu học tập 1)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận nhóm và làm phiếu học tập 1
+ GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày kết quả, tổng hợp và báo cáo PHT 1
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung , tổng hợp kết thức
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức – Ghi bảng
- HS nộp PHT 1 và ghi chép bài học
2. Các loại trang phục
Trang phục rất đa dạng về kiểu dáng và chất liệu
Có 4 cách phân loại một số trang phục như sau:
Theo thời tiết: trang phục mùa đông, trang phục mùa hè, trang phục mùa thu,....
Theo công dụng: đồng phục, trang phục thường ngày, trang phục lễ hội, trang phục thể thao,...
Theo lứa tuổi: trang phục người lớn, trang phục trẻ em
Theo giới tính: trang phục nam, trang phục nữ.
Hoạt động 3: Lựa chọn trang phục theo vóc dáng 
a. Mục tiêu: hướng dẫn hs lựa chọn vải và kiểu may giúp che khuyết điểm về vóc dáng của người mặc
b. Nội dung: Ảnh hưởng của vải và kiểu may đến vóc dáng người mặc
c. Sản phẩm học tập: Cách lựa chọn vải và kiểu may ảnh hưởng đến vóc dáng người mặc
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nói lên tầm quan trọng của việc mặc trang phục phù hợp với vóc dáng 
Trang phục phù hợp sẽ làm nổi bật ưu điểm và che đi khuyết điểm của cơ thể
Em đã biết mình thuộc thể trạng vóc dáng như thế nào chưa? GV hướng dẫn học sinh tự nhận xét vóc dáng của bản thân.
-Gv yêu cầu hs quan sát hình 7.4 và đưa ra một số nhận xét về vóc dáng người mặc khi sử dụng trang phục có cùng kiểu may nhưng khác nhau về màu sắc và hoa văn
- GV đưa thêm một số ví dụ về hình ảnh so sánh sự khác nhau về vóc dáng người mặc khi sử dụng trang phục có cùng kiểu may nhưng khác nhau về màu sắc và hoa văn ( Kẻ sọc ngang/ dọc và họa tiêt lớn/bé)
- GV cho hs nguyên cứu tiếp về ảnh hưởng của chất liệu vải trong trang phục đối với vóc dáng của người mặc bằng hình ảnh minh họa
- GV hướng dẫn hs đưa ra kết luận cụ thể ( Tham khảo ở bảng 7.1)
- GV yêu cầu hs quan sát hình 7.5 và trả lời câu hỏi trong SGK. Thảo luận và thực hiện theo nhóm ( 2hs/ nhóm)
+ Em hãy nêu nhận xét về vóc dáng người mặc khi sử dụng trang phục có cùng màu sắc nhưng khác nhau về kiểu may?
- GV tiến thành cho hs đối chiếu bằng một số hình ảnh minh họa khác phong phú so sánh các kiểu may khác nhau trong cùng 1 bộ trang phục ảnh hưởng đến vóc dáng người mặc
 - GV hướng dẫn học sinh thu nhận kiến thức
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận nhóm nhỏ, phát biểu ý kiến nhận xét
+ GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày kết quả, tổng hợp, ghi nhận phần kiến thức chuẩn
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung , tổng hợp kết thức
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức – Ghi bảng
- HS bổ sung kiến thức phần ghi chép
3. Lựa chọn trang phục
3.1 Chọn trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thể
Con người có rất nhiều vóc dáng khác nhau: Thon gọn, tròn, đầy, cao thấp,...
1/ Về màu sắc, chất liệu vải
Bảng 7.1: SGK tr 50
2/ Kiểu may
Bảng 7.2: SGK tr 51
Kết luận: Các màu sắc, hoa văn, chất liệu vải, kiểu may sẽ tạo cảm giác người mặc thon gọn cao lên, hoặc tròn đầy, thấp xuống
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Làm sáng tỏ, củng cố kiến thức, vận dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể
b. Nội dung: Bài tập phần Luyện tập trong SGK
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi 1 và 2 trang 56 SGK:
Câu 1: Em hãy chỉ ra vật dụng nào là trang phục trong những vật dụng dưới đây. Nêu vai trò của từng loại vật dụng đó ( Kèm hình ảnh SGK trang 56) 
- GV gợi ý cho hs phân tích từng hình ảnh, vật dụng đó có được mặc, đeo, đội, mang trên người không. Nếu là trang phục thì phải có 1 hoặc cả 2 vai trò của trang phục: Bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người
Câu 2: Theo em, mỗi trang phục dưới đây ảnh hưởng đến vóc dáng người mặc như thế nào ( Kèm hình ảnh SGK trang 56)
-GV gợi ý cho học sinh phân tích theo từng đặc điểm của trang phục theo màu sắc, chất liệu, kiểu may đối với vóc dáng người mặc
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:
Câu 1: Một số vật dụng này là trang phục
-Khăn quàng đỏ là trang phục trong bộ đồng phục của Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh
-Balo là vật dụng mang theo người trong các bộ trang phục
-Cà Vạt là trang phục mang vẻ đẹp, sự chỉn chu, lịch sự và sang trọng làm đẹp cho con người trong một số hoạt động 
Câu 2: Ảnh hưởng của trang phục đến vóc dáng
-Hình a: Trang phục có màu sắc tươi sáng, nhiều hoa văn trên áo nên có thể làm vóc dáng người mặc trở nên tròn đầy hơn
-Hình b: Áo có họa tiết kẻ sọc dọc, chất liệu phẳng, đường nét dọc theo thân áo, kiểu may thẳng suôn sẽ làm cơ thể thon gọn hơn
-Hình c: Trang phục có màu tối, hoa văn nhỏ sẽ làm cơ thể thon gọn hơn
-Hình d: Trang phục màu sáng, áo có họa tiết kẻ sọc ngang, kiểu may rộng, ngang thân sẽ làm cơ thể tròn đầy hơn
Hình e:Kiểu may vừa sát cơ thể, chất liệu vải trơn sẽ làm cơ thể thon gọn hơn
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng những vấn đề liên quan đến trang phục vào thực tiễn
b. Nội dung: Câu hỏi 1,2 phần Vận dụng trong SGK 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 1 trong phần Vận dụng của SGK:
Câu 1: Hãy kể những vật dụng trong bộ đồng phục trên lớp và đồng phục thể dục của trường em
- GV hướng dẫn HS liệt kê những vật dung có trong bộ trang phục một cách đầy đủ
Câu 2: Mô tả bộ trang phục đi chơi phù hợp với vóc dáng của em
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện câu 1 trên lớp và hoàn thành câu 2 ở nhà và báo cáo vào tiết học sau.
- GV tổng kết lại kiếnthức cần nhớ của bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Mục tiêu đánh giá
Hình thức đánh giá
Nội dung đánh giá
Kết quả, tiêu chí đánh giá
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Hỏi đáp nhanh, tổng hợp ý kiến`
- Thực hiện thảo luận, phiếu học tập
- Bài tập mở rộng về nhà
-Kiến thức về trang phục và sự lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng
- Ý thức, khả năng thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến trong các câu hỏi
- Kết quả PHT
- Bài tập về nhà 
V. HỒ SƠ DẠY HỌC:
Phiếu học tập 1
Phân loại trang phục
Loại trang phục
1.Theo thời tiết
2.Theo công dụng
3.Theo lứa tuổi
4. The giới tính
Tờ nguồn phiếu học tập 1
Phân loại trang phục
Loại trang phục
1.Theo thời tiết
Trang phục mùa hè, mùa đông, mùa mưa, mùa thu,....
2.Theo công dụng
Trang phục lễ tết, trang phục thường ngày, trang phục thể thao, trang phục bảo hộ lao động, trang phục mặc lót,...
3.Theo lứa tuổi
Trang phục người lớn tuổi, người trưởng thành, trẻ em...
4. The giới tính
Trang phục nam, trang phục nữ, ...

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_6_sach_chan_troi_sang_tao_bai_7_trang_phuc.docx