Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình (Tiết 3) - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải

1. Kiến thức:

- Trình bày được các quy trình chung của phương pháp trộn hỗn hợp thực phẩm

2. Năng lực:

2.1. Năng lực công nghệ

-Nhận thức công nghệ: nhận biết được một số phương pháp chế biến thực phẩm hỗn hợp phổ biến.

-Sừ dụng công nghệ: lựa chọn và chế biến món ăn đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt

-Đánh giá công nghệ: đưa ra nhận xét cho sự phù hợp về dinh dưỡng cho một thực đơn ăn uống

2.2. Năng lực chung

-Năng lực tự chủ, tự học.

-Năng lực giao tiếp và hợp tác: B iết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến bảo quản và chế biến thực phẩm, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm.

-Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra.

3. Phẩm chất

-Chăm chỉ: có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Có ý thức quan tâm đến công việc nội trợ và tham gia giúp đỡ cha mẹ anh chị em trong mọi công việc của gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Giấy A4, phiếu học tập, bài tập, ảnh, powerpoint

2.Chuẩn bị của học sinh:

Đọc trước bài học trong SGK

 

docx 7 trang quyettran 14/07/2022 22220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình (Tiết 3) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình (Tiết 3) - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình (Tiết 3) - Năm học 2021-2022
 BÀI 5:BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 
 TRONG GIA ĐÌNH (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải
1. Kiến thức: 
- Trình bày được các quy trình chung của phương pháp trộn hỗn hợp thực phẩm
2. Năng lực:
2.1. Năng lực công nghệ
-Nhận thức công nghệ: nhận biết được một số phương pháp chế biến thực phẩm hỗn hợp phổ biến.
-Sừ dụng công nghệ: lựa chọn và chế biến món ăn đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt
-Đánh giá công nghệ: đưa ra nhận xét cho sự phù hợp về dinh dưỡng cho một thực đơn ăn uống
2.2. Năng lực chung
-Năng lực tự chủ, tự học.
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: B	iết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến bảo quản và chế biến thực phẩm, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm.
-Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra.
3. Phẩm chất
-Chăm chỉ: có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
-‌ ‌Có‌ ‌ý‌ ‌thức‌ ‌quan‌ ‌tâm‌ ‌đến‌ ‌công‌ ‌việc‌ ‌nội‌ ‌trợ‌ ‌và‌ ‌tham‌ ‌gia‌ ‌giúp‌ ‌đỡ‌ ‌cha‌ ‌mẹ‌ ‌anh‌ ‌chị‌ ‌em‌ ‌trong‌ ‌mọi‌ ‌công‌ ‌việc‌ ‌của‌ ‌gia‌ ‌đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Giấy A4, phiếu học tập, bài tập, ảnh, powerpoint
2.Chuẩn bị của học sinh:
Đọc trước bài học trong SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục đích: Khơi gợi nhắc lại phương pháp trộn hỗn hợp thực phẩm,
b) Nội dung: thực hành chế biến món ăn không sử dụng nhiệt.
c) Sản phẩm: HS thực hành các món trộn hỗn hợp yêu cầu của món ăn trạng thái, mùi, màu sắc, vị.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trong cùng bàn thảo luận trong thời gian 2 phút và cho biết cách chế biến món ăn không sử dụng nhiệt.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn và chọn các cách chế biến mòn ăn không sử dụng nhiệt.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
* Bước 3: Báo cáo thảo luận
- GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét trình bày của HS
GV chốt lại kiến thức.
GV dẫn dắt vào bài mới: thực phẩm phải được chế biến đa dạng, phong phú; cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. ‌Thực‌ ‌phẩm‌ ‌hàng‌ ‌ngày‌ ‌sử‌ ‌dụng‌ ‌được‌ ‌chế‌ ‌biến‌ ‌bằng‌ ‌nhiều‌ ‌phương‌ ‌pháp:‌ pp‌ không‌ ‌sử‌ ‌dụng‌ ‌nhiệt.‌ gồm phương pháp trộn hỗn hợp và phương pháp ngâm chua. Trong đó, trộn hỗn hợp là phương pháp có thể thực hiện nhanh chóng và dễ dàng.
Giáo viên nêu mục tiêu bài học
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Quy trình chung
a) Mục đích: Giúp HS nhận biết quy trình chung của phương pháp trộn hỗn hợp
thực phẩm
b) Nội dung: các bước trong quy trình trộn hỗn hợp thực phẩm
c) Sản phẩm: quy trình trộn hỗn hợp thực phẩm 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về phương pháp trộn hỗn hợp thực phẩm.
+ GV nêu các loại hỗn hợp nước trộn phổ biến thường được sử dụng trong các món
trộn hỗn hợp
+ GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình chung của phương pháp trộn hỗn hợp thực phẩm.
- Học sinh tiếp nhận
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời:
Quy trình chung của phương pháp trộn hỗn hợp thực phẩm,
Sơ chế các loại nguyên liệu » Pha hỗn hợp nước trộn và trộn nguyên liệu với nước
trộn » Trình bày món ăn.
- GV theo dõi
* Bước 3: Báo cáo kết quả 
HS trả lời câu hỏi của GV
* Bước 4 Kết quả, nhận định
- Học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-GV: chốt kiến thức
-HS nghe và ghi nhớ vào vở
3.1. Quy trình chung
1. Sơ chế nguyên liệu: làm sạch các loại nguyên liệu và cắt, thái phù hợp. Đối với nguyên liệu động vật phải làm chín trước khi cắt, thái.
2. Chế biến món ăn: pha hỗn hợp nước trộn. Sau đó trộn đều các nguyên liệu với hỗn hợp nước trộn.
3. Trình bày món ăn: sắp xếp món ăn ra đĩa, trang trí đẹp mắt.
Hoạt động 2: Yêu cầu kĩ thuật:
a) Mục đích: giúp HS nắm được yêu cầu kĩ thuật của món trộn hỗn hợp.
b) Nội dung: yêu cầu kĩ thuật của món ăn.
c) Sản phẩm: yêu cầu kĩ thuật của món ăn trạng thái, mũi, màu sắc, vị
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ GV yêu cầu HS nêu nhận định về màu sắc, mùi, vị của món trộn hỗn hợp đã từng ăn.
+GV dẫn dắt HS khái quát hoả yêu cầu chung của món trộn hỗn hợp.
+ GV giảng giải yêu cầu kĩ thuật của món ăn.
+GV lưu ý HS. Muốn món ăn ngon và bổ dưỡng thì trong quá trình chế biến cần
chú ý giữ cho chất dinh dưỡng của thực phẩm không bị hao hụt và phải giữ vệ sinh an toàn
thực phẩm.
+Kết luận:Yêu cầu kĩ thuật của món ăn.
-Món ăn ráo nước, có độ giòn và không bị nát,
-Có mùi thơm đặc trưng của nguyên liệu
-Có màu sắc đặc trưng của từng loại nguyên liệu.
-Vị vừa ăn.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời
- GV theo dõi
* Bước 3: Báo cáo kết quả 
HS trả lời câu hỏi của GV
* Bước 4 Kết quả, nhận định
- Học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-GV: chốt kiến thức
HS nghe và ghi nhớ vào vở
3.2. Yêu cầu kĩ thuật:
- Món ăn ráo nước, có độ giòn và không bị nát.
- Có mùi thơm đặc trưng của các nguyên liệu.
- Có màu sắc đặc trưng của từng loại nguyên liệu.
- Vị vừa ăn.
Hoạt động 3: Các bước chế biến:
a) Mục đích: Tồ chức cho HS thực hành chế biến món ăn bằng pp không sử dụng nhiệt.
b) Nội dung: các bước chế biến món ăn bằng phương pháp không sử dụng nhiệt
c) Sản phẩm: món ăn được chế biến bằng phương pháp không sử dụng nhiệt.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+GV giới thiệu về món ăn sắp thực hiện (có thể tổ chức cho mỗi nhóm tự chọn món
ăn mà nhóm đã nghiên cứu cách thực hiện và chuẩn bị nguyên liệu)
+GV gợi mở để HS khai triển quy trình chung trộn hỗn hợp thực phẩm thành các
bước chế biến cho món ăn sắp thực hiện,
+GV thực hiện thao tác mẫu và hướng dẫn HS thực hiện từng giai đoạn của quy trình
+GV nêu mục tiêu của buổi thực hành. Mỗi nhóm HS chế biến được một món ăn
bằng phương pháp không sử dụng nhiệt theo đúng quy trình và đạt yêu cầu kĩ thuật
+GV nêu yêu cầu của buổi thực hành về trật tự, thời gian,
+GV nêu tiêu chí đánh giá: món ăn đạt yêu cầu kĩ thuật:
+GV yêu cầu HS triển khai các bước trong quy trình
* Các bước sơ chế nguyên liệu:
Các nguyên liệu đã được sơ chế ở nhà (nếu có sử dụng nguyên liệu động vật thì
cần phải được làm chín). GV hướng dẫn HS tiếp tục sơ chế phần nguyên liệu còn lại. Ví
dụ: các loại rau củ được thái thành miếng vừa ăn, bóc vỏ trứng. Ngoài ra, GV có thể
hướng dẫn HS tỉa hoa từ rau, củ, quả để trang trí cho món ăn.
*Các bước chế biến món ăn
• Pha hỗn hợp nước trộn hỗn hợp dầu giấm hoặc nước mắm chua ngọt, xốt dầu
trứng, sữa chua,..
• Cho các nguyên liệu đã sơ chế vào bát to và chuẩn bị trộn hỗn hợp. Lưu ý chỉ
trộn các nguyên liệu ngay trước khi ăn;
- Trộn các nguyên liệu với hỗn hợp nước trộn.
* Các bước trình bày món ăn
• Đặt các nguyên liệu vào đĩa và sắp xếp, bố trí sao cho đẹp mắt,
• Trang trí thêm cho món ăn bằng các nguyên liệu khác
+ GV nên khuyến khích HS phát huy sự sáng tạo cá nhân để tự mình trang trí món ăn.
+GV theo dõi HS thực hành, thổn hẳn và điều chỉnh thao tác của HS Ngoài ra, GV
cân nhắc nhở HS trong quá trình thực hành phải lưu ý giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, tiết
kiện nguyên liệu (giáo dục ý thức sống, bảo vệ cuộc sống an toàn, lành mạnh hưởng đến
sự phát triển bền vững).
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời
- GV theo dõi
* Bước 3: Báo cáo kết quả 
HS trả lời câu hỏi của GV
* Bước 4 Kết quả, nhận định
- Học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-GV: chốt kiến thức
Kết luận:
Quy trình chế biến món trộn hỗn hợp:
+ Các bước sơ chế nguyên liệu
Bước 1: Nhặt rửa các nguyên liệu thực vật, làm chín nguyên liệu động vật (nếu có);
Bước 2: Cắt thái từng loại nguyên liệu.
Bước 3 Xử lí mùi hăng của nguyên liệu
+ Các bước chế biến món ăn
Bước 4: Pha hỗn hợp nước trộn
Bước 5: Trên các nguyên liệu với hỗn hợp nước trộn
+ Các bước trình bày món ăn
Bước 6: Dọn món ăn ra đĩa,
Bước 7:Trình bày món ăn kèm với nước chấm.
HS nghe và ghi nhớ vào vở
3.3. Các bước chế biến:
Quy trình chế biến món nộm
Ví dụ: Quy trình chế biến món nộm (gói) dưa chuột (dưa leo), cà rốt.
Bảng 5.1.Quy trình chế biến món nộm dưa chuột, cà rốt
- Nội dung: Các bước thực hiện:
*Sơ chế nguyên liệu:
* Chế biến món ăn:
*Trình bày món ăn:
Tiêu chí đánh giá kết quả thực hành:
+ Tiêu chí đánh giá quy trình thực hành:
TT
Các bước thực hiện
Có 
Không
1
Nhặt , rửa nguyên liệu
2
Cắt, thái từng loại nguyên liệu
3
Xử lý mùi hăng của nguyên liệu
4
Pha hỗn hợp nước trộn
5
Trộn các nguyên liệu với nước trộn
6
Dọn món ăn ra dĩa
7
Dọn kèm với nước chấm
+ Tiêu chí đánh giá sản phẩm thực hành:
• Đánh giá mức độ hoàn thành bài thực hành;
• Đánh giá sản phẩm thực hành theo tiêu chí: món ăn đạt các yêu cầu kĩ thuật
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
a) Mục tiêu : Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: hoàn thành được bài tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV dẫn dắt HS giải bài tập ở phần Luyện tập trong SHS.
• Câu 1. GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SHS về những sản phẩm đã được xử lí bằng các phương pháp bảo quản khác nhau. Sau đó, GV dẫn dắt HS phân tích từng sản phẩm dựa vào các chi tiết trong hình và trải nghiệm thực tế (đã từng ăn) để xác định phương pháp bảo quản đã sử dụng.
Gợi ý đáp án "Lạp xưởng: sấy khô và hút chân không,
• Cá khô, ướp muối và sấy khô (hoặc phơi khô);
GV giải thích lí do phối hợp nhiều phương pháp bảo quản trên một sản phẩm nhằm mục đích gia tăng hiệu quả bảo quản và tạo ra các sản phẩm có khẩu vị phù hợp với người sử dụng GVkhuyến khích HS ghi nhận lại cách bảo quản các loại thực phẩm khác nhau thực phẩm đã chế biến thực phẩm chưa chế biến, thực phẩm động vật, thực phẩm
Câu 3 GV hướng dẫn HS mô tả công việc tìmg bước theo hình Từ đó, củng cố
hiểu biết của HS về quy trình chế biến món trộn dầu giảm
Câu 4. GV gợi ý để HS nhận định công việc nào cần thực hiện trước, công việc
Tháo phải thực luận sau Từ đó, HS sắp xếp các công việc ngan chua hanh theo thứ tự họp và Xác định các bước của quy trình chế biến thái hành ngàn giám
Câu 5 GV nêu tên những món ăn thông thường để HS xác định phương pháp chế biển Tuy theo thực tế. GV có thể nểu thêm tên những nhón ăn phổ biến ở địa phương
Cau 6 Quy trình chế biến món cơm rang trứng
• Sơ chế nguyên liệu nấu cơm, để nguội, trắng trứng, cắt trứng thành sợi nhỏ.
• Chế biến món ăn phi tỏi (hoặc hành) vàng thơm, cho cơm và trứng vào hang
chung với gia vị.
• Trình bày món ăn với cơm ra đĩa, bày thêm trung, hành lá, rau mùi lên mặt cơm.
• Cầu HS xây dựng quy trình thực hiện món rau muống luộc với các hình ảnh gợi
- Hs tiếp nhận
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời
- GV theo dõi
* Bước 3: Báo cáo kết quả:
HS trình bày miệng
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: chiếu kết quả
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu : Giúp HS củng cố và vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn chế biến thực phẩm ở gia đình.
b) Nội dung: bài tập phần vận dụng trong SGK và bài tập về nhà trong SBT.
c) Sản phẩm: đáp án bài tập phần vận dụng trong SGK và bài tập về nhà trong SBT.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu : 
Kể tên các món ăn và gia đình em thường dùng và sắp xếp chúng vào từng nhóm phương pháp chế biến phù hợp.
Quan sát và trình bày cách chế biến một món ăn trong gia đình mà em thích nhất.Nội dung trình bày gồm nguyên liệu cần dùng, quy trình chế biến, hương vị của món ăn.
-GV giao bài tập cho HS làm ở nhà
- Hs tiếp nhận
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoàn thành yêu cầu bài tập ở nhà
* Bước 3: Báo cáo kết quả:
Tiết học tiếp theo báo cáo kết quả bằng hình thức thuyết trình
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_6_sach_chan_troi_sang_tao_bai_5_bao_quan_v.docx