Giáo án Địa lí 7 (Công văn 5512) - Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.

- So sánh được sự khác nhau giữa 2 hình thức sở hữu trong nông nghiệp Nam Mĩ.

- Đưa ra được những biện pháp để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: kĩ năng quan sát, giải thích, chỉ lược đồ, khai thác kiến thức qua kênh hình và lược đồ.

 

docx 5 trang phuongnguyen 27/07/2022 14820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 7 (Công văn 5512) - Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 7 (Công văn 5512) - Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ

Giáo án Địa lí 7 (Công văn 5512) - Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
- So sánh được sự khác nhau giữa 2 hình thức sở hữu trong nông nghiệp Nam Mĩ.
- Đưa ra được những biện pháp để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: kĩ năng quan sát, giải thích, chỉ lược đồ, khai thác kiến thức qua kênh hình và lược đồ.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực chủ động trong các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động làm việc cá nhân và nhóm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ. 
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
Đặt tình huống:
Trong một lớp học. Giáo viên chia diện tích lớp làm 2 khu vực. Yêu cầu khoảng 28HS đứa về bên trái. 2HS đứng về bên phải.
+ Yêu cầu HS tính nhanh mỗi khu vực chiếm bao nhiêu % sĩ số HS trong lớp và bao nhiêu % diện tích lớp.
+ Sự bất hợp lí ở việc phân chia của GV là gì?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. 
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài. GV nhận xét và khéo léo dẫn dắt vào bài: Như vậy, các em thấy rõ ràng trong sự phân chia của thầy (cô) có sự bất hợp lí. 95% HS trong lớp lại chỉ đứng vào ô có diện tích nhỏ. Ngược lại, 2/3 diện tích lớp lại chỉ có 5% HS. Điều này cũng cũng giống như sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Nam Mĩ. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này thì các em sẽ cùng đi vào bài học hôm nay.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các hình thức sở hữu trong nông nghiệp (15 phút)
a) Mục đích:
- So sánh được sự khác nhau giữa 2 hình thức sở hữu trong nông nghiệp Nam Mĩ.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 135 kết hợp quan sát hình 44.1, 44.2, 44.3 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
1. Nông nghiệp
a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp.
Hai hình thức là tiểu điền trang và đại điền trang.
Các yếu tố
Đại điền trang
Tiểu điền trang
Diện tích đất
 60% diện tích đất tự nhiên và
đồng cỏ.
 Dưới 5 ha
Dân số
 Các đại điền chủ ( 5% dân số)
 Các hộ nông dân ( 90% - 95% dân số)
Hình thức
canh tác
 Máy móc hiện đại, sản xuất theo lối quảng canh.
 Dụng cụ thô sơ: sử dụng sức kéo của gia súc và lao động chân tay.
Nông sản
chính
 Sản phẩm cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi cừu, bò, lạc đà.
 Sản phẩm cây lương thực với quy mô nhỏ.
Mục đích sản xuất
 Xuất khẩu thu ngoại tệ.
 Tự cung tự cấp
- Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất: một số quốc gia đã ban hành luật cải cách ruộng đất nhưng ít thành công.
- Riêng Cuba đã tiến hành thành công cải cách ruộng đất.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
Các yếu tố
Đại điền trang
Tiểu điền trang
Diện tích đất
 60% diện tích đất tự nhiên và
đồng cỏ.
 Dưới 5 ha
Dân số
 Các đại điền chủ ( 5% dân số)
 Các hộ nông dân ( 90% - 95% dân số)
Hình thức
canh tác
 Máy móc hiện đại, sản xuất theo lối quảng canh.
 Dụng cụ thô sơ: sử dụng sức kéo của gia súc và lao động chân tay.
Nông sản
chính
 Sản phẩm cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi cừu, bò, lạc đà.
 Sản phẩm cây lương thực với quy mô nhỏ.
Mục đích sản xuất
 Xuất khẩu thu ngoại tệ.
 Tự cung tự cấp
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm đọc mục a trong SGK rồi hoàn thành bảng sau: 
+ Nhóm 1,3: Tìm hiểu về hình thức đại điền trang
+ Nhóm 2,4: Tìm hiểu về hình thức tiểu điền trang
Các yếu tố
Đại điền trang
Tiểu điền trang
Diện tích đất
Dân số
Hình thức
canh tác
Nông sản chính
Mục đích sản xuất
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên đại diện 1 nhóm lên trình bày. Sau đó đặt câu hỏi cho các nhóm: 
+ Hậu quả của chế độ sở hữu ruộng đất bất hợp lí ở đây?
(Ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vì người dân không có điều kiện cải tiến kĩ thuật, bị phụ thuộc vào đại điền trang, năng suất lao động thấp. nền nông nghiệp mang tính chất độc canh do lệ thuộc nước ngoài vì vậy mà nhiều nước xuất khẩu nhiều lúa mì nhưng vẫn phải nhập lương thực)
+ Tìm những biện pháp để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ?
Bước 4: HS trả lời. GV chuẩn xác nhanh kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các ngành nongo nghiệp (20 phút)
a) Mục đích:
- Kể tên được các sản phẩm nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
- Trình bày được sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk 135, 136trang kết hợp quan sát hình 44.4 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
* Ngành trồng trọt:
- Do lệ thuộc vào nước ngoài, trồng trọt mang tính chất độc canh.
- Mỗi quốc gia trồng một số loại cây công nghiệp, cây ăn quả để xuất khẩu và phải nhập lương thực.
+ Eo đất Trung Mĩ: Mía, bông, cà phê, đặc biệt là chuối.
+ Quần đảo Ăng ti: Cà phê, ca cao, thuốc lá, đặc biệt là mía (Cu - ba).
+ Nam Mĩ: bông, chuối, ca cao, mía, cây ăn quả. Đặc biệt là Cà phê (Braxin).
* Chăn nuôi: Một số nước phát triển chăn nuôi gia súc theo quy mô lớn:
- Bò: Braxin, Ác hen ti na...
- Cừu, lạc đà: vùng núi Trung An đét.
- Đánh cá: Pêru có sản lượng vào bậc nhất thế giới.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
+ GV yêu cầu 2 bạn ngồi gần nhau tạo thành 1 cặp. 
+ GV yêu cầu hs quan sát hình 44.4 - Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ, yêu cầu trong 15s các cặp nhớ được tên các sản phẩm nông nghiệp ở Nam Mĩ. 
+ Sau 15s giáo viên gọi bắt kì cặp nào để kể tên.
+ Cặp nào nhớ được tên nhiều nhất là cặp chiến thắng.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: GV chia lớp thành 2 đội, tổ chức trò chơi “Hỏi gì đáp nấy”. Trong vòng 30s, Đội A đưa ra tên sản phẩm nông nghiệp nào thì đội B trả lời nhanh nơi phân bố của sản phẩm đó. Mỗi đội cần đưa ra 5 tên sản phẩm nông nghiệp không trùng nhau để hỏi đội bạn. 
- Bước 4: GV nhận xét, yêu cầu các đội nhìn vào lược đồ phân bố nông nghiệp Trung và Nam Mĩ: 
+ Tại sao cà phê được trồng nhiều ở khoảng vĩ độ 20 độ Bắc, Nam?
+ Tại sao gia súc được nuôi nhiều ở Braxin, Achentina?
+ Tại sao Pêru phát triển ngành đánh cá?
- Bước 5: HS trả lời. GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Hãy so sánh hai hình thức sở hữu phổ biến trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ ?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Tìm hiểu công nghiệp Trung và Nam Mĩ. 
- Tìm hiểu về rừng Amazon.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_7_cong_van_5512_bai_44_kinh_te_trung_va_nam_m.docx