Giáo án dự thi giáo viên giỏi môn Ngữ văn 9 - Tiết 92, Bài 18: Văn bản: Bàn về đọc sách (Tiếp theo)

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (Tiếp theo)

(Chu Quang Tiềm)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả

2. Kĩ năng:

- Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch.

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận.

3. Thái độ - kĩ năng sống:

- Nghiêm túc học tập, có phương pháp đọc sách tốt nhất cho bản thân

- Có ý thức kỉ luật với bản thân để rèn thói quen đọc sách.

 

doc 6 trang phuongnguyen 22/07/2022 4640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dự thi giáo viên giỏi môn Ngữ văn 9 - Tiết 92, Bài 18: Văn bản: Bàn về đọc sách (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án dự thi giáo viên giỏi môn Ngữ văn 9 - Tiết 92, Bài 18: Văn bản: Bàn về đọc sách (Tiếp theo)

Giáo án dự thi giáo viên giỏi môn Ngữ văn 9 - Tiết 92, Bài 18: Văn bản: Bàn về đọc sách (Tiếp theo)
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI
Môn: Ngữ văn 9
Bài 18 - Tiết 92.
Văn bản
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (Tiếp theo)
(Chu Quang Tiềm)
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả
2. Kĩ năng: 
- Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch.
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận.
3. Thái độ - kĩ năng sống:
- Nghiêm túc học tập, có phương pháp đọc sách tốt nhất cho bản thân
- Có ý thức kỉ luật với bản thân để rèn thói quen đọc sách.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:
	a. Năng lực chung:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, tư duy. 
- Năng lực xã hội: giao tiếp, hợp tác...
- Năng lực công cụ: sử dụng ngôn ngữ.
	b. Năng lực chuyên biệt: Cảm thụ tác phẩm nghị luận 
B. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên:
	- Đọc các tư liệu về bài dạy và soạn giáo án
	- Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập, video clip, tranh ảnh.
	- Tài liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng, tài liệu tham khảo.
	- Phương pháp, hình thức tổ chức, kĩ thuật dạy học:
 	+ Phương pháp : Thảo luận nhóm, thuyết trình, đàm thoại, luyện tập ứng dụng.
 	+ Hình thức tổ chức: Dạy học trong lớp
 	+ Kĩ thuật: kỹ thuật mở bài, đặt câu hỏi và xử lý các câu hỏi trong đàm thoại, trình bày giải thích khi thuyết trình, chia nhóm.
 	 2. Học sinh:
 	- Sách giáo khoa, vở ghi, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS xem đoạn video và đặt câu hỏi: Đoạn video trên gửi tới chúng ta thông điệp gì?
- HS trả lời.
- GV dẫn dắt vào bài mới:
Thông điệp mà đoạn phim gửi tới chúng ta chính là vai trò và ý nghĩa của việc đọc sách. Điều này đã được nhà văn Chu Quang Tiềm bàn tới trong luận điểm thứ nhất của bài văn. Không chỉ khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách, Chu Quang Tiềm còn chia sẻ với chúng ta những kinh nghiệm quý báu của mình về phương pháp đọc sách. Vậy đó là những phương pháp nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nội dung văn bản “Bàn về đọc sách”.
3. Bài mới: 
(GV nhắc lại phần đã học và chuyển ý)
I. Giới thiệu chung:
II. Đọc - Hiểu văn bản:
1. Đọc- chú thích.
2. Thể loại.
3. Hệ thống luận điểm. 
4. Phân tích:
a. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
Hoạt động dạy- học
Nội dung
- HS theo dõi phần II. (đoạn thứ 3)
? Hãy cho biết luận điểm của đoạn văn là gì, câu nào nêu luận điểm?
- HS xác định, trả lời
- GV định hướng: Ngay từ câu đầu tiên tác giả đã khẳng định việc đọc sách không phải là dễ và lí giải nguyên nhân là do hiện nay sách quá nhiều.
? Vậy sách nhiều dẫn đến khó khăn nào?
? Tại sao sách nhiều lại gây trở ngại cho nghiên cứu học vấn?
- HS: Gây trở ngại về mặt thời gian và sự lựa chọn sách để đọc.
- GV: chiếu hình ảnh
 Theo một số liệu thống kê: Cứ 9 tháng, lượng tri thức của nhân loại lại tăng gấp 2 lần. Đồng nghĩa với nó là sách vở ngày càng nhiều. Sách nhiều cũng là một thuận lợi nhưng không phải là không có khó khăn. Trước một khối lượng sách vở khổng lồ như thế này, việc chọn sách không phải là chuyện dễ. Vì thế nên người đọc dễ mắc phải những thiên hướng sai lạc khi đọc sách.
? Nhà văn Chu Quang Tiềm đã bàn đến những thiên hướng sai lạc nào khi đọc sách?
- HS trả lời: 2 thiên hướng
? Em hiểu như thế nào là “đọc không chuyên sâu” và “đọc lạc hướng”?
- HS giải thích
? Tác giả làm rõ hai thiên hướng sai lạc này bằng những lí lẽ và dẫn chứng nào?
- Đọc không chuyên sâu
+ Học giả Trung Hoa đọc được ít nhưng miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm...
+ Học giả trẻ ngày nay đọc hàng vạn cuốn, liếc qua, đọng lại ít...giống như ăn uống... dẫn đến nhiều thói xấu hư danh nông cạn
- Đọc lạc hướng
+ Tham nhiều mà không vụ thực chất, lãng phí thời gian, sức lực ở những cuốn sách vô thưởng vô phạt.. giống như đánh trận...tự tiêu hao lực lượng.
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong đoạn văn và tác dụng của cách lập luận đó?
- HS trả lời
- GV chốt, ghi bảng.
? Trong quá trình đọc sách, bản thân em có thấy mình mắc phải những thiên hướng sai lạc này không?
- HS liên hệ bản thân về cách đọc sách của mình.
- GV chiếu những hình ảnh sách mà học sinh đọc lạc hướng: truyện kiếm hiệp, sách ngôn tình, truyện viễn tưởng... giáo dục thái độ kĩ năng sống cho HS.
? Nếu được tiếp tục bàn về những thiên hướng sai lạc khi đọc sách, em có thể bàn bạc, mở rộng thêm những thiên hướng sai lạc nào nữa?
- HS liên hệ thực tế
- GV gợi ý bằng hình ảnh (coi mạng In-tơ-nét là bách khoa toàn thư; vùi đầu vào sách xa rời thực tế)
Chuyển ý: Như vậy tác giả Chu Quang Tiềm đã đề cập đến những khó khăn và thiên hướng sai lạc mà đa số giới trẻ đều mắc phải bởi kinh nghiệm và sự hiểu biết của chúng ta còn hạn chế. Để tránh những sai lạc trên, đọc sách thế nào cho có hiệu quả? Chúng ta tìm hiểu những phương pháp đọc sách của nhà văn Chu Quang Tiềm.
- HS theo dõi tiếp phần cuối của văn bản.
? Câu văn nào nêu luận điểm trong đoạn văn này?
- Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
? Em hiểu thế nào là “chọn cho tinh”, “đọc cho kĩ”?
- HS trả lời
- GV: Như vậy, nhìn vào luận điểm ta thấy ở phần văn bản này tác giả nêu lên cả phương pháp chọn sách và phương pháp đọc sách.
(Thảo luận nhóm)
- GV chia nhóm (2 bàn một nhóm)
- Nêu yêu cầu thảo luận:
? Nhà văn Chu Quang Tiềm đã bàn như thế nào về phương pháp chọn sách và đọc sách?
 - Tổ chức học sinh thảo luận trong thời gian 3 phút.
- HS cử người ghi chép, trao đổi, ghi kết quả ra phiếu. 
- Gọi một nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- GV chiếu kết quả
* Chọn sách:
 - Chọn cho tinh, chọn những cuốn có giá trị (dẫn chứng).
- Chọn sách phổ thông và sách chuyên môn (dẫn chứng, lí lẽ...)
* Đọc sách:
- Đọc cho kĩ (dẫn chứng, lí lẽ...)
- Đọc có kế hoạch và mục đích, kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu (....)
? Nhận xét về cách lập luận của nhà văn?
- HS nhận xét.
- GV: Cũng giống như đoạn văn trên, ở phần này, nhà văn Chu Quang Tiềm không chỉ đưa ra những lí lẽ dẫn chứng thuyết phục, sử dụng lối viết giàu hình ảnh mà còn bày tỏ quan điểm, thái độ khen chê rất rõ ràng, cùng với giọng điệu tâm tình, thân mật, pha chút hài hước.
? Qua đó tác giả Chu Quang Tiềm muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì khi đọc sách? 
- HS trả lời
GV trao đổi, vấn đáp với HS để liên hệ thực tế và giáo dục kĩ năng sống:
? Em có hay đọc sách không? Em thường đọc những sách gì? Theo em, hiện giờ sách gì là cần thiết cho em nhất?
- HS liên hệ bản thân
- GV chiếu những cuốn sách giáo khoa, sách tham khảo, giúp học sinh định hướng và xác định mục đích đọc sách cho mình.
? Khi đọc sách em thường đọc như thế nào? Em thấy phương pháp đọc nào có thể thực hiện được ngay từ hôm nay?
- HS liên hệ bản thân, nêu suy nghĩ của mình
? Ngoài những phương pháp mà tác giả đã bàn, em nào có kinh nghiệm đọc sách hãy chia sẻ với các bạn của mình những phương pháp đọc hiệu quả khác?
- HS chia sẻ
- GV chiếu hình ảnh minh họa cho một số phương pháp đọc khác (Chọn không gian phù hợp để đọc; cân bằng các tài liệu khi đọc; rèn thói quen đọc để yêu sách; vừa đọc vừa ghi chép để nhớ lâu...) 
GV chuyển ý: Như vậy, văn bản đã bàn luận về một vấn đề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa thiết thực với cuộc sống của mỗi chúng ta. Đặc biệt là giới trẻ - đang ở lứa tuổi trau dồi và tích lũy tri thức. Không chỉ bàn về chuyện đọc sách, tác giả còn bàn về cách làm người. Bởi qua cách chọn sách, đọc sách ta có thể thấy được nhân cách cao đẹp hay tầm thường, thấp kém của mỗi người.
Để tổng kết lại nội dung và ý nghĩa của văn bản chúng ta chuyển sang phần III.
? Bài viết “Bàn về đọc sách” có sức thuyết phục cao. Theo em, điều đó được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?
- HS nhận xét về phương pháp lập luận
- GV khái quát và định hướng rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh.
Sức thuyết phục của văn bản được thể hiện ở rất nhiều yếu tố... nhưng trong đó bố cục chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, dẫn chứng, lí lẽ xác thực là những yêu cầu không thể thiếu đối với một bài văn nghị luận khi bàn về bất kì một vấn đề nào.
? Với phương pháp lập luận hiệu quả, nhà văn Chu Quang Tiềm đã thể hiện được những quan điểm, ý kiến nào qua những lời bàn của mình?
- HS khái quát nội dung
- GV chốt nội dung và nghệ thuật bằng sơ đồ tư duy.
- Yêu cầu HS lưu ý phần Ghi nhớ SGK
? Em thấm thía được điều gì sau khi học xong văn bản ‘‘Bàn về đọc sách”
- HS tự bộc lộ
- GV chốt: Nhận thức đúng về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách, biết cách lựa chọn sách và có phương pháp đọc sách hiệu quả là điều ai cũng thấm thía được từ văn bản này. Đây chính là ý nghĩa của văn bản nghị Bàn về đọc sách của nhà văn Chu Quang Tiềm.
b. Những khó khăn và thiên hướng sai lạc của việc đọc sách:
* Khó khăn: trở ngại cho nghiên cứu học vấn.
* Những thiên hướng sai lạc:
- Một là: đọc không chuyên sâu
- Hai là: đọc lạc hướng
=> Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, hình ảnh so sánh, dẫn chứng cụ thể, xác thực 
à Thể hiện rõ những thiên hướng sai lạc và tác hại của nó
c. Phương pháp đọc sách:
- Chọn sách
- Đọc sách
=> Lập luận chặt chẽ, kết hợp lí lẽ với liên hệ thực tế, sử dụng hình ảnh so sánh, dẫn chứng sinh động.
à Cần phải chọn sách để đọc; Đọc sách cần đọc kĩ; cần đọc có kế hoạch, có mục đích; cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, dẫn chứng, lí lẽ xác thực, lối viết giàu hình ảnh...
2. Nội dung
- Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy và nâng cao học vấn
- Khi đọc sách phải biết chọn sách để đọc, phải đọc kĩ; đọc có kế hoạch, có mục đích; kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập.
D. CỦNG CỐ- HƯỚNG DẪN:
1. Củng cố: 
Hoạt động dạy – học
Nội dung
? Có ý kiến cho rằng: hiện nay công nghệ thông tin phát triển, cả thế giới thu gọn trong một chiếc máy tính, việc đọc sách vở là không cần thiết nữa. Ý kiến của em như thế nào?
- HS nêu ý kiến
- GV khẳng định: Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, các phương tiện hiện đại phát triển rất nhanh chóng. Việc tiếp cận các phương tiện hiện đại là cần thiết, nhưng đọc sách vẫn rất quan trọng. Văn hóa nghe nhìn không thể thay thế cho văn hóa đọc - vốn là cơ sở của tri thức và là nền tảng của văn hóa nghệ thuật. Đọc sách là truyền thống tốt đẹp lâu đời của con người. Hơn nữa, việc đọc sách, theo nhà văn Chu Quang Tiềm, không chỉ là để tiếp thu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết mà còn để rèn luyện tính cách, để học làm người.
- GV chiếu những hình ảnh về thực trạng đọc sách hiện nay của nước ta, đối lập với việc đọc sách ở Nhật Bản và liên hệ thực tế về văn hóa đọc để học sinh có nhận thức đúng đắn.
	2. Hướng dẫn:
- Lập lại hệ thống luận điểm trong toàn bài
- Tìm những câu danh ngôn nói về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách hoặc phương pháp đọc sách.
- Ôn lại những phương pháp nghị luận đã học; 
- Chuẩn bị tiết sau học : Khởi ngữ.
===================================================

File đính kèm:

  • docgiao_an_du_thi_giao_vien_gioi_mon_ngu_van_9_tiet_92_bai_18_v.doc