Giáo án Lịch sử 6 - Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ đầu thế kỉ VII đến thế kỉ X)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X).

- Phân tích được tác động chính của quá trình giao lưu thương mại ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đến thế kỉ X.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

- Giao tiếp và hợp tác: hiểu rõ nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp bản thân.

- Giải quyết vấn đề sáng tạo: phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

b. Năng lực đặc thù:

- Tìm hiểu lịch sử: khai thác các thông tin có trong hình ảnh, tư liệu, đọc bản đồ xác định mối liên hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á thời phong kiến với các nước Đông Nam Á hiện tại.

- Nhận thức và tư duy lịch sử:

+ Miêu tả được sự xuất hiện của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

+ Phân tích được tác động của quá trình giao lưu thương mại ở các vương quốc Đông Nam Á đến thế kỉ X.

- Vận dụng: vận dụng kiến thức đã học để sưu tầm, giới thiệu, liên hệ về 1 vương quốc Đông Nam Á.

 

docx 9 trang phuongnguyen 27/07/2022 5200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 - Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ đầu thế kỉ VII đến thế kỉ X)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 6 - Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ đầu thế kỉ VII đến thế kỉ X)

Giáo án Lịch sử 6 - Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ đầu thế kỉ VII đến thế kỉ X)
Tuần: NS: 
Tiết: ND: 
Bài 12:
SỰ HÌNH THÀNH VÀ BƯỚC ĐẦU PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN Ở ĐÔNG NAM Á 
(TỪ ĐẦU THẾ KỈ VII ĐẾN THẾ KỈ X)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X).
- Phân tích được tác động chính của quá trình giao lưu thương mại ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đến thế kỉ X.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
- Giao tiếp và hợp tác: hiểu rõ nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp bản thân.
- Giải quyết vấn đề sáng tạo: phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
b. Năng lực đặc thù:
- Tìm hiểu lịch sử: khai thác các thông tin có trong hình ảnh, tư liệu, đọc bản đồ xác định mối liên hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á thời phong kiến với các nước Đông Nam Á hiện tại.
- Nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Miêu tả được sự xuất hiện của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á
+ Phân tích được tác động của quá trình giao lưu thương mại ở các vương quốc Đông Nam Á đến thế kỉ X.
- Vận dụng: vận dụng kiến thức đã học để sưu tầm, giới thiệu, liên hệ về 1 vương quốc Đông Nam Á.
3. Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng các phẩm chất chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.
- Yêu đất nước, tự hào về khu vực Đông Nam Á; có ý thức xây dựng Cộng đồng Đông Nam Á đoàn kết và cùng phát triển.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, bảng hoạt động nhóm, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học, video (Nếu có)
- Lược đồ Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á treo tường hoặc trình chiếu.
2. Học sinh: 
- Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến bài học
- SGK, vở ghi	
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT
- Phương pháp: nêu vấn đề, phát vấn, nhận xét, phân tích, so sánh, thảo luận nhóm ..
- Kĩ thuật: khăn trải bàn, động não, trao đổi, phản biện, Think-pair-share
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động/ mở đầu: 
a. Mục tiêu:  Tạo sự tò mò, ham học hỏi và lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học; tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới. Từ đó, giáo viên dẫn vào bài mới.
b. Nội dung: HS quan sát tranh, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Kĩ thuật/ phương pháp: vấn đáp, giải quyết vấn đề,
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV có thể hướng dẫn HS quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Kể tên các loại gia vị có trong những hình ảnh sau
Câu 2: Theo em, những loại gia vị trên có nguồn gốc từ đâu? Và được sử dụng như thế nào?
 (Hình 1) (Hình 2) (Hình 3) (Hình 4)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV.	
Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả
Dự kiến sản phẩm: (Gợi ý) 
Câu 1: H1: hạt tiêu; H2: hoa hồi; H3: gừng; H4: Quế
Câu 2: Những loại gia vị trên có nguồn gốc từ Đông Nam Á; các loại gia vị này được sử dụng rộng rãi trong việc chế biến thực phẩm, làm thuốc Đông y
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; GV nhận xét, đánh giá
- GV dẫn vào bài mới: Các em biết không? Đông Nam Á không chỉ là quê hương của cây lúa nước mà còn là quê hương của nhiều cây hương liệu và gia vị quý như hạt tiêu, hoa hồi, quế, gừng.. Do đó, với lợi thế về vị trí địa lí, các thương cảng Đông Nam Á đã trở thành những trung tâm buôn bán gia vị, hương liệu khá sôi động, nơi gặp gỡ giao lưu của thương nhân từ nhiều nơi trên thế giới. Dựa trên nền tảng những quốc gia sơ kì, các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á đã được hình thành ra sao và sự phát triển kinh tế, sự hoàn thiện về bộ máy chính trị của các vương quốc đó thể hiện thế nào? Cô và các em sẽ tìm hiểu bài 12.
2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành các vương quốc phong kiến.
a. Mục tiêu: Trình bày được quá trình hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X).
b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát H1(Tr52), đọc và khai thác thông tin trong SGK (Tr54) để trả lời câu hỏi, hoàn thành PHT số 1
c. Phương pháp/ kĩ thuật:  Think-pair-share, thuyết trình
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung ghi bảng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát H1 (Tr52), đọc và khai thác thông tin trong SGK (Tr54) để trả lời câu hỏi, hoàn thành PHT số 1; HS thực hiện kĩ thuật Think-pair-share; thời gian 5 phút.
- Think: HS làm việc cá nhân, thời gian 3 phút
- Pair: Sau đó, HS trao đổi cặp đôi (bạn bên cạnh), thời gian 1 phút
- Share: HS được mời chia sẻ, GV gọi ngẫu nhiên theo STT, HS nêu ý kiến không trùng lặp với ý kiến của HS khác, thời gian 2 phút
Yêu cầu
Sản phẩm
Câu 1: Nêu tên và xác định nơi hình thành các vương quốc phong kiến Đông Nam Á trên lược đồ.
Câu 2: Em có nhận xét gì về phạm vi hình thành các vương quốc phong kiến này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung vào PHT số 1
Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả 
Dự kiến sản phẩm: 
Yêu cầu
Sản phẩm
Câu 1: Nêu thời gian, tên và xác định nơi hình thành các vương quốc phong kiến Đông Nam Á trên lược đồ.
- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, ở Đông Nam Á hình thành 1 số quốc gia như: quốc gia Đại Cồ Việt (Bắc Việt Nam); các vương quốc Sri Kse-tra của người Môn và Pa-gan của người Miến (ở lưu vực sông I-ra-oa-đi); Vương quốc Đra-ra-va-ti của người môn, Chân Lạp của người Khơ-me (ở lưu vực sông Chao Phray-a); Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai (trên đảo Xu-ma-tra); Vương quốc Ka-lin-ga của người In-đô-nê-xi-a (trên đảo Gia-va).
Câu 2: Em có nhận xét gì về cơ sở hình thành các vương quốc phong kiến này?
- Các vương quốc phong kiến hình thành trên cơ sở các quốc gia sơ kì trước đây.
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; GV nhận xét, đánh giá. 
Dự kiến sản phẩm: 
- GV nhấn mạnh: Trên cơ sở những quốc gia sơ kì với nhiều bộ tộc cùng sinh sống, dần dần đã hình thành những quốc gia lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt. Bộ máy nhà nước của các vương quốc phong kiến dần được tổ chức quy củ hơn, quyền lực của nhà vua được tăng cường, quân đội, luật pháp ngày càng hoàn thiện. 
1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến.
- Thời gian: từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, 
- Cơ sở hình thành: trên cơ sở những quốc gia sơ kì với nhiều bộ tộc cùng sinh sống, dần dẩn đã hình thành những quốc gia lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt.
- Một số quốc gia như: quốc gia Đại Cồ Việt của người Việt (Bắc Việt Nam); Vương quốc Đra-ra-va-ti của người môn, Chân Lạp của người Khơ-me (ở lưu vực sông Chao Phray-a); Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai (trên đảo Xu-ma-tra)
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.
a. Mục tiêu:  Phân tích được tác động chính của quá trình giao lưu thương mại ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đến thế kỉ X.
b. Nội dung: Dựa vào H1 và đoạn tư liệu SGK (Tr 55); GV có thể phát giấy ghi nhớ; yêu cầu HS viết ra những từ/cụm từ trong đoạn tư liệu nói về sự phát triển kinh tế của các vương quốc Đông Nam Á, đặt các câu hỏi giao NV cho các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
c. Phương pháp/ kĩ thuật: Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm, thuyết trình, 321
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung ghi bảng
Nhiệm vụ 1: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS quan sát đoạn tư liệu (Tr55), phát giấy ghi nhớ, HS thực hiện cá nhân, thời gian 3 phút, theo yêu cầu sau:
Yêu cầu
Sản phẩm
Câu 1: Tìm những từ, cụm từ trong đoạn tư liệu nói về sự phát triển kinh tế của các vương quốc Đông Nam Á.
Câu 2: Từ tư liệu đó, cho biết thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi những sản vật nào của Sri Vi-giay-a?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV
Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả
Dự kiến sản phẩm: 
Yêu cầu
Sản phẩm
Câu 1: Tìm những từ, cụm từ trong đoạn tư liệu nói về sự phát triển kinh tế của các vương quốc Đông Nam Á.
- Các từ: đế quốc, đông dân cư, dầu thơm, cây thuốc, không một ông vua nào có được, long não, trầm hương, đinh hương, sa nhân,...).
Câu 2: Từ tư liệu đó, cho biết thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi những sản vật nào của Sri Vi-giay-a?
Các thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi những sản vật nào của Sri Vi-giay-a dầu thơm, cây thuốc, long não, trầm hương, đinh hương sa nhân,...
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; GV nhận xét, đánh giá. 
GV nhấn mạnh: Qua nhận xét của 1 nhà địa lí Ả Rập thấy được sự giàu có, phong phú về sản vật của nhiều nước Đông Nam Á nói chung và vương quốc Sri Vi-giay-a nói riêng. Đây là 1 vương quốc nằm trên eo biển Sun-đa thuộc đảo Xu-ma-tra nổi tiếng có nhiều vàng bạc, đồ gia vị nên được gọi là đảo Vàng và trở thành 1 quốc gia hung mạnh, trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng ở khu vực ĐNÁ.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS quan sát H1 và thông tin SGK (Tr54,55), HS thực hiện thảo luận nhóm, thời gian 5 phút, theo yêu cầu sau:
Yêu cầu
Sản phẩm
Câu 1: Trình bày hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.
Câu 2: Hoạt động giao lưu thương mại đã tác động như thế nào đến phát triển kinh tế các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV
Bước 3: HS các nhóm trình bày và báo cáo kết quả
Dự kiến sản phẩm:
Yêu cầu
Sản phẩm
Câu 1: Trình bày hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.
- Trên nền tảng của các quốc gia sơ kì, kinh tế các vương quốc phong kiến ĐNÁ vẫn tiêp tục phát triển.
- Các vương quốc lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính, chủ yếu nằm ở lục địa Chăm-pa, Chân Lạp, lưu vực sông Chao phra-a; lưu vực sông I-ra-oa-đi.
- Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển (Sri Vi-giay-a, Ka-lin-ga, Ma-ta-ram). Nhiều quốc gia có những thương cảng trở thành điểm kết nối quan trọng trên tuyến đường buôn bán quốc tế Á-Âu, sau này gọi là “Con đường gia vị”
Câu 2: Hoạt động giao lưu thương mại đã tác động như thế nào đến phát triển kinh tế các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
- Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực: giúp trao đổi hàng hóa, đa dạng các sản phẩm, giao lưu thương mại đồng thời phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất, tiêu dùng; giao thông vận tải phát triển, đời sống vật chất và tinh thần nâng cao và mở rộng.
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; GV nhận xét, đánh giá. (Hs thực hiện kĩ thuật 321; 3 lời khen, 2 hạn chế, 1 lời góp ý)
GV có thể nhấn mạnh: Có thể nói rằng nền kinh tế các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X phát triển mạnh mẽ nhờ sự giao lưu thương mại, trao đổi buôn bán với các thương nhân nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế trong khu vực. ĐNÁ chính là nơi cung cấp các sản vật tự nhiên như gỗ quý, hương liệu, các loại gia vị, đồi mồi, ngọc trai và cũng là thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủ công như len, đồng hồ, đồ sứ. Với nguồn sản vật phong phú, các vương quốc Đông Nam Á đã đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á-Âu. Vì thế trong thời kì này đã xuất hiện những thương cảng sầm uấ, trở thành điểm kết nối về kinh tế và văn hóa giữa các châu lục.
2. Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.
- Nền kinh tế các vương quốc phong kiến Đông Nam Á tiếp tục phát triển:
+ Nông nghiệp vẫn là nền tảng chủ yếu.
+ Thương mại biển thịnh đạt hơn, tạo nền tảng cho sự kết nối buôn bán châu Á và châu Âu, mà sau này gọi là Con đường gia vị. 
+ Nhiều vương quốc phong kiến trở thành những đế quốc hàng hải như Phù Nam, Sri Vi-giay-a,...
3. Hoạt động luyện tập và củng cố:
a. Mục tiêu:  Nhằm củng cố, hệ thống hóa và hoàn thiện về nội dung kiến thức đã được tìm hiểu ở hoạt động hình thành kiến thức mới.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi và hoàn thành nhiệm vụ
c. Phương pháp/ kĩ thuật: Hoạt động cá nhân, vấn đáp
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát giấy ghi nhớ (note) và phát cho HS, yêu cầu HS ghi lại ngắn gọn những điều mà em đã học được trong bài. 
Bước 2: HS hoạt động cá nhân và hoàn thành nhiệm vụ;
Bước 3: HS trình bày, chia sẻ với các HS khác và GV về những điều mà bản thân đã tiếp thu được trong bài học.
Dự kiến sản phẩm: (Gợi ý)
- Thời gian và quá trình hình thành của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á
- Nền kinh tế của các vương quốc phong kiến ĐNÁ rất phát triển: ngoài nông nghiệp thì hoạt động thương mại biển, trao đổi hàng hóa, hoạt động buôn bán diễn ra rất phổ biến .
- Nhờ quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; bổ sung; GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. (GV có thể trao đổi và làm rõ thêm 1 số nội dung trọng tâm của bài)
4. Hoạt động vận dụng:
a. Mục tiêu:  Nhằm giúp HS vận dụng kiến thức mới đã lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập, cuộc sống.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS hoàn thành nhiệm vụ 
c. Phương pháp/ kĩ thuật:  hoạt động cá nhân, thuyết trình
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Câu 1: Hãy giới thiệu về 1 loại gia vị hoặc hương liệu của Đông Nam Á mà em thích.
Câu 2: Có một câu chuyện thú vị như sau: Vào thế kỉ X, 1 pound nghệ tây (khoảng 4 lạng) có giá ngang với 1 con ngựa, 1 pound gừng có giá ngang 1 con bò. 
a. So sánh liên hệ với giá cả của nghệ tây, gừng, hạt tiêu hiện nay, em có nhận xét gì về giá của các loại gia vị vào thế kỉ X.
b. Từ câu chuyện trên cùng thông tin trong bài học, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3- 5 câu) mô tả sự hấp dẫn của nguồn gia vị ở các vương quốc Đông Nam Á đối với thương nhân nước ngoài.
Bước 2: HS hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày sản phẩm, kết quả 
Dự kiến sản phẩm: (Gợi ý)
Câu 1: HS có thể lựa chọn 1 trong các loại gia vị và hương liệu như: hạt tiêu, hoa hồi, quế, gừng, trầm hương, đinh hương.
Câu 2: 
a. Giá nghệ tây, gừng, hạt tiêu hiện nay rẻ hơn rất nhiều so với giá của các gia vị này vào thế kỉ X.
b. Cùng với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và khí hậu, khu vực Đông Nam Á đã được ban tặng nhiều sản vật phong phú, trong đó gia vị là "món quà" được các nước phương Tây cực kì ưa chuộng. Một số sản phẩm gia vị gồm: tiêu bắc, quế, hồi, trầm hương, gừng, đinh hương,... Những gia vị này mang lại mùi vị riêng biệt, đặc trưng không thể nhầm lẫn với các món ăn phương Tây. Cho đến ngày nay, các sản phẩm này vẫn được xuất khẩu nhiều và mang lại nguồn thu không nhỏ cho các quốc gia Đông Nam Á.
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; bổ sung; GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_6_bai_12_su_hinh_thanh_va_buoc_dau_phat_trie.docx