Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Tiết 21: Kiểm tra giữa kì I
IV. Xây dựng đề
1. Đề I
Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau và ghi lại vào bài làm.
Câu 1: Nước ta có bao nhiêu dân tộc cùng chung sống?
A. 51 B. 52 C. 53 D. 54
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải của dân tộc Kinh?
A. Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước.
B. Có các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo cao.
C. Sinh sống chủ yếu ở những vùng núi các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
D. Là lực lượng lao động đông đảo trong nông nghiệp, CN, dịch vụ, kĩ thuật.
Câu 3: Người Cơ-ho phân bố chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?
A. Lâm Đồng B. Kon Tum C. Đắk Lắk D. Gia Lai
Câu 4: Hiện tượng “bùng nổ dân số” ở nước ta bắt đầu vào thời gian nào?
A. Những năm đầu của thế kỉ XIX C. Những năm cuối thế kỉ XX
B. Những năm cuối của thế kỉ XIX D. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Tiết 21: Kiểm tra giữa kì I
Tuần 11 Ngày soạn: 07. 11. 2020 Ngày dạy: 18. 11. 2020 TIẾT 21: KIỂM TRA GIỮA KÌ I I. Mục tiêu 1.Kiến thức: - Nắm chắc kiến thức về địa lí dân cư và địa lí ngành kinh tế. 2.Kỹ năng: - Rèn kĩ năng xác định nội dung câu hỏi và trình bày bài viết cho học sinh. 3.Thái độ: - Nghiêm túc, trung thực trong quá trình kiểm tra. *Từ KT,KN,TĐ trên góp phần hình thành năng lực, phẩm chất: - NL chung: NL tự học,giải quyết vấn đề - NL chuyên biệt: NL tư duy tổng hợp theo lãnh thổ - Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực II.Hình thức đề kiểm tra:Trắc nghiệm + Tự luận III. Xây dựng ma trận đề 1. Bảng mô tả chung Chủ đề Các mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1. Dân cư - Nêu được một số đặc điểm về dân tộc - Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta. - Trình bày được một số đặc điểm của dân số nước ta ; nguyên nhân và hậu quả. - Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta - Nhận biết quá trình đô thị hoá ở nước ta. - Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động. - Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta. - Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở Việt Nam Nguyên nhân và hậu quả của các đặc điểm dân số nước ta - Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư. - Trình bày được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta. Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc. - Vẽ và phân tích biểu đồ dân số Việt Nam. - Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm. - Sử dụng bảng số liệu và bản đồ để nhận biết sự phân bố dân cư ở Việt Nam. - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu sử dụng lao động. Thu thập thông tin về một dân tộc. Liên hệ được các loại hình quần cư ở Việt Nam 2. KTC - Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Thuận lợi, thách thức của nền kinh tế. - Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất nông nghiệp : phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính. - Trình bày và giải thích sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi. - Biết được thực trạng độ che phủ rừng của nước ta ; vai trò của từng loại rừng. - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp. - Sự phát triển và phân bố của ngành khai thác, nuôi trồng thuỷ sản. - Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất công nghiệp. - Trình bày được một số thành tựu của sản xuất công nghiệp - Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm. - Biết được cơ cấu và sự phát triển ngày càng đa dạng của ngành dịch vụ. - Biết được đặc điểm phân bố của ngành dịch vụ nói chung. - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ Làm rõ được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế với sự phát triển kinh tế nước ta. - Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Trình bày được nguồn lợi thuỷ, hải sản ; - Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. - Hiểu được vai trò quan trọng của ngành dịch vụ. Phân tích biểu đồ để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Phân tích bản đồ nông nghiệp và bảng phân bố cây công nghiệp để thấy rõ sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi. - Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi. - Phân tích bản đồ để thấy rõ sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm, cá. - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để thấy sự phát triển của lâm nghiệp, thuỷ sản. - Phân tích biểu đồ để nhận biết cơ cấu ngành công nghiệp. - Phân tích bản đồ công nghiệp để thấy rõ các trung tâm công nghiệp, sự phân bố của một số ngành công nghiệp. - Phân tích số liệu, biểu đồ để nhận biết cơ cấu và sự phát triển của ngành dịch vụ ở nước ta. - Xác định trên bản đồ một số tuyến đường giao thông quan trọng, một số sân bay, bến cảng lớn. Liên hệ với ngành nông nghiệp địa phương Liên hệ với ngành nông nghiệp địa phương Liên hệ với phong trào người Việt dùng hàng Việt MA TRẬN ĐỀ Chủ đề Mức độ tư duy Nhận biết Thông hiểu VDT VDC Địa lí dân cư - Trình bày được một số đặc điểm và sự phân bố của dân số nước ta ; nguyên nhân và hậu quả. - Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động. -Nguyên nhân và hậu quả của các đặc điểm dân số nước ta. - Hiểu được cơ cấu nhóm tuổi, giới tính của dân số .Vẽ được biểu đồ thể hiện cơ cấu cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1979, 1898, 2005 và n.xét Tỉ lệ: 40% Số câu: 9 Số điểm: 4 4 1 4 1 1 2 Địa lí Kinh tế chung - Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Biết được thuận lợi, thách thức của nền kinh tế. - Trình bày được sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi. -Hiểu được những chuyển biến trong các ngành kinh tế nước ta - Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. .CM được 1 số ngành CN trọng điểm, kể tên các loại hình g.thông và biết ý nghĩa đường quốc lộ 1A Tỉ lệ: 60% Số câu: 13 Số điểm: 6 6 1,5 6 1,5 1 3 Tổng số câu : 22 Tổng số điểm : 10 10 2,5 10 2,5 1 3 1 2 IV. Xây dựng đề 1. Đề I Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau và ghi lại vào bài làm. Câu 1: Nước ta có bao nhiêu dân tộc cùng chung sống? A. 51 B. 52 C. 53 D. 54 Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải của dân tộc Kinh? A. Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước. B. Có các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo cao. C. Sinh sống chủ yếu ở những vùng núi các tỉnh cực Nam Trung Bộ. D. Là lực lượng lao động đông đảo trong nông nghiệp, CN, dịch vụ, kĩ thuật. Câu 3: Người Cơ-ho phân bố chủ yếu ở tỉnh nào sau đây? A. Lâm Đồng B. Kon Tum C. Đắk Lắk D. Gia Lai Câu 4: Hiện tượng “bùng nổ dân số” ở nước ta bắt đầu vào thời gian nào? A. Những năm đầu của thế kỉ XIX C. Những năm cuối thế kỉ XX B. Những năm cuối của thế kỉ XIX D. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX Câu 5: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Việt Nam giai đoạn 1979 – 1999? A. DS ở nhóm 0-14 tuổi tương đối cao. C. Dân số ở nhóm 15-19 tuổi cao nhất. B. Dân số ở nhóm 60 tuổi trở lên cao. D. DS ở các nhóm tuổi có sự chênh lệch Câu 6: Đặc điểm nào sau đây là hạn chế của người lao động nước ta? A. Kinh nghiệm về ngư nghiệp thấp. C. Hiểu biết ít về l.vực thủ công nghiệp. B. Kém hiểu biết về nông, lâm nghiệp. D.Hạn chế về thể lực, t.độ chuyên môn Câu 7: Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện nền kinh tế vào năm bao nhiêu? A. 1985 B. 1986 C. 1987 D. 1988 Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu l.thổ? A. Tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động. B. Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp. C. Chuyển từ kinh tế Nhà nước sang kinh tế nhiều thành phần. D. Hình thành các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ. Câu 9: Tài nguyên tự nhiên nào sau đây được coi là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp? A. Khí hậu B. Đất C. Nước D. Sinh vật Câu 10: Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây? A. Vùng Bắc Trung Bộ C. Vùng Tây Nguyên B. Vùng Đông Nam Bộ D. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Câu 11: Lợn được nuôi nhiều nhất ở vùng nào của nước ta? A. Vùng Đồng bằng sông Hồng C. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ D. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Câu 12: Cơ cấu các loại rừng ở nước ta gồm: A. Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, vườn quốc gia. B. Rừng lấy gỗ, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. C. Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng dặc dụng. D. Rừng lấy gỗ, vườn quốc gia, rừng phòng hộ. Câu 13: Nghề cá phát triển mạnh nhất ở vùng nào của nước ta? A. Vùng Bắc Trung Bộ C. Vùng Tây Nguyên B. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ D. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Câu 14: Cho bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước( GDP) phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 - 2010 ( Đơn vị: tỷ đồng) Năm Ngành 2000 2010 Nông- lâm- thủy sản 108 356 407 647 Công nghiệp- xây dựng 162 220 814 065 Dịch vụ 171 070 759 202 Tổng số 441 646 1980 914 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế nước ta năm 2000 và năm 2010 là A. biểu đồ cột. B. biểu đồ tròn. C. biểu đồ thanh ngang. D. biểu đồ miền. Câu 15: Ngành đánh bắt thuỷ hải sản nước ta còn hạn chế là do: A. Thiên nhiên nhiều thiên tai B. Ngư dân ngại đánh bắt xa bờ. C. Môi trường bị ô nhiễm, suy thoái D. Thiếu vốn đầu tư Câu 16: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu là: A. Nhiệt điện, B. Than C. Hoá dầu D. Thuỷ điện. Câu 17: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là: A. Nguồn nguyên nhiên liệu. B. Khí hậu C. Địa hình D. Vị trí địa lý Câu 18: Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? A. Cao nguyên và vùng núi B. Gần cửa sông C. Trung du D. Đồng bằng Câu 19: Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác? A. Công nghiệp thực phẩm. B. Công nghiệp điện tử. C. Công nghiệp năng lượng. D. Công nghiệp hoá chất. Câu 20: Chất lượng cuộc sống ở nước ta đang được nâng cao, biểu hiện nào sau đây sai A. Cơ cấu sử dụng lao động thay đổi theo hướng tích cực B. Thu nhập bình quân đầu người tăng C. Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội tốt hơn D. Tỉ lệ người lớn biết chữ nâng lên Phần II: Tự luận (5 điểm) Câu 1: (1.5 điểm) a. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? b. Chứng minh ngành công nghiệp điện là ngành công nghiệp trọng điểm. Câu 2: (1.5 điểm) Trình bày những thuận lợi, khó khăn để phát triển ngành thủy sản nước ta. Câu 3: (2 điểm) Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1979 và 1989 (đơn vị %) Năm Nhóm tuổi 0 - 14 Nhóm tuổi 15 - 59 Nhóm tuổi 60+ 1979 41,7 51,3 7,0 1989 38,7 54,1 7,2 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1979 và 1989. b. Dựa vào biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét. 2. Đề II Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau và ghi lại vào bài làm. Câu 1: Dân tộc chiếm số dân đông nhất ở nước ta là dân tộc nào? A. Kinh B. Nùng C. Tày D. Thái Câu 2: Đặc điểm nào sau đây là của dân tộc ít người? A. Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước. B. Sống phần lớn ở miền núi và trung du. C. Có các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo cao. D. Là lực lượng lao động đông đảo trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, kĩ thuật. Câu 3: Người Ê-đê phân bố chủ yếu ở tỉnh nào sau đây? A. Lâm Đồng B. Kon Tum C. Đắk Lắk D. Gia Lai Câu 4: Hiện tượng “bùng nổ dân số” ở nước ta kết thúc vào thời gian nào? A. Những năm đầu của thế kỉ XIX C. Những năm cuối thế kỉ XX B. Những năm cuối của thế kỉ XIX D. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX Câu 5: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1979 – 1999? A. Tỉ số giới tính đang tiến tới cân bằng. C. Chịu sự chi phối của Nhà nước. B. Tỉ số giới tính của nam lớn hơn nữ. D. Chịu sự chi phối của nền kinh tế. Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về nguồn lao động nước ta? A. Dồi dào, tăng nhanh. C. Trình độ chuyên môn cao. B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. D. Có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Câu 7: Đặc trưng của quá trình đổi mới toàn diện nền kinh tế là gì? A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. Tập trung p.triển chuyên về dịch vụ. B. Phát triển thế mạnh nông nghiệp. D. Tăng cường hoạt động công nghiệp. Câu 8: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế không được thể hiện ở mặt nào sau đây? A. Chuyển dịch cơ cấu ngành. C. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ. B. Chuyển dịch cơ cấu thị trường. D. Chuyển dịch cơ cấu t.phần kinh tế Câu 9: Tài nguyên tự nhiên nào sau đây được coi là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp? A. Khí hậu B. Đất C. Nước D. Sinh vật Câu 10: Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây? A. Vùng Bắc Trung Bộ C. Vùng Tây Nguyên B. Vùng Đông Nam Bộ D. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Câu 11: Đàn bò có quy mô lớn nhất thuộc vùng nào của nước ta? A. Vùng Đồng bằng sông Hồng C. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ D. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Câu 12: Cơ cấu các loại rừng ở nước ta gồm: A. Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, vườn quốc gia. B. Rừng lấy gỗ, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. C. Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng dặc dụng. D. Rừng lấy gỗ, vườn quốc gia, rừng phòng hộ. Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng về sự phát triển của ngành thủy sản? A. Sản lượng khai thác tăng nhanh C. Sản lượng khai thác > nuôi trồng B. Xuất khẩu có bước phát triển vượt bậc D. Sản lượng khai thác < nuôi trồng Câu 14: Ba cảng biển lớn nhất nước ta là: A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn C. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ B. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh D. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn Câu 15: Loại nông sản xuất khẩu đem lại giá trị lớn nhất nước ta là: A. Cà phê B. Chè C. Lúa gạo D. Thuỷ hải sản. Câu 16: Phân theo trình độ, nguồn lao động nước ta chủ yếu là: A. Tất cả chưa qua đào tạo. B. Lao động trình độ cao C. Lao động đơn giản D. Đã qua đào tạo Câu 17: Chất lượng cuộc sống ở nước ta đang được nâng cao, biểu hiện nào sau đây sai : A. Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội tốt hơn B. Cơ cấu sử dụng lao động thay đổi theo hướng tích cực C. Thu nhập bình quân đầu người tăng D. Tỉ lệ người lớn biết chữ nâng lên Câu 18: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu là: A. Thuỷ điện. B. Nhiệt điện, C. Than D. Hoá dầu Câu 19: Nguồn lao động là đối tượng nào? A. Quá tuổi lao động ( Từ 59 tuổi trở lên ) B. Dưới tuổi lao động ( Từ 0 – 14 tuổi ) C. Trong và quá tuổi lao động. D. Trong tuổi lao động (Từ 15 – 59 tuổi) Câu 20: Cho bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước( GDP) phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 - 2010 ( Đơn vị: tỷ đồng) Năm Ngành 2000 2010 Nông- lâm- thủy sản 108 356 407 647 Công nghiệp- xây dựng 162 220 814 065 Dịch vụ 171 070 759 202 Tổng số 441 646 1980 914 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế nước ta năm 2000 và năm 2010 là A. biểu đồ tròn. B. biểu đồ cột. C. biểu đồ thanh ngang. D. biểu đồ miền. Phần II: Tự luận (5 điểm) Câu 1: (1.5 điểm) a. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? b. Chứng minh ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm. Câu 2: (1.5 điểm) Trình bày các loại rừng, phân loại theo mục đích của ngành lâm nghiệp nước ta. Câu 3: (2 điểm) Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1989 và 2005 (đơn vị %) Năm Nhóm tuổi 0 - 14 Nhóm tuổi 15 - 59 Nhóm tuổi 60+ 1989 38,7 54,1 7,2 2005 27,1 63,9 9,0 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi năm 1989 và 2005. b. Dựa vào biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét. V. Hướng dẫn chấm (đáp án và thang điểm) 1. Đề Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm) Mỗi đáp án đúng 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D C A D B D B C B B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A C B B D C A A A A Phần II: Tự luận (5 điểm) Câu 1: (1.5 điểm) a. Ngành công nhiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. (0.5 điểm) b. Ngành CN điện là ngành công nghiệp trọng điểm vì: + Có thế mạnh lâu dài: có nguồn thủy năng của sông suối lớn, có nguyên liệu (than, dầu mỏ, khí đốt...) lớn. (0.25 điểm) + Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu sản xuất công nghiệp: 0.6% (0.25 điểm) + Đem lại hiệu quả kinh tế cao. (0.25 điểm) + Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển: Thương mại, giao thông... (0.25 điểm) Câu 2: (1.5 điểm) - Nước ta nhiều ao, hồ, sông, suối. - Bờ biển nhiều bãi triều, đầm phá, dải rừng ngập mặn; ven biển nhiều vũng vịnh... Phát triển nuôi trồng TS nước ngọt, nước mặn, nước lợ. Nhiều bãi tôm, bãi cá, đặc biệt là 4 ngư trường trọng điểm à Khai thác với nguồn lợi lớn * Khó khăn Về tự nhiên: - Biển động do bão, gió mùa Đông bắc Môi trường bị suy thoái Nguy cơ cạn kiệt do khai thác không hợp lí. + Về kinh tế xã hội: Thiếu vốn đầu tư cho phương tiện và cơ sở chế biến - Thiếu quy hoạch,quy mô nhỏ... Câu 3: (2 điểm) a. Vẽ biểu đồ tròn. Yêu cầu: Vẽ 2 biểu đồ tròn có bán kính khác nhau, năm 1989 có bán kính lớn hơn 1979. Có đủ tên biểu đồ, chú giải, chia đúng tỉ lệ, sạch đẹp... (1.5 điểm). Thiếu mỗi yếu tố trên trừ 0.25 điểm, sai tỉ lệ hoặc vẽ biểu đồ khác không cho điểm. b. Nhận xét (0.5 điểm) - Năm 1979 và 1989 có cơ cấu dân số nước ta trẻ, số người trong độ tuổi lao động và dưới độ tuổi lao động nhiều. (số liệu dẫn chứng) - So với năm 1979, năm 1989 nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi có xu hướng giảm, 15 – 59 có xu hướng tăng và trên 60 tuổi cũng có xu hướng tăng. (số liệu dẫn chứng) à Việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình đã có những kết quả nhất định. 2. Đề II Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm) Mỗi đáp án đúng 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A B C C A C A B B C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B C C D D C B D D A Phần II: Tự luận (5 điểm) Câu 1: (1.5 điểm) a. Ngành công nhiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. (0.5 điểm) b. Ngành CN điện là ngành công nghiệp trọng điểm vì: + Có thế mạnh lâu dài: có nguồn nguyên liệu nông nghiệp phong phú: sản phẩm chăn nuôi, sản phẩm trồng trọt... (0.25 điểm) + Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu sản xuất công nghiệp: 24.4% (0.25 điểm) + Đem lại hiệu quả kinh tế cao. (0.25 điểm) + Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển: Thương mại, giao thông... (0.25 điểm) Câu 2: (1.5 điểm) Loại rừng Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Chức năng phân theo mục đích sử dụng Cung cấp ng.liệu cho CN, cho dân dụng và x.khẩu Phòng chống thiên tai, bảo vệ MT Bảo vệ HST, bảo vệ các giống loài quý hiếm Phân bố chủ yếu Vùng núi thấp và trung du Vùng núi cao và ven biển Rải rác cả nước, điển hình cho các HST Câu 3: (2 điểm) a. Vẽ biểu đồ tròn. Yêu cầu: Vẽ 2 biểu đồ tròn có bán kính khác nhau, năm 2005 có bán kính lớn hơn 1989. Có đủ tên biểu đồ, chú giải, chia đúng tỉ lệ, sạch đẹp... (1.5 điểm). Thiếu mỗi yếu tố trên trừ 0.25 điểm, sai tỉ lệ hoặc vẽ biểu đồ khác không cho điểm. b. Nhận xét (0.5 điểm) - Năm 1989 và 2005 có cơ cấu dân số nước ta trẻ, số người trong độ tuổi lao động và dưới độ tuổi lao động nhiều. (số liệu dẫn chứng) - So với năm 1989, năm 2005 nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi có xu hướng giảm, 15 – 59 có xu hướng tăng và trên 60 tuổi cũng có xu hướng tăng. (số liệu dẫn chứng) à Việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình đã có những kết quả nhất định. VI. Thu bài, nhận xét * Hướng dẫn về nhà - Tiếp tục ôn tập kiến thức đã học. - Chuẩn bị bài 18. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ + Vị trí địa lí, ý nghĩa của VTĐL của vùng + Tìm hiểu sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cảu 2 tiểu vùng Đôgn Bắc và Tây Bắc. Kiểm tra ngày tháng 11 năm 2020
File đính kèm:
- giao_an_mon_dia_ly_lop_9_tiet_21_kiem_tra_giua_ki_i.doc