Giáo án môn Ngữ văn 6 - Học kì Ii

Tuần 20 - Tiết 73

Ngày soạn:.

Ngày dạy.: . BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

“ Dế Mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài

A. MỤC TIÊU :

1.Kiến thức - Học sinh hiểu được "Dế Mèn phiêu lưu ký" là tác phẩm đặc sắc, nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Thông qua đoạn trích học, giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và nét chưa đẹp của nhân vật Dế Mèn. Nắm được nhân vật và sự việc chính, những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của tác giả.

2. Kĩ năng : bước đầu biết đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại .

- Giáo dục kĩ năng sống cho HS :thân thiện, chan hòa với mọi người .

3. Thái độ : giáo dục học sinh lối sống vì mọi người, ý thức tự phê phán những yếu kém của bản thân. Bồi dưỡng tình yêu loài vật và ý thức bảo vệ môi trường.

* Phát triển năng lực: Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra những GT thẩm mĩ trong VH, biết rung cảm, hướng thiện: năng lực đọc – hiểu văn bản văn học, năng lực tiếp cận, phân tích, cảm nhận, đánh giá trong quá trình tiếp nhận văn bản.

 

doc 132 trang phuongnguyen 18860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Học kì Ii", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn 6 - Học kì Ii

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Học kì Ii
Tuần 20 - Tiết 73
Ngày soạn:...................
Ngày dạy.: .....................
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
“ Dế Mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài
A. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức - Học sinh hiểu được "Dế Mèn phiêu lưu ký" là tác phẩm đặc sắc, nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Thông qua đoạn trích học, giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và nét chưa đẹp của nhân vật Dế Mèn. Nắm được nhân vật và sự việc chính, những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của tác giả.
2. Kĩ năng : bước đầu biết đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại .
- Giáo dục kĩ năng sống cho HS :thân thiện, chan hòa với mọi người .
3. Thái độ : giáo dục học sinh lối sống vì mọi người, ý thức tự phê phán những yếu kém của bản thân. Bồi dưỡng tình yêu loài vật và ý thức bảo vệ môi trường.
* Phát triển năng lực: Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra những GT thẩm mĩ trong VH, biết rung cảm, hướng thiện: năng lực đọc – hiểu văn bản văn học,  năng lực tiếp cận, phân tích, cảm nhận, đánh giá trong quá trình tiếp nhận văn bản.
B. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
+ Động não, đặt câu hỏi, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của văn bản.
C. PHƯƠNG TIẾN DẠY HỌC: hình ảnh minh họa	- Giáo án điện tử
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
- Quan sát hình ảnh và cho biết tên các con vật?
- Trong các con vật trên, con nào được lấy làm nhân vật cho một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài?
=> Gv giới thiêụ bài
(1)
(2)
(3)
(4)
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I.TÌM HIỂU CHUNG
- Giơí thiệu về nhà văn Tô Hoài?
- HS trình bày- bổ sung.
- GV giới thiệu :Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 – 6 tháng 7năm 2014) là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.
- Gọi HS nêu những nét chính về tác phẩm. ?
- Giới thiệu về chương I 
 1. Tác giả: SGK 
2. Tác phẩm: SGK
3. Đoạn trích:
Thuộc chương I của tác phẩm.
 Đoạn trích kể về Dế Mèn, một chú dế thanh niên cường tráng, oai phong. Dế Mèn rất tự hào với kiểu cách con nhà võ của mình. Anh ta cà khịa với tất cả người hàng xóm. Dế Mèn rất khinh miệt một người bạn ở gần hang và gọi anh ta là Dế Choắt bởi anh ta quá ốm yếu. Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng nhầm Dế Choắt đã trêu chọ chị nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước lúc chết, Choắt khuyên Dế Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Và đó là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
-Đọc đoạn thứ nhất cần lên giọng để vừa thể hiện được vẻ đẹp cường tráng thái độ tự phụ của Dế Mèn.
- Đọc đoạn thứ hai: Dế Mèn: kẻ cả, hung hăng, hoảng hốt, ân hận Dế Choắt: run rẩy, sợ hãi, .Chị Cốc: tức giận.
- Đọc thầm chú thích SGK
- Theo em, bố cục của văn bản này gồm mấy phần? Nội dung của mỗi phần?
- Ngôi kể? Tác dụng? NV chính? Vì sao? Trình tự kể?
HS làm việc nhóm.
a.Ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn. Nhận xét trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn?
b) Tìm những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách trong đoạn văn?
c) Nhận xét về tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn này.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung ý kiên.
- Qua đoạn văn, em có nhận xét gì về Dế Mèn?
- Mèn đối với Choắt như thế nào?
- Trước thái độ ấy của DM, DC có thái độ gì? NX của em về thái độ ấy?
- NX của em về thái độ đó? Em có đồng tình với thái độ đó không? Vì sao?
DC biết mình sức yếu, muốn nhờ cậy DM , thái độ của DC chân thành, nhún nhường trước DM.
Song DM đã gây lên cái chết cho DC ntn? Hãy thuật lại đoạn truyện đó?
1.Đọc - chú thích- tóm tắt văn bản.
-1	Nghe đọc qua “Elearning”.
-2	HS đọc.
2.Bố cục.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến  “có thể sắp đứng đầu trong thiên hạ”. bức chân dung tự họa
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến  “mang vạ vào mình đấy”: bài học đường đời đầu tiên.
+ Đoạn 3: còn lại: sự ân hận của Dế Mèn.
3. Tìm hiểu văn bản
a. Bức chân dung tự hoạ của Dế mèn
- Chàng dế thanh niên cường tráng.
- Đôi càng mẫm bóng, 
- Những cái vuốt .. cứng dần và nhọn hoắt
- Đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi
- Đầu to ra và nổi từng tảng rất bướng
- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc,. 
- Sợi râu dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. 
-Đi đứng oai vệ, 
- “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” 
- chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. 
- Cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,
-> Quan sát tinh tế,tính từ miêu tả hình dáng, tính cách, Từ ngữ giàu sức tạo hình-> dế mèn trẻ trung, mạnh mẽ, cường tráng nhưng kiêu căng, xốc nổi, hung hăng và ngộ nhận. 
* Thái độ của mèn với choắt;
- đặt tên là Dế Choắt
- xưng “ ta” - hô “chú mày”
- Từ chối giúp đỡ
- Mắng: Đào tổ nông thì cho chết”.
-> Thái độ coi thượng, trịch thượng,ích kỉ.
-  Vừa coi thường người khác, vừa tàn nhẫn đối với bạn láng giềng Dế Choắt.
-> Không đồng tình vì bạn bè đáng lẽ ra phải giúp đỡ nhau, thông cảm, chia sẻ.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP:
- Qua câu chuyện giữa mèn và choắt, em rút ra bài học gì cho bản thân?
+ Về tình bạn? + Qua nhân vật mèn? + Qua nhân vật choắt?
Hs trình bày ý kiến- thảo luận.
---------------------------
Tuần 20 - Tiết 74
Ngày soạn:...................
Ngày dạy.: .....................
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
“ Dế Mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài
A. MỤC TIÊU :Đã trình bày ở tiết 72
B. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
+ Động não, đặt câu hỏi, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của văn bản.
C. PHƯƠNG TIẾN DẠY HỌC: hình ảnh minh họa	- Giáo án điện tử
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HS làm việc nhóm bàn.
- Nêu diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì?
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
b. Bài học đường đời đầu tiên.
-  Nghịch ranh, nghĩ mưu trêu chị Cốc.
-   Chui tọt vào hang, nằm khểnh, bụng nghĩ thú vị.
-  Sợ hãi khi nghe tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt: Khiếp, nằm im thin thít
-  Bàng hoàng, ngơ ngẩn vì hậu quả không lường hết được.
-  Hốt hoảng, lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của Choắt.
-  Ân hận đứng lặng hồi lâu trước mồ của Dế Choắt, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá.
* Tâm lí của Dế Mèn được miêu tả rất tinh tế, hợp lí:  Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho mình là: Không nên hung hăng, bậy bạ, nghịch ranh, ích kỉ để mang tai vạ đến cho người khác và cho chính bản thân mình.
 Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát.
 Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.
- Khái quátnghệ thuật- nội dung văn bản?
- Em học tập được gì từ nhà văn Tô Hoài trong miêu tả?
- Đọc ghi nhớ SGK?
5. Tổng kết:
 Ghi nhó SGK
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TÂP
Lựa chọn đáp án đúng nhất để trả lời cho câu hỏi sau:
1. Mèn đã làm gì khiến mình phải ân hận suật đời
A. Bày trò trêu chị Cốc. B. Không cho Choắt đào ngách sang mình.
C. Dại dột, xốc nổi, ích kỉ trêu đùa chị Cốc dẫn đến cái chết của người hàng xóm.
D. Để chị Cốc tức giận mổ chết người hàng xóm.
2. Bài học mà Dế Mèn phải ghi nhớ suốt đời là gì?
A. Không nên khoe khoang, khoác lác. B. Không nên trêu ghẹo người khác.
C. Cần phải sống có hoài bão, có lí tưởng.
D. Không ích kỉ, xốc nổi, hành động phải suy nghĩ, có trách nhiệm.
3.- Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không? Có đặc điểm nào của con người được gán cho chúng? 
Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện này?
- Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có hình dáng giống như thực tế. Bên cạnh đó tác giả đã nhân cách hoá để nhân vật biết nói năng, suy nghĩ, mang tình cảm, tâm lí và các mối quan hệ như con người.
- Một số tác phẩm có cách viết tương tự như: Ếch ngồi đáy giếng; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Thảo luận cặp đôi:
 1. Đọc câu văn em cho là diễn tả sâu sắc lời nhắn nhủ của tác giả tới lứa tuổi thiếu niên ? Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân trong quan hệ với mọi người?
Hoạt động cá nhân:
2.Viết đoạn văn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn (theo lời của Dế Mèn) sau khi chôn cất xong Dế Choắt.
- “ Ở đời mà ...mang vạ vào mình đấy”.
- Không nên hành động ngông cuồng, dại dột, thiếu suy nghĩ.
- Sống chân thành, khiêm tốn...
HS thực hiện theo yêu cầu.
 Tôi hối hận và đau xót không sao kể xiết. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi nhận ra sự tai hại ở cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay, tôi thoát nạn nhưng anh Choắt đã phải trả giá bằng mạng sống quí giá thay cho tôi. Còn tôi, nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên anh Choắt trong giờ phút hấp hối và lời trăng trối của anh. Anh Choắt ơi, cho tôi tạ tội với anh, đứng trước mộ anh, Mèn tôi xin hứa sẽ trở thành người có ích.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG/ SÁNG TẠO
HS tạo nhóm và thực hiện một trong hai yêu cầu sau:
1. Trò chơi đóng vai: 
1. Trò chơi : Đóng vai các nhân vật trong bài đọc.
Cách thực hiện :
Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có ba em để đóng vai Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc.
Dựa theo câu chuyện và lời các nhân vật, các em diễn lại “màn kịch” của câu chuyện này. Cả nhóm tự nhận xét và nghe cô tổng kết, đánh giá.
2. Vẽ tranh minh hoạ cho chi tiết tiêu biểu trong văn bản.Có thế là tập truyện tranh ( 5-7 tranh)
----------------------- 
Tuần 20 - Tiết 75
Ngày soạn:.................
Ngày dạy....................
PHÓ TỪ
A. MỤC TIÊU 
1. HS nắm được ý nghĩa, công dụng, các loại phó từ. Biết cách sử dụng phó từ khi nói, viết.
2. Rèn kĩ năng nhận diện và xác định ý nghĩa của phó từ.
3. HS có ý thức sử dụng từ loại trong giao tiếp.
* Phát triển năng lực: Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong GT, theo 4 KN đọc, viết, nghe, núi.
B. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
- Quan sát- phân tích, nhận xét. so sánh đối chiếu, thực hành...
C. CHUẨN BỊ: 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
 Phụ ngữ trước của cụm ĐT và cụm TT có gì giống nhau?
=> Cùng do các nhóm từ chỉ quan hệ thời gian, tiếp diễn tương tự, phủ định đảm nhiệm.=> Phó từ.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. PHÓ TỪ LÀ GÌ?
-GV treo bảng phụ chép VD.
? Các từ gạch chân bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
? Những từ đó là phó từ. Vậy, thế nào là phó từ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ 1.
- GV nhấn mạnh, gọi HS nhắc lại.
1. VD. HS đọc ví dụ.
2. Nhận xét.
đã đi cũng ra vẫn chưa thấy
 ĐT ĐT ĐT
thật lỗi lạc soi gương được
 TT ĐT
rất ưa nhìn to ra rất bướng
 TT TT TT
+ HS nhận xét, khái quát lại:
- Bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT.
- Vị trí: thường đứng ở trước ĐT, TT, cũng có khi đứng sau ĐT, TT.
3.Kết luận : Ghi nhớ: 
HS đọc ghi nhớ.
II. CÁC LOẠI PHÓ TỪ.
- GV treo bảng phụ chép VD ở phần II. Gọi HS lên bảng tìm các phó từ.
- GV treo bảng phân loại, yêu cầu HS lên bảng điền các phó từ tìm được vào bảng.
- Gọi HS nhận xét về vị trí của Phó từ. GV chốt.
? Phó từ gồm mấy loại lớn.
-GV gọi HS đọc và nhắc lại ghi nhớ.
1. VD. HS đọc ví dụ.
2. Nhận xét.
a/ lắm b/ đừng
c/ không, đã, đang
- HS lên bảng điền
- HS nhận xét
=> Phó từ gồm 2 loại lớn:
+ Phó từ đứng trước ĐT, TT.
+ Phó từ đứng sau ĐT, TT
3. Kết luận : Ghi nhớ 2: SGK Tr 14.
- HS đọc ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn:
+ Tìm phó từ
+ Chỉ ra ý nghĩa của phó từ.
- Gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu.
GV định hướng:
- Nội dung: Thuật lại sự việc Mèn trêu chị Cốc.
- Giới hạn: 3-5 câu
- Yêu cầu: ít nhất có một phó từ, chỉ ra tác dụng của phó từ.
- GV đọc cho HS viết chính tả.
1. Bài 1( Tr 14)
- đã, đương: thời gian
- không: sự phủ định
- đều, lại, sắp: thể thức
2. Bài 2( Tr 15)
VD: Mèn đã trêu chị Cốc
Mèn không giúp đỡ Choắt, ngược lại.
3. Bài 3( Tr 15)
HS chú ý nghe, viết đúng chính tả.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động cá nhân: Tìm phó từ trong ví dụ sau và cho biết ý nghĩa của phó từ trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ:
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi
 (“ Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận)
=> Sau khi HS trình bày, GV khái quát: “lại”: Phó từ thể hiện sự tiếp diễn tương tự của hoạt động. Phó từ gópphần thể hiện hoạt động của người dân chài đã- đang- sẽ ra khơi vào những buổi hoàng hôn tráng lệ như vậy. Nhịp sống lao động sôi nổi, khẩn trương...
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Bằng kiến thức của tiểu học, hãy quan sát cây bàng ở sân trường về mùa đông. Viết thành đoạn văn khoảng 5-7 câu những điều quan sát được trong đó có sử dụng phó từ, gạch chân những phó từ ấy.
--------------------------------- 
Tuần 20 - Tiết 76
Ngày soạn:.................
Ngày dạy....................
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
A. MỤC TIÊU 
1. HS nắm vững những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả (Thế nào là văn miêu tả? Trong những tình huống nào thì dùng văn miêu tả?)
2. HS rèn kĩ năng nhận diện đoạn, bài văn miêu tả, kĩ năng viết đoạn văn miêu tả.
3. HS có thái độ luôn quan sát các sự vật, hiện tượng, con người.
* Phát triển năng lực: Năng lực quan sát thực tế cuộc sống.
B. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
- Quan sát- phân tích, nhận xét. so sánh đối chiếu, thực hành...
C. CHUẨN BỊ: HS: - Đọc kĩ những đoạn văn miêu tả ở “ Bài học đường đời đầu tiên”.
 Hãy tảacay bàng về mùa động?
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG :
- Trình bày đoạn văn viết về cây bàng ở sân trường về mùa đông?
- Nhận xét đoạn văn và cho biết bạn đã sử dụng kiểu văn bản nào?
- Ở tiểu học em đã có những hiểu biết gì về kiểu văn bản đó?
=> Văn miêu tả không chỉ là một kiểu văn bản độc lập mà nó còn là phương thức biểu đạt hỗ trợ rất đắc lực cho một số kiểu văn bản khác như tự sự, thuyết minh, biểu cảm... đạt được hiệu quả giao tiếp cao. Ví dụ: văn bản Bài học đường đời đầu tiên.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. THẾ NÀO LÀ VĂN MIÊU TẢ.
- GV gọi HS đọc 3 tình huống.
- Ba tình huống trên có cần sử dụng văn miêu tả không? Vì sao?
- Em hãy nêu một số tình huống khác tương tự. ?
- Em rút ra nhận xét: Thế nào là văn miêu tả?
- GV yêu cầu HS chỉ ra hai đoạn văn tả Dế Mèn và Dế Choắt?
- Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế không ?Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó ?
- Theo em, trong văn miêu tả, năng lực nào được bộc lộ rõ nhất?
- Em hãy khái quát: Thế nào là văn miêu tả?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
1. VD. HS đọc ví dụ.
2. Nhận xét
+ Cần sử dụng văn miêu tả vì căn cứ vào hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.
-Tả con đường và ngôi nhà để khách nhận ra.
- Tả cái áo để người bán hàng không bị lấy lẫn.
- Tả chân dung lực sĩ.
+ HS nêu tình huống
+ HS nhận xét tình huống
=> Văn miêu tả giúp người đọc hình dung đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, con người.
- HS đọc 2 đoạn văn
- Hai đoạn văn đã giúp người đọc hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế:
+ Dế Mèn: càng, chân, khoeo, vuốt, đầu, cánh, răng, râunhững động tác ra oai khoe sức khoẻ.
+ Dế Choắt: gầy gò, lêu nghêu; những so sánh, ĐT, TT chỉ sự xấu xí, yếu đuối.
- HS suy nghĩ qua VD trên
=> năng lực quan sát.
3.Kết luận Ghi nhớ: SGK Tr 16.
GV: Văn miêu tả giúp người đọc..., thể hiện năng lực quan sát, tưởng tượng của người viết. Văn miêu tả rất cần thiết trong cuộc sống và không thể thiếu trong tác phẩm văn chương. 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Gọi HS đọc 3 đoạn trích.
? Mỗi đoạn miêu tả ở trên tái hiện lại điều gì? Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được miêu tả ở 3 đoạn văn, thơ trên.
- GV yêu cầu HS đọc hai đề luyện tập.
- Cho HS thảo luận 3 phút.
- Đại diện nhóm phát biểu.
- Gv chốt.
1/ Bài 1 (Tr 16)
Đ1: Chân dung Dế Mèn được nhân hoá khoẻ, đẹp, trẻ trung: càng, vuốt
Đ2: Hình ảnh chú Lượm nhỏ, nhanh, vui, hoạt bát, nhí nhảnh như con chim chích
Đ3: Cảnh hồ, ao, đầm bãi sau trận mưa lớn. Thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn.
2/ Bài 2( Tr 17)
a. Sự thay đổi của trời, mây, cây cỏ, mặt đất, vườn, gió, mưa, không khí, con người
b. Khuôn mặt:
- Nhìn chung - Nhìn kĩ: đôi mắt, cái nhìn
- Mái tóc, vầng trán, nếp nhăn- Miệng, răng
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động cá nhân: Cho HS đọc phần đọc thêm: Lá rụng.( ? Cảnh được miêu tả như thế nào? Biện pháp nghệ thuật? Cảm nhận của em? 
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Hoạt động nhóm:Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :
 Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;
 ......... 
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
 Xuân Diệu- “Mũi Cà Mau”
1. Đoạn Thơ của Xuân Diệu viết về địa danh nào của Tổ quốc ? Tìm trên bản đồ địa danh đó?
2. Dựa trên nội dung đoạn thơ trên hãy viết đoạn văn miêu tả khoảng 10 câu ?
3. Sưu tầm tranh ảnh, bài viết hay về địa danh trên? 
Tuần 21 - Tiết 77
Ngày soạn:...................
Ngày dạy.....................
SÔNG NƯỚC CÀ MAU
Đoàn Giỏi
A. MỤC TIÊU 
1. Nắm được những nét chính về tác giả và tác phẩm. HS cảm nhận được sự phong phú, độc đáo của thiên nhiên vùng Cà Mau. Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước của tác giả.
2. Tiếp tục rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu nghệ thuật viết văn miêu tả.
3. Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, con người vùng cực Nam Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc.
- Trân trọng gìn giữ và bảo vệ môi trường tự nhiên.
* Phát triển năng lực: Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra những GT thẩm mĩ trong VH, biết rung cảm, hướng thiện: năng lực đọc – hiểu văn bản văn học,  năng lực tiếp cận, phân tích, cảm nhận, đánh giá trong quá trình tiếp nhận văn bản.
B. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
+ Động não, đặt câu hỏi, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của văn bản.
C. CHUẨN BỊ: 6A1:Giáo án điện tử- phòng máy.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Các nhóm trình bày sản phẩm chuẩn bị về địa danh Cà Mau
- HS quan sát hình ảnh .
CHỢ NĂM CĂN ( HIỆN NAY)
Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển, phía Đông giáp với Biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang..
 Cà Mau đẹp và thơ là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước, là cảm hứng vô tận của các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ... Ai đã từng xe bộ phim “ Đất phương Nam” hẳn biết đến nhà văn Đoàn Giỏi với cuốn tiểu thuyết “ Đất rừng phương Nam”.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Gọi HS đọc chú thích * - SGK
- Em biết được gì về tác giả Đoàn Giỏi?
- Gọi HS nhận xát bổ sung thông tin?
- Em hiểu gì tác phẩm “Đất rừng phương Nam”?
1.Tác giả: sgk
GV: Đất rừng phương nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.
 Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam được chuyển thể thành phim Đất phương Nam do Hãng phim Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh sản xuất năm 1997. Một trong nhiều tác phẩm được chuyển thể thành phim.
2. Văn bản: SGK
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
- Gv hướng dẫn đọc, tổ chức cho Hs đọc.
- Nghe bài đọcdiễn cảm 
- HD tìm hiểu 5 chú thích ở Sgk, 
- Phương thức biểu đạt ?
- Bài văn tả theo ngôi kể nào? Tác dung của ngôi kể đó.
- Người kể ở vị trí quan sát nào? Tác dụng của vị trí quan sát đó ?
- Xác định bố cục văn bản? Nội dung từng phần?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Đoạn văn ghi lại ấn tượng ban đầu về những đối tượng nào?
- Gv cho HS làm việc cá nhân.
- GV cho HS bổ sung, GV chiếu lại bức ảnh về cảnh sông nước Cà Mau.
- Đọc thầm phần 1.
- Ấn tượng đó được cảm nhận qua các giác quan nào?
- Màu sắc? 
- Âm thanh?
- ấn tượng chung?
- Cánh thiên nhiên hiện lên qua nghệ thuật gì?
- Khung cảnh đó hiện ra như thế nào?
- Khung cảnh đó dễ gây cho người đọc cảm giác gì? Liệu cảm giác đó có thay đổi không? 
- Em hãy rút ra bài học gì về quan sát đối tượng ?
Quan sát cẩn thận, sử dụng tất cả các giác quan...
1.Đọc- chú thích
2.Phương thức biểu đạt :Tự sự+ Miêu tả
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất (vai An)
- Điểm quan sát: trên thuyền xuôi dòng sông.- Trình tự: trước- sau.
3.Bố cục:
-  Đoạn 1 : từ đầu đến “ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu" - Những ấn tượng chung
-  Đoạn 2: tiếp theo đến “ khói sóng ban mai" - kênh rạch ở vùng Cà Mau.
- Đoạn 3: còn lại: cảnh chợ Năm Căn 
4.Phân tích 
a. Ấn tượng chung về Cà Mau
+ Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện
+ Tất cả đều màu xanh
+ Âm thanh rì rào bất tận
+ Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu
=> Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.
 Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau.
 Hoạt động chung cả lớp: 
Giới thiệu vẻ đẹp quê hương em bằng đoạn văn 5-7 câu?
- HS chuẩn bị và trình bày trước lớp.
- GV cùng Hs nhận xét:
+ Nội dung đoạn văn nói về cảnh gì? Cảnh ấy hiện lên như thế nào?
+ cách sử dụng ngôn ngữ?
+ Cử chỉ, tác phong, biểu cảm?
Tuần 21 - Tiết 78
Ngày soạn:...................
Ngày dạy.....................
SÔNG NƯỚC CÀ MAU
Đoàn Giỏi
A. MỤC TIÊU 
Đã trình bày ở tiết 77
B. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
+ Động não, đặt câu hỏi, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của văn bản.
C. CHUẨN BỊ: 6A1:Giáo án điện tử - phòng máy.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
* TIẾT 2
- Đặt một câu văn nhận xét khái quát ấn tượng chung về thiên nhiên ở Cà Mau?
- Tác giả sử dụng chi tiết nào, hình ảnh nào để làm rõ sông ngòi kênh rạch ở Cà Mau ?
- GV định hướng:
+ Số lượng kênh rạch. + Cách gọi tên.
+ Thiên nhiên Cà Mau như thế nào?
+ Thiên nhiên- con người?
Hoạt động nhóm:
- GV trình chiếu câu hỏi thảo luận.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 em.
 + Thời gian: 3 phút.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Đọc đoạn văn từ “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua" đến "sương mù và khói sóng ban mai" và trả lời các câu hỏi:
- Tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước.
- Trong câu “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông cửa lớn, xuôi về Năm Căn ” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con thuyền? Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì có ảnh hưởng gì đến nội dung được diễn đạt không? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế trong cách dùng từ của tác giả ở câu này?
- Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét về cách miêu tả màu sắc của tác giả.
b. Cảnh sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau
* Cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh: theo đặc điểm riêng biệt của nó mà tạo thành tên: Chà Là, Cái Keo, Bảy Háp, Múi Giầm, Ba Khía => thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú; con người sống rất gần với thiên nhiên.
* Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông, rừng đước:
- Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông Năm Căn và rừng đước:
   + Dòng sông: mênh mông, ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển, cá hàng đàn đen trũi
   + Rừng đước: cao ngất, mọc dài theo bãi, ngọn bằng, lớp này này chồng lớp kia...
-. Những động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền: chèo, đổ, xuôi.
Khi thay đổi trình tự những động từ trong câu sẽ làm rối nội dung được diễn đạt
=> Cách dùng từ chính xác, tinh tế, chọn lọc
-. Những từ miêu tả màu sắc rừng đước: xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ.
=> Cách miêu tả tinh thế chính xác, tạo được những bậc màu xanh của lớp rừng đước non gần nhất và những lớp rừng đước xa hơn, già hơn.
=> Các động từ có trong câu: thoát, qua, đổ ra, xuôi về. Không thể thay đổi trình tự các động từ trong câu vì như thế sẽ làm sai lạc nội dung, đặc biệt là sự diễn tả trạng thái hoạt động của con thuyền trong mỗi khung cảnh.
GV:+ Thoát qua: con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm;
+ Đổ ra: con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn;
+ Xuôi về: con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước ở nơi dòng sống êm ả.
- Đọc lướt phần 3.
- Nêu những đặc điểm nổi bật của chợ Năm Căn?
- Chi tiết nào làm rõ đặc điểm đó ?
- Em có nhận xét gì về giọng văn, sử dụng kiểu câu, từ ngữ?
- Chợ năm căn hiện ra trước mắt em như thế nào?
- Cảm nhận về cuộc sống sinh hoạt của người dân ở vùng đất cực nam của Tổ Quốc?
- Khái quát nội dung, nghệ thuật văn bản?
- Gọi HS đọc ghi nhớ?
c. Chợ Năm Căn:
    + Túp lều lá thô sơ bên cạnh những ngôi nhà hai tầng, đống gỗ cao như núi, cột đáy thuyền chài, bến vận hà nhộn nhịp, ngôi nhà ánh đèn măng sông chiếu rực
   + Chợ họp ngay trên sông, chỉ cần cập thuyền có thể mua bán được đủ thứ tiêu dùng và ẩm thực. Người bán hàng của nhiều dân tộc, nhiều giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ.v
-> tả ảnh sinh hoạt: Những chi tiết thể hiện sự đông vui, tấp nập, trù phú, độc đáo của chợ Năm Căn:
5. Tổng kết: Ghi nhó SGK
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động cá nhân:
1.Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực Nam của Tổ quốc?
- HS trình bày- Nhận xét:
- GV tổng hợp và hướng dẫn:
 Đất rừng Phương Nam là một tác phẩm rất hay viết cho thiếu nhi của nhà văn Đoàn Giỏi. Đọc đoạn trích Sông nước Cà Mau trích trong tác phẩm này ta bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp, nét riêng đặc biệt của kênh rạch, sông ngòi “bủa giăng chi chit như mạng nhện”, của một điệu xanh như thế. Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà Mau hiện lên thật là sinh động, cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá. Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, làớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hiền hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, ngược lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm. Đọc đoạn trích Sông nước Cà Mau hẳn trong mỗi chúng ta thêm hiểu, thêm yêu đất và người nơi đây. Và bạn, cũng như tôi ấp ủ một ước muốn: được đặt chân lên mảnh đất ấy, được theo thuyền xuôi dòng Năm Căn và chắc hẳn sẽ ghé chợ Năm Căn để tự mình cảm nhận một nét rất riêng trong sinh hoạt của vùng sòng nước
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động nhóm:
1.Kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đang ở, giới thiệu vắn tắt về một trong những con sông ấy.
Sông Hồng: Con sông Hồng chảy qua quê hương em, giữa các bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. 
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Hoạt động nhóm:
1.Tìm hiểu và giới thiệu về khu du lịch sinh thái của huyện Thanh Miện: Đảo Cò - Chi Lăng Nam?
- Quan sát trực tiếp hoặc tìm hiểu qua tư liệu mạng Internet...
- Ghi chép những điều quan sát được.
- Viết 3 câu văn từ những điều quan sát được theo mô hình:
 A như B
 ( xem lại kiến thức về phép so sánh đã học ở tiểu học).
Tuần 21 - Tiết 79
Ngày soạn:.................
Ngày dạy....................
SO SÁNH
A. MỤC TIÊU 
1. HS nắm vững:so sánh là gì, cấu tạo của so sánh. Phân biệt so sánh tu từ với so sánh lô gíc.
2. Rèn cho HS kĩ năng nhận biết và tạo lập phép so sánh, phân tích tác dụng.
3. Giáo dục HS có ý thức sử dụng phép so sánh trong viết văn miêu tả.
* Phát triển năng lực: Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong GT, theo 4 KN đọc, viết, nghe, nói.
B. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC :- Quan sát- phân tích, nhận xét. so sánh đối chiếu, thực hành...
C. CHUẨN BỊ: 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
.- Hs trình bày phần chuẩn bị: giới thiệu về khu du lịch sinh thái của huyện Thanh Miện: Đảo Cò - Chi Lăng Nam?
- Viết 2 câu văn từ những điều quan sát được theo mô hình:
+ Đảo Cò đẹp, hữu tình là món qua vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Chi Lăng Nam
+ Những âm thanh lúc trầm lúc bổng của tiếng cò, tiếng vạc gọi nhau như những bản hoà tấu nhịp nhàng, gợi cảm giác bình yên, hấp dẫn đến khó tả. 
=> Trong khi nói và viết, cách so sánh ví von bao giờ cùng làm cho câu văn giàu sắc gợi.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. SO SÁNH LÀ GÌ?
- Gọi Hs đọc ví dụ 1.
-Em hãy tìm tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong VD a,b?
- Sự vật nào được so sánh với sự vật nào?
- Vì sao có thể so sánh như vậy?
+ Dựa vào cơ sở nào để so sánh?
- Các tác giả sử dụng so sánh như vậy để làm gì?
- Vậy em hiểu thế nào là so sánh?
- Lấy ví dụ về so sánh?
GV theo dõi và cùng các HS khác nhận xét câu trảl ời của bạn..
- Gọi HS đọc ví dụ phần 3?
- Đối tương so sánh và được so sánh trong ví dụ trên là gì?
- Cơ sở để có thể so sánh như vậy?
+ Điểm giống nhau giữa chúng?
- Mục đích của phép so sánh trên?
-Vậy trong các ví vụ 1 và ví dụ 2 có gì khác nhau?
1. Ví dụ:
2. nhận xét: 
VD1a. Trẻ em như búp trên cành
- Nét giống nhau: -> Cùng giai đoạn đầu, non nớt, cần sự chăm sóc, bảo vệ...
=> tăng sức gợi hình: đẹp, đầy sức sống , g

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_6_hoc_ki_ii.doc