Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 1 đến tuần 5

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 Lê Anh Trà

(2 tiết)

I. Mục tiêu cần đạt:

- Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

1. Kiến Thức:

- Học sinh nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Ý Nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

 2. Kĩ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập

- Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về linhc vực văn hóa lối sống.

 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác học tập, tích lũy kiến thức, học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Tự tin trong giao tiếp, sống và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, yêu quê hương đất nước.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

 

doc 41 trang phuongnguyen 24800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 1 đến tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 1 đến tuần 5

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 1 đến tuần 5
Ngày soạn:
Lớp 9/1:
Lớp 9/2:
Ngày dạy:
Tuần 1 
Văn bản 
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 
 Lê Anh Trà
(2 tiết)
I. Mục tiêu cần đạt: 
- Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
1. Kiến Thức:
- Học sinh nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Ý Nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
 2. Kĩ năng: 
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập
- Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về linhc vực văn hóa lối sống.
 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác học tập, tích lũy kiến thức, học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Tự tin trong giao tiếp, sống và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, yêu quê hương đất nước.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
5. Tích hợp tư tưởng HCM: Lối sống giản dị, phong thái ung tự tại.
- Tích hợp QPAN: Giới thiệu một số hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên : Giáo án, SGK. STK, Những mẫu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tranh ảnh về Bác.
2. Học sinh: Đọc và soạn bài; Tìm những mẫu chuyện về Bác.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Hoạt động khởi động :
* Ổn định lớp 
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( Bài soạn)
* Vào bài mới
 GV giới thiệu ( ... ) Chiếu đoạn clip về hình ảnh HCM
 Những mẫu chuyện trong cuộc đời của Hồ Chủ Tịch là tấm gương mà mỗi chúng ta phải học tập. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách của Người.
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
Hoạt động dạy và học
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.(5')
- Tích hợp QPAN: Giới thiệu một số hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh.
Yêu cầu HS đọc chú thích:
- Giới thiệu về tác giả Lê Anh Trà .
Hỏi: Cho biết xuất xứ của văn bản?
- Chốt ý chính.
HĐ2. Đọc, tìm hiểu chung.(8')
- Hướng dẫn cách đọc: Giọng kể, chậm rãi, chú ý nhấn mạnh những câu đoạn sử dụng nghệ thuật đối lập.
- Đọc đoạn 1.
- Nhận xét HS đọc.
Hỏi:Em hiểu như thế nào về các từ truân chuyên, uyên thâm, hiền triết, danh nho?
- Nhận xét, giải thích từ ngữ. Lưu ý HS tìm hiểu các từ Hán việt khác.
Hỏi: Có thể chia văn bản làm mấy phần? Nội dung từng phần?
(2 phần)
- Chốt bố cục văn bản.
HĐ3. Tìm hiểu văn bản. (60')
1.Hd HS tìm hiểu phần 1.(22')
Hỏi: Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào?
- Chốt ý, nhắc lại quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Người.
Hỏi:Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có được vốn tri thức văn hoá của nhân loại? Người đã tiếp thu vốn tri thức ấy như thế nào?
- Giải thích, chốt ý.
- Giảng kết hợp với kể các mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác ở nước ngoài.
Hỏi: Em có nhận xét gì về sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh?
- Giảng, rút ra tiểu kết.
Tiết 2
2. Hd HS tìm hiểu phần 2.(20)
Hỏi: Tác giả đã tập trung trình bày những khía cạnh nào trong lối sống của Bác? ( 3 phương diện: nơi ở và làm việc, trang phục, ăn uống).
- Yêu cầu Hs nêu lên các dẫn chứng cụ thể, nhận xét.
- Giảng, liên hệ bài thơ Thăm cõi Bác xưa của Tố Hữu.
* Tích hợp tư tưởng HCM: Vẻ đẹp phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và liêm khiết.
Hỏi: Tác giả đã so sánh lối sống của Bác với các vị hiền triết danh nho xưa. Theo em điểm giống và khác nhau đó là gì?
- Giải thích nét giống và khác nhau (Đều giản dị và thanh cao nhưng Bác gắn bó và chia sẻ cùng nhân dân)
- Kể một số mẫu chuyện ngắn về Hồ Chủ Tịch.
Hỏi: Em có nhận xét gì về những nét đẹp trong lối sống của Bác?
- nghệ thuật nào?
- Nơi ở, làm việc: chiếc nhà sàn gỗ cạnh chiếc ao ,chỉ vẻn vẹn vài phòng
->Nơi ở, làm việc đơn sơ.
Trang phục : quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp
->Trang phục giản dị, khi là người nông dân, khi là người chiến sĩ.
- Ăn uống : cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa...->dân dã, không cầu kỳ.
-Tư trang: ít ỏi, một chiếc va ly con,vài bộ quần áo.
+Dẫn chứng tiêu biểu.Bình luận xen chứng minh.
-> Lối sống giản dị, thanh đạm, trong sáng.
-> Sự đặc biệt, hiếm có được một lối sống
 như của Bác.
- Phân tích các biện pháp nghệ thuật, nêu tác dụng.
HĐ 4. Tổng kết. (5')
Hỏi: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong văn bản? Thông qua nghệ thuật ấy nhằm làm nổi bật nội dung gì?
I. Tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả: (SGK)
2. Tác phẩm: 
Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ
- Vb được trích trong HCM và văn hóa Việt Nam ( 1990)
II.Đọc, tìm hiểu chung.
- Bản sắc văn hóa dân tộc kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền thống của dân tộc. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dâ tộc ngày càng trở nên có ý nghĩa.
- Văn bản trích trong “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của Lê Anh Trà.
- Bố cục: 2 phần.
+ Hồ Chí Minh với việc tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại.
+ Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
III. Tìm hiểu văn bản.
1.Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác. 
*Hồ Chí Minh: Danh nhân văn hoá thế giới (UNEECO-1990)
* Con đường hình thành phong cách vh của Bác
- Quá trình ấy gắn với cuộc đời đi tìm đường cứu nước đầy '' truân chuyên ''
-Người tiếp xúc với văn hoá của nhiều nước, nhiều vùng (phương Đông, phương Tây)
+ NT: kể xen lẫn bình luận, so sánh
-> Bác là người đi nhiều, biết nhiều, có nhu cầu cao về văn hoá, am hiểu văn hóa thế giới uyên thâm . Người có vốn văn hóa sâu rộng.
* Cách tiếp thu văn hóa của Bác:
 - Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những tiêu cực
->Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
- Những ảnh hưởng quốc tế...nhào nặn với gốc vh dân tộc không gì lay chuyển được
->Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở giữ vững giá trị vh dân tộc.
=> Một nhân cách rất Việt Nam, rất Phương Đông nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
- Chúng ta có định hướng đúng đắn, biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc văn hóa nhân loại.
2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của chủ tịch Hồ Chí Minh
=> Lối sống: giản dị và thanh cao – một biểu hiện trong phong cách văn hóa của HCM.
- Cách sống có văn hóa trở thành quan điểm thẩm mĩ 
-> Lối sống đó là một cách di dưỡng tinh thần, có khả năng mang lại hạnh phúc cho tâm hồn và thể xác.
óBác có vẻ đẹp riêng trong phong cách văn hóa và trong lối sống :
-Truyền thống - hiện đại
- Dân tộc - nhân loại 
- Thanh cao - giản dị 
*Tự hào, kính yêu, ngưỡng mộ
III. Tổng kết
1.Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ trang trọng
Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập. 
 2. Ý nghĩa văn bản: 
 Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả đã cho thấy cốt cách văn hóa của HCM trong nhận thức và trong hanh động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu chọn lọc và phát huy văn hóa, bản sắc dân tộc.
3.Hoạt động luyện tập:
? Vì sao Người lại có đợc vốn tri thức sâu rộng nh thế?
?Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi (thế kỷ 15)?Theo em giống và khác nhau giữa hai lối sống của Bác và Nguyễn Trãi ? (Giáo viên đưa dẫn chứng qua bài Côn Sơn ca) - so sánh với các bậc hiền triết như Nguyễn Trãi.
Học sinh thảo luận.
+ Giống: giản dị, thanh cao.
+ Khác: Bác gắn bó, chia sẻ khó khăn, gian khổ cùng dân. Các vị hiền triết khác sống ẩn dật, lánh đời 
? GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm : Vẽ sơ đồ t duy khái quát về văn bản : Tác giả, tác phẩm, nội dung chính, nghệ thuật tiêu biểu
4. Hoạt động vận dụng:
? Kể lại một câu chuyện về lối sống giản dị của Bác?
5.Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Sưu tầm những chuyện kể về đức tính giản dị của Bác 
 - Chuẩn bị: Các phương châm hội thoại
+ Đọc vd-sgk
+Trả lời các câu hỏi trong bài
RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn:
Lớp 9/1:
Lớp 9/2:
Ngày dạy:
Tuần 1 , tiết 3-4
 Tiếng Việt
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt: tích hợp thành một bài
- Nắm được các phương châm về lượng và chất. Trong giao tiếp.
- Vận dụng các phương châm về lượng và chất trong hoạt động giao tiếp.
1. Kiến Thức:
 - Học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng, về chất, PC quan hê, PC cách thức, PC lịch sự.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng năm phương châm trong một tình huống giao tiếp.
 - GDKN sống: Vận dụng các phương châm trong hoạt động giao tiếp.
3. Thái độ: Tự hào về tiếng Việt.
4. Phẩm chất – năng lực
- Năng lực : HS có năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề
- Phẩm chất: HS tự tin, tự chủ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK. STK, đoạn hội thoại.
2. Học sinh: Đọc và soạn bài.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Hoạt động khởi động 
* Ổn định lớp: 
* Kiểm tra bài cũ
*Vào bài mới
 Trong chương trình ngữ văn lớp 8, các em đã được tìm hiểu về vai XH trong hội 
thoại, lượt lời trong hội thoại. Để hoạt động hội thoại có hiệu quả, chúng ta cần 
nắm được tư tưởng chủ đạo của hoạt động này, đó chính là phương châm hội thoại.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động dạy và học
Nội dung
HĐ1.Tìm hiểu nội dung bài học.( giao tiếp? (Trả lời không đầy đủ)
- Nhận xét, rút ra bài học về giao tiếp và kết luận nội dung phương châm về lượng.
- Yêu cầu HS đọc truyện cười Lợn cưới, áo mới.
Hỏi: Vì sao truyện lại gây cười?
Vậy khi giao tiếp cần tuân thủ những yêu cầu gì?
- Kết luận về nội dung yêu cầu giao tiếp của phương châm về lượng.
2. Tìm hiểu phương châm về chất.
- Yêu cầu Hs đọc truyện cười Quả bí khổng lồ.
Hỏi: Truyện cười nhằm phê phán điều gì? Vậy trong giao tiếp, điều gì cần tránh?
- Giải thích, rút ra nội dung phương châm về chất.
Cho HS lấy ví dụ và phân tích các phương châm trong ví dụ?
- Yêu cầu Hs đọc ghi nhớ SGK.
I. Phương châm về lượng.
1. Ví dụ SGK:
* Ví dụ 1/ SGK
- Ba trả lời không đúng với điều An muốn biết
-> Câu trả lời mơ hồ về nghĩa.
* Ví dụ 2 : “ Chuyện lợn cưới, áo mới”
- Câu hỏi thừa từ “cưới”
- Câu trả lời thừa cụm từ “ từ lúcnày”
 -> Câu chuyện đáng cười
2. Kết luận:
- Khi giao tiếp nội dung cần đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp.
- Nội dung giao tiếp cần phải đầy đủ, không thiếu, không thừa.
 II. Phương châm về chất.
1. Ví dụ SGK:
* Ví dụ: Câu chuyện Qủa bí khổng lồ
Chuyện phê phán người có tính hay nói khoác.
 -> Vậy khi giao tiếp ta cần nói đúng sự thật.
2. Kết luận:
Khi giao tiếp tránh nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
3. Hoạt động luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, hoạt động nhóm, PP luyện tập thực hành
* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, trình bày, NX
? Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong câu sau?
? Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống?
? Đọc truyện cười và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?
? Vì sao người nói đôi khi phải diễn đạt như vậy ? 
? Giải thích các thành ngữ và cho biết nó liên quan đến phương châm hội thoại nào?
GV: yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, trình bày -> NX
III. Luyện tập
Bài tập 1 ( SGK/10 )
a. Thừa cụm từ '' nuôi ở nhà '' vì từ ''gia súc ''đã hàm chữa nghĩa là thú nuôi trong nhà.
b. Thừa '' có 2 cánh '' vì tất cả các loài chim đều có 2 cánh.
Bài tập 2 ( SGK/10 )
a, ... nói có sách, mách có chứng
b, ... nói dối
c, ... nói mò
d, ... nói nhăng nói cuội
e, ... nói trạng
Bài tập 4 ( SGK/11 )
a. Như tôi được biết, tôi tin rằng...
-> Để tuân thủ theo phương châm về chất, người nói thông báo cho người nghe thông tin nhưng chưa được kiểm chứng chính xác.
b. Như tôi đã trình bày...
-> Để chuyển ý, dẫn ý và để đảm bảo phương châm về lượng dùng cách nói trên để báo cho người nghe biết đó là chủ ý của mình.
Bài tập 5 ( SGK/11 )
- Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác
- Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ
-> Các thành ngữ vi phạm phương châm về chất
Hoạt động dạy và học
Nội dung
HĐ2.Hình thành kiến thức mới.(20')
1 Tìm hiểu phương châm quan hệ.
Hỏi: Thành ngữ Ông nói gà, bà nói vịt dùng để chỉ tình huống như thế nào? Điều gì xảy ra nếu xuất hiện tình huống hội thoại này? Qua đó rút ra bài học gì khi giao tiếp?
- Nhận xét, giải thích, rút ra bài học về giao tiếp và kết luận nội dung phương châm quan hệ.
2. Tìm hiểu phương châm cách thức.
- Yêu cầu hs thảo luận câu 1,2 SGK(5').
- Nhận xét, giải thích, rút ra bài học về giao tiếp và kết luận nội dung phương châm cách thức.
3. Tìm hiểu phương châm lịch sự.
- Yêu cầu HS đọc truyện Người ăn xin.
Hỏi: Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
Vậy rút ra bài học gì khi giao tiấp?
- Kết luận về nội dung yêu cầu giao tiếp của phương châm lịch sự
HĐ 2. Luyện tập.(13')
1. Yêu cầu Hs đọc bài tập 1.
Hỏi: Qua các câu ca dao, ông cha khuyên chúng ta điều gì? Tìm một số câu có nội dung tương tự?
- Nhận xét, giải thích, kết luận nội dung bài tập.
2. Yêu cầu hs đọc bài tập 2. 
Hỏi: Phép tu từ nào liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự? Cho vd.
- Nhận xét, giải thích các phương châm hội thoại liên quan.
3.Yêu cầu hs chọn từ ngữ điền vào chỗ trống.
- Kết luận nội dung bài tập.(bảng phụ)
 * Giáo dục kĩ năng sống: sử dụng các phương châm hội thoại.
III. Phương châm quan hệ.
1. Ví dụ: SGK
 “ ông nói gà, bà nói vịt.”
-> Tức là mỗi người nói một đề tài khác nhau, không hiểu nhau
 -> Vậy khi giao tiếp cần nói đúng đề tài, tránh nói lạc đề.
IV. Phương châm cách thức.
 *Vd: Kiểu nói “dây cà ra dây muống’’
 -> Là nói dài dòng, rườm rà.
Kiểu nói “lúng búng như ngậm hột thị”
-> Là nói ấp úng,không rõ ràng, rành mạch.
-> hai cách nói trên đều gây khó hiểu, hiểu sai ý
=> Vậy khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rõ ràng.
V. Phương châm lịch sự.
* Vd: câu chuyện về người ăn xin và cậu bé
- Người ăn xin và cậu bé đều nhận được ở nhau sự chân thành, tôn trọng và cảm thông với nhau.
=> Khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn.
 Khi giao tiếp cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
VD: Thành ngữ ông nói gà, bà nói vịt (vi phạm phương châm quan hệ)
3. Hoạt động luyện tập
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
*Phương pháp : Gợi mở vấn đáp, PP luyện tập thực hành,Hoạt động nhóm.
* Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi. 
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm bài tập câu a
 - Yêu cầu học sinh làm những câu còn lại.
- GV : Tổ chức học sinh hđ theo cặp
trả lời câu hỏi trong SGK
- HS trình bày -> NX
- Giáo viên: Hướng dẫn làm bài tập câu a. 
- Chỉ định 4 học sinh làm bài tập trên bảng.
- GV Hướng dẫn học sinh hđ nhóm(3 nhóm) và trả lời cõu hỏi - sgk
- HS trả lời, nx
IV. Luyện tập
3. Bài 3. 
a. Nói mát d. Nói leo
b. Nói hớt e. Nói ra đầu ra đũa.
c. Nói móc 
- Phương châm lịch: a, b, c, d
- Phương châm cách thức:e
4. Bài 4.
a. Muốn hỏi một vấn đề không dùng đề tài trao đổi và muốn người nghe không hiểu nhầmệ.
b. Muốn giảm nhẹ ảnh hưởng của người nói đến người nghe.
c. Báo hiệu cho người đối thoại biết họ không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm rứt sự không tuân thủ đó.
4. Hoạt động vận dụng
- Lấy vd trong thực tế về các tình huống vi phạm phương châm hội thoại.
5. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
- Nắm vững nội dung bài học, làm bài tập 5/ 24
- Sưu tầm các bài tập về PC hội thoại.
- Chuẩn bị: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
+ Đọc các vd – sgk
+ Trả lời các câu hỏi trong bài 
+ Xác định được những câu văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả
RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn:
Lớp 9/1:
Lớp 9/2:
Ngày dạy:
Tuần 1,2 tiết 5 -6
 Tập làm văn
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt: Tích hợp thành một bài:
 - HS hiểu được vai trò của một số biện pháp NT trong văn bản thuyết minh
 - Tạo lập được văn bản có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
1. Kiến Thức:
 - Học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng và chất.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết được thể loại văn bản thuyết minh và các phương pháp thường dùng.
 - Biết được tầm quan trọng của các BPNT trong văn bản thuyết minh.
3. Thái độ: Nghiêm túc, hăng say phát biểu.
4. Phẩm chất – năng lực.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: HS tự tin, tự chủ,yêu quê hương.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên : Giáo án, SGK. STK, Các đề bài thuyết minh, bảng phụ, các đoạn văn mẫu.
2. Học sinh: Ôn tập văn thuyết minh. Soạn bài.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Hoạt động khởi động 
* Kiểm tra sĩ số 
* Kiểm tra bài cũ: ( Lồng trong nội dung bài học)
* Vào bài mới: GV giới thiệu bài bằng một clip về Hạ Long
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động dạy và học
Nội dung
HĐ 1. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện Hạ Long-Đá và Nước.
- Yêu cầu hs thảo luận: Đối tượng thuyết minh? Văn bản có cung cấp tri thức khách quan về đối tượng không? Phương pháp thuyết minh chủ yếu là gì? Sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào?
- Nhận xét, giải thích.
- Nêu một số câu tiêu biểu vd.
Hỏi: Văn bản thuyết minh có thể sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?
- Chốt kiến thức.
- Yêu cầu hs đọc ghi nhớ SGK
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
1. Ôn tập văn thuyết minh.
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật.
Văn bản: Hạ Long-Đá và Nước.
- Đối tượng thuyết minh: Sự kì diệu của hạ Long.
- Phương pháp thuyết minh: giới thiệu, giải thích, liệt kê...
- Các biện pháp nghệ thuât: Kể chuyện kết hợp so sánh, nhân hoá.
II. Ghi nhớ:
3.Hoạt động luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*Phương pháp : Gợi mở vấn đáp,Đặt và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, thực hành luyện tập, hoạt động nhóm.
*Kĩ thuật: Thảo luận nhóm,đặt câu hỏi.
? Theo em văn bản '' Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh '' có phải là văn bản thuyết minh không. Ngoài yếu tố thuyết minh còn có yếu tố nào ?
- Gv yêu cầu HS thảo luận theo 5 nhóm.
? Vậy tính chất thuyết minh được thể hiện như thế nào. ?
? Trong văn bản những phương pháp thuyết minh nào được sử dụng. Các phương pháp đó được thể hiện như thế nào ?
? Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật gì ?
- HS trình bày -> NX
? Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì ?
? Nhận xét về các biện pháp nghệ thuật ?.
II. Luyện tập
Bài tập 1 ( SGK/14 )
a, Đây là văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật 
- Tính chất thuyết minh được thể hiện: Giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống ( những t/c chung về họ, giống, loài, về các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, cung cấp kiến thức chung các tin cậy về loài ruồi, thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi.
b, Phương pháp thuyết minh:
- Định nghĩa: Thuộc họ côn trùng 2 cánh
- Phân loại: Các loài ruồi
- số liệu: Số vi khuẩn, số lượng sinh sản
- Liệt kê: Mắt lưới, chân tiết ra chất dính
c, Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng
+ Nhân hóa
+ Có tình tiết
d, Gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui, vừa học thêm tri thức
Bài tập 2 ( SGK/14 )
Đoạn văn nói về tập tính của chim cu dưới sự ngộ nhận thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ. 
- Biện pháp nghệ thuật ở đây là lấy sự ngộ nhận làm đầu mối câu chuyện để trình bày đặc điểm của đối tượng.
Tiết 6
Hoạt động dạy và học
Nội dung
HĐ 1. Luyện tâp.(35')
- Cho đề bài: Thuyết minh về cái bút.
Hỏi: Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức đối với đề bài?
- Yêu cầu hs thảo luận 5', lập dàn ý cho đề bài.
- Nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý. (Bảng phụ)
3. Yêu cầu hs dựa vào dàn ý viết các đoạn văn:
- Phần mở bài.
- Nhận xét, sửa chữa, nêu đoạn văn vd.
- Phần thân bài.
- Nhận xét, sửa chữa, nêu đoạn văn vd.
Vd1: Họ nhà bút chúng tôi rất đông. Ngoài bút để viết như bút máy, bút bi còn có loại bút để vẽ, để tô màu cho các bức tranh bức hoạ. Nhờ có chúng tôi mà các hoạ sĩ mới hoàn thành tuyệt tác của mình.
Vd2: Bút chì chúng tôi có đặc điểm riêng không giống như bút máy hay bút bi. Bút chì rất đơn giản nhưng cũng rất tiện lợi. Vi thế mới có câu đố:
Ruột dài từ mũi đến chân. Mũi mòn ruột cũng dần dần mòn theo. 
- Phần kết bài.
- Nhận xét, sửa chữa, nêu đoạn văn vd.
- Yêu cầu hs đọc văn bản đọc thêm Họ nhà Kim.
Đề: Thuyết minh về cái bút.
1. Yêu cầu:
- Nội dung: Nêu cấu tậo, chủng loại, nguồn gốc, công dụng của cái bút.
- Hình thức: Vận dụng một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, hỏi đáp theo lối ẩn dụ, nhân hoá...
2. Dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu về cái bút và tầm quan trọng của cái bút .
b. Thân bài: 
- Nêu nguồn gốc cái bút.
- Các loại bút.
- Cấu tạo và công dụng từng loại.
- Cách sử dụng và bảo quản bút.
c. Kết bài: Khẳng định vai trò của cái bút đối với con người.
3. Viết bài:
a, Mở bài: 
Vd: Trong các loại dụng cụ của các bạn học sinh, chúng tôi là một thứ đồ dùng không thể thiếu. Đố các bạn biết chúng tôi là ai không? Chúng tôi là cái bút.
b. Thân bài:
c. Kết bài:
Vd: Các bạn thấy đấy, chúng tôi rất cần thiết cho mọi người. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, chúng tôi luôn được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu sáng chế ra nhiều loại bút hiện đại, tiện lợi đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
4.Hoạt động vận dụng
? Tiết luyện tập giúp em nắm được điều gì ?
- Rèn kĩ năng xây dựng đề, lập dàn ý, biết cách sử dụng nghệ thuật vào bài văn thuyết minh, biết xây dựng phần mở bài hoàn chỉnh, mạnh dạn trình bày trước lớp 
5.Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Hoàn chỉnh dàn ý 2 đề trên lớp . Lập dàn ý cho 2 đề còn lại.
- Sưu tầm các bài tập về văn thuyết minh có sử dụng BPNT.
- Chuẩn bị: '' Đấu tranh cho một thế giới hòa bình '' bằng cách soạn bài, trả lời các câu hỏi phần '' Đọc - hiểu văn bản, tìm các tư liệu liên quan.
Ngày soạn:
Lớp 9/1:
Lớp 9/2:
Ngày dạy:
Tuần 2, tiết 7-8
VĂN BẢN 
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
 G. Mác-két
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 - Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân.
 - Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vêh hòa bình.
1. Kiến Thức:
 - Hiểu biết sơ qua tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
 - Hệ thống được luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
2. Kĩ năng: 
- Đọc –hiểu nội dung vbnd bàn luận về vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường, tư tưởng HCM.
3. Thái độ: 
 - Có nhận thức, hành động bảo vệ hòa bình.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Phẩm chất : Sống có trách nhiệm.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
5. Tích hợp tư tưởng HCM: Tinh thần quốc tế vô sản.
- Tích hợp QPAN: Ví dụ về mức độ tàn phá của chiến tranh, bom nguyên tử.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK. STK, Tư liệu về chiến tranh và sự đói nghèo ở Nam Phi; Bảng phụ trình bày luận điểm và hệ thống luận cứ.
2. Học sinh: Đọc và soạn bài.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Hoạt động khởi động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: - Phân tích vẻ đẹp trong lối sống của Bác?
*Vào bài mới : GV cung cấp một đoạn video về bộ phim Mĩ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật và yêu cầu HS nêu suy nghĩ của mình về hậu quả của chiến tranh hạt nhân và trách nhiệm của con người trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân ?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động dạy và học
Nội dung
HĐ1. Đọc, tìm hiểu chung:
Yêu cầu HS đọc chú thích:
 Tìm hiểu xuất xứ văn bản.(5,)
- Yêu cầu hs đọc chú thích SGK.
Hỏi: Nêu những nét chính về nhà văn G. Mác-két và sự ra đời của văn bản? 
- Chốt những nét chính.
HĐ2. Đọc, tìm hiểu chung (10').
- HD đọc: Giọng văn nghị luận, nhấn mạnh câu đoạn đối lập.
- Đọc đoạn 1.
- Giải thích một số từ ngữ khó.
Hỏi: Hãy nêu hệ thống luận điểm và luận cứ trong văn bản?
- Chốt luận điểm, luận cứ.(bảng phụ)
Tích hợp tư tưởng HCM: Tinh thần quốc tế vô sản.
30 năm bôn ba khắp năm châu tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy, các phong trào cộng sản công nhân quốc tế, phong trào vì hòa bình của nhân dân thế giới cần đoàn kết lại. Tinh thần đoàn kết này vì mục tiêu chung là giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, hướng tới sự phát triển hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
HĐ2. Đọc hiểu văn bản. (60')
1.Hd HS tìm hiểu phần 1.
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách vào đề của tác giả?
- Giải thích,chốt ý, nêu các dẫn chứng, số liệu.
Hỏi:Cách vào đề này có tác dụng gì?
- Giải thích, chốt ý. Nhấnn mạnh tímh chất hệ trọng của vấn đề.
- Giảng kết hợp với nêu các dẫn chứng số liệu về sự tàn phá của chiến tranh hạt nhân trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai.
Tiết 7: 2. Hd tìm hiểu phần 2.
Hỏi:Để làm sáng tỏ luận cứ này, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào?
- Ghi lại các vd theo 2 cột để làm nổi bật sự đối lập.
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách triển khai luận cứ và cách lập luận của tác giả? Cách lập luận đó nhằm mục đích gì?
- Giảng, chốt kiến thức
Hỏi: Từ đó em có suy nghĩ gì về tác hại của cuộc chạy đua vũ trang?
- Giảng chốt kiến thức.
- Tích hợp QPAN: Ví dụ về mức độ tàn phá của chiến tranh, bom nguyên tử.
*  Cho đến nay, mới chỉ có hai quả bom hạt nhân được dùng trong Chiến tranh thế giới thứ hai: quả bom thứ nhất được ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 có tên là Little Boy và được làm từ uranium; quả sau có tên là Fat Man và được ném xuống Nagasaki, cũng ở Nhật Bản ba ngày sau đó, được làm từ plutonium và thêm quả bom thứ ba được thử nghiệm ở Nga có tên là T-Sar Bomba với sức công phá lớn khiến cho một hải đảo ở phía Bắc của Nga bị hủy diệt hoàn toàn.
3. Hd HS tìm hiểu phần 2.
Hỏi: Để khẳng định tính chất phi lí của chién tranh hạt nhân, tác giả đã dùng cách lập luận như thế nào?
- Yêu cầu Hs nêu lên các dẫn chứng cụ thể, nhận xét.
Hỏi: Qua việc phân tích trên tác giả nhằm đi đến kết luận gì?
- Chốt kiến thức, đọc đoạn kết luận SGK.
* Tích hợp giáo dục môi trường và giáo dục kĩ năng sống.
4. Hd HS tìm hiểu phần 4.
Hỏi: Trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân, tác giả có thái độ như thế nào?
- Đọc đoạn"Chúng ta đến đây...công bằng"
- Phân tích tiếng nói của tác giả không phải là ảo tưởng.
- Kết thúc lời kêu gọi, tác giả đưa ra lời đề nghị.
Hỏi:Qua lời đề nghị trên, nhà văn muốn nhấn mạnh điều gì?
- Giải thích, chốt nội dung.
* Tích hợp tư tưởng HCM về hòa bình.
HĐ 4. Tổng kết. (4')
Hỏi: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong văn bản? Thông qua nghệ thuật ấy nhằm làm nổi bật nội dung gì?
HĐ 5. Luyện tập. (4')
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình?
- Giảng, liên hệ giáo dục HS.
I. Đọc, tìm hiểu chung:
1. Đọc :
2. Tìm hiểu chung :
- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két (Sinh năm 1928- 2014)
là một nhà văn Cô-lôm-bi-a có nhiều đóng góp cho nền hòa bình nhân loại thông qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học. Ông được nhận giải thưởng Noobel năm 1982.
-Văn bản trích trong bản tham luận: “Thanh gươm Đa-mô-clet” của nhà văn đặt tại cuộc họp 6 nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi-lap, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô tháng 8 năm 1986.
- Văn bản nhật dụng.Thể loại nghị luận chính trị xã hội.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
- Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50.000
đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh.
-> Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
->Vào đề trực tiếp, xác định cụ thể thời gian.
->Làm nổi rõ tính thời sự và hệ trọng
của v.đề
- 50000 đầu đạn hạt nhân.
=Mỗi người ngồi trên 4 tấn thuốc nổ.
-Làm biến hết thảy12 lần...trái đất.
-Tiêu diệt tất cả các hành tinh ...phá huỷ thế cân bằng của hệ mặt trời.
+ NT:Dẫn chứng cụ thể xác thực
-> Gây ấn tượng khủng khiếp về sức mạnh tàn phá của kho vũ khí hạt nhân.
- Nguy cơ...như thanh gươm Đa-mô-clet
+ So sánh, điển tích thần thoại Hi Lạp 
-> C.tr hạt nhân có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
- Không có...Thế giới
->Mỉa mai, lên án thành tựu của CN hạt nhân
+Dẫn chứng và lí lẽ sắc bén
=> Sự tàn phá của c.tr hạt nhân là vô cùng khủng khiếp và c.tr hạt nhân sẽ xảy ra bất cứ lúc nào 
2. Sự tốn kém của chạy đua vũ khí hạt nhân
-Việc bảo tồn sự sống trên TĐ ít tốn kém hơn là “dịch hạch” hạt nhân.
- Chỉ sự tồn tại của nó không thôicũng đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn.
+ Phép so sánh , lối nói ẩn dụ , từ ngữ giàu hình ảnh
->Việc chạy đua vũ trang hạt nhân đã tước đi khả năng cải thiện cuộc sống của con người.
3. Chiến tranh hạt nhân là hành động phi lí.
- Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí
- “Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lý trí tự nhiên”
4. Đoàn kết để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
-> Kêu gọi mọi người: đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho 1 thế giới hoà bình.
->K.vọng của toàn thể nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật: 
- Lập luận chặt chẽ.
- Chứng cứ cụ thể, xác thực.
- Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.
2. Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiem túc, đầy trách nhiệm của t/g đối với hoà bình nhân loại.
3. Hoạt động luyện tập
- Nguy cơ, sự tốn kém phi lí của vũ khí hạt nhân được tác giả trình bày như thế nào?
- Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể loài người trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân? 
4. Hoạt động vận dụng
 - Viết đoạn văn về chủ đề chiến tranh và hòa bình.
5.Hoạt động tìm tòi và mở rộng
- Nắm vững nội dung bài học. 
- Tìm các bài viết về chủ đề chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
- Chuẩn bị: Các phương châm hội thoại
+Đọc vd
+Trả lời các câu hỏi trong sgk 
Ngày soạn:
Lớp 9/1:
Lớp 9/2:
Ngày dạy:
Tuần 2, 3 tiết 9,10,11
Tập làm văn
-SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
-LUYỆN TÂP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG 
VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục t

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_9_tuan_1_den_tuan_5.doc