Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 33, 34, 35: Ôn tập-Kiểm tra giữa kì I

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

* Biết: Khái quát kiến thức, làm các dạng bài tập liên quan tới kiến thức đã học trong và ngoài chương trình

* Hiểu: Cách thức ôn tập.

* Vận dụng:

+ Làm các dạng bài tập liên quan tới kiến thức đã học trong và ngoài chương trình

+Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết bài văn đảm bảo các bước.

+Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.

2. Năng lực

a. Năng lực chung Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực đặc thù

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại

- Nhận biết và phân tích được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật.

- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử cá nhân do văn bản gợi ra.

- Vận dụng tri thức Ngữ văn vào đọc – hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản.

 

docx 7 trang phuongnguyen 29/07/2022 23240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 33, 34, 35: Ôn tập-Kiểm tra giữa kì I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 33, 34, 35: Ôn tập-Kiểm tra giữa kì I

Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 33, 34, 35: Ôn tập-Kiểm tra giữa kì I
Tuần 9
Tiết 33
 Ngày soạn: 24/10/2021
Ngày bắt đầu dạy: 1/11/2021
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
* Biết: Khái quát kiến thức, làm các dạng bài tập liên quan tới kiến thức đã học trong và ngoài chương trình
* Hiểu: Cách thức ôn tập.
* Vận dụng: 
+ Làm các dạng bài tập liên quan tới kiến thức đã học trong và ngoài chương trình
+Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết bài văn đảm bảo các bước.
+Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
2. Năng lực
a. Năng lực chung Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực đặc thù 
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại 
- Nhận biết và phân tích được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật.
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử cá nhân do văn bản gợi ra.
- Vận dụng tri thức Ngữ văn vào đọc – hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. Phẩm chất Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án; nội dung ôn tập
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, vở ghi, v.v
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1- Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi Thụt thò- HS nào làm sai sẽ trả lời câu hỏi để giúp ôn tập kiến thức
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và thực hiện trò chơi
- HS làm sai- trả lời câu hỏi:
Câu 1. Kể tên các văn bản đã học trong chủ đề Gõ cửa trái tim?
- Các văn bản: Chuyện...người, Mây và sóng, Bức... tôi
Câu 2. Phần nói và nghe, em đã nói và nghe về những nội dung nào?
- Kể về 1 trải nghiệm của em; Trình bày ý kiến về 1 vấn đề trong đời sống gia đình
Câu 3. Trong các truyện đã học, những truyện nào kể theo ngôi thứ nhất?
- Bài học..., Nếu cậu..., Bức tranh...
-> GV dẫn dắt vào bài học mới 
Hoạt động 2- Hình thành kiến thức mới
B1: Giáo viên giao bài tập cho HS: 
I. Nội dung ôn tập
Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi câu này :
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh:ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy . 
Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm . Vừa thương vừa ăn năn tội mình . Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.”
(Trích Ngữ văn 6 - tập 1)
a. Cho biết đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả? Nêu nội dung đoạn trích?
b. Em hãy cho biết đoạn trích trên kể theo ngôi thứ mấy? Người kể là ai?
c. Qua lời khuyên của Dế Choắt em hãy nêu cảm nhận mình bằng một đoạn văn (5-7 dòng) về nhân vật Dế Choắt?
d. Nếu gặp một người bạn có đặc điểm giống như Dế Choắt, em sẽ đối xử với bạn như thế nào? 
Câu 2. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”.
Câu 3. Kể lại 1 trải nghiệm của em.
B2: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân+ nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
B3: GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
- GV hướng dẫn HS làm từng dạng bài:
Hướng dẫn làm bài:
Câu 1:
a. - Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên
 - Tác giả: Tô Hoài
b. - Ngôi kể: thứ nhất
 - Người kể: Dế Mèn
c. * Về kĩ năng: Đảm bảo một đoạn văn (phương thức biểu đạt tự chọn) từ 5 – 7 dòng, bố cục hợp lí (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn); không lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy.
 * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày cảm nhận về nhân vật Dế Choắt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý sau:
- Ngoại hình: xấu xí, gầy gò; thể trạng: ốm yếu.
- Thấy được Dế Choắt là một chú dế có lòng nhân hậu, trái tim độ lượng.
- Dế Mèn gây ra cái chết của Dế Choắt nhưng Dế Choắt không hề trách cứ hay tỏ thái độ căm giận. Ngược lại Dế Choắt còn chân thành khuyên nhủ Dế Mèn.
- Bày tỏ được tình cảm dành cho Dế Choắt
d. Nếu gặp được người bạn như Dế Choắt, em phải đối xử công bằng, khiêm tốn, không phân biệt giữa bạn và những người khác, giúp đỡ bạn mình.
Câu 2. Gợi ý:
- Lựa chọn đoạn thơ yêu thích, xác định nội dung chính, những yếu tố nghệ thuật nổi bật và cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ đó. 
- Hướng dẫn viết: 
+ Câu mở đầu cần giới thiệu được tên bài thơ, tên tác giả, nội dung đoạn thơ, cảm xúc chung của em về đoạn thơ. 
+ Các câu tiếp theo thể hiện cảm xúc đối với các khía cạnh nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ. 
Đoạn văn tham khảo:
Lí giải về nguồn gốc của loài người cho trẻ em thật khó. Nhưng nữ sĩ Xuân Quỳnh đã có cách giải thích thật khéo léo, tinh tế và dễ hiểu với bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”. Và đây là một đoạn thơ đặc sắc:
“Nhưng còn cần cho trẻ 
Tình yêu và lời ru 
Thế nên mẹ sinh ra 
Để bế bồng, chăm sóc 
Mẹ mang về tiếng hát 
Từ cái bống cái bang 
Từ cái hoa rất thơm 
Từ cánh cò rất trắng 
Từ vị gừng rất đắng 
Từ vết lấm chưa khô 
Từ đầu nguồn cơn mưa 
Từ bãi sông cát vắng” 
Mở đầu đoạn thơ là sự có mặt của người mẹ trong thế giới. Khổ thơ như chia làm hai vế, vế đầu“Nhưng còn cần cho trẻ. Tình yêu và lời ru” là điều kiện cần, còn vế sau “Thế nên mẹ sinh ra. Đề bế bồng, chăm sóc” là kết quả thỏa mãn điều kiện đó. Lúc đầu trời sinh ra chỉ toàn là trẻ con, rồi mọi thứ dần dần ra đời để nuôi dưỡng bé. Và lí do mẹ có mặt trên đời cũng thật giản dị và ý nghĩa, vì có bé ở trên đời. Bé cần rất nhiều thứ để lớn khôn như mặt trời, cây cỏ, chim muông, sông suối, cá tôm... nhưng có lẽ hơn hết thảy bé cần tình yêu và lời ru. Từ “nhưng” đặt đầu câu nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của hai yếu tố đó và lí giải sự xuất hiện của mẹ là điều tất yếu. Bởi bé là niềm vui, là nguồn hạnh phúc của mẹ. Bé cần có bàn tay dịu dàng vuốt ve, cần lời hát ru để lớn, cần sự dạy bảo để thành người. Mẹ xuất hiện là vì thế bé yêu ạ ! 
Câu 3.
* MB:
- Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm
- Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.
* TB:
- Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện mà bản thân trải nghiệm.
- Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.
- Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.(Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).
* KB: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.
B4: GV đánh giá bài làm của HS.
* Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau: Chuẩn bị kiểm tra giữa kì I
Tuần 9
Tiết 34,35
 Ngày soạn: /10/2021
Ngày bắt đầu dạy: /11/2021
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
* Biết: Đánh giá kiến thức, kĩ năng học tập bộ môn của bản thân. 
* Hiểu: Cách thức làm bài kiểm tra.
* Vận dụng: 
+ Làm các dạng bài tập liên quan tới kiến thức đã học trong và ngoài chương trình
+Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết bài văn đảm bảo các bước.
+Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
2. Năng lực
a. Năng lực chung Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực đặc thù 
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại 
- Nhận biết và phân tích được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật.
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử cá nhân do văn bản gợi ra.
- Vận dụng tri thức Ngữ văn vào đọc – hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. Phẩm chất Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Thiết lập ma trận, đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm
2. Chuẩn bị của HS: Ôn tập, rèn kĩ năng làm bài
III. MA TRẬN:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chuyện cổ tích về loài người
Nhận diện được vị trí đoạn thơ 
Tên tác giả
Nhận diện được vai trò của sông, đám mây, biển; biện pháp tu từ, từ láy trong đoạn thơ 
Nội dung đoạn thơ
Số câu
7
1
8
Số điểm
1,75
0,25
2
Tỉ lệ
17,5
2,5
20
Bài học đường đời đầu tiên
-Văn bản, tác giả, người kể, ngôi kể, biện pháp tu từ trong văn bản
Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ so sánh
Số câu:
3/4 
1/4
1
Số điểm:
2
1
3
Tỉ lệ:
20
10
30
Kể về một trải nghiệm của em
Biết viết bài văn kể về trải nghiệm: Khai giảng online tại nhà
Sử dụng ngôn ngữ kể chuỵện chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc
Số câu:
1/2
1/2
1
Số điểm:
4
1
5
Tỉ lệ:
40
10
50
Số câu:
7
3/4 
1
¼+1/2
1/2
10
Số điểm:
1,75
2
0,25
5
1
10
Tỉ lệ:
17,5
20
2,5
50
10
100
IV. ĐỀ BÀI 
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)
 Cho đoạn thơ sau: 
Chim bấy giờ sinh ra
Cho trẻ nghe tiếng hót
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
Muốn trẻ con được tắm
Sông bắt đầu làm sông
Sông cần đến mênh mông
Biển có từ thuở đó
Biển thì sinh ý nghĩ
Biển sinh cá sinh tôm
Biển sinh những cánh buồm
Cho trẻ con đi khắp
Đám mây cho bóng rợp
Trời nắng mây theo che
Khi trẻ con tập đi
Đường có từ ngày đó
 (Trích SGK Ngữ văn 6- Tập 1)
Em hãy chọn phương án đúng nhất của các câu sau: 
 Câu 1:  Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào?
 A. Mây và sóng      B. Chuyện cổ tích về loài người 
 C. Chuyện cổ nước mình D. Bắt nạt 
Câu 2:  Ai là tác giả của đoạn thơ trên ?
A. Nguyễn Thế Hoàng Linh B. Nguyễn Nhật Ánh
C. Tô Hoài D. Xuân Quỳnh
Câu 3: Nội dung của đoạn thơ trên nói về điều gì ?
A. Sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra .
B. Sự chăm sóc yêu thương của cha mẹ.
C. Hình ảnh trái đất khi trẻ con sinh ra.
D. Sự yêu thương chăm sóc của bố dành cho con.
Câu 4: Muốn trẻ con được tắm, sông đã làm gì?
A. Làm sóng B. Làm sông C. Làm hoa D. Làm đường
Câu 5: Đám mây đã cho trẻ con điều gì ?
A. Sóng B. Sông C. Bóng rợp D. Tập đi
Câu 6: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ ?
Tiếng hót trong bằng nước
 Tiếng hót cao bằng mây
A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Điệp ngữ
Câu 7. Từ láy trong đoạn thơ trên là : 
A. Mênh mông B. Tiếng hót C. Cánh buồm D. Bóng rợp
Câu 8:Biển sinh những cánh buồm cho trẻ con :
A. Tập đi B. Được tắm C. Đi khắp D. Ý nghĩ
B. PHẦN TỰ LUẬN: (8.0 điểm)
 Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu
	“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
 (Trích SGK Ngữ văn 6- Tập 1)
a. (0,5 điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. (0,5 điểm) Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn trích là ai? Xưng ở ngôi kể thứ mấy?
c. (2.0 điểm) Tìm các câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh? Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên?
Câu 2. (5.0 điểm) Trong đại dịch Covid lần thứ 4, lần đầu tiên em được trải nghiệm một lễ khai giảng đặc biệt: Khai giảng online tại nhà. Em kể lại trải nghiệm đó của mình. 
V. HƯỚNG DẪN CHẤM
* Yêu cầu chung:
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể.
- Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.
* Hướng dẫn cụ thể: 
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)
 HS trả lời mỗi đáp án đúng được 0.25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
A
C
C
A
A
C
B. PHẦN TỰ LUẬN: (8.0 điểm)
Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần tự luận:
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
a.- Đoạn trích được trích trong văn bản ”Bài học đường đời đầu tiên”
 - Tác giả Tô Hoài
0,25
0,25
b.- Nhân vật xưng tôi là Dế Mèn
 - Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ nhất.
0,25
0,25
Câu 2
a.Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh:
- Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua
- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
0,5
0,5
 Tác dụng:
- Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Nhấn mạnh vẻ đẹp khoẻ mạnh, cường tráng của Dế Mèn
0,5
0,5
Câu 3. Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,0 điểm 
Mở bài
Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm
Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.
0,5
Thân bài
- Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện mà bản thân trải nghiệm.
- Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.
- Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.
(Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).
1,0
1,0
1,0
Kết bài
Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. 
0,5
 Các tiêu chí về hình thức: 1 điểm 
Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt.
0,25
Sử dụng ngôn ngữ kể chuỵện chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc.
0,5
Bài làm cần tập trung làm nổi bật hoạt động trải nghiệm của bản thân. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, logic giữa các phần, có sự liên kết.
0,25
* Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau: 
- Chuẩn bị: Đọc trước, trả lời các câu hỏi cho văn bản: Gió lạnh đầu mùa

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tiet_33_34.docx