Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 37, 38: Ôn tập kiểm tra giữa kì

I. Mục tiêu dạy học

1. Kiến thức:

- Củng cố và khái quát những kiến thức đã được học về văn bản, tiếng Việt và tập làm văn từ đầu năm đến nay.

- Vận dụng những kiến thức đã được học vào việc sử dụng, tạo lập văn bản nói cũng như văn bản viết.

- Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra giữa kì 1

2. Kĩ năng

- Luyện kĩ năng hệ thống và tổng hợp kiến thức đó học.

3. Thái độ

- Học bài nghiêm túc chuẩn bị ôn tập kiểm tra

4. Định hướng phát triển năng lực cho hs qua giờ dạy

- Năng lực hợp tác,tự quản bản thân, năng lực tư duy sáng tạo, tạo lập văn bản.

II. Chuẩn bị của GV và HS.

1. GV: KHDH, sgk, sgv, tài liệu tham khảo.

2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, đồ dùng học tập

 

docx 56 trang phuongnguyen 02/08/2022 21960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 37, 38: Ôn tập kiểm tra giữa kì", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 37, 38: Ôn tập kiểm tra giữa kì

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 37, 38: Ôn tập kiểm tra giữa kì
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 37, 38
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ
I. Mục tiêu dạy học
1. Kiến thức:
- Củng cố và khái quát những kiến thức đã được học về văn bản, tiếng Việt và tập làm văn từ đầu năm đến nay.
- Vận dụng những kiến thức đã được học vào việc sử dụng, tạo lập văn bản nói cũng như văn bản viết.
- Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra giữa kì 1
2. Kĩ năng
- Luyện kĩ năng hệ thống và tổng hợp kiến thức đó học.
3. Thái độ 
- Học bài nghiêm túc chuẩn bị ôn tập kiểm tra 
4. Định hướng phát triển năng lực cho hs qua giờ dạy
- Năng lực hợp tác,tự quản bản thân, năng lực tư duy sáng tạo, tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. GV: KHDH, sgk, sgv, tài liệu tham khảo.
2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, đồ dùng học tập
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp khi ôn tập 
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế định hướng chú ý của HS
- Phương pháp: Thuyết trình
- Thời gian: 1’ 
GV: Trong chương trình Ngữ văn 6 các em đã được học phần văn bản, phần tiếng Việt, phần tập làm văn. Trong tiết học này để giúp các em củng cố lại kiến thức mà mình đã học 
HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN HS ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS nắm lại các kiến thức về văn bản,TLV, tiếng Việt
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân
- Kĩ thuật: động não.
- Thời gian: 85’
A. NỘI DUNG: 
I. PHẦN VĂN BẢN
GV hướng dẫn hs củng cố kiến thức phần văn bản
1. Văn học dân gian
- Tên thể loại, tên văn bản
- Ý nghĩa văn bản
- Ý nghĩa của một số chi tiết kỳ ảo.
 So sánh truyền thuyết với truyện cổ tích:
*Giống nhau:
- Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo.
- Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính 
*Khác nhau: 
- Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể.
- Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội.
II. PHẦN TIẾNG VIỆT:
GV hướng dẫn hs củng cố kiến thức phần TV
1. Cấu tạo từ: 
 Từ là gì?
	Từ đơn	 Từ phức
	Từ ghép	 Từ láy
2. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Trong từ nhiều nghĩa có: Nghĩa gốc & nghĩa chuyển.
3. Phân loại từ theo nguốn gốc
PHÂN LOẠI TỪ THEO NGUỒN GỐC
Từ thuần Việt
Từ mượn
Từ mượn các ngôn ngữ khác
Từ mượn tiếng Hán
Từ gốc Hán
Từ Hán Việt
4. Chữa lỗi dùng từ: 
- Lỗi lặp từ
- Lẫn lộn các từ gần âm => Xem lại các ví dụ ở Sgk/68,75
- Dùng từ không đúng nghĩa
III. Tập làm văn
GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức phần TLV:
? Nhắc lại khái niệm văn tự sự ?
? Bố cục của 1 bài văn tự sự ?
? Các bước làm 1 bài văn tự sự ?
? Ngôi kể? 
**************************************************
B. LUYỆN TẬP
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”
 (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì ?
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra 1 danh từ chung, 1 danh từ riêng trong câu: “Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến”?
Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị?
Câu 4 (1,0 điểm): Việc tha tội chết cho mẹ con Lý thông của Thạch Sanh thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở nhân vật này, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta?
II. KIỂM TRA KIẾN THỨC (2,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): Thế nào là chỉ từ? Cho 1 ví dụ về chỉ từ?
Câu 2 (0,5 điểm): Kể tên các truyền thuyết đã được học trong chương trình Ngữ văn 6?
Câu 3 (1,0 điểm): Trình bày ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng”
III. LÀM VĂN (5,0 điểm)
Hãy kể về người mẹ của em.
ĐÁP ÁN
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
- Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Thạch Sanh”.
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: Tự sự.
0,25
0,25
2
- Danh từ chung: nhà vua.
- Danh từ riêng: Thạch Sanh.
0,25
0,25
3
Mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị là vì: 
- Mẹ con Lý Thông là kẻ ác, tham lam, nhiều lần hãm hại Thạch Sanh.
- Thể hiện ước mơ của nhân dân ta: Kẻ ác sẽ bị trừng trị.
0,5
0,5
4
- Việc Thạch Sanh tha tội chết cho Lý Thông thể hiện Thạch Sanh là người nhân nghĩa, phúc hậu, khoan dung, độ lượng và giàu lòng vị tha.
- Thể hiện ước mơ của nhân dân ta: Ở hiền gặp lành.
0,5
0,5
II
KIỂM TRA KIẾN THỨC
2,0
1
- Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Ví dụ về động từ.
0,25
0,25
2
Các truyền thuyết đã được học trong chương trình Ngữ văn 6:
- Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Thánh Gióng.
0,25
0,25
3
Ý nghĩa của truyện ngụ ngôn ”Thánh Gióng”:
- Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng về lòng yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm
- Thể hiện quan niệm, ước mở của nhân dân về người anh hùng chống giặc, cứu nước
- Thể hiện sức mạnh tiềm tàng, ẩn chứa bên trong những con người kì dị.
1,0
III
LÀM VĂN
5,0
Hãy kể về người mẹ của em.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự:
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần mở bài biết giới thiệu đối tượng tự sự, phần Thân bài biết kể câu chuyện theo trình tự. Kết bài biết khái quát và bày tỏ cảm xúc cá nhân.
0,5
b. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,5
c. Triển khai bài viết theo trình tự hợp lí, có sự liên kết giữa các phần, đoạn, các ý cần phải rõ ràng, có thể triển khai theo định hướng:
Mở bài: 
 Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về người mẹ và những ấn tượng, cảm xúc của em khi nghĩ về mẹ.
Thân bài:
- Kể, tả về ngoại hình, tính cách, sở thích, công việc hằng ngày của mẹ. 
- Kể về vai trò của mẹ trong gia đình em:
+ Mẹ là người phụ nữ tần tảo, đảm đang: Cùng cha quán xuyến mọi công việc gia đình.
+ Mẹ thương yêu, lo lắng cho các con hết mực: Từng bữa ăn, giấc ngủ, chăm lo việc học, dạy dỗ các con nên người
+ Khi mẹ vắng nhà: thiếu đi tất cả những gì mẹ dành cho gia đình, bố con vụng về trong mọi công việc
- Kể về cách ứng xử, quan hệ của mẹ đối với mọi người:
+ Cởi mở, hoà nhã với xóm làng...
+ Thương yêu, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.
- Cảm xúc của em như thế nào khi nhắc đến mẹ. Tình cảm mà em dành cho mẹ.
Kết bài
 Cảm nghĩ của em về mẹ. Em sẽ làm gì để xứng đáng là con của mẹ.
0,5
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt hay và độc đáo, sáng tạo (sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biểu cảm,).
0,5
* Điều chỉnh bổ sung
4. Củng cố: GV hệ thống lại toàn bài
5. Hướng dẫn HS tự học:
- Ôn tập toàn bộ phần văn bản, tiếng Việt và Tập làm văn đã học 
- Chuẩn bị kiểm tra giữa kì 1 
TIẾT 39, 40 : KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
 MÔN NGỮ VĂN 6
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
Bước 1: XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH KIỂM TRA
- Đánh giá khả năng và sự tiến bộ của học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức về phần truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, phần tiếng Việt về nghĩa của từ, chỉ từ. Biết vận dụng kiến thức về văn tự sự biết viết một bài văn kể chuyện có nhân vật, sự việc,...có ý nghĩa. Có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. 
- Căn cứ kết quả đạt được sau bài kiểm tra của học sinh, giáo viên có sự điều chỉnh phù hợp về PPDH, KTĐG nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
Bước 2: XÁC ĐỊNH CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS về kiến thức truyện ngụ ngôn; kiến thức về nghĩa của từ, chỉ từ
- Biết vận dụng kiến thức về văn tự sự biết viết một bài văn kể chuyện đời thường có nhân vật, sự việc,...có ý nghĩa. Có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. 
2. Kĩ năng:
- HS biết giải thích nghĩa của từ, chỉ từ văn cảnh cụ thể.
- Học sinh biết rút ra bài học, ý nghĩa của truyện.
- Biết vận dụng các kĩ năng: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý trước khi viết bài.
3. Thái độ: Có ý thức chuẩn bị bài, trung thực trong làm bài.
4. Năng lực cần đánh giá: Năng lực tư duy sáng tạo, tự quản bản thân, giao tiếp tiếng Việt, thưởng thức văn học/thẩm mĩ, năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản.
Bước 3: LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
Cấp độ tư duy
Mô tả
Nhận biết
- Nhớ được kiến thức cơ bản về văn bản: tên văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể. Nhớ được ngôi kể của văn bản. Xác định chỉ từ trong câu, văn bản cụ thể. Nhớ được các văn bản cùng thể loại.
Thông hiểu
- Hiểu được ý nghĩa truyện truyền thuyết. Hiểu được nghĩa của từ trong văn cảnh cụ thể. Hiểu được ý nghĩa của chỉ từ.
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Viết được bài văn kể chuyện hoàn chỉnh.
HỆ THỐNG CÂU HỎI DÙNG TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC KIỂM TRA
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
- Ghi lại tên văn bản truyện truyền thuyết
- Nhớ được ngôi kể của văn bản.
- Xác định chỉ từ.
- Hiểu được ý nghĩa truyện truyền thuyết
- Hiểu được nghĩa của từ trong văn cảnh cụ thể.
- Viết được hoàn chỉnh kiểu bài tự sự 
BƯỚC 4: LÀM ĐỀ
I. THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cao
Cộng
Văn bản
- Nhớ được tên văn bản, ngôi kể
Hiểu được ý nghĩa truyện truyền thuyết
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
3
1,5
15%
1
1,0
10%
3
2,5
25%
Tiếng Việt
- Nhận biết chỉ từ trong câu.
- Hiểu được nghĩa của từ trong văn cảnh cụ thể.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
1,0
10%
1
0,5
5%
2
1,5
15%
Tập
 làm văn
Viết được bài văn kể chuyện 
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
6
60%
1
6
60%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
4
2,5
25%
2
1,5
15%
1
6
60%
7
10
100%
II. ĐỀ KIỂM TRA THEO MA TRẬN
ĐỀ BÀI
Phần I: Đọc – hiểu 
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.
Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.” 
(Ngữ văn 6 – tập một)
Câu 1(0,5 điểm).Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? 
Câu 2(0,5 điểm).Xác định ngôi kể của văn bản đó.
Câu 3(0,5 điểm). Em hiểu từ “nao núng” trong đoạn văn trên có nghĩa là gì?
Câu 4 (0,5 điểm). Tìm chỉ từ trong câu văn sau:
“Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.”
Câu 5(1,0 điểm). Nêu ý nghĩa hình tượng của 2 nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh? 
Câu 6(1 điểm). Trình bày ý nghĩa của truyện?
Phần II: Tập làm văn (6 điểm): 
Kể về một người mà em yêu quý.
III. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
1
Đoạn trích nằm trong văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
0.5
2
Ngôi kể: ngôi thứ 3
0,5
3
Giải nghĩa từ nao núng: Lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.
0,5
4
Chỉ từ: đó
0.5
5
- Các nhân vật chính trong truyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật: Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt hằng năm được hình tượng hóa; Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người Việt xưa được hình tượng hóa.
1,0
6
Ý nghĩa của truyện:
Giải thích hiện tượng mưa lũ hàng năm
Thể hiện ước mơ chiến thắng, chế ngự thiên tai của người Việt cổ
1,0
7
LÀM VĂN
6,0
Hãy kể về người mẹ của em.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự:
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần mở bài biết giới thiệu đối tượng tự sự, phần Thân bài biết kể câu chuyện theo trình tự. Kết bài biết khái quát và bày tỏ cảm xúc cá nhân.
0,5
b. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,5
c. Triển khai bài viết theo trình tự hợp lí, có sự liên kết giữa các phần, đoạn, các ý cần phải rõ ràng, có thể triển khai theo định hướng:
Mở bài: 
 Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về người mẹ và những ấn tượng, cảm xúc của em khi nghĩ về mẹ.
Thân bài:
- Kể, tả về ngoại hình, tính cách, sở thích, công việc hằng ngày của mẹ. 
- Kể về vai trò của mẹ trong gia đình em:
+ Mẹ là người phụ nữ tần tảo, đảm đang: Cùng cha quán xuyến mọi công việc gia đình.
+ Mẹ thương yêu, lo lắng cho các con hết mực: Từng bữa ăn, giấc ngủ, chăm lo việc học, dạy dỗ các con nên người
+ Khi mẹ vắng nhà: thiếu đi tất cả những gì mẹ dành cho gia đình, bố con vụng về trong mọi công việc
- Kể về cách ứng xử, quan hệ của mẹ đối với mọi người:
+ Cởi mở, hoà nhã với xóm làng...
+ Thương yêu, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.
- Cảm xúc của em như thế nào khi nhắc đến mẹ. Tình cảm mà em dành cho mẹ.
Kết bài
 Cảm nghĩ của em về mẹ. Em sẽ làm gì để xứng đáng là con của mẹ.
0,5
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt hay và độc đáo, sáng tạo (sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biểu cảm,).
0,5
ÔN TẬP TỔNG HỢP
I. Mục tiêu dạy học
1. Kiến thức:
- Củng cố và khái quát những kiến thức đã được học về văn bản, tiếng Việt và tập làm văn từ đầu năm đến nay.
- Vận dụng những kiến thức đã được học vào việc sử dụng, tạo lập văn bản nói cũng như văn bản viết.
- Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra HKI.
2. Kĩ năng
- Luyện kĩ năng hệ thống và tổng hợp kiến thức đó học.
3. Thái độ 
- Học bài nghiêm túc chuẩn bị ôn tập kiểm tra HKI.
4. Định hướng phát triển năng lực cho hs qua giờ dạy
- Năng lực hợp tác,tự quản bản thân, năng lực tư duy sáng tạo, tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. GV: KHDH, sgk, sgv, tài liệu tham khảo.
2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, đồ dùng học tập
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp: : 
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp khi ôn tập 
3. Bài mới: 
*Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế định hướng chú ý của HS
- Phương pháp: Thuyết trình
- Thời gian: 1’ 
GV: Trong chương trình Ngữ văn 6 các em đã được học phần văn bản, phần tiếng Việt, phần tập làm văn. Trong tiết học này để giúp các em củng cố lại kiến thức mà mình đã học 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn hs ôn tập, củng cố kiến thức HKI
- Mục tiêu: HS nắm lại cỏc kiến thức về văn bản,TLV, tiếng Việt
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân
- Kĩ thuật: động não.
- Thời gian: 85’
A. NỘI DUNG: 
I. PHẦN VĂN BẢN
GV hướng dẫn hs củng cố kiến thức phần văn bản
1. Văn học dân gian
- Tên thể loại, tên văn bản
- Ý nghĩa văn bản
- Ý nghĩa của một số chi tiết kỳ ảo.
a. So sánh truyền thuyết với truyện cổ tích:
*Giống nhau:
- Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo.
- Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính 
*Khác nhau: 
- Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể.
- Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội.
b. So sánh ngụ ngôn với truyện cười: 
*Giống nhau:Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ.
*Khác nhau: 
- Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống.
- Mục đích của truyện cười là mua vui, phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. 
2. Văn học trung đại.
- Tên văn bản, tác giả
- Ý nghĩa của văn bản
II. PHẦN TIẾNG VIỆT:
GV hướng dẫn hs củng cố kiến thức phần TV
1. Cấu tạo từ: 
 Từ là gì?
	Từ đơn	 Từ phức
	Từ ghép	 Từ láy
2. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Trong từ nhiều nghĩa có: Nghĩa gốc & nghĩa chuyển.
3. Phân loại từ theo nguốn gốc
PHÂN LOẠI TỪ THEO NGUỒN GỐC
Từ thuần Việt
Từ mượn
Từ mượn các ngôn ngữ khác
Từ mượn tiếng Hán
Từ gốc Hán
Từ Hán Việt
4. Chữa lỗi dùng từ: 
- Lỗi lặp từ
- Lẫn lộn các từ gần âm => Xem lại các ví dụ ở Sgk/68,75
- Dùng từ không đúng nghĩa
5. Các từ loại và cụm từ:
- Danh từ và cụm danh từ
Danh từ chỉ sự vật
Danh từ chỉ đơn vị
DANH TỪ
Đơn vị tự nhiên
Đơn vị quy ước
Danh từ chung
Danh từ riêng
Đơn vị ước chừng
Đơn vị chính xác
*Cụm danh từ: 
PHẦN TRƯỚC
PHẦN TRUNG TÂM
PHẦN SAU
t2
t1
T1
T2
s1
s2
*Động từ và cụm động từ
	Động từ chỉ tình thái ( Thường đòi hỏi ĐT khác đi kèm)
*Động từ: 
 Động từ chỉ hành động, trạng thái( Không đòi hỏi ĐT khác đi kèm)
 Động từ chỉ hành động	 Động từ chỉ trạng thái
	 (Trả lời câu hỏi: Làm gì?) 	(Trả lời câu hỏi: Làm sao? Thế nào?)
*Cụm động từ:
PHẦN PHỤ TRƯỚC
PHẦN TRUNG TÂM
PHẦN PHỤ SAU
*Tính từ và cụm tính từ
	 Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (Có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
*Tính từ: 
	Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (Không thể kết hợp với từ chỉ mức độ) 
*Cụm tính từ: 
PHẦN PHỤ TRƯỚC
PHẦN TRUNG TÂM
PHẦN PHỤ SAU
6. Số từ:Phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
Ví dụ: Mộtđôi
 ST DT
7. Lượng từ: 
- Dựa vào vị trí trong cụm danh từ có thể chia lượng từ thành hai nhóm:	
+ Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể
+ Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối
8. Chỉ từ: 
- Khái niệm: Là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhắm xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian
- Hoạt động của chỉ từ trong câu: Làm phụ ngữ trong cụm danh từ, làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
III. Tập làm văn
GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức phần TLV:
? Nhắc lại khái niệm văn tự sự ?
? Bố cục của 1 bài văn tự sự ?
? Các bước làm 1 bài văn tự sự ?
? Ngôi kể? 
? Thế nào là kể truyện tưởng tượng? 
- Dạng bài nhập vai nhân vật: Người kể đóng vai một trong những nhân vật trong truyện -> kể lại nội dung câu chuyện bằng lời kể của nhân vật đó.
- Dạng bài trần thuật sáng tạo (kể bằng lời văn của mình): Người đọc, kể phải cảm nhận văn bản và tự kể bằng lời văn, ý hiểu của mình về nội dung cốt chuyện, nhân vật trong truyện.
VD: Đóng vai nhân vật Thánh Gióng kể lại truyện Thánh Gióng.
- Kể chuyện đời thường (kể người, kể việc):
+ Kể việc:
+ Kể người:
- Xây dựng tình huống truyện, nhân vật (tên, tuổi....) cần kể, kể đầy đủ theo một trình tự hợp lí.
B. LUYỆN TẬP
GV giới thiệu một số đề, học sinh lập dàn ý
1. Kể chuyện có sẵn:
Đề 1: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
Đề 2: Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em.
Lưu ý: Tập kể các truyện đã học 
+ Truyền thuyết: Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh.
+ Cổ tích: Thạch Sanh; Em bé thông minh 
+ Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi
+ Truyện cười: Treo biển 
+ Truyện trung đại: Thầy thuốc giỏi tốt nhất ở tấm lòng
2. Kể chuyện đời thường:
Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.
Đề 2: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.
Đề 4: Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi.
Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em (có điện, có đường, có trường mới, cây trồng,)
Đề 6: Kể về một người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị, )
3. Kể chuyện tưởng tượng:
Đề 1: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước,
Đề 2: Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào?
* Điều chỉnh bổ sung
C. VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào làm các dạng bài tập 
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề
- Thời gian: 90 phút
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3
« Ngày xưa, ở đất Cao Bằng, có người tiều phu mộc mạc hiền lành. Anh có một bà mẹ già hay đau ốm. Thầy thuốc báo là cần có sữa nai tẩm bổ, mới mong chữa lành bệnh cho mẹ. Anh không quản ngại khó khăn, mỗi ngày vào rừng quyết tâm đi tìm kiếm sữa nai về cho mẹ, nhưng rất khó vì vừa thấy bóng người, nai đã bỏ chạy mất rồi.
Không lấy được sữa nai, người tiều phu buồn bực, không dám về nhà. Anh ngồi giữa rừng ôm mặt khóc. Bỗng nhiên, thấy có một ông lão chống gậy đến bảo rằng : « Nếu con muốn có sữa nai thì phải mang lốt nai, mới đến gần loài nai được ». Rồi ông lão trao cho anh tiều phu một bộ da nai khoác vào người.
Anh làm theo và quả nhiên, sau đó, anh lại gần các con nai cái, vắt được nhiều sữa đem về nhà chữa bệnh cho mẹ già. »
( Trích Người tiều phu hóa nai – Tuyển những truyện hay viết cho thiếu nhi –Phương Anh sưu tầm và tuyển chọn)
Câu 1. (1,0 điểm)
Đoạn trích trên thuộc loại truyện dân gian nào em đã học? Vì sao em xác định như thế ?
Câu 2. ( 1,5 điểm)
Giải nghĩa từ tiều phu, cho biết xét về nguồn gốc thì từ này thuộc loại từ gì ?
Nhân vật người tiều phu trong đoạn trích có phẩm chất gì em cần học tập ? Hành động nào của nhân vật cho em nhận xét đó ?
Câu 3. (0,5 điểm)
Tìm và phân tích cấu tạo của cụm danh từ có trong câu : «  Anh có một bà mẹ già hay đau ốm »
II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong chương trình ngữ văn 6, em đã được học truyện truyền thuyết. Em có thích đọc loại truyện này không ? Hãy viết đoạn văn ngắn ( từ 3 đấn 5 câu)., nêu rõ lý do em thích hoặc không thích loại truyện đó.
Câu 2. ( 5,0 điểm)
Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếngbằng lời văn của em . Trong đó tưởng tượng một kết thúc mới cho số phận con ếch . 
4. Hướng dẫn HS tự học:
- Ôn tập toàn bộ phần văn bản, tiếng Việt và Tập làm văn đã học 
- Chuẩn bị KTHK I. 
Tiết 68, 69:
KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN NGỮ VĂN 6
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề kiểm tra chung toàn trường
Bước 1: XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH KIỂM TRA
- Đánh giá khả năng và sự tiến bộ của học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức về phần truyện ngụ ngôn, phần tiếng Việt về danh từ, cụm danh từ, chỉ từ. Biết vận dụng kiến thức về văn tự sự biết viết một bài văn kể chuyện đời thường có nhân vật, sự việc,...có ý nghĩa. Có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. 
- Căn cứ kết quả đạt được sau bài kiểm tra của học sinh, giáo viên có sự điều chỉnh phù hợp về PPDH, KTĐG nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
Bước 2: XÁC ĐỊNH CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS về kiến thức truyện ngụ ngôn; kiến thức về nghĩa của từ, cụm danh từ, chỉ từ; 
- Biết vận dụng kiến thức về văn tự sự biết viết một bài văn kể chuyện đời thường có nhân vật, sự việc,...có ý nghĩa. Có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. 
2. Kĩ năng:
- HS biết giải thích nghĩa của từ, xác định cụm danh từ, chỉ từ văn cảnh cụ thể.
- Học sinh biết rút ra bài học, ý nghĩa của truyện.
- Biết vận dụng các kĩ năng: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý trước khi viết bài.
3. Thái độ: Có ý thức chuẩn bị bài, trung thực trong làm bài.
4. Năng lực cần đánh giá: Năng lực tư duy sáng tạo, tự quản bản thân, giao tiếp tiếng Việt, thưởng thức văn học/thẩm mĩ, năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản.
Bước 3: LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
Cấp độ tư duy
Mô tả
Nhận biết
- Nhớ được kiến thức cơ bản về văn bản: tên văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể. Nhớ được ngôi kể của văn bản. Xác định cụm danh từ, chỉ từ trong câu, văn bản cụ thể. Nhớ được các văn bản cùng thể loại.
Thông hiểu
- Hiểu được ý nghĩa truyện ngụ ngôn. Hiểu được nghĩa của từ trong văn cảnh cụ thể. Hiểu được ý nghĩa của chỉ từ.
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Viết được bài văn hoàn chỉnh kiểu kể chuyện đời thường.
HỆ THỐNG CÂU HỎI DÙNG TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC KIỂM TRA
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
- Ghi lại tên văn bản truyện ngụ ngôn.
- Nhớ được ngôi kể của văn bản.
- Xác định cụm danh từ, chỉ từ.
- Hiểu được ý nghĩa truyện ngụ ngôn
- Hiểu được nghĩa của từ trong văn cảnh cụ thể.
- Viết được bài văn hoàn chỉnh kiểu bài tự sự kể chuyện đời thường.
BƯỚC 4: LÀM ĐỀ
I. THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cao
Cộng
Văn bản
- Nhớ được tên văn bản, ngôi kể
Hiểu được ý nghĩa truyện ngụ ngôn
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
3
1,5
15%
1
1,0
10%
3
2,5
25%
Tiếng Việt
- Nhận biết cụm danh từ, chỉ từ trong câu.
- Hiểu được nghĩa của từ trong văn cảnh cụ thể.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
1,0
10%
1
0,5
5%
2
1,5
15%
Tập
 làm văn
Viết được bài văn kể chuyện đời thường 
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
6
60%
1
6
60%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
4
2,5
25%
2
1,5
15%
1
6
60%
7
10
100%
II. ĐỀ KIỂM TRA THEO MA TRẬN
ĐỀ BÀI
Phần I: Đọc – hiểu 
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.”
 (Truyện ngụ ngôn)
Câu 1(0,5 điểm).Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? 
Câu 2(0,5 điểm).Xác định ngôi kể của văn bản đó.
Câu 3(0,5 điểm). Em hiểu từ “nhâng nháo” trong đoạn văn trên có nghĩa là gì?
Câu 4 (1,0 điểm). Tìm cụm danh từ, chỉ từ trong câu văn sau:
“Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.”
Câu 5(1,0 điểm). Qua truyện ngụ ngôn trên tác giả dân gian muốn phê phán và khuyên nhủ mỗi chúng ta điều gì? 
Câu 6 (0,5 điểm). Kể tên 2 truyện ngụ ngôn khác mà em đã học.
Phần II: Tập làm văn (6 điểm): 
Kể về một người mà em yêu quý.
III. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (0,5 điểm)
*Yêu cầu trả lời:Học sinh xác định đúng đoạn trích trong văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”
*Hướng dẫn chấm:
- Điểm 0,5: HS ghi lại chính xác tên văn bản.
- Điểm 0,25: HS trình bày thiếu hoặc chưa chính xác tên văn bản.
- Điểm 0: HS ghi sai hoặc không ghi.
Câu 2 (0,5 điểm)
*Yêu cầu trả lời:Học sinh xác định đúng ngôi kể văn bản: Ngôi thứ ba
*Hướng dẫn chấm:
- Điểm 0,5: HS xác định chính xác ngôi kể của văn bản.
- Điểm 0,25: HS chưa chính xác ngôi kể của văn bản.
- Điểm 0: HS không ghi.
Câu 3 (0,5 điểm)
*Yêu cầu trả lời:HS giải thích được nghĩa của từ “nhâng nháo” trong văn bản là: ngông nghênh, không coi ai ra gì
*Hướng dẫn chấm:
- Điểm 0,5: HS giải thích được nghĩa của từ “nhâng nháo” trong văn bản là: ngông nghênh không coi ai ra gì
- Điểm 0,25: HS có giải thích nghĩa của từ “nhâng nháo” trong văn bản nhưng trình bày thiếu hoặc chưa rõ nghĩa.
- Điểm 0: HS giải thích từ sai hoặc không ghi.
Câu 4 (1,0 điểm). 
*Yêu cầu trả lời: HS trả lời 
- Cụm danh từ: một năm nọ
- Chỉ từ: nọ
*Hướng dẫn chấm:
- Điểm 0,5: HS trả lời cụm danh từ và chỉ từ.
- Điểm 0,25: HS có trả lời thiếu hoặc chưa chính xác.
- Điểm 0: HS trả lời sai hoặc không ghi.
Câu 5 (1,0 điểm).
*Yêu cầu trả lời: HS trả lời đúng ý nghĩa của truyện: Qua truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo
*Hướng dẫn chấm:
- Điểm 1,0: HS trả lời đúng ý nghĩa của truyện
- Điểm 0,25-0,75: HS trình bày thiếu hoặc chưa chính xác ý nghĩa của truyện
- Điểm 0: HS ghi sai hoặc không ghi.
Câu 6 (0,5 điểm).
*Yêu cầu trả lời: Học sinh ghi đúng tên 2 truyện ngụ ngôn đã học: “Thầy bói xem voi”; “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
*Hướng dẫn chấm:
- Điểm 0,5: HS trả lời đúng tên 2 truyện ngụ ngôn đã học: “Thầy bói xem voi”; “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
- Điểm 0,25: HS trả lời đúng tên 1 truyện ngụ ngôn đã học.
- Điểm 0: HS ghi sai hoặc không ghi.
Phần II: Tập làm văn
1. Yêu cầu chung 
	- Học sinh viết vận dụng kĩ năng làm văn tự sự để kể về một người mà mình yêu quý (ông, bà, bố, mẹ, anh,..; thầy (cô) giáo; bạn thân) 
	- Trình bày đúng - đủ bố cục ba phần của bài văn.
	- Hành văn mạch lạc, trong sáng. Tránh mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữpháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo thể thức một bài văn hoàn chỉnh (0,5 điểm) 
b. Xác định đúng đối tượng kể, có sự lựa chọn ngôi kể phù hợp. (0,5 điểm)
c. Chia vấn đề đối tượng kể (Kể ngoại hình, tính tình, hoạt động, việc làm, thói quen, sở thích, kỷ niệm sâu sắc với người được kể (5 điểm)
*Điểm 5: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau
- Mở bài (0,5 điểm): 
*Yêu cầu: Học sinh biết dẫn dắt, giới thiệu khái quát về người được kể, cảm xúc, ấn tượng chung về người ấy.
*Hướng dẫn chấm:
+ Điểm 0,5: Học sinh biết dẫn dắt, giới thiệu khái quát về người được kể, cảm xúc, ấn tượng chung về người ấy.
+ Điểm 0,25: HS đã biết giới thiệu khái quát về người được kể nhưng chưa hay, còn mắc lỗi về diễn đạt hay dùng từ.
+ Điểm 0: Mở bài không đạt yêu cầu, chưa giới thiệu người được kể hoặc không có mở bài.
- Thân bài(3,0 điểm): 
*Yêu cầu: HS viết được biết kể theo thứ tự của các sự việc hoặc kể theo dòng hồi tưởng; làm rõ các sự việc thể hiện đặc điểm ngoại hình, tính cách, kể lại được một kỷ niệm sâu sắc của mình với người được kể. Biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài, bố cục bài viết khoa học.
*Hướng dẫn chấm:
+ Điểm 3,0: HS viết được biết kể theo thứ tự của các sự việc, làm rõ các sự việc thể hiện đặc điểm ngoại hình, tính cách, kể lại được một kỷ niệm sâu sắc của mình với người được kể. Biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài, bố cục bài viết khoa học.
+ Điểm 2 - 2,75: HS đã biết kể theo thứ tự của các sự việc, làm rõ các sự việc thể hiện đặc điểm ngoại hình, tính cách, kể lại được một kỷ niệm sâu sắc của mình với người được kể. Biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài, bố cục bài viết khoa học nhưng chưa hay.
+ Điểm 0,5 - 1,75: Học sinh kể được câu chuyện song chưa đầy đủ các sự việc; bố cục bài chưa rõ ràng.
+ Điểm 0: Học sinh lạc đề, không kể được câu chuyện hoặc không làm bài.
- Kết bài:(0.5 điểm)
*Yêu cầu: Học sinh nêu cảm nghĩ, mong ước của bản thân với người được kể, về bài học được rút ra sau câu chuyện.
*Hướng dẫn chấm:
	+ Điểm 0,5: Học sinh nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về câu chuyện, về bài học được rút ra sau câu chuyện nhưng chưa 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_tiet_37_38_on_tap_kiem_tra_giua_ki.docx