Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 99, 100: Văn bản: Cây tre Việt Nam (Thép Mới )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 . Phẩm chất. Góp phần bồi dưỡng cho học sinh:
- Biết yêu quý, tự hào về quê hương đất nước
- Chăm chỉ cần cù trong lao động.
- Trân trọng vẻ đẹp truyền thống của quê hương đất Việt
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: Tự học, Giao tiếp và hợp tác (hợp tác làm việc), giải quyết vấn đề và sáng tạo
2.2. Năng lực đặc thù
a. Kĩ năng đọc hiểu:
Biết đọc hiểu một văn bản tùy bút có tính chất thuyết minh giới thiệu về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam qua hình ảnh cây tre
- Vẻ đẹp và giá trị của cây tre trong đời sống của dân tộc ta:
+ Tre là hình ảnh tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta.
+ Tình cảm thiết tha của tác giả dành cho tre cũng là dành cho dân tộc.
- Những nét nổi trội trong hình thức văn bản:
+ Miêu tả kết hợp biểu cảm.
+ Coi trọng nhạc điệucủa lời văn.
+ Dùng phép nhân hoá triệt để.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 99, 100: Văn bản: Cây tre Việt Nam (Thép Mới )
Ngày soạn: Ngày dạy Tiết 99,100: CÂY TRE VIỆT NAM (Thép Mới) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 . Phẩm chất. Góp phần bồi dưỡng cho học sinh: - Biết yêu quý, tự hào về quê hương đất nước - Chăm chỉ cần cù trong lao động. - Trân trọng vẻ đẹp truyền thống của quê hương đất Việt 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: Tự học, Giao tiếp và hợp tác (hợp tác làm việc), giải quyết vấn đề và sáng tạo 2.2. Năng lực đặc thù a. Kĩ năng đọc hiểu: Biết đọc hiểu một văn bản tùy bút có tính chất thuyết minh giới thiệu về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam qua hình ảnh cây tre - Vẻ đẹp và giá trị của cây tre trong đời sống của dân tộc ta: + Tre là hình ảnh tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta. + Tình cảm thiết tha của tác giả dành cho tre cũng là dành cho dân tộc. - Những nét nổi trội trong hình thức văn bản: + Miêu tả kết hợp biểu cảm. + Coi trọng nhạc điệucủa lời văn. + Dùng phép nhân hoá triệt để. b.Kĩ năng viết : Biết viết văn bản tùy bút, miêu tả: Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả. c.Kĩ năng nói và nghe : Giới thiệu một vẻ đẹp của dân tộc. Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài văn miêu tả, giới thiệu II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. Phương tiện dạy học: - Máy tính/điện thoại kết nối internet, máy chiếu, bộ loa. - Bài soạn (gồm văn bản dạy học dưới dạng in hoặc dạng điện tử; các hoạt động được thiết kế để tổ chức cho học sinh). - Văn bản dạy học: SGK Ngữ văn 6 2. Hình thức tổ chức và Phương pháp dạy học: - Dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp; - HS thuyết trình, giới thiệu, trao đổi thảo luận, III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Hoạt động khởi động: * Ổn định lớp: * Tổ chức khởi động: ? Hãy đọc câu một vài câu văn mà em thích nhất trong văn bản ‘’Lòng yêu nước” ? Nếu được giới thiệu về một loại hoa, trang phục, món ăn...thể hiện vẻ đẹp đất nước Việt Nam em chọn hình ảnh nào => Hsinh bày tỏ, GV giới thiệu bài. 2. Hoạt động tổ chức dạy học bài mới: Hoạt động của thầy & trò. Nội dung cần đạt I. ĐỌC TÌM HIỂU CHÚ THÍCH - GV cho HS đọc chú thích về tác giả, tác phẩm trong SGK sau đó tóm tắt những nét chính về tác giả, xuất xứ tác phẩm Kĩ thuật hình ảnh - Kết nối internet - Cho HS tìm hiểu chú thích 1. Tác giả : Thép Mới (1925 - 1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ - HN. Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim. 2 Văn bản Cây tre VN là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan 2. Tìm hiểu từ khó: 11 từ (sgk) II. ĐỌC TÌM HIỂU VĂN BẢN - GV nêu cách đọc sau đó đọc mẫu một đoạn Thảo luận nhóm xác định: Thể loại; Phương thức biểu đạt; Bố cục; Nội dung - Bài văn này thuộc thể loại gì? - Về mặt thể loại có gì giống và khác bài Cô Tô? - Theo em, trong văn bản này, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của các phương thức biểu đạt đó? 1. Đọc và tìm hiểu chung - Yêu cầu đọc: Khi trầm lắng dịu dàng, sôi nổi, khẩn trương, thủ thỉ, tâm tình, hân hoan, phấn chấn, ngắt nhịp đúng chỗ, nhấn đúng các vần lưng. * Thể loại: Tùy bút - Bút kí chính luận trữ tình thuyết minh, giới thiệu phim tài liệu. - Giống nhau: đều là kí - Khác nhau: Bài Cây tre VN có sự kết hợp thuyết minh, giới thiệu phim tài liệu. * PTBĐ: Thuyết minh, nghị luận. miêu tả, biểu cảm - Phương thức biểu đạt: miêu tả xen biểu cảm - Tác dụng: Vừa cho người đọc cảm nhận được hình ảnh tre một cách sinh động, vừa bộc lộ cảm nghĩ của tác giả về cây tre VN * Bố cục: Chia ba đoạn - Phần 1: “Cây tre là .... chí khí như người”: Giới thiệu chung về cây tre. - Phần 2: “Nhà thơ đã có lần ...của trúc của tre”:Sự gắn bó của cây tre trong đời sống của con người Việt Nam. -Phần3: (Phần còn lại): Tre là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai. Học sinh đọc đoạn 1 - Em ấn tượng nhất với lời giới thiệu nào của tác giả về cây tre? Tại sao? - Tác giả gọi tre là người bạn thân của nhân dân VN em có suy nghĩ gì về cách gọi này? - Tác giả giới thiệu những nét đẹp nào của cây tre? Tác giả cảm nhận cây tre VN qua các biểu hiện cụ thể nào về: + Vẻ đẹp? + Phẩm chất? - Nhận xét về cách dùng từ của tác giả trong các lời văn trên? - Qua vẻ đẹp và phẩm chất của trên liên tưởng đến đức tính nào của con người VN? 2. Đọc và tìm hiểu chi tiết 2.1. Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam: - "Tre là người bạn thân của nông dân VN, của nhân dân VN" - Cây tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước: tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi. - Tác giả gọi tre là người bạn thân của nhân dân VN: đây là cách gọi rất đúng vì tre gần gũi, gắn bó, thân thuộc với đời sống của con người VN. Cách gọi ấy chứng tỏ tác giả từng gắn bó với tre, hiểu và quí trọng cây tre của dân tộc. - Tre gần gũi thân thuộc, gắn bó với làng quê VN; là hình ảnh của làng quê VN. * Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam: - Vẻ đẹp của tre: Măng mọc thẳng, dáng vươn mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn. - Phẩm chất của tre: vào đâu cũng sống, ở đâu cũng xanh tốt; cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Þ Tác giả dùng nhiều tính từ (thẳng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc), có tác dụng gợi tả vẻ đẹp và những phấm chất đáng quí của cây tre VN - Tất cả những phẩm chất cao quí ấy của cây tre cũng giống, cũng gần gũi biết bao với những phẩm chất và tính cách của nhân dân VN, đó là đức tính thanh cao, giản dị, bền bỉ. GV: Đoạn văn mở đầu vừa mang tính chất miêu tả giới thiệu và chính luận một cách nhẹ nhàng tươi mát mà lắng sâu. Thảo luận nhóm: Phiếu học tập Học sinh thảo luận và tìm ra những đồ dùng vật dụng trong gia đình thể hiện sự gắn bó giữa tre và con người Sự gắn bó của tre với đời sống hàng ngày của người VN đã được giới thiệu trên những phương diện nào: + Trong lao động + Trong sinh hoạt hàng ngày + Trong chiến đấu + Trong đời sống tinh thần - Hãy chỉ ra nét NT nổi bật trong các lời văn trên? nêu tác dụng của chúng? - Câu văn: "Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc..." có cấu trúc đặc biệt như thế nào? - Để minh chứng cho nhận xét: "Tre bất khuất, tre cùng ta đánh giặc", Tác giả đã dùng những, lời văn nào? - Có gì đặc sắc trong các lời văn trên? - Khúc nhạc đồng quê của tre được tác giả cảm nhận qua những âm thanh nào? - Lời văn ở đây có đặc điểm gì? - Qua đó giá trị của tre được phát hiện ở phương diện nào? - Vị trí của tre trong tương lai đã được tác giả dự đoán như thế nào? - Tác giả dựa vào đâu để dự đoán như thế? - Kết thúc bài văn tác giả viết: "Cây tre VN! Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao qúi của dân tộc VN." Em hiểu gì về cảm nghĩ đó của tác giả? 2.2. Tre gắn bó với đời sống của con người Việt Nam: a. Trong lao động, làm ăn : - Làm ăn: Dưới bóng tre xanh, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa , vỡ ruộng, khai hoang, tre là cánh tay của người nông dân. cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. b. Trong đời sống sinh hoạt - Giang trẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê; là niềm vui duy nhất của tuổi thơ đánh chắt, dánh chuyền; tuổi già vớ chiếc điếu cày tre là khoan khoái... - Nỗi buồn: Suốt một đời người, từ thuở lọt làng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay nằm trên giường tre... Þ Nét NT nổi bật: Nhân hóa, đan xen thơ vào lời văn, tạo nhịp cho lời văn (Cối xay tre, nặng nề quay). Có tác dụng tăng thêm cảm giác gần gũi, thân thuộc của tre đối với người. Lời văn dễ nghe, dễ nhớ. Bộc lộ cảm xúc tha thiết của người viết đối với tre. - Câu văn với cách ngắt nhịp ngắn, khá đều đặn 3/3/4/3 vần lưng "ay" láy 4 lần đã gợi cho người đọc hình dung phần nào sự nghèo khổ vất vả, lam lũ, quanh quẩn, nặng nề của đời sống nhân dân VN chúng ta bao thế kỉ. Hình ảnh cối xay tre đã trở thành một hoán dụ. c. Trong chiến đấu: - Ngọn tầm vông dựng thành đồng Tổ quốc. - Cái chông tre sông Hồng. - Tre chống lại sắt thép quân thù. - Tre xung phong vào xe tăng. - Tre hi sinh để bảo về con người. Þ Điệp từ tre, hình ảnh nhân hoá đã khẳng định sức mạnh và công lao của tre trong cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộcVN. => Tre là đông chí d. Trong đời sống tinh thần: Tre là người bạn đồng hành, người bạn tâm giao - Âm thanh rung lên man mác trong gió buổi trưa hè nơi khóm tre làng; sáo tre, sáo trúc vang lưng trời. Þ Câu văn ngắn, cấu trúc như thơ. Qua đó ta thấy được giá trị của tre: là âm nhạc của làng quê. Là cái phần lãng mạn của sự sống làng quê VN. 2.3.Tre là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.. Vị trí của tre trong tương lai: Sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa, nhưng tre sẽ còn mãi trong tâm hồn dân tộc VN. Þ Tác giả đã dựa vào sự tiến bộ của xã hội , dựa vào sự gắn bó của tre với đời sống dân tộc, nhất là tâm hồn dân tộc để dự đoán. - Tác giả cảm nhận cây từ tre những phẩm chất cao quí của dân tộc VN; đầy lòng tin vào sức sống lâu bền của cây tre VN, cũng là sức sống của dân tộc ta. 3. Tổng kết (Ghi nhớ - sgk) - Em cảm nhận được gì về cây tre VN qua văn bản này? - NT nổi bật trong văn bản? - HS rút ra phần ghi nhớ III. LUYỆN TẬP 1. Đọc bài thơ Tre VN của Nguyễn Duy 2.Học thuộc một đoạn mà em thích nhất trong bài? 4.Củng cố: Nội dung bài. HDVN Học bài, thuộc ghi nhớ. PHIẾU HỌC TẬP Nhóm Nhóm trưởng.................................... ? Hãy tìm và ghi lại tên những đồ vật sử dụng nguyên liệu từ tre tạo thành có trong gia đình em hoặc em biết NHÓM TÊN ĐỒ DÙNG Đồ dùng sinh hoạt hàng ngày 1 9 2 3 4 5 6 7 8 Dụng cụ lao động sản xuất Đồ chơi, vật dụng gắn với trò chơi Nhạc cụ
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_6_tiet_99_100_van_ban_cay_tre_viet_nam_thep.doc